Pages

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Không có chuyện Mỹ trung lập ở Biển Đông về pháp lý

Ông Daniel Rusell cho biết, "lập trường trung lập" của Mỹ ở Biển Đông là sự hiểu nhầm của Trung Quốc. Mỹ nỗ lực thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông...

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel, ảnh: Tân Hoa Xã.

Đài VOA Hoa Kỳ bản tiếng Trung Quốc ngày 22/7 đưa tin, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) khẳng định, không có chuyện Mỹ trung lập trong vấn đề Biển Đông về mặt pháp lý. Mỹ chỉ không nghiêng về bên nào trong số các bên tranh chấp.

"Khi đề cập tới khía cạnh luật pháp quốc tế ở Biển Đông, chúng tôi không trung lập, mà chúng tôi thường xuyên nói rõ Hoa Kỳ ủng hộ quy tắc, luật pháp quốc tế", ông Daniel Rusell cho biết, "lập trường trung lập" của Mỹ ở Biển Đông là sự hiểu nhầm của Trung Quốc. Mỹ nỗ lực thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp và thông lệ quốc tế chứ không phải dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực.

Xung quanh vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông, còn gọi là vụ kiện đường lưỡi bò ra Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực này. Một khi Tòa ra phán quyết thì dù muốn hay không, cả Trung Quốc và Philippines đều phải tuyệt đối tuân thủ vì cả hai đều là thành viên phê chuẩn chính thức UNCLOS, ông Russel nhấn mạnh.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng ngầm chỉ trích tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông khi tuyên bố: "Có bên yêu sách ở Biển Đông đang tuyệt đối hóa lập trường chính trị của họ. Họ khăng khăng cho rằng mình có (cái gọi là) chủ quyền không thể tranh cãi (ở Biển Đông). Họ nói vùng biển mà họ yêu sách bất luận cách bờ biển của họ bao xa là do tổ tiên họ để lại. Họ còn thề thốt sẽ không bỏ một tấc lãnh thổ nào. Điều này khiến chúng ta sẽ lựa chọn thế nào?"

Về vấn đề Trung Quốc xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa (bất hợp pháp) đảo nhân tạo ở Trường Sa mà Bắc Kinh cho rằng họ làm sau các bên khác, tại sao chỉ mình Trung Quốc bị lên án, ông Daniel Russel khẳng định:

Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) gây ra rủi ro lớn cho hòa bình khu vực. Mặc dù Trung Quốc làm sau các nước khác, nhưng quy mô cũng như tốc độ bồi lấp của Bắc Kinh là chưa từng có và hơn hẳn các bên yêu sách khác cộng lại. Mặt khác, việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo này cũng như ý đồ sử dụng khiến khu vực lo ngại.

"Trên phương diện này, đối với các quốc gia trong khu vực cũng như Hoa Kỳ, tất cả những gì Trung Quốc làm khi so sánh với các bên yêu sách khác ở Đông Nam Á có thể thấy tính chất thay đổi hiện trạng khác hẳn nhau", ông Daniel Russel bình luận. 

Hồng Thủy

(Giáo Dục)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét