Pages

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Trần Khải : Biển Đông gay go

Kết quả hình ảnh cho Biển Đông.

Gian nan là chuyện Biển Đông. Không chỉ vì Trung Quốc ngang ngược, nhưng cũng vì Mỹ ra bộ mềm yếu...

Bản tin RFI kể rằng trong hội nghị tuần này --

Cuộc họp thượng đỉnh giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Barack Obama ngày 25/092/2015 tại Bạch Ốc -- sẽ là dịp để lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ đề cập đến những hồ sơ đang gây căng thẳng giữa hai nước, trong đó gai góc nhất sẽ là hồ sơ Biển Đông, trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng bồi đắp và quân sự hóa nhiều đảo ở vùng Biển Đông.

Quan hệ Mỹ-Trung hiện nay xuống đến mức xấu nhất kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Đến mức mà nhiều chuyên gia dự báo là Trung Quốc và Hoa Kỳ đang tiến đến một cuộc chiến tranh lạnh mới.



RFI nói rằng các vụ tấn công tin tặc nhắm vào những công ty Mỹ, mà Trung Quốc bị nghi là thủ phạm, các vụ đàn áp chính trị ở Trung Quốc, chính sách thương mại mang tính bảo hộ của Bắc Kinh và đặc biệt là hồ sơ Biển Đông, là những vấn đề chính đang gây sóng gió trong quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.

Khi ráo riết xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, Bắc Kinh không chỉ gây lo ngại cho các nước trong khu vực, mà còn khiến Hoa Kỳ giận dữ, bởi lẻ những hành động đó trực tiếp đe dọa đến những lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ ở khu vực này cũng như có nguy cơ phá vỡ thế độc tôn của Mỹ ở vùng biển châu Á.

Hoa Kỳ đã công khai lên án Bắc Kinh vì xem đó là những hành động «gây mất ổn định» và «đe dọa an ninh khu vực». Mới tuần trước, thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain còn thẳng thừng tuyên bố Biển Đông «không phải là thuộc Trung Quốc», sau khi Phó đô đốc Viên Dự Bách ( Yuan Yubai ), tư lệnh hạm độ Bắc Hải của Trung Quốc khẳng định Biển Đông là của Trung Quốc, vì tên tiếng Anh của vùng biển này là «South China Sea».

Theo thượng nghị sĩ McCain, biểu hiện rõ rệt nhất cho việc tôn trọng quyền tự do lưu thông trên biển, đó là không mặc nhiên công nhận khu vực 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Ông McCain thúc giục hải quân Mỹ đưa tàu chiến đến khu vực này.

RFI ghi rằng:

“Vào tuần trước, dân biểu Cộng hòa Randy Forbes cùng với 28 đồng nghiệp cũng đã gởi thư cho tổng thống Obama và bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, cảnh báo rằng những thái độ thụ động của Hoa Kỳ sẽ tạo tính chính đáng cho cách hành xử của Bắc Kinh ở Biển Đông.”

Trong khi đó, bản tin RFA cho biết Việt Nam hôm 23-9-2015 đã yêu cầu TQ hủy quy hoạch Hoàng Sa, Trường Sa...

RFA viết:

“Việt Nam hôm nay lên tiếng phản đối việc Trung Quốc thông qua quy hoạch khu chức năng chính về biển trên toàn quốc trong đó bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa.

Trả lời câu hỏi của phóng viên hôm 23 tháng 9 về quy hoạch khu chức năng chính về biển trên toàn quốc được quốc vụ viện Trung Quốc thong qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Hải Bình nói Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Mọi hoạt động của các bên nước ngoài ở khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc phải huỷ bỏ hành động sai trái.

Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan là những nước cùng đòi chủ quyền đối với quần đảo Trường sa. Trong khi đó quần đảo Hoàng Sa là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam vào năm 1974.

Trong một phỏng vấn dành cho tờ The Wall Street Journal mới đây, Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc khẳng định quần đảo Trường sa mà Trung Quốc gọi là Nansha đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa và điều này đã được củng cố bằng các bằng chứng lịch sử.”

Một bản tin VOA kể về chuyện Tổng Thống Philippines Benigno Aquino đã chế giễu về những đòi hỏi chủ quyền biển của Trung Quốc, và ca ngợi Nhật Bản đã thông qua luật pháp để cho phép quân đội nước này chiến đấu ở nước ngoài.

Bản tin VOA ghi rằng Pháp Tấn Xã hôm Thứ Tư dẫn lời phát biểu của ông Aquino trên đài truyền hình ABS-CBN, nói rằng Trung Quốc đề nghị cùng phát triển các tài nguyên trong Biển Đông, nhưng cùng lúc lại tuyên bố chủ quyền trên hầu hết vùng biển có tính nhạy cảm này.

Ông Aquino nói “Điều nực cười là Trung Quốc có ý nói những gì của chúng tôi là của chúng tôi, còn những gì của các ông, thì chúng ta cùng chia sẻ”.

Ông Aquino bác bỏ lời kêu gọi đối thoại tay đôi của Trung Quốc. Ông nói bất cứ cuộc đàm phán nào cũng có liên hệ tới các nước khác đang đòi chủ quyền một phần khu vực này, như Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam.

Tổng Thống Aquino ca ngợi việc quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật gây tranh cãi để nới lỏng những hạn chế đối với lực lượng tự vệ của nước này, mở đường cho việc quân đội Nhật Bản có thể chiến đấu ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai.

Các dự luật an ninh được quốc hội Nhật thông qua hôm thứ Bảy vừa rồi đã bị Bắc Kinh lên án. Họ nói rằng đây là một mối đe doạ cho hoà bình khu vực.

Một bản tin khác của VOA cho biết:

“Trung Quốc hôm thứ ba nhắc nhở Australia hãy duy trì lời cam kết sẽ không ngả về bên nào liên quan tới vấn đề tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt ở Biển Đông.

Cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc, Xinhua hôm 22.9 dẫn lời khuyến cáo của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tại cuộc họp báo thường lệ hôm qua, nói rằng: 'Chúng tôi hy vọng rằng Australia vẫn giữ cam kết sẽ không ngả về bên nào trong các vấn đề có liên quan tới các cuộc tranh chấp chủ quyền'.”

Cực kỳ gian nan vậy. Bởi vậy, cứ thấy hoài chuyện tàu lạ tông chìm tàu cá Việt Nam ở vùng Trường Sa.

Trần Khải

(Việt Báo)

1 nhận xét:

  1. CHỈ CON CHÓ ĐCSVN LÀ ƯƠN HÈN VỚI GIẶC TÀU THÔI ,MUA SẮM VŨ KHÍ LÀM CHI HAY CÓ CỚ ĐỂ THAM NHŨNG .TỔ QUỐC LÂM NGUY,ĐẢNG CỘNG SẢN SỦA VÕ MIỆNG LÀM SAO TÀU SỢ .GIAO NGAY VỊNH CAM RANH CHO MỸ TỐNG CỔ TỤI BA TÀU VỀ TÀU THÔI BẮN CHẾT MẸ THẰNG DŨNG ,SANG SÂU ,TRỌNG LÚ.

    Trả lờiXóa