Đã có những dấu hiệu run chân trước thềm Đại hội Đảng XII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cho đến đội ngũ Tuyên giáo và Quân ủy Trung ương.
Trước hết hãy nói về bài viết"Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp, làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội” của ông Nguyễn Phú Trọng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2015).
Mở đâu, ông Trọng tự khen đảng đã phá vỡ thành công kế họach muốn thay đổi Việt Nam sau khi các nhà nước Cộng sản ở Nga và Đông Âu tan rã trong giai đọan 1989-1991.
Ông nói: “Trong lúc đất nước gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đẩy mạnh các hoạt động phá hoại tư tưởng, đòi "phi chính trị hoá" lực lượng vũ trang, trong đó có lực lượng Công an nhân dân; kích động "đa nguyên", "đa đảng", âm mưu bạo loạn, lật đổ hòng xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đảng đã lãnh đạo Quân đội nhân dân và Công an nhân dân chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.”
Nhưng đó là chuyện của 24 năm trước, sau khi Đại hội đảng VI năm 1986 thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh quyết định “Đổi mới” để “chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Nói cách khác là đảng buộc phải “cởi trói cho dân được tự do làm kinh tế”,phá bỏ hàng rào ngăn sông cấm chợ để hội nhập với Thế giới cứu nguy đất nước lúc đó đã cạn nguồn viện trợ của các nước Xã hội Chủ nghĩa.
Nhưng nay chỉ còn bốn tháng nữa đến kỳ Đại hội đảng XII đầu năm 2016 mà mức phát triển của Việt Nam sau 30 năm vẫn còn ì ạch ở hạng thứ 6 sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Singapore. Việt Nam chỉ đứng trên Lào, Campuchia, Brunei và Miến Điện trong số 10 Quốc gia của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Vì vậy, ông Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã cảnh giác: ”Ở trong nước, sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, đối ngoại, hội nhập quốc tế đạt được những thành tựu quan trọng, nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, đời sống nhân dân được cải thiện, thế và lực, sức mạnh tổng hợp và uy tín quốc tế của đất nước được tăng lên. Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước. Kinh tế phát triển chưa ổn định, thiếu bền vững, vẫn dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, các lợi thế tự nhiên, lao động rẻ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào các dân tộc thiểu số.” (trích bài viết Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 trên Tạp chí Quốc phòng Tòan dân, 31/07/2015)
Ông Sang còn tiết lộ: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, thậm chí có mặt trầm trọng hơn; xuất hiện nguy cơ mới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, tăng cường các hoạt động chống phá ta về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta; tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đe dọa chủ quyền biển, đảo của đất nước ta.”
Đã khá lâu không thấy Lãnh đạo đảng và Nhà nước nhắc đến “bốn nguy cơ” được nói đến lần đầu tiên tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (20-25/1/1994), thời Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Theo báo điện tử của Đảng thì: “Hội nghị xác định 4 nguy cơ trước mắt là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.”
Như vậy, sau 21 năm theo lời ông Sang thì đảng CSVN phải đối phó thêm với 2 “nguy cơ” mới là “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá”, tổng cộng là 6 nguy cơ. Điều này có nghĩa tình trạng “chệch hướng xã hội chủ nghĩa” trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên không còn là “nguy cơ” nữa mà đã thành hiện thực.
Tình trạng đảng viên không còn tin vào chủ nghĩa thoái trào Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đã phổ biến và lan rộng trong nội bộ đảng viên, kể cả cấp Lãnh đạo, từ Khóa đảng VIII thời Lê Khả Phiêu chứ không mới đây thôi.
Bây giờ tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đã lan sang hai lực lượng Quân đội và Công an, trong khi nhân dân thì càng ngày càng muốn xa rời đảng vì Lãnh đạo đã thất hứa với dân nhiều qúa trong qúa trình Đổi mới.
Một trong những nguyên nhân dân không còn “liên hệ máu thịt”với đảng vì tệ nạn tham nhũng, quan liêu và cửa quyền trong hệ thống cai trị đã vượt qúa khả năng phòng, chống của đảng. Bây giờ lại có thêm “lợi ích nhóm” cấu kết, chia ăn với nhau để bóc lột dân và gây lãng phí công qũy ngày một lên cao trong mọi lĩnh vực và cơ chế. Trong khi kế họach “kê khai tài sản” của Lãnh đạo chỉ còn là hình thức để che mắt dân.
LỆNH CHO CÔNG AN
Nhưng khi dân bỏ đảng, cán bộ đảng viên không tuân lệnh đảng, và thờ ơ trong công tác “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì ông Nguyễn Phú Trọng lại quay ra đổ tội cho “các Thế lực thù địch”.
Trong bài báo nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của Công an nhân dân, ông viết: “Các thế lực thù địch không từ bỏ mục tiêu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa, triệt để khai thác những khó khăn của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế để tiếp tục gia tăng các hoạt động gây bất ổn về an ninh chính trị. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để lực lượng Công an nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, thực sự là lực lượng vũ trang trọng yếu tuyệt đối tin cậy của Đảng.”
Tuy không chỉ được đích danh “thế lực thù địch” là ai, từ đâu đến nhưng ai cũng biết “kẻ thù” giấu mặt này đã được cả Ban Tuyên giáo của đảng và Tổng cục Chính trị Quân đội thường xuyên sử dụng như một cứu cánh giải thoát cho thất bại của đảng không ngăn chặn được tình trạng “tự động tan hàng” trong nội bộ.
Vì vậy không lạ khi thấy ông Trọng ra lệnh cho Công an phải:” Thống nhất nhận thức, bất luận trong hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải luôn kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Công an nhân dân.”
Ông nói: “Đây là yêu cầu khách quan, tất yếu của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân là toàn diện, bao quát trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức; trên mọi nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng. Ở đâu có tổ chức và hoạt động của Công an thì ở đó có sự lãnh đạo của Đảng. Đảng đề ra đường lối bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, và nội dung có tầm quan trọng đặc biệt là xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật để cán bộ, chiến sĩ Công an và toàn dân quán triệt, thực hiện….”
Ông nói thêm: “Đảng uỷ Công an Trung ương và các cấp uỷ đảng trong Công an phải luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng về an ninh, trật tự, bảo vệ Tổ quốc….tuân thủ, thực hiện đầy đủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên tất cả các mặt công tác. Lực lượng Công an nhân dân phải chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện đúng các quy định của pháp luật và sự quản lý, điều hành của Nhà nước….”
Nhưng tại sao vào thời gian chuẩn bị Đại hội đảng XII mà ông Trọng phải ra lệnh cho Cộng an gay gắt như thế ? Chẳng lẽ cũng đã có chỗ này chỗ kia Công an đã không còn tha thiết với nhiệm vụ “còn Đảng còn mình”?
Vì vậy ông Trọng đã lưu ý Công an: “Lực lượng Công an phải luôn luôn nêu cao cảnh giác, chủ động, nhạy bén, sẵn sàng có các phương án đối phó với các tình huống. Tiếp tục đổi mới tư duy, phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, bố trí lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đặc biệt, cần có tư duy mới về xác định đối tượng, đối tác; chủ động, nhạy bén trong nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình; làm tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tăng cường chính sách đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuyệt đối không được chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác; không được để bị động bất ngờ trước mọi tình huống-- Không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân cùng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh…”
Cuối bài, ông Tổng Bí thư đảng CSVN còn ra lệnh cho Công an phải: “Đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động "diễn biến hoà bình", "phi chính trị hoá" lực lượng Công an nhân dân. Công an cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận và sử dụng các kết quả nghiên cứu để đấu tranh phản bác các luận điệu phản động, sai trái. Đồng thời nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cho cán bộ, chiến sĩ Công an trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; phát hiện kịp thời, đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện dao động, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…”
4 NGUY CƠ CHÍNH LÀ GÌ?
Như vậy khi ông Sang báo động “bốn nguy cơ” không chỉ vẫn còn tồn tại mà có mặt nghiêm trọng hơn thì chúng là gì?
Một tài liệu học tập của Đảng giải thích:
1.- Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguy cơ này được tạo nên bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan
- Việt Nam đi vào xây dựng và phát triển từ một điểm xuất phát rất thấp kém, lạc hậu.
- Chúng ta phải tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc lâu dài. Đến nay, trên đất nước ta hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn khá nặng nề.
- Do những thiếu sót, khuyết điểm, có cả những sai lầm của chúng ta trong quá trình phát triển kinh tế. Điều này thể hiện khá rõ trong những năm đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế xã hội.
Điều cần nói thêm là xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá các lĩnh vực của đời sống hiện nay không chỉ tạo nên thuận lợi, thời cơ để các quốc gia cùng hoà nhập và phát triển mà thực tế còn làm tăng thêm khoảng cách giữa giàu và nghèo, giữa Bắc và Nam. Chính trong lĩnh vực này thời cơ và nguy cơ, thuận lợi và khó khăn đan xen, đi liền với nhau. Để tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua thử thách khó khăn, rút ngắn khoảng cách kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới, sáng tạo như Hồ Chí Minh đã chỉ ra.
2.- Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa
Về vấn đề này Văn kiện Đại hội VIII chỉ rõ: “Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa… Tuy vậy trong quá trình thực hiện, chúng ta đã phạm một số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác. Nếu không khắc phục có hiệu quả thì những khuyết điểm lệch lạc đó sẽ làm suy yếu Đảng, làm mọt ruỗng bộ máy nhà nước, biến chất chế độ, đưa đất nước đi chệch con đường xã hội chủ nghĩa”.
Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, trong lãnh đạo và quản lý, Đảng, Nhà nước cần có những chủ trượng, chính sách và giải pháp hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường. Cần đặc biệt coi trọng việc ngăn ngừa những phần tử thoái hoá biến chất, cơ hội và các lực lượng thù địch lợi dụng kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường để làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp, diễn ra thường xuyên”.
3.- Nguy cơ nạn tham nhũng và tệ quan liêu
Chỉ hơn nửa tháng sau khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy những biểu hiện của nạn tham nhũng và tệ quan liêu xuất hiện trong bộ máy nhà nước. Người thường gọi những tệ nạn ấy bằng các từ “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”. Thắng loại “giặc” tồn tại ngay trong bộ máy Đảng, Nhà nước, trong nội bộ cán bộ, đảng viên là hết sức phức tạp, khó khăn. Thực tế cho thấy, kể từ Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương biện pháp để khắc phục, nhưng đến nay nguy cơ này dường như vẫn trong tình trạng gia tăng. Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng được chính thức phát động từ 19-5-1999, có mục tiêu hàng đầu là khắc phục nguy cơ nạn tham nhũng và tệ quan liêu. Cuộc vận động này đã tạo được chuyển biến ban đầu, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối với đất nước. Tuy vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần tăng cường hơn nữa cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tệ quan liêu và những biểu hiện tiêu cực khác. Văn kiện Đại hội IX của Đảng viết: “Tăng cường tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Cần chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính”.
4.- Nguy cơ “diễn biến hoà bình”
Trong công cuộc đổi mới chúng ta chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá, mở rộng quan hệ quốc tế, làm bạn với tất cả các nước. Chủ trương trên đây bị các thế lực đế quốc và phản động lợi dụng, âm mưu thực hiện diễn biến hoà bình. Hiện nay, khi cách mạng và chủ nghĩa xã hội thế giới đang ở giai đoạn thoái trào thì các thế lực thù địch, đứng đầu là đế quốc Mỹ càng quyết tâm thực hiện diễn biến hoà bình. Đối với Việt Nam, nguy cơ diễn biến hoà bình là rất lớn và rất nghiêm trọng. Vì vậy, chống diễn biến hoà bình là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc, đấu tranh giữa hai con đường.
Cần nói thêm rằng bốn nguy cơ nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đều nguy hiểm như nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Nếu khắc phục được nguy cơ này sẽ hạn chế được các nguy cơ khác và ngược lại. Nguy cơ diễn biến hoà bình đã và đang tác động sâu sắc tới các nguy cơ bên trong. Khắc phục được các nguy cơ bên trong thì nhất định sẽ làm thất bại âm mưu thủ đoạn “diễn biến hoà bình”. Văn kiện Đại hội IX của Đảng viết: “Bốn nguy cơ mà Đảng đã từng cảnh báo vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp. Các nguy cơ này đan xen và tác động lẫn nhau. Không thể xem nhẹ nguy cơ nào”. Đảng và nhân dân Việt Nam quyết tâm và có đủ khả năng khắc phục cả bốn nguy cơ nêu trên.”
Bây giờ 21 năm sau, 4 “nguy cơ” đã thành “6 nguy cơ”, ấy là chưa kể đến nguy cơ “lợi ích nhóm” không những chỉ “phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau” mà còn đe dọa sự sống còn của đảng.
Vậy liệu Đại hội đảng XII có khả năng ngăn chặn được “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” trong đảng hay chúng sẽ kết liễu cuộc đời đảng sau 40 năm kết thúc chiến tranh do đảng CSVN gây ra cho đất nước ?
Phạm Trần
(Việt Báo)
nhung gi ma nguoi dan can phai lam la, cap nhat tat ca thong tin ve cac can bo cua dang va phai chac chan la phai hieu thau can ke nhung chien'tich'cua cac nhan vat nay.Trong nhung ngay toi day chung ta can ghi lai trong lich su cua dat nuoc VietNam, cung la de thuong phat phan minh.sap toi day Bao Cong se xuat hien voi thuong phuong bao kiem,va se tru di tam toc. bon ban nuoc buon dan, nay do sap den roi.
Trả lờiXóaĐÉO CẦN THẰNG BAO CÔNG CỦA TÀU CỘNG KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM.KÍNH CUNG NGHINH THÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO DƯ SỨC TRẢM SẠCH 16CON CÁ TRA HÈN VỚI GIẶC ÁC VỚI DÂN.
Trả lờiXóa