Pages

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Truyền thông Trung Quốc phản ứng gay gắt trước việc ông Lý Gia Thành rút tài sản khỏi thị trường nước này

Người đàn ông giàu nhất châu Á, ông Lý Gia Thành, đang rút dần tài sản của mình ra khỏi Trung Quốc, đây là một dấu hiệu đầy sức thuyết phục cho thấy ông nhìn ra viễn cảnh không mấy sáng sủa khi tiếp tục đầu tư ở đây. Sau khi phát ngôn viên Tân Hoa Xã chính thức lên án hành động của ông Lý, nhiều kênh truyền thông nhà nước khác liên tục viết bài ủng hộ ý kiến này. Với giọng điệu có tính công kích ngầm, các bài viết này tuyên bố Trung Quốc không hề bối rối, dù chỉ một chút, khi ông Lý ra đi.

Được trìu mến gọi với tên “Superman” (siêu nhân) ở Hồng Kông vì sự nhạy bén kinh doanh của mình, ông Lý, 87 tuổi, đã chuyển dần tài sản từ Trung Quốc sang Châu Âu từ năm 2011. Ông Lý là một nhà đại tài phiệt sinh tại Triều Châu và là một nhà từ thiện lớn, ông đã sáp nhập công ty điện với công ty phát triển cơ sở hạ tầng của mình, và hủy bỏ niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông.Hành động này nhận được những phản ứng gay gắt từ chính quyền Trung Quốc. Vào ngày 12 tháng 9, Học viện Liaowang liên kết với Tân Hoa Xã đăng bài viết “Đừng để Lý Gia Thành rời đi như vậy”. Bài viết chỉ trích ông đồng thời đe dọa rằng vị thế chính trị của ông ở Trung Quốc sẽ bị đe dọa nếu ông vẫn muốn “ra đi”.


3 ngày sau, tờ Secuities Times, một tờ báo chịu sự chỉ đạo của Nhân Dân Nhật Báo, đăng một bài bình luận tựa đề “Hãy để Lý Gia Thành rời đi nếu ông ta muốn – Trời xanh vẫn còn đó”.
Giọng điều của bài viết ngày 15 tháng 9 trên tờ Securities Times còn gay gắt hơn bài báo của Tân Hoa Xã. Tác giả Hoàng Hạ Bằng buộc tội ông Lý Gia Thành đổ tiền vào Châu Âu, nơi được “ pháp luật đảm bảo tốt hơn” để “ con cháu có thể dễ dàng thừa hưởng” tài sản của ông ta thay vì mang lại lợi ích cho xã hội Trung Quốc.
Tác giả Hoàng thừa nhận rằng chính quyền không có nhiều lựa chọn cho trường hợp này. “Nếu chính quyền viện cớ và không cho nhà đầu tư rời đi, những công ty bất động sản khác chắc chắn sẽ lo lắng”.
Ngoài ra, theo ông Hoàng, Trung Quốc “sắp trải qua một đợt cải tổ ngành công nghiệp và cần nhiều vốn đầu tư hơn” và là một nền kinh tế đang đi lên khi so sánh với châu Âu “già cỗi và yếu ớt”, nơi mang lại rất ít cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận .
Ông Hoàng kết luận “Hãy để Lý Gia Thành rời đi nếu ông ta muốn- Trời xanh vẫn còn đó”
Một ngày sau, tờ báo được nhà nước chi phối Tin tức Bắc Kinh lặp lại quan điểm của tác giả Hoàng khi cho rằng để công ty của ông Lý tiếp tục ở lại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tính tin cậy của thương trường, và tuyên bố “Việc ông Lý Gia Thành đi hay ở lại hoàn toàn không thể hiện gì cho tình hình kinh tế Trung Quốc”. Bài bình luận này cố gắng miêu tả hành động của ông Lý chỉ đơn thuần là một quyết định kinh doanh, không liên quan gì dến chính trị.
Cư dân mạng Trung Quốc không hề bị thuyết phục bởi những lập luận của các cơ quan ngôn luận nhà nước.
Một bình luận trên Sina Weibo (một mạng xã hội như Twitter của Trung Quốc) cho rằng: “Với giọng điệu tuyên bố như thế này, tôi cảm giác [Lý Gia Thành] đã đúng!”,
Chủ tịch ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới Goldman Sachs trong bài trả lời phỏng vấn Wall Street Journal đăng tải ngày 17/09/2015 đã đả kích một số chính sách kinh tế của Bắc Kinh và cho rằng hiện nay không phải là lúc để đầu tư vào Trung Quốc.
Theo nhận định của ông Lloyd Blankfein, sự can thiệp của chính quyền để chận lại đà lao dốc đầy kịch tính của thị trường chứng khoán Trung Quốc mùa hè này, nhất là việc một tổ chức nhà nước mua vào hàng loạt cổ phiếu, là « vụng về và hỗn tạp ». Hơn nữa kết quả lại hết sức hạn chế : thị trường Thượng Hải vẫn bị sụt giảm khoảng 40% kể từ giữa tháng Sáu.
Chủ tịch Goldman Sachs bình luận : « Chính quyền cộng sản không có nhiều kinh nghiệm quản lý các tình hình như thế trên thị trường ». Khác với lệ thường, ông Blankfein còn bày tỏ sự quan ngại về sự suy sụp của nền kinh tế thứ nhì thế giới. Ông than thở : « Các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết rằng vấn đề nằm ở đâu, và họ cũng thông minh trong việc này, nhưng rất khó thực hiện những thay đổi cần thiết ».
Ông Lloyd Blankfein nói thêm, bản thân ông « không đầu tư vào Trung Quốc trong thời điểm hiện nay ». Theo AFP, đây là những tuyên bố đáng ngạc nhiên, do Goldman Sachs vẫn được coi là hết sức lạc quan về viễn cảnh của Trung Quốc, dù hoạt động kinh tế nước này tiếp tục chậm lại.
Một loạt những con số thống kê đáng thất vọng – nhu cầu tiêu thụ yếu, sản xuất công nghiệp giảm sút – và thị trường chứng khoán xuống dốc đã làm dấy lên những lo ngại tình hình suy sụp sẽ còn kéo dài tại Trung Quốc. Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OCDE) hôm qua (16/09/2015) đã hạ dự báo tăng trưởng thế giới xuống còn 3% trong năm nay và 3,6% vào năm tới, do những khó khăn của các nước mới trỗi dậy quan trọng. Báo cáo của OCDE nhấn mạnh : « Chính quyền Trung Quốc đối mặt với những thử thách chính trị và kinh tế để duy trì tăng trưởng, vừa phải cải tổ cơ cấu và quản lý rủi ro ».
Trong khi tăng trưởng năm nay xuống thấp chưa từng thấy kể từ một phần tư thế kỷ qua, Bắc Kinh vẫn tìm cách trấn an với việc nêu ra một « chuẩn mực mới », và nhấn mạnh nỗ lực tái cân bằng qua mô hình kinh tế chủ yếu dựa vào tiêu dùng nội địa.

1 nhận xét:

  1. TÀU CỘNG PHẢI SỦA GIỐNG THÁI THÚ TRỌNG LÚ NGHEN ĐẤT NƯỚC MÌNH GIỐNG CÁI GÌ NHỈ DÂN NÓ MỚI HOẢNG MANG TIỀN ĐI CHỖ KHÁC ĐẦU TƯ CHỨ.

    Trả lờiXóa