Hành động lấn lướt của Trung Quốc ở biển Đông đã làm bùng ra nhiều cuộc biểu tình bài Bắc Kinh tại các quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Trong ảnh là một người biểu tình Philippines đốt cờ của Trung Quốc.
Trung Quốc hôm qua, 21/7, đã phản ứng đầy tức tối trước tuyên bố có mặt trên chuyến bay trinh sát biển Đông của Đô đốc Scott Swift, tân Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, và nói rằng hành động đó ‘làm tổn hại nghiêm trọng tới lòng tin giữa hai nước cũng như quyền lợi an ninh [của Bắc Kinh]”.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng bày tỏ hy vọng rằng Washington sẽ “tuân thủ cam kết không đứng về phía nào trong tranh chấp biển Đông, và rằng Mỹ cần phải hành động thêm nữa để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Đô đốc Swift đã tham gia chuyến bay kéo dài 7 giờ đồng hồ trên một chiếc phi cơ trinh sát thế hệ mới của Mỹ là P-8 hồi cuối tuần trước.
Tuyên bố của Đô đốc Scott đã nhận được sự hoan nghênh của đồng minh Philippines, quốc gia cũng có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, nhưng một số nhà quan sát nhận định rằng Mỹ đang “đùa với lửa” khi thực hiện những chuyến bay trinh sát như thế.
Tuy nhiên, ông Renato de Castro, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học De La Salle ở Philippines, lại không nghĩ vậy.
Ông nói với VOA Việt Ngữ: “Hoa Kỳ chỉ phản ứng lại trước các hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Chính Trung Quốc là nước châm lửa trước, nên Mỹ phải can thiệp”.
Ông de Castro là một trong số nhiều diễn giả uy tín tham gia hội nghị về biển Đông thường niên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở thủ đô Washington hôm qua, 21/7.
Cũng giống như ông de Castro, bà Nguyễn Đài Trang, giảng viên về quản trị kinh doanh và phát triển quốc tế tại Centennial College ở Toronto, cho rằng các chuyến bay trinh sát của Mỹ là phản ứng trước các hành động mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Đông.
Theo tôi, chuyến bay này, tuy là có thể gây ra , như Trung Quốc nói, các tai nạn ở trên biển và trên không, nhưng mà cả hai bên Trung Quốc và Mỹ đều rất cố gắng để giảm sự căng thẳng ở biển Đông.
Bà Nguyễn Đài Trang, giảng viên về quản trị kinh doanh và phát triển quốc tế tại Centennial College ở Toronto, nói.
Nữ tiến sỹ từng có nhiều năm nghiên cứu về biển Đông nói với VOA Việt Ngữ: “Theo tôi, chuyến bay này, tuy là có thể gây ra , như Trung Quốc nói, các tai nạn ở trên biển và trên không, nhưng mà cả hai bên Trung Quốc và Mỹ đều rất cố gắng để giảm sự căng thẳng ở biển Đông. Cho nên việc thực sự có xảy ra các tai nạn này hay không thì theo tôi khả năng cũng thấp. Như ngày hôm nay, trong buổi nói chuyện của dân biểu Randy Forbes [thành viên Ủy ban Quân sự Hạ viện], chúng ta có nghe thấy rằng vấn đề chiến lược rất quan trọng".
Bà Trang nói thêm: "Cho nên cả hai bên sẽ suy nghĩ về vấn đề chiến lược. Các nhà quân sự, các tướng ngày xưa có nói rằng trận đánh quân sự là trận đánh sau, và trận đánh đầu tiên phải là trận đánh chính trị”.
Chiến tranh 'không thể tránh khỏi'
Vấn đề biển Đông nóng lên những tháng qua vì hành động lấp biển và xây đảo nhân tạo của Trung Quốc. Hồi tháng Năm, báo chí dẫn lời quan chức Mỹ cho biết rằng Bắc Kinh đã đặt các hệ thống vũ khí trên một đảo nhân tạo, gây quan ngại về việc Bắc Kinh sẽ sử dụng các dự án lấp biển để phục vụ cho mục đích quân sự.
Tờ Hoàn cầu Thời báo, một ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi ấy, cảnh báo rằng cuộc chiến giữa Washington và Bắc Kinh là điều “không thể tránh khỏi” nếu Hoa Kỳ tiếp tục yêu cầu Trung Quốc ngưng các dự án xây dựng đảo nhân đạo trên biển Đông.
Tôi xin nói một cách đơn giản như thế này. Các chuyến bay trinh sát là điều tốt, và các chuyến bay chiến đấu thì ngược lại. Tính minh bạch là một trong những liều thuốc tốt nhất đối với chúng ta để xem và hiểu chuyện gì đang xảy ra ra. Đó là điều quan trọng đối với tất cả chúng ta.
Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, nói.
Trả lời câu hỏi rằng việc Mỹ cho một tư lệnh tham gia chuyến bay trinh sát có phải để giảm bớt căng thẳng ở biển Đông hay không, ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương cho rằng nó cho thấy tầm quan trọng của việc Hoa Kỳ luôn luôn truy trì nguyên tắc minh bạch.
Ông Russel nói thêm: "Tôi xin nói một cách đơn giản như thế này. Các chuyến bay trinh sát là điều tốt, và các chuyến bay chiến đấu thì ngược lại. Tính minh bạch là một trong những liều thuốc tốt nhất đối với chúng ta để xem và hiểu chuyện gì đang xảy ra ra. Đó là điều quan trọng đối với tất cả chúng ta".
Nhà ngoại giao này nói tiếp: "Chúng tôi khuyến khích và thật sự là chúng tôi chia sẻ thông tin mà chúng tôi quan sát và thu thập được. Việc minh bạch như thế là có ích một khu vực cởi mở và hòa bình. Sự hiện diện của Hạm đội Bảy và quân đội Mỹ tại Tây Thái Bình Dương là để duy trì hòa bình. Đó là mục tiêu của chúng tôi và đó cũng là trách nhiệm của Đô đốc Swift".
Đe dọa an ninh
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại phản đối các chuyến bay trinh sát thường xuyên và có quy mô lớn của Mỹ, đồng thời nói rằng các hành động đó “có thể dễ gây ra tai nạn”.
Việc làm của Mỹ hay đồng minh của nước này đe dọa tới an ninh quốc gia của Bắc Kinh. Việc làm đó có thể khiến Bắc Kinh buộc phải tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại vùng biển này.
Ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc, nói.
Ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc, nói Bắc Kinh có thể thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không ở biển Đông nếu cảm thấy an ninh bị đe dọa.
Ông nhận định tiếp với VOA Việt Ngữ: “Các chuyến bay trinh sát và thu thập tình báo của Hoa Kỳ ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông là một thách thức lớn đối với Trung Quốc. Việc làm của Mỹ hay đồng minh của nước này đe dọa tới an ninh quốc gia của Bắc Kinh. Việc làm đó có thể khiến Bắc Kinh buộc phải tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại vùng biển này. Đó là yếu tố duy nhất có khả năng đẩy Trung Quốc phải làm chuyện đó”.
Trung Quốc năm ngoái đã đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông có tranh chấp với Nhật Bản, gây quan ngại cho các nước tranh chấp với Bắc Kinh ở biển Đông.
Theo chân Philippines?
Tuyên bố nhận chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của Trung Quốc là giọt nước làm tràn ly, buộc Philippines đưa Bắc Kinh ra Tòa trọng tài quốc tế.
Việt Nam khá là thận trọng vì có mối quan hệ khá gần gũi với Trung Quốc. Hà Nội vẫn coi trọng bang giao với Bắc Kinh vì sợi dây ràng buộc giữa Đảng Cộng sản hai nước. Việt Nam biết giới hạn của mình nằm ở đâu.
Ông Renato de Castro, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học De La Salle ở Philippines nói.
Khi được hỏi liệu Việt Nam có theo chân Philippines hay không, giáo sư Renato de Castro bày tỏ nghi ngờ: "Việt Nam và Philippines đã liên kết lại với nhau để cùng đối phó với với sự lấn lướt của Trung Quốc ở biển Đông. Tuy nhiên, tôi không nghĩ Hà Nội sẽ theo chân Manila để đưa Bắc Kinh ra kiện tại tòa trọng tài quốc tế".
Ông nói thêm: "Việt Nam khá là thận trọng vì có mối quan hệ khá gần gũi với Trung Quốc. Hà Nội vẫn coi trọng bang giao với Bắc Kinh vì sợi dây ràng buộc giữa Đảng Cộng sản hai nước. Việt Nam biết giới hạn của mình nằm ở đâu”.
Trung Quốc tuần trước kêu gọi Philippines đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh, thay vì tiếp tục nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông trước tòa án quốc tế.
Tòa hoạt động theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đặt thời hạn là ngày 17/8 để Bắc Kinh trình bày lý lẽ của mình.
Tuy nhiên, chính quyền đất nước đông dân nhất thế giới nói rằng tòa này không có thẩm quyền và từ chối tham gia giải quyết vụ việc mà Philippines đệ đơn kiện.
(VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét