Pages

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Vụ nổ Thiên Tân: Khí độc theo gió lan đến Bắc Kinh, Hà Bắc, Sơn Đông, bán đảo Triều Tiên và cả Nhật Bản

Hình trên bản đồ vệ tinh sau vụ nổ tại Thiên Tân, cho thấy chất gây ô nhiễm đã lan đến Bắc Kinh, Hà Bắc, Sơn Đông, … Ảnh mây màu vàng là vùng nước mưa nhiễm chất độc hại. (Nguồn: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)
Hình trên bản đồ vệ tinh sau vụ nổ tại Thiên Tân, cho thấy chất gây ô nhiễm đã lan đến Bắc Kinh, Hà Bắc, Sơn Đông, … Ảnh mây màu vàng là vùng nước mưa nhiễm chất độc hại. (Nguồn: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

Sau vụ nổ Thiên Tân hôm 12/8, một nhóm các nhà nghiên cứu của Nhật đã phân tích bản đồ vệ tinh và phát hiện khí độc không chỉ theo gió lan đến Bắc Kinh, Hà Bắc, Sơn Đông, … mà còn đến cả bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Theo dự tính thời gian, khí độc sẽ lan đến khu Quảng trường Thiên An Môn trong khoảng 2 tuần nữa. Điều quan trọng là khu vực này đang chuẩn bị hoạt động duyệt binh quy mô lớn.

Khí độc lan đến Bắc Kinh, Hà Bắc, …, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc né tránh đưa tin

 Theo truyền thông Nhật Bản, sau khi xảy ra sự cố Thiên Tân, đã xuất hiện những đám khói bụi mang theo chất ô nhiễm lan tràn vào trong bầu khí quyển. Nhóm nghiên cứu của Đại học Yamagata và Đại học Đông Bắc, qua phân tích hình ảnh chụp được từ vệ tinh nhân tạo MODIS của NASA, đã phát hiện rằng cho đến tận ngày 16/8, chất độc ô nhiễm vẫn tiếp tục lan tỏa trong bầu không khí.

Đồng thời, có những đám bụi chất ô nhiễm với hạt vật chất loại cực nhỏ (PM2.5) bay theo gió và có khả năng lan đến tận Nhật Bản. Phân tích này do các giáo sư thuộc Bộ phận phụ trách khoa học Đại học Yamagata và Trung tâm nghiên cứu Đông Bắc Á của Đại học Đông Bắc thực hiện.

Hình trên bản đồ vệ tinh sau vụ nổ tại Thiên Tân, cho thấy chất gây ô nhiễm đã lan đến Bắc Kinh, Hà Bắc, Sơn Đông, … Ảnh mây màu vàng là vùng nước mưa nhiễm chất độc hại. (Nguồn: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)
Hình trên bản đồ vệ tinh sau vụ nổ tại Thiên Tân, cho thấy chất gây ô nhiễm đã lan đến Bắc Kinh, Hà Bắc, Sơn Đông, … Ảnh mây màu vàng là vùng nước mưa nhiễm chất độc hại. (Nguồn: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)

Trong hình ảnh vệ tinh chụp ngày 12/8, người ta không thấy chất ô nhiễm trong không khí vùng phụ cận thành phố Thiên Tân, nhưng đến ngày 13/8 thì có thể thấy rõ chất ô nhiễm từ khu bến cảng ở gần Thiên Tân tràn về phía vịnh Bột Hải. Sau đó, chất ô nhiễm tiếp tục lan rộng đến gần bán đảo Triều Tiên, do ảnh hưởng của áp suất thấp nên bị chặn lại, rồi từ vịnh Bột Hải di chuyển về hướng biển Nhật Bản. Đến ngày 16/8, ô nhiễm càng thêm nghiêm trọng, có thể thấy rõ mây mù đang tiếp tục tỏa ra.

Tianjin Satellite 2
Theo hình ảnh vệ tinh, đến ngày 16/8, ô nhiễm càng thêm nghiêm trọng, có thể thấy rõ mây mù đang tiếp tục tỏa ra. Khu vực màu vàng cho thấy trong nước mưa có chất độc. (Nguồn: Internet)

Giáo sư Liễu Trạch nói: “Nó hoàn toàn khác với bụi cát vàng bay đến Nhật trong mùa xuân và thu, hiện nay do cản trở bởi áp suất cao ở Thái Bình Dương nhưng chất ô nhiễm vẫn có thể từ từ lan về hướng Nhật Bản.”

Đối với kết quả phân tích từ phía Nhật Bản, Thời báo Hoàn Cầu, một công cụ truyền thông của chính quyền Trung Quốc, đã đưa tin không đúng khi có bài “Quan trắc Nhật Bản nhận thấy chất ô nhiễm trong không khí sau vụ nổ ở Thiên không ảnh hưởng đến Nhật Bản”. Ngoài ra, truyền thông Trung Quốc chỉ đưa tin sau vụ nổ Thiên Tân có chất ô nhiễm trong không khí di chuyển về phía đông, họ không hề nhắc đến chất ô nhiễm đã lan rộng ra xung quanh thành phố Thiên Tân.

Theo bản đồ vệ tinh, ngày thứ 2 sau sự cố nổ, chất ô nhiễm không khí đã lan đến các khu vực Bắc Kinh, Hà Bắc, Sơn Đông, … Thế nhưng chính quyền Thiên Tân và giới truyền thông luôn cho rằng “mấy ngày qua chỉ có gió hướng về phía tây và đông bắc, không có ảnh hưởng gì đến Bắc Kinh”. Phát biểu này bị cư dân mạng mỉa mai: Thiên Tân muốn nói với Bắc Kinh “mong lãnh đạo yên tâm”.

Hiện tượng bất thường từ trận mưa sau vụ nổ, chính quyền phủ nhận nguyên nhân

Ngày 20/8, ông Điền Vi Dũng, phụ trách Trung tâm ứng cứu bảo vệ môi trường cho biết, trong 26 điểm khu vực cảnh giới có 19 điểm kiểm tra có cyanide, trong đó 8 điểm vượt tiêu chuẩn quá 356 lần so với tiêu chuẩn quốc gia.

Theo tin từ trang Tài Tân, phóng viên thấy trên đường Hoàng Hải ở khu dân cứ mới Thụy Hải xuất hiện nhiều mảng bọt trắng sau cơn mưa hôm 18/8. Người phóng viên có cảm giác mặt và tay nóng ran lên khi tiếp xúc với các đám bọt trắng này, mặc dù chưa rõ nguyên nhân xuất hiện những mảng bọt màu trắng là gì. Trước đó, nhiều phóng viên đi qua hiện trường vụ nổ cũng xác nhận có cảm thấy hiện tượng này.

Tianjin-1-675x400

Tianjin-4

Về hiện tượng xuất hiện những đám bọt trắng trong cơn mưa, Thị trưởng Thiên Tân cho rằng “đây là hiện tượng bình thường khi mưa, lúc nào có mưa cũng xuất hiện”.

Truyền thông tại Trung Quốc đưa tin, hàng loạt xác cá nổi đầy ven sông Hải Hà, vịnh Bột Hải, thuộc Đường Cô – Thiên Tân, bốc mùi hôi nồng nặc. Hiện tượng này xuất hiện tại khu cửa sông tại Tân Hải, cách trung tâm vụ nổ khoảng 6 km.

Tianjin Fish dead

Chính quyền Thiên Tân giải thích rằng: “Chuyện cá chết không liên quan đến vụ nổ, vì khi kiểm tra không thấy có chất xyanua. Năm ngoái cũng có hiện tượng này, nguyên nhân cá chết là do thiếu không khí.”

Nước ở Thiên Tân: Xyanua vượt quá mức an toàn cho phép 277 lần

Vào ngày 19/8, cơ quan bảo vệ môi trường Thiên Tân cho biết, kiểm tra đo lường cho thấy lượng cyanide trong nước sông và nước biển các vùng xung quanh khu vực xảy ra vụ nổ đã tăng vọt. Kiểm tra trong đường thoát nước mưa cũng thấy mức độ xyanua gấp 277 lần mức tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, hôm thứ Ba (18/8), lãnh đạo cơ quan y tế cho biết nước uống ở Thiên Tân đạt tiêu chuẩn an toàn quốc gia.

Chính quyền Trung Quốc cũng đã xác nhận, trước khi xảy ra vụ nổ, trong kho chứa 700 tấn natri xyanua. Trong khi đó, hôm thứ Tư tuần này (19/8), chính quyền Thiên Tân tuyên bố rằng, sau vài ngày điều tra, họ đã xác định trong kho nổ có ít nhất 2.500 tấn với 40 loại hóa chất nguy hiểm. Trong đó, 1.300 tấn hóa chất tiềm ẩn khả năng cháy nổ cao, gồm ammonium nitrate và kali nitrat, 500 tấn chất dễ cháy gồm natri và kali, và 700 tấn chất cực độc, chủ yếu là natri xyanua.

Liệu chất độc có nhiễm vào muối ở Thiên Tân?

Sau vụ nổ, người dân ở nhiều nơi tại Trung Quốc đều đặt câu hỏi liệu ruộng muối Trường Lô ở Thiên Tân có bị nhiễm độc nguy hiểm?

Được biết, ruộng muối Trường Lô ở khu mới Tân Hải là ruộng muối có sản lượng lớn nhất ở Trung Quốc, chiếm 1/4 tổng sản lượng muối biển ở Trung Quốc.

Ruộng muối ở Trường Lô, Thiên Tân. (Nguồn: YouTube)
                                   Ruộng muối ở Trường Lô, Thiên Tân. (Nguồn: YouTube)

Cư dân mạng Trung Quốc cho biết, để đảm bảo an toàn, không nên mua muối ăn ở Thiên Tân; cố gắng mua muối sản xuất trước ngày 12/8.

Chính quyền bác bỏ thông tin có khí độc thần kinh

Theo Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), đội kiểm tra sinh hóa của đội phòng chữa cháy Bắc Kinh đã tiến hành lấy mẫu không khí khu vực trung tâm vụ nổ.

Ở cách trung tâm vụ nổ 500 mét, thiết bị kiểm soát cầm tay của hệ thống giám sát xe hiển thị khí độc trong không khí đã vượt quá mức cao nhất mà máy có thể đo được.

Phó trung đoàn phòng chữa cháy thuộc công an Bắc Kinh, ông Lý Hưng Hoa, cho biết: “Kết quả đo lường hôm qua và hôm nay đều giống nhau, đều là 2 loại khí độc là natri xyanua và khí độc loại ảnh hưởng thần kinh. Chỉ số cả 2 loại đều đến mức cao nhất.”

Chuyên gia của phòng thực nghiệm giám định sự cố cho biết: “Natri xyanua có độc tính cực mạnh, chỉ cần nhiễm vào chỗ bị thương ở da hoặc hít thở vào hay uống vào hơn chục miligam là mất mạng.”

Theo tìm hiểu, lượng nguy hiểm tính mạng của natri xyanua là 1,5 mg/kg (trọng lượng cơ thể), với một người nặng 80 cân, cần 120mg natri xyanua là có thể gây tử vong; còn hơn 10 miligam natri xyanua có thể làm mất mạng một đứa trẻ.

Khi kiểm tra không khí khu trung tâm vụ nổ, ngoài natri xyanua, còn có loại khí độc thần kinh, theo các chuyên gia cho biết, nhiều loại hóa chất nguy hiểm ở khu vực bị nổ đều có thể biến thành loại chất khí độc thần kinh này.

Ông Lý Hưng Hoa nói: “Những chất này gặp muối hoặc kiềm có thể biến thành thể khí có tính độc thần kinh, như natri xyanua và một số sodium sulfide, ngoài ra một số chất trong khi nổ gặp nhiệt độ cao sẽ sinh phản ứng hóa học, sinh ra chất khí độc, ví dụ như dimethyl disulfide. Khí độc thần kinh là chất khí mà một khi người hít vào sẽ tác động lên tế bào thần kinh, tác động đến hệ hô hấp và tim gây tử vong.”

Tianjin Satellite 5
Sau vụ nổ, ở Hải Hà, vịnh Bột Hải, thuộc Đường Cô – Thiên Tân, bỗng chết rất nhiều cá, mùi hôi bốc nồng nặc. Phía chính quyền giải thích “cá chết không liên quan đến vụ nổ”. (Nguồn: Internet)

Phó cục trưởng Cục phòng cháy chữa cháy Bộ Công an Ngưu Dược Quang nói, hơn 40 loại hoá chất độc hại, tình hình trước mắt tìm hiểu được có amoni nitrat, kali nitrat, đây đều là loại chất nổ, số lượng là vô cùng lớn. Ngưu Dược Quang cho biết, lượng chất nguy hiểm tại hiện trường hiện có thể xác định là khoảng 3.000 tấn.

Tuy nhiên, ngày 19/8, Tân Hoa Xã đã cố tình bác bỏ tin từ CCTV, cho rằng “việc xác nhận hiện trường vụ nổ có chất độc thần kinh là hoàn toàn sai lầm.”

Theo thông tin báo chí và dư luận, mức độ nguy hiểm tại hiện trường vụ nổ không thể lường được, vì chủng loại và số lượng hàng hóa nguy hiểm ở mức ngoài sức tưởng tượng của mọi người.

Những nghi vấn xoay quanh vụ nổ Thiên Tân là cố ý và phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đứng sau thảm họa này

Giả thuyết cho rằng các vụ nổ tại Thiên Tân là cố ý đã được lưu truyền mạnh mẽ trên các hãng truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài từ ngay sau khi xảy ra các vụ nổ.

Một nguồn tin thân cận với chính quyền Bắc Kinh nói với Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung rằng: “Sau khi xảy ra vụ việc Thiên Tân, ông Tập Cận Bình không thể ngủ được trong hai đêm liền.” Nguồn tin này có ý ám chỉ rằng ông Tập nghi ngờ ông Giang Trạch Dân là người đứng sau vụ nổ kinh hoàng tại thành phố Thiên Tân.

Trang tin Bác Tấn (Boxun) đã trích dẫn một nguồn tin độc quyền cho biết “các vụ nổ đã được kích hoạt bởi một chiếc xe chứa đầy thuốc nổ … chiếc xe tải này được đậu rất cẩn thận bên cạnh nhà kho, ở vị trí gần nhất với các vật liệu dễ cháy. Những người trên chiếc xe đó nhanh chóng rời đi, và khoảng 15 phút sau vụ nổ diễn ra, kích hoạt một loạt các vụ nổ.”

Các bài viết trên trang Bác Tấn và trên một số hãng truyền thông ở Hồng Kông đã chỉ ra mối liên kết của các vụ nổ này với ông Giang Trạch Dân.

Ông Lin Feng, biên tập viên Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung cho biết, người của ông Giang chuyên cung cấp các thông tin và tin đồn cho các ấn phẩm truyền thông ở nước ngoài, và nếu ông Giang đứng đằng sau các vụ nổ, ông này sẽ muốn việc đó được công bố.

Ngoài ra, một bài báo trên trang Bowen Press đăng tải hôm 14/8 tiết lộ rằng, sau khi kết thúc hội nghị Bắc Đới Hà hàng năm, ông Tập thường đi đường vòng ghé qua Thiên Tân để khảo sát cũng như truyền đạt lại tuyên bố nội dung đạt được trong hội nghị Bắc Đới Hà. Ngoài ra, sau Đại hội toàn quốc lần thứ 18, ông Tập Cận Bình đã bị ám sát hụt 6 lần, và các kết quả điều tra đều cho thấy là do người trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) âm mưu thực hiện.

Theo Bowen Press, ông trùm giấu mặt của công ty Thụy Hải là thông gia của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trương Cao Lệ, một người thuộc phe cánh của ông Giang.

Bất ổn xã hội này sẽ khiến giới lãnh đạo Trung Quốc bị trách cứ và nhận chỉ trích từ phía dư luận, tạo ra các tình thế nhằm hạn chế quyền lực của ông Tập Cận Bình trong ĐCSTQ. Đây cũng là điều phe đối lập với ông Tập mong muốn.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Tinh Vệ, Mộc Lan biên dịch và tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét