Pages

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Nổ bom Bangkok và chính trường Thái lan

Anh Vũ, thông tín viên RFA

Thủ tướng Thái lan Tướng Prayuth Chan- ocha

Thủ tướng Thái lan Tướng Prayuth Chan- ocha
 AFP




Vụ nổ bom gây thương vong tại khu đền Erawan ở thủ đô Bangkok đến hôm nay vẫn chưa bắt được thủ phạm và dư luận đang nêu ra nhiều câu hỏi.

Việc đánh bom đền thờ Hindu Erawan, một điểm du lịch thu hút nhiều du khách tại khu vực trung tâm thủ đô Bangkok, vào tối ngày 17/8/2015 làm 20 người chết và 123 người bị thương, được coi là một vụ khủng bố ghê rợn nhất chưa từng có ở Thái lan. Tuy vậy cho đến lúc này cơ quan điều tra của CS Thái lan vẫn chưa xác định rõ thủ phạm là ai.
Đánh giá về vụ đánh bom nói trên, GS. Ekachai Chivilad tại Viện Chính trị Quốc vương Prapokkao (KPI - King Prajadhipok's Institute) nhận định:
Đại ý ông khẳng định vụ đánh bom lần này nhằm mục đích giết người hàng loạt, vì ai cũng biết khu đền Erawan vào lúc chiều tối có người đến lễ rất đông, khu vực ấy là ngã tư, nên tắc xe liên tục và kéo dài. Hơn nữa việc kẻ khủng bố dùng các đầu đạn ở bên trong, khi chế tạo quả bom cho thấy họ muốn tạo ra sức sát thương lớn để giết được nhiều người.
Về thủ phạm của vụ đánh bom này, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia về quan hệ quốc tế hiện đang làm việc cho Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore chia sẻ:
“Cái vụ đánh bom này cho đến bây giờ họ chưa xác định được thủ phạm là ai, nhưng có một số nhận định cho rằng thủ phạm có thể liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ, họ đã trả thù chính quyền Thái lan vì đã trục xuất những người tỵ nạn về xét xử ở Trung quốc. Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng và tác động xấu đến tình hình an ninh của Thái lan.”
Khi được hỏi, vụ đánh bom trên có liên quan đến các cá nhân và các nhóm chịnh trị ở Thái lan hiện nay hay không? TS. An ninh chính trị Panithan Wattanayakorn, Đại học Chulalongkorn cho biết:
Cái vụ đánh bom này cho đến bây giờ họ chưa xác định được thủ phạm là ai, nhưng có một số nhận định cho rằng thủ phạm có thể liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ, họ đã trả thù chính quyền Thái lan vì đã trục xuất những người tỵ nạn về xét xử ở Trung quốc
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp
Đại ý, ông cho biết theo tôi, việc còn tồn tại các đối thủ chính trị không đồng tình với chính phủ hiện tại và vẫn có các hoạt động là điều có thật. Bước đầu thì cũng có thể thấy hoạt động của các nhóm trong thời gian qua đã diễn ra thế nào, có thể là không nhiều song cũng có một số nhóm cần phải chú ý theo dõi. Tuy vậy tôi nghĩ rằng nên để dành câu trả lời cho cơ quan điều tra thì tốt hơn.
GS. Ekachai Chivilad tiếp lời:
Thái Lan công bố hình ảnh người đàn ông được cho là nghi phạm vụ đánh bom ở Bangkok tối 17 tháng 8, 2015
Thái Lan công bố hình ảnh người đàn ông được cho là nghi phạm vụ đánh bom ở Bangkok tối 17 tháng 8, 2015. AFP
Đại ý ông thấy rằng, việc có những nhóm không ủng hộ việc cải cách chính trị hay không đồng tình với việc soạn thảo hiến pháp mới là có thật, song theo ông không nghĩ việc nổ bom này liên quan đến chính trị trong nước. Vì theo ông vào thời điểm này, căng thẳng chính trị ở Thái lan hầu như không đáng kể, nếu muốn gây áp lực chính trị thì lúc biểu tình trước đây, người đông đến cả triệu người, đánh bom lúc đó không hơn hay sao?
Theo GS. Ekachai Chivilad vụ nổ bom có yếu tố nước ngoài. Ông cho rằng có nhiều cái cho thấy có vấn đề nước ngoài liên quan đến Thái lan. Bằng chứng là câu hỏi tại sao kẻ khủng bố lại nhằm vào những chỗ có đông người Trung quốc? Theo ông khách du lịch Malayxia hay Singapore đến đền Erawan cũng đều là người Hoa cả, đây là điều cần phải chú ý.
Sau vụ nổ bom hôm tối thứ hai, vào lúc 14h ngày thứ Ba 18/8/2015, một vụ nổ bom khác xảy ra tiếp theo tại bến tàu thủy Sathorn trên sông Chaopraya nơi tập trung rất nhiều du khách người Hoa. Quả bom được kẻ khủng bố ném từ trên cao xuống, song rất may quả bom bị ném chệch hướng và rơi xuống sông đã không gây thiệt hại gì đáng kể. Đáng chú ý là hai quả bom phát nổ vừa qua tại Bangkok, được chế tạo theo phương pháp giống nhau và không giống như các trái bom thường thấy của phiến quân miền Nam Thái lan sử dụng.
Ngay sau đó, nói với báo chí Thủ tướng Thái lan Tướng Prayuth Chan- ocha cho biết: hiện nay ở Thái lan đang có các cá nhân hoặc các nhóm có các hoạt động nhằm mục đích chính trị, giữa bối cảnh cải cách chính trị và Hiến pháp mới.
Bình luận về phát biểu của tướng Prayuth Chan-ocha, TS. Panithan Wattanayakorn nhận định:
Thủ tướng muốn ám chỉ rằng các nhóm đó không vừa lòng với việc cải cách chính trị hiện nay, họ muốn gây sức ép lên chính quyền để đòi thay đổi hoặc nhằm để đe dọa dân chúng kể cả việc gây thiệt hại về kinh tế cho đất nước
TS. Panithan Wattanayakorn
Đại ý ông cho rằng Thủ tướng nói như vậy chỉ là nói chung một cách tổng thể về tình hình chính trị hiện nay , chứ không có chủ ý nhằm vào nhóm cụ thể nào. Phát biểu đó cũng có nhiều người hiểu khác đi, họ lại nghĩ nặng về mâu thuẫn chính trị giữa các nhóm. Theo ông, cũng có thể ngài Thủ tướng muốn ám chỉ rằng các nhóm đó không vừa lòng với việc cải cách chính trị hiện nay, họ muốn gây sức ép lên chính quyền để đòi thay đổi hoặc nhằm để đe dọa dân chúng kể cả việc gây thiệt hại về kinh tế cho đất nước.
TS. Lê Hồng Hiệp thấy rằng:
“Trong trường hợp này thì chính quyền quân sự sẽ coi là một cái cớ để tiếp tục duy trì chính quyền của họ và trì hoãn việc trả lại quyền lực cho chính quyền Dân sự. Đó là một khả năng. Tuy nhiên do thủ phạm chưa được làm rõ, nên tôi nghĩ chúng ta cần chờ đợi thêm để biết thủ phạm là ai và nguyên nhân do đâu đã khiến các thủ phạm hành động thì mới có thể biết rõ được.”
GS. Ekachai Chivilad không tin vào những nhận định đó, trả lời câu hỏi vụ đánh bom nói trên có ảnh hưởng đến tiến trình cải cách chính trị hoặc sẽ kéo dài thời gian cầm quyền của Chính phủ quân sự hay không? Ông cho biết:
Đại ý theo ông là không, vì tiến trình cải cách chính trị đã ghi rất rõ trong bản Hiến pháp mới sắp được thông qua, hơn nữa hôm qua là ngày làm việc cuối cùng của Ủy ban Cải cách Hiến pháp, nghĩa là mọi việc đã đâu vào đấy. Đáng chú ý, trong chính trị khi xảy ra các vấn đề thế này thì các phe sẽ chỉ trích chính phủ mạnh mẽ hoặc cáo buộc là do chính phủ dựng chuyện, nhưng lần này không có chuyện như thế xảy ra.
Liên quan các nghi vấn của dư luận đang hướng về lực lượng Áo đỏ, TS. Lê Hồng Hiệp khẳng định:
“Các cáo buộc đấy vẫn chưa có đủ các chứng cứ, kể cả ông Thủ tướng có nói thì đó có lẽ có ý đồ chính trị của họ, chúng ta cần phải chờ đợi thêm để xác minh đó có là sự thật hay không? Còn quá sớm nếu có ai nghĩ là do phe Áo đỏ vì chưa có bằng chứng và họ không có lý do gì để làm việc ấy. Vì nếu họ có làm thì càng tạo cái cớ cho cho quân đội tiếp tục duy trì quyền lực. Theo tôi nghĩ điều đó là vô lý.”
Vụ nổ bom mới nhất ở Bangkok xảy ra trong bối cảnh tập đoàn quân nhân Thái lan đang nắm quyền và xúc tiến việc cải cách chính trị tại xứ này. Khoảng một thập kỷ trở lại đây, chính trường Thái lan luôn bị xáo trộn bởi sự tranh chấp quyền lực giữa 2 phe chính, đó là lực lượng Áo đỏ là lực lượng ủng hộ cựu thủ tướng Thacsin Shinawatra đã bị lật đổ sau một cuộc đảo chính và đang lưu vong ở nước ngoài. Bên kia là lực lượng Áo vàng, ủng hộ Hoàng gia và được giới quân sự ủng hộ. Song song với đó, tại 3 tỉnh miền Nam Thái lan, khu vực của người Hồi giáo luôn bất ổn bởi những vụ đánh bom khủng bố do các phiến quân ly khai tiến hành
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét