Pages

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

TCL - TRUNG CỘNG CÓ THỂ LÀ CƯỜNG QUỐC KHÔNG?

Trong những năm qua, Trung Cộng (TC) đã phát triển kinh tế đáng kể cũng như quân sự, tổ chức thế vận hội, viện trợ các nước Phi Châu. Nam Mỹ … và bắt đầu gây hấn với Nhật và các nước Đông Nam Á về biển, đảo.
TC có những phát triển đáng kể về kỹ nghệ nặng: phóng vệ tinh viễn thông, chế tạo máy bay thương mại cũng như quân sự, chế tạo hỏa tiễn, đóng tàu chiến, hàng không mẫu hạm, chế tạo supercomputer, điện thoại, hàng điện tử như TV, robot…

Nhưng phát triển kinh tế TC tới giới hạn của nó và bắt đầu có dấu hiệu đi xuống.
Hàng sản xuất của TC ứ đọng vì giá nhân công tăng so với VN, Bangladesh. Ngành xây cất đã mang nợ chồng chất vì nhà bán không được, các khu thương mại (shopping mall), các thành phố (megacity) bỏ trống. Nông nghiệp vẫn không đủ cung ứng thị trường trong khi dân Trung Hoa (TH) nay bắt đầu ăn nhiều và ăn ngon nhưng dân TH cũng đổ sang Hongkong, Đại Hàn, Nhật, Âu Châu, Mỹ mua hàng đắt tiền. Đặc biệt văn hóa Đại Hàn xâm nhập TH về âm nhạc, phim ảnh. Các đài truyền hình TC phải mời tài tử, đạo diễn Đại Hàn sang giúp thực hiện các chương trình địa phương.
Trong những năm 2000, TC khoe khoang sự phát triển kinh tế GDP với 10% , các nhà phân tích Tây Phương đã đặt câu hỏi về phương thức tính toán GDP của TC  (dấu kín). Các công ty TC có chứng khoán trên thị trường Thượng Hải cũng có những con số thành công đáng nghi ngờ. Ai cũng biết dân TH có máu cờ bạc nên dù giàu nghèo cũng đều tham gia mua, bán cổ phần chứng khoán. Và TC mong muốnThượng Hải sẽ như NewYork Wall Street. Do đó bất cứ giá nào TC cũng giữ thể diện bằng cách can thiệp vào thị ttường chứng khoán với bất cứ giá nào.
Khi Tổng Thống Xi Jin Ping bắt đầu thanh trừng tham nhũng do chế độ cũ để lại thì đầu tiên là sòng bài Ma Cao thiệt hại 32 tỷ tiền lời vì các viên chức tham nhũng không dám sang đánh cờ bạc, sợ bị nhà nước nghi ngờ. Tiếp theo là kinh tế Âu Châu chậm lại vì Hy Lạp mắc nợ quá nhiều. Mỹ bắt đầu sản xuất dầu hỏa nhiều hơn. Thị trường dầu hỏa xuống giá. TC kẹt vì đã mua dầu trong lúc giá cao, nay hố nặng vì giá xuống.
Tuy TC bỏ tiền ra mua các hãng ngoại quốc để đầu tư (hãng rượu của Pháp, hãng thịt heo Smithfield của Mỹ, ngân hàng của Anh). Cũng như đầu tư các dự án phát triển đường xá, hầm mỏ tại Nam Mỹ, Phi Châu, Hồi (Pakistan), A Phú Hãn, Nicaragua và mới đây: AIIB (ngân hàng phát triển, đầu tư Á châu) nhưng trong các bước phát triển đó có những lỗ hổng.
Vì muốn tiến nhanh TC ăp cắp (hack) các tin tức, quyền sáng chế (patent) từ quân sự, chế tạo thuốc tây, điều hành nhân sự (OPM), hotel, ngân hàng, tín dụng, đại học, cơ sở thương mại, điện nước, máy bay… chỉ vì không muốn mất thì giờ thử nghiệm về nghiên cứu, thành lập cơ cấu, TC đã đánh mất những kinh nghiệm về giai đoạn chuyển tiếp cũng như thiếu các nhân sự, bộ máy, cơ quan, tổ chức độc lập về phân tích, quan sát, phê bình, định giá. Không phải chỉ ăn cắp sơ đồ điều hành một cơ quan, công ty, đại học … rồi nhét người của đảng vào là có một bộ máy ngon lành như thiên hạ. Vì đảng CS nắm độc quyền tin tức, các dữ kiện cần thiết đã không được phổ biến rộng rãi. Đặc biệt các đại học TH đã không yểm trợ hữu hiệu nền kinh tế TH ngoài lãnh vực kỹ thuật thương mại.
Đặt một câu hỏi: Tại sao Mỹ để TC ăn cắp như vậy? Phải chăng Mỹ không chặn được hay có mưu đồ gì? Giả thuyết đặt ra: Mỹ cố tình để TC ăn cắp (hack) đủ mọi mặt, từ trái sang phải, phải chăng Mỹ biết tâm lý của kẻ cắp, ăn cắp được thì tiếp tục ăn cắp. Khi ăn cắp được tài liệu về thì phải phân tích, tìm hiểu để sử dụng. TC phải tốn biết bao nhân lực, tài lực để … ăn cắp và tiêu hóa. Chất xám của TC phí phạm trong lãnh vực này và sẽ  tiếp tục giữ TC không bao giờ trưởng thành như Âu-Mỹ vì luôn luôn đi sau, chỉ ăn cắp những cái cũ mà không bao giờ sáng chế được cái mới thì bao giờ mới bằng hay qua mặt được ai? Chưa kể là khi ăn cắp và thực hiện chấp vá thì khi thực dụng (chiến tranh) đồ giả sẽ không phát huy hết khả năng như đồ thiệt.
Khi dân TC du lịch nước ngoài, một số dân nhà giàu TH thức tỉnh và bỏ chạy sang định cư nước ngoài như Mỹ, Canada, Úc … mang theo tài sản, kiến thức chuyên môn, khả năng thương mại … cùng với các viên chức chính quyền tham nhũng sợ bị thanh trừng cũng đã bỏ trốn ra nước ngoài.
Khi Xi tuyên bố kinh tế TC đi vào giai đoạn “bình thường mới” (New Normal) thì dân chúng đổ xô vào thị trường chứng khoán vì nhà nước dồn tiền vào mua chứ không phải giá trị thực về sản xuất của công ty. Cái gì lên dù giả tạo cũng phải xuống. Và khi xuống, thị trường chứng khoán Thượng Hải rớt thê thảm, thay vì để tự điều chỉnh theo luật kinh tế tự do thì chính quyền TC can thiệp vì sợ kinh tế trì trệ, hàng hóa ứ đọng, mức sản xuất và khả năng tiêu thụ của người dân cũng giảm. Sự can thiệp thô bạo của nhà nước TC càng làm thế giới nghi ngờ về khả năng điều hành và quản lý kinh tế thị trường của đảng CSTH vốn không học hành gì về kinh tế Tây Phương và có những bí mật dấu diếm, gian lận… điển hình như vụ tranh chấp về biển đảo với VN, Phi Luật Tân. Khi Liên xô sụp đổ, TC đã tự hào chọn con đường cải tổ kinh tế chứ không cải tổ chính trị. Ngày nay, TC coi thị thường chứng khoán như niềm hãnh diện: đảng CS (Marxist) điều hành, kiểm soát thị trường tài chánh (Capitalism). Nếu thất bại thì coi như kế hoạch: “Mèo trắng hay đen miễn là bắt chuột” của Đặng Tiểu Bình là con số không. Nhưng nếu để thị trường chứng khoán tự điều chỉnh thì có nghĩa tư bản (Capitalism) đã bắt rễ và thoát ra khỏi vòng kiểm soát của CS (Marxist). Diễn tiến hòa bình cho thấy sự kiểm soát TC đang suy thoái khi muốn kinh tế vững mạnh. Hành động của chính quyền càng làm giới nhà giàu bỏ chạy ra nước ngoài. TC vừa mất tiền, vừa mất chất xám.
Tương lai kinh tế TC? TC bủa vây màng lưới kinh tế sang Phi Châu và Nam Mỹ. Hãy xem một vài thí dụ:
Đài NHK (Nhật) tường trình về việc TC viện trợ y tế cho A Phú Hãn một bệnh viện 10 tầng, nhưng chỉ có 5 tầng sử dụng. Phần còn lại bỏ trống với máy móc, dụng cụ y khoa đóng bụi. Hỏi ra thì TC làm nửa chừng bỏ ngang, yêu cầu tòa đại sứ TC can thiệp bị bỏ lơ. Giới chức y tế A Phú Hãn tự hỏi không biết TC có biết điều hành bệnh viện hay không? Vì cho máy mà không cho người giúp huấn luyện sử dụng.
Trường hợp Togo là thuộc địa Pháp, TC sang viện trợ khai thác xi măng. Thợ TC đưa sang làm có nón an toàn, bao tay, giày lao động và được trả lương 2200  trong khi thợ bản xứ không có nón, giày, bao tay và được trả lương … 200. Khi thợ bản xứ bị tai nạn trong khi làm việc: gãy tay chỉ được băng bó tạm, nghỉ không lương và sau đó cánh tay cong queo không thể làm việc được cũng chẳng có bồi thường thiệt hại gì. Khi đại diện nghiệp đoàn kêu chính phủ Togo can thiệp không kết quả vì viên chức chính phủ đã ăn hối lộ của công ty TC thì nghiệp đoàn đã cầu cứu nhà báo Pháp. Khi nữ phóng viên người Pháp đi cùng với đại diện nghiệp đoàn xuống tận nơi điều tra thì đại diện công ty TC ra nói đây chỉ là hiều lầm (miscommunication) mọi chuyện sẽ được giải quyết êm đẹp. Khi họ thăm viếng nơi làm việc để thấy sự bạc đãi công nhân địa phương thì một đại diện khác của TC cùng với phụ tá người Togo ra đuổi nữ phóng viên này, lấy cớ là không muốn nhà báo làm cản trở nhân công đang làm việc. Khi phóng viên trình giấy tờ của chính quyền Togo cho phép điều tra thì viên chức TC đòi làm dữ khiến đại diện  công đoàn phải đe dọa đình công thì viên chức TC mới bỏ đi.
Với thái độ như vậy thì liên hệ TC với các nước Phi Châu sẽ chóng tàn và theo đó là thái độ chống TC của người bản xứ sẽ ảnh hưởng đến hàng hóa “Made in China”.
So với Nhật tại Kenya, khi thấy trẻ em tới trường học không có ăn trưa, một viên chức Nhật đã tình nguyện đứng ra giúp sản xuất mì ăn liền ngay tại trường học để giúp học sinh bữa ăn trưa. Sau đó, các tình nguyện viên và công ty Nhật đã giúp xây dựng cầu tiêu công cộng cùng với phương pháp tẩy uế, biến phân thành phân bón, giúp lúa giống và phương thức trồng lúa (trong khi TC cũng đã giúp lúa giống pha trộn hai loại khác nhau khiến cây lúa khi trưởng thành bị lai, không thể làm giống cho mùa tới được). Trong suốt tiến trình giúp đỡ, người Nhật chỉ giữ vai trò cố vấn, phụ tá và để người Kenya làm chủ tịch, chỉ huy, quyết định. Kết quả là chính phủ Kenya quyết định bỏ hệ thống giáo dục kiểu Anh mà Kenya theo đuổi từ khi độc lập để theo hệ thống giáo dục kiểu Nhật. Lý do giáo dục Nhật dạy trẻ em tự tin và thành thật.
Các nhà bình luận ghi nhận TC gia tăng tiếp xúc với các nước Nam Mỹ và Phi Châu về viện trợ thương mại và hợp tác kinh tế. Nhưng làm ăn qua hối lộ và đối đãi với người bản xứ trên căn bản cá nhân như tại Togo, Kenya … thì chắc chắn tương lai TC không bền lâu. Trong khi Mỹ chi kêu gọi thiết lập dân chủ. Xem ra Mỹ có vẻ thất thế trên trường thế giới nhưng thực sự đối với người hiểu về nền dân chủ của Mỹ mới hiểu chỉ có dân chủ thực sự (không có nghĩa 100% giống như Mỹ, nếu không có địa dư độc đáo như Mỹ và đa chủng, đa văn hóa như Mỹ) mới có thể phát triển đất nước hòa bình và bền vững.
Yếu tố địa dư
TC là tổ sư về phong thủy. TC hẳn biết địa thế của TC không thể so sánh với Mỹ: có 2 bờ biển, trên có Canada, dưới có Mễ tây Cơ. Mỹ là nước thành lập bởi những người di dân từ khắp thế giới. Mọi chủng tộc, sắc tộc, văn hóa … Mỹ có gần hết. Bất cứ nơi nào có biến cố xảy ra, bạn có thể thấy chỉ có Mỹ mới đưa ra những cố vấn, chuyên gia Mỹ gốc XYZ thuộc các quốc gia địa phương để thảo luận về vấn đề cần biết. TC có trên 1.3 tỷ người nhưng so với Mỹ thì khả năng trên chỉ là số không. Đó là chưa kể tới Hiến Pháp đã qui định các quyền căn bản để con người có cơ hội phát huy khả năng và đóng góp cho xã hội, đất nước. Điều này (hiến pháp, chủng tộc, địa dư) hầu như TC không thể có hay ăn cắp được.
TC cũng như Nga tuy rộng lớn hơn Mỹ nhưng TC kẹt phía Bắc (Nga), phía Tây (Trung Á) chỉ có Đông Nam mở ra biển nhưng bị Nhật, Hàn, Đài loan, Phi, VN… vây bọc. Vì thế để thoát ra, TC phải lấn biển, đảo nhưng hải quân TC quá yếu. Mà cho dù có thoát ra Thái Bình Dương thì hải quân Mỹ với 11 hàng không mẫu hạm thuộc 7 hạm đội đã vây bọc khắp 4 biển. Hiện nay (2015) Mỹ có những công ty tư nhân chuyên do thám và thiết lập bản đồ đáy biển trên toàn thế giới. Công ty khác phóng một số vệ tinh thường trực chụp hình khắp nơi trên mặt đất 24/24 mọi di chuyển trên mặt đất đều được ghi nhận. TC sẽ làm được gì khi gây chiến?
Còn về không quân thì TC chỉ mới phóng vệ tinh viễn thông trong khi Mỹ đã giàn sẵn mấy tầng vệ tinh sát thủ. Cho dù TC cố gắng ăn cắp các kiểu máy bay tàng hình (stealth), drone … thì kỹ thuật vẫn còn thua xa Mỹ.
Tuy bề ngoài TC có vẻ hung hăng với láng giềng vì là nước lớn, nay lại có tiền. Nhưng so với Nhật, TC vẫn sợ vía Nhật. Kẻ thù đã chiếm Trung Hoa trong Thế Chiến Thứ Hai, Nhật đánh tan hải quân Nga tại eo biển Đối Mã 1905, triệt hạ một nửa hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng 1941 mở màn cho thế chiến. Nhật chống cự đến giây phút cuối cho dù Đức, Ý đã đầu hàng và chỉ chịu thua khi bị 2 quả bom nguyên tử của Mỹ 1945.  Tinh thần chiến đấu của Nhật cũng như khả năng kỹ thuật của Nhật khiến TC phải gờm.
Ngày nay TC mới có hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ, mua lại của Nga qua một tay triệu phú Trung Hoa định mua về làm sòng bài nổi, chẳng may bị nhà nước tịch thu. Tuy Nhật bị cấm đóng hàng không mẫu hạm, nhưng Mỹ đã để Nhật ra mắt 2 chiến hạm (destroyer) với sân bay cho trực thăng có kích thước ngang với hàng không mẫu hạm. Hãy xem qua cuộc tập trận giữa hải quân Nga-TC (28-8-2015): 20 chiến hạm, 30 máy bay chiến đấu, máy bay vận tải quân sự bay trên không, dưới biển tàu chiến bắn phi đạn. Xem ra xôm tụ lắm. Nhưng so với những cuộc tập trận của Mỹ-Úc- Nhật- Phi thì còn thua xa.
Nói về khả năng tác chiến thì Hải-Không quân TC chỉ là số không so với Nhật đã từng đánh nhau ngang ngửa với Mỹ. Do vậy TC chỉ lấy số đông về người, tàu chiến, máy bay… để quấy rối Nhật mà thôi. Mục tiêu cuối cùng của TC là VN và Phi.
Trong tháng 7-2015, thị trường chứng khoán Thượng Hải xuống dốc. TC đã phá giá tiền để cứu vãn kinh tế với hàng hóa ứ đọng. Ngân hàng AIIB chưa hoạt động để có thể đem lợi tức cho TC, khi các công cuộc đầu tư tại Phi Châu, Nam Mỹ … chưa đủ thời gian để thu lợi thì nợ của TC bắt đầu chồng chất vượt qua con số trữ tệ (tiền để dành) của quốc gia. TC đã ngưng mua trái phiếu (bond) của Mỹ mà lại bắt đầu bán trái phiếu của TC (không biết ai sẽ mua) là dấu hiệu nợ nần gia tăng. Hiện nay TC nợ 28 trillions so với Mỹ nợ 17 trillions (theo báo NewYork Times: năm 2007 TC nợ 7 tỷ mỹ kim, 2014 TC nợ 28 tỷ, tin của công ty tài chính McKinsey).  Một khi sự phát triển kinh tế suy sụp sẽ làm dân mất tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng CSTH. Mất mặt là điều TC sợ hơn bất kỳ kẻ thù nào bên ngoài.
Và TC sẽ lâm vào trường hợp kiệt quệ của Liên Xô khi chạy đua võ trang với Mỹ trong thập niên 1980. Không sản xuất đủ thực phẩm để ăn và kinh tế chỉ huy bởi độc đảng là trở ngại lớn khiến TC không thể là cường quốc trên thế giới, may ra chỉ là anh hai ở Đông Nam Á mà thôi.
Thực sự TC không muốn chiến tranh với bất kỳ quốc gia hay trường hợp nào vì lý do kinh tế (TC chỉ gây chiến với VN trong một thời gian ngắn) TC không đủ ăn, tinh thần dân tộc không bền chặt lắm cho dù gần đây Xi JinPing cố gắng khơi dậy lòng ái quốc qua các vụ biểu tình chống Nhật, Mã Lai (vụ máy bay MH370), kỷ niệm 70 năm đệ nhị thế chiến chấm dứt.
Nhưng căn bản đạo đức của người TH không còn nữa khi đang từ chế độ CS chuyển sang kinh tế thị trường dưới thời Đặng Tiểu Bình, làm bất cứ gì để vươn lên, dân TH lục địa bị ngay cả dân HongKong và Đài Loan tẩy chay.  Một khi phải đương đầu với chiến tranh lâu dài, mối nguy hiểm các vùng tự trị như Tây Tạng, Tân Cương (dân Urghir), Nội Mông sẽ nổi dậy và tách ra độc lập, trong khi các vùng phát triển kỹ nghệ bị ô nhiễm nặng, có thể không hồi phục được. Quân đội TC chỉ là tập hợp những thanh niên, con duy nhất của mỗi gia đình thì tinh thần chiến đấu, hi sinh sẽ như thế nào? Bảo vệ đất nước chỉ hữu hiệu khi chống ngoại xâm. Dùng quân đội để đàn áp dân dễ bị phản ứng ngược. Quân đội phải chiến đấu ở nước ngoài thì dễ mất chính nghĩa (như trường hợp Mỹ tại Iraq, A Phú Hãn).
Vụ nổ ở Thiên Tân (Tijan) do chứa cả ngàn tấn chất nổ bên cạnh chất độc cyanure của công ty do cựu giám đốc công an Thiên Tân cho thấy TC còn sơ xuất trong vấn đề an toàn của các công ty hóa chất có nguy hại cho dân chúng và xã hội. TC xoay ra ca tụng 70 năm chiến thắng Nhật nhưng báo chí (internet) đã vạch ra sự thật là quân giải phóng của Mao không hề đánh Nhật. Quân đội quốc gia của Tưởng Giới Thạch mới đánh Nhật, còn du kích Mao chỉ đánh lén quân đội quốc gia. Những vá víu trên phương diện quốc gia và quốc tế cho thấy TC đang khủng khoảng về uy tín một cách tệ hại.
Cho dù TC có bắt chước Tây Phuơng với các cơ chế như các viện nghiên cứu, tòa án, luật sư, các nhà phê bình chính trị, những cuộc đối thoại của giới truyền thong … tất cả là giả tạo vì từ căn bản: tất cả phát xuất từ đảng CS, không lương tâm, thiếu lương thiện, không dân chủ hay không phát xuất từ đáy lòng của mỗi con người. Đó là xây lâu đài trên cát, khi mỗi con người ý thức được thế nào là tự do, là dân chủ thì tất cả sẽ sụp đổ.
Những rối loạn kinh tế của TC sẽ ảnh hưởng xấu đến các nước khác. Xung đột (chiến tranh) từ TC gây ra cũng chẳng tốt đẹp gì. Nhưng ai tránh được luật nhân quả?
TCL
VA 8-12-2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét