Pages

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

TRÚC GIANG MN - “TRUNG QUỐC CÓ THỂ BỊ THUA NHỤC NHÃ NẾU ĐẤU SÚNG VỚI NHẬT BẢN”

1* Mở bài
“Trung Quốc có thể bị thua nhục nhã nếu đấu súng với Nhật Bản”. Đó là kết luận của chuyên gia người Nga, ông Vasily Cashin, Chủ nhiệm Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga.
Sau khi phân tích kỹ lưỡng về tương quan lực lượng giữa hải quân và không quân hai nước Nhật Trung, ông đưa ra kết luận như thế.
Về số lượng vũ khí, Trung Quốc ưu thế hơn Nhật. Về chất lượng thì Nhật vượt trội hơn Trung Quốc.
Chuyên gia Nga Vasily Cashin nêu một dẫn chứng cụ thể, đó là sự kiện ngày 31-3-2013.
Sự kiện 31-3-2013.
Chiếc tàu khu trục cở lớn của Nhật mang số DD-107, trang bị hệ thống chiến đấu AEGIS, đã xông vào giữa đội hình tác chiến của tàu Trung Quốc đang tập trận ở Tây Thái Bình Dương.
Sự kiện khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: “Vì sao con tàu đó có thể xâm nhập vào giữa đội hình tác chiến của Hải quân Trung Quốc đang tập trận thì mới bị phát hiện?”
Sự kiện đó khiến cho giới quan sát nghi ngờ khả năng của Hải quân Trung Quốc.
Về máy bay ném bom chiến lược tầm xa thì Trung Quốc đang xử dụng loại động cơ H-6K được thiết kế cho máy bay Tupolev của Liên Xô, sản xuất hồi thập niên 1950.
Viên tướng Nhật, Sumihiko Kawamura, cựu tư lịnh đơn vị không quân săn tàu ngầm Nhật Bản, cho biết tác chiến tàu ngầm mang yếu tố quyết định trong chiến tranh trên biển hiện nay.
Ông khẳng định Trung Quốc chưa đạt được công nghệ tàng hình cao của tàu ngầm. “Tàu ngầm của họ còn ồn ào và dễ bị phát hiện hơn tàu Liên Xô trước kia nữa”. Ông kết luận: “Về tàu ngầm họ lạc hậu hơn chúng tôi 30 năm”.
Trung Quốc không dám gây chiến với Nhật và Hoa Kỳ. Tuy nhiên họ có thể cho Việt Nam một bài học như họ thường đe dọa, nhưng phải trả cái giá quá đắt và phải nhận những hậu quả tai hại, nên lại thôi. Không đánh Việt Nam.
Trung Quốc không dám gây chiến với Nhật và Mỹ, không thể đánh Việt Nam, nhưng không dễ dàng từ bỏ chủ quyền trên vùng biển hình lưỡi bò bao trùm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vậy thì vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết ra sao?
2* Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản
2.1. Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản
Cờ Quân Đội Nhật Bản               Nam nữ quân nhân Nhật Bản
Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản (JSDF=Japan Self-Defense Forces) là lực lượng vũ trang của nước Nhật.
Điều 9 Hiến pháp Hòa bình không cho phép Nhật duy trì lục quân, hải quân và không quân, cũng như các tiềm lực chiến tranh khác, cho nên lực lượng vũ trang rất hạn chế, được gọi là Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản.
Quân số hiện dịch: 247,150 (2015). Quân số trừ bị: 56,100 (2015)
Ngân sách: 59.3 tỷ USD (2012). 281.98 tỷ USD giai đoạn 2010 đến 2015.
Ba thành phần chính gồm có:
  1. Lực Lượng Phòng Vệ Mặt Đất Nhật Bản
  2. Lực Lượng Phòng Vệ Biển Nhật Bản
  3. Lực Lượng Phòng Vệ Trên Không Nhật Bản.
Chiều hướng phát triển:
  • Giảm số lượng, tăng chất lượng vũ khí và trang thiết bị.
  • Gia tăng khả năng cơ động.
  • Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường hợp tác với quân đội Hoa Kỳ.
  • Chuyển từ phòng thủ sang tấn công.
Lực Lượng Phòng Vệ Nhật được đánh giá là có thực lực trên thế giới. Cục Phòng Vệ được nâng cấp thành Bộ Quốc Phòng ngày 9-1-2007.
2.2. Sửa đổi Hiến Pháp Nhật
2.2.1. Thủ Tướng Shinzo Abe thúc đẩy sửa đổi Hiến Pháp Nhật
Thủ tướng Abe muốn thay đổi chính sách an ninh của Nhật *Hàng ngàn người phản đối
Ngày 1-1-2014, trong thông điệp đầu năm gởi cho người Nhật, Thủ Tướng Shinzo Abe cho biết sự cần thiết phải sửa đổi Hiến Pháp do Mỹ áp đặt trong thời gian chiếm đóng nước Nhật sau Thế Chiến II.
Hiến Pháp Hòa Bình được thi hành  ngày 3-5-1947 cho đến nay (68 năm). Nắm lấy cơ hội hai con tin người Nhật bị tổ chức khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo sát hại dã man, ngày 3-2-2015 Thủ Tướng Abe tuyên bố, việc sửa đổi hiến pháp rất cần thiết để bảo vệ mạng sống và tài sản của công dân Nhật.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật cho biết, lợi ích và an ninh quốc gia của Nhật bị ảnh hưởng nặng nề khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền hầu hết trên vùng Biển Đông. Tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông rất quan trọng đối với nền kinh tế trong việc nhập cảng và xuất cảng hàng hóa của Nhật.
Thủ Tướng Abe cho rằng thời cơ thuận tiện nhất để sửa đổi hiến pháp là vào mùa thu năm 2016, sau cuộc bầu cử Thượng Viện, hy vọng đảng Dân Chủ Tự Do (LDP=Liberal Democratic Party) của ông sẽ chiếm được nhiều số ghế hơn hiện nay. Quả thật như thế, kết quả bầu cử Thượng Viện Nhật ngày 22-7-2015, đảng LDP của ông đã thắng lớn. Ngày 19-9-2015, Thượng Viện Nhật đã thông qua dự luật an ninh, cho phép quân đội Nhật đem quân ra nước ngoài bảo vệ đồng minh khi Nhật không bị tấn công.
Điều 9 Hiến Pháp Nhật có ghi: “Lục quân, hải quân và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận”.
Ông Abe cho rằng biện pháp nầy không còn phù hợp với tình hình thế giới và khu vực hiện nay.
2.2.2. Hạ Viện Nhật thông qua dự luật an ninh
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (giữa) tại Hạ viện trước khi bỏ phiếu thông qua dự luật quốc phòng ngày 16/07/2015.REUTERS/Toru Hanai* Hàng ngàn người phản đối.
Ngày thứ tư 15-7-2015, Hạ Viện Nhật do đảng cầm quyền của Thủ Tướng Abe đã thông qua hai dự luật cho phép quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài, được gọi là “Quyền phòng thủ tập thể” hoặc “Tự vệ chung”. Hàng ngàn người Nhật biểu tình phản đối ở Tokyo, nhung nhiều người cho rằng Thượng Viện rồi cũng thông qua để thành luật thôi.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, đặt câu hỏi: “Có phải Nhật đã từ bỏ chính sách hòa bình hay không?” và bà thúc giục: “Hãy giữ con đường phát triển hòa bình và tránh gây bất ổn trong khu vực”.
3* Hải Quân Nhật Bản
Tổng quát về Hải Quân Nhật Bản
     Quân kỳ Hải quân Nhật     Tàu sân bay trực thăng          Tàu ngầm tàng hình lớp Soryu   
    Tàu chiến Aegis của Nhật Bản *Chiến hạm Nhật thuộc loại hiện đại nhất thế giới
Hải Quân Nhật có tên chính thức là Lực Lượng Phòng Vệ Bờ Biển Nhật Bản. (JMSDF=Japan Maritime Self-Defense Force). Nhật Bản là một quần đảo cho nên hải quân là nồng cốt của lực lượng vũ trang.
  • 110 tàu chiến mặt nước.
  • 21 tàu ngầm.
  • 2 tàu sân bay trực thăng và
  • Không lực của hải quân.
Trong 110 tàu khu trục có:
  • 12 tàu khu trục mang hỏa tiễn điều khiển
  • 4 tàu chiến trang bị hệ thống chiến đấu AEGIS, diệt hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa.
  • 2 tàu sân bay trực thăng chở 450 binh sĩ, mỗi chiếc chở 14 trực thăng. Tàu sân bay trực thăng có chỗ đủ rộng để cho 5 trực thăng vận hành cùng một lúc. Tàu sân bay nầy cũng có thể mang phi cơ chiến đấu tàng hình thế hệ 5 là F-35B. Tiêm kích F-35B cất cánh ở đường bay ngắn và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng. (STOVL=Short Take-Off Vertical Landing)
  • Tàu ngầm Soryu tàng hình, phi hạt nhân, cực kỳ êm và đáng sợ nhất thế giới. 6 ống phóng hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) chống tàu là VGM-84 Harpoon)
Hệ thống chiến đấu AEGIS
Hải Quân Nhật có 4 tàu khu trục (tàu chiến) trang bị hệ thống chiến đấu AEGIS chống hỏa tiễn đạn đạo (Ballistic Missile) liên lục địa. Đó là hệ thống tối tân nhất, phức tạp nhất hiện nay.
(AEGIS=Advanced Electronic Guided Interceptor System). Hỏa tiển đạn đạo có tầm sát hại từ 5,000km đến 15,000km nên gọi là liên lục địa.
Hệ thống AEGIS gồm có:
  1. Một máy xử lý tín hiệu. Có khả năng phát hiện, theo dõi hỏa tiễn của đối phương từ xa.
  2. Một hệ thống máy tính chỉ huy.
  3. Một hệ thống phóng hỏa tiễn đánh chặn hỏa tiễn địch từ xa.
  4. Một hệ thống Radar AN/SPY-1, là bộ phận chủ yếu và quan trọng của hệ thống chiến đấu AEGIS. Radar có khả năng giám sát 3 chiều, theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng một lúc, cung cấp đường dẫn cho hàng trăm hỏa tiễn đánh chặn tiêu diệt hàng trăm hỏa tiễn địch từ các phương hướng khác nhau cùng một lúc.
Ngoài ra còn nhiều hệ thống hỗ trợ khác cho hệ thống AEGIS nầy, như:
  • Hệ thống liên lạc với vệ tinh để xác định tọa độ đường bay siêu tốc độ của hỏa tiễn địch.
  • Hệ thống chiến tranh điện tử, phá vở các hoạt động gây nhiễu của đối phương.
  • Hệ thống hiển thị trên màn hình màu to lớn trên tàu, nêu rõ những chi tiết cần thiết để đánh chặn, tiêu diệt từ xa hỏa tiễn tấn công của địch.
Hệ thống AEGIS trang bị trên tàu chiến có khả năng tàng hình tối cao. Vỏ tàu kiên cố bằng hai lớp thép đặc biệt.
Tóm lại, hệ thống chiến đấu AEGIS vô cùng tối tân, vô cùng phức tạp. Radar phát hiện hướng bay và tọa độ mục tiêu. Các hệ thống phức tạp phối hợp với nhau và cuối cùng ra lịnh cho các giàn phóng hỏa tiễn trên tàu tiêu diệt hàng chục, thâm chí hàng trăm hỏa tiễn của địch từ các phương hướng từ xa cùng một lúc.
Hiện nay trên thế giới chỉ có 108 tàu chiến được trang bị bằng hệ thống AEGIS. Hoa Kỳ có 91 chiếc. Nhật Bản 4 chiếc và hải quân các nước khác như Úc, Na Uy, Hàn Quốc, Tây Ban Nha.
AEGIS phức tạp nhất khiến cho Trung Quốc, Nga và Nhật Bản cũng không có khả năng chế tạo hệ thống AEGIS như của Hoa Kỳ.
Hệ thống chiến đấu AEGIS có thể tiêu diệt hỏa tiễn đạn đạo cách xa 500km. Vũ khí đánh chặn nầy bay cao 160km, tức là ở ngoài bầu khí quyển bao bọc trái đất dầy 120km.
  • Không lực của Hải Quân Nhật Bản
         P-3 Orion tuần tra diệt tàu ngầm *        Trực thăng UH-60M Black Hawk
Không lực của Hải Quân Nhật gồm có:
  • 160 máy bay cánh cố định.
  • 129 trực thăng chống tàu ngầm SH-60 và UH-60
  • 80 phi cơ tuần tra và diệt tàu ngầm P-3 Orion
Vũ khí và các loại trang thiết bị quân sự của Nhật có đặc tính kỹ thuật rất cao. Hỏa tiễn, ngư lôi, và thiết bị điện tử thuộc loại tối tân nhất.
Hải Quân Nhật có nhiều kinh nghiệm tác chiến xa bờ biển thông qua những cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ.
4* Lục Quân Nhật Bản
        T-90                                Xe tăng bắn pháo sáng chống hỏa tiễn
Lục Quân Nhật Bản có tên chính thức là Lực Lượng Phòng Vệ Mặt Đất Nhật Bản. Gồm có bộ binh, bộ binh cơ động, pháo binh, xe tăng, thiết giáp, công binh, truyền tin, biệt kích…
  • Nhật đã loại bỏ 126 xe tăng T-74, thay vào đó 49 chiếc loại T-90 để trang bị cho các sư đoàn, lữ đoàn mục đích nâng cao khả năng cơ động và khả năng tấn công cao hơn trước 69%.
  • Loại ra 38 xe chở quân T-73 và thay vào đó104 xe T-90, đồng thời đưa vào xử dụng 700 xe bọc thép hạng nhẹ để nâng cao khả năng cơ động, di chuyển nhanh.
  • Loại bỏ toàn bộ hỏa tiễn cũ 130mm, đưa vào xử dụng 9 giàn hỏa tiễn tự hành 277mm.
5* Không Quân Nhật Bản
F-35 Lightning II                             MV-22 Osprey
MV-22 Osprey xếp cánh lại tại căn cứ Không quân Iwakuni, Nhật Bản
      Tên chính thức là Lực Lượng Phòng Vệ Trên Không Nhật Bản. (JASDF=Japan Air Self-Defense Force) chịu trách nhiệm bảo vệ không phận và tuần tra nước Nhật. Điều khiển một mạng lưới rộng lớn về radar và hệ thống cảnh báo sớm. Quân số 450,000 (2005) và 769 phi cơ chiến đấu gồm có các loại F-2, F-4EJ, F-15 và phi cơ vận tải C-130.
Nhật mua 42 chiếc F-35 thế hệ 5 của Mỹ. Nhật tiến hành xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài.
Chính phủ thúc đẩy các công ty Nhật hợp tác nghiên cứu và sản xuất vũ khí với nước ngoài để từng bước loại bỏ lịnh cấm vận vũ khí đặt ra sau khi Nhật đầu hàng trong Thế Chiến II.
Nhật mua phi cơ cánh xoay MV-22 Osprey của Mỹ. Nhật muốn mua 20 chiếc loại nầy nhưng Mỹ chỉ bán 17 chiếc cho rằng đủ để phòng thủ. Mỹ không muốn bán nhiều hơn 17 chiếc vì sợ không kiểm soát được Nhật.
Phi cơ cánh xoay rất phù hợp với tàu sân bay trực thăng của Nhật.
MV-22 Osprey là phi cơ vận tải, mỗi chiếc chở 32 binh sĩ với đầy đủ trang bị và 9,000kg hàng hóa, tốc độ 509km/giờ bay nhanh gấp đôi trực thăng.
Cánh quạt quay về phía trước thì vận hành như phi cơ cánh cố định. Cánh quạt quay 90 độ, hướng lên trời thì bay như một trực thăng.
MV-22 Osprey trang bị 3 khẩu súng máy 12.7mm và 7,62mm. Cánh phi cơ còn xếp lại được để tiết kiệm không gian trên tàu sân bay trực thăng.
6* “Trung Quốc có thể thua nhục nhã nếu đấu súng với Nhật Bản”
Chuyên gia Nga Vasily Cashin đưa ra kết luận như thế. Nếu xảy ra cuộc chiến ở nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, giữa Hạm Đội Đông Hải đấu với Hải Quân Nhật thì tương quan lực lượng hai bên như sau:
Phía Trung Quốc:
  • 500 phi cơ
  • 20 tàu ngầm
  • 3 tàu ngầm hạt nhân
Phía Nhật Bản:
  • 150 máy bay
  • 10 tàu ngầm
  • 10 tàu khu trục hỏa tiễn
1). Về không chiến
Hai bên ngang ngữa nhau. Mặc dù TQ hơn hẳn về số lượng phi cơ, nhưng có hai điểm yếu kém hơn Nhật. Đó là TQ không có phi cơ cảnh báo sớm so với Nhật và không có máy bay diệt tàu ngầm.
2). Về hải chiến
Về tàu ngầm thì TQ thua kém xa so với Nhật vì tàu ngầm TQ ở tình trạng của thời 1970 của Liên Xô. Nhận định nầy của chuyên gia Nga có thể tin cậy được vì ông rất rõ về tình trạng của vũ khí Nga.
3). Về tàu chiến trên mặt nước
Trung Quốc vượt trội hơn Nhật về số lượng. Hai bên tương đương nhau về sức mạnh hỏa tiễn.
Xét về tương quan lực lượng, nhất là khả năng và kinh nghiệm chiến đấu, chuyên gia Vasily Cashin kết luận: “Trung Quốc có thể thua nhục nhã nếu đấu súng với Nhật Bản”.
Hải Quân Nhật có nhiều kinh nghiệm tác chiến xa bờ mà TQ chưa có.
Điều quan trọng nhất là khả năng tương tác giữa các thiết bị hiện đại nhất về khoa học kỹ thuật tác chiến, đưa hợp đồng tác chiến của Nhật vượt trội hơn của Trung Quốc.
7* Nhật-Ấn hiệp lực đập nát Chuỗi ngọc trai của Trung Quốc
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
Ở Ấn Độ Dương, Chuỗi ngọc trai (String of Pearls) là một vành đai căn cứ quân sự của Trung Quốc nhằm bao vây phía Nam của Ấn Độ, từ Bangladesh, Sri Lanka, đảo Maldives và Pakistan.
Ấn Độ cảm thấy bị đe dọa và không an tâm nên đã liên minh với Nhật.
Ngày 29-5-2015, Nhật-Ấn đã nâng mối quan hệ lên tầm cao mới. Cam kết cùng nhau phối hợp nhằm bảo vệ sự ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh kinh tế, quân sự và tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Tại Tokyo, Thủ tướng Ấn, Manmoham Singh, và Thủ tướng Shinzo Abe đã lên tiếng phản đối việc xử dụng vũ lực và làm thay đổi trật tự ở Châu Á của Trung Quốc.
Nhật-Ấn nhất trí mở rộng hợp tác bảo vệ an ninh hàng hải và củng cố ổn định khu vực.
Ấn Độ nổ lực phá vỡ sự bao vây của chiến lược Chuỗi ngọc trai của TQ.
Ngoài ra Nhật còn cam kết hỗ trợ tài chánh cho các dự án của Ấn Độ như hành lang công nghiệp Chennai Bangalore, tuyến tàu điện ngầm thứ ba ở Mumbay.
Nhật cung cấp thủy phi cơ US-2 ShinMaywa cho Ấn Độ. Hợp tác khai thác đất hiếm mà hiện nay Nhật đang lệ thuộc vào Trung Quốc.
Ấn Độ ở phía Tây, Nhật Bản ở phía Đông cùng nhau hợp tác bảo vệ đại dương, bảo vệ một châu Á hòa bình và thịnh vượng.
Cùng nhau đập nát Chuỗi ngọc trai của Trung Cộng.
Chuỗi ngọc trai của Trung Cộng đang bị kềm chế bởi vành đai quân sự của Mỹ từ Alaska, Hàn Quốc, Nhật Bản, Okinawa, Hawaii, Philippines, Indonesia, Úc, Singapore và Ấn Độ, với lực lượng hùng hậu của Hạm Đội 3, Hạm Đội 7 và Hạm Đội Thái Bình Dương…
8* Trung Quốc không dám khai chiến với Nhật và Mỹ
8.1. Khai chiến với Nhật cũng có nghĩa là khai chiến với Mỹ
Căn cứ Yokosuka là cảng nhà của hàng không mẫu hạm George Washington (CVN-73)
Khai chiến với Nhật cũng có nghĩa là khai chiến với Mỹ, vì những căn cứ của Nhật và Mỹ ở cùng một địa điểm, một khu vực.
Mỹ có hiệp ước an ninh quốc phòng với Nhật. Nhật nằm trên vành đai chiến lược của Mỹ. Đánh Nhật cũng có nghĩa là đánh Mỹ.
Ở Nhật, có hai căn cứ quân sự của Mỹ. Cảng nhà của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ nằm tại căn cứ Yokosuka. Tàu sân bay USS Kitty Hawk (CV-63) của Mỹ cũng đồn trú tại đó.
Yokosuka cũng là căn cứ của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật bao gồm lục quân, hải quân và không quân Nhật Bản.
Đánh Nhật ở căn cứ Yokosuka cũng là đánh Mỹ tại đó. Trái lại đánh Mỹ tại đó cũng có nghĩa là đánh vào nước Nhật tại đó. Dù đánh Nhật hay đánh Mỹ tại đó thì cũng như đánh vào vành đai của Mỹ từ Alaska cho đến Okinawa, Úc và Ấn Độ. Làm sao Trung Cộng thoát khỏi thiên la địa võng của Hoa Kỳ?
Vì thế Trung Quốc không dám mạo hiểm làm liều. Vì làm liều, điếc không sợ súng là sập tiệm.
8.2. Về chiến tranh hạt nhân
Báo Nga: “Mỹ đánh bại Trung Quốc chỉ trong một giờ nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra”.
Theo nhận định của tạp chí Expert (Nga) thì quân đội Trung Quốc có thể bị bại trong vòng một giờ đồng hồ nếu xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện.
Lý do là công nghệ hạt nhân của TQ xuất xứ từ thời Liên Xô ở những năm 1991. Tờ Expert dẫn chứng, TQ chưa đủ năng lực tấn công hạt nhân ba mũi để đánh bại Mỹ.
Năng lực 3 mũi gồm có:
  1. Máy bay ném bom chiến lược tầm xa
  2. Hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa
  3. Hỏa tiễn đạn đạo bắn từ tàu ngầm.
Quân Đoàn Pháo Binh số 2 (Lực lượng hạt nhân) của TQ chưa đủ khả năng để theo kịp với lực lượng hạt nhân của Mỹ. Chuyên gia Nga, Vasily Cashin, nêu rõ các hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa mà TQ đang xử dụng là tên lửa Đông Phong DF-31 có khả năng bắn tới Mỹ nhưng khuyết điểm lớn nhất của loại hỏa tiễn nầy là phải mất 2 giờ để nạp nhiên liệu. Hỏa tiễn nầy phải phóng thẳng đứng nên phải bố trí ngoài trời, vì vậy chưa kịp khai hỏa thì đã bị tiêu diệt.
Mỹ đã có 7,300 hỏa tiễn ICBM (ICBM=InterContinental Ballistic Missile) mang đầu đạn hạt nhân. Trung Quốc 260 (Nga có 7,500).
Hỏa tiễn Đông Phong DF-41 của Trung Quốc.
Hồi cuối năm 2013, TQ đã thử nghiệm 2 tên lửa DF-41 có tầm bắn xa 14,000km. Loại nầy có thể mang đầu đạn nguyên tử nhưng chỉ còn trong vòng thử nghiệm và chế tạo.
Về máy bay ném bom chiến lược tầm xa thì TQ đang xử dụng loại động cơ H-6K được thiết kế cho phi cơ Tupolev Tu-16 của Liên Xô, sản xuất hồi thập niên 1950.
Tất cả những yếu tố trên đưa đến kết luận: “Trung Quốc sẽ bị Mỹ đánh bại dưới một tiếng đồng hồ trong cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện”.
9* Trung Quốc có thể dạy Việt Nam bài học thứ hai, nhưng vô ích nên lại thôi.
9.1. Trung Cộng không có lý do nào để đánh Việt Nam cả
Trung Cộng có khả năng dạy Việt Cộng bài học thứ hai như họ thường đe dọa, nhưng phải trả bằng cái giá rất đắt và nhận những hậu quả tai hại, nên lại thôi. Không đánh Việt Nam.
Trước đây Trung Cộng đã từng đe dọa sẽ đánh chiếm Việt Nam trong 31 ngày, và mới đây dọa sẽ đánh chiếm Việt Nam chỉ trong một tiếng đồng hồ.
Thật ra Trung Cộng có thể dạy cho Việt Cộng một bài học mà họ cho rằng vô ơn bội nghĩa, nhưng bài học nầy phải trả bằng cái giá quá đắt vì chiến tranh hỏa tiễn sẽ gây thiệt hại nặng nề cho hai bên. Kẻ u đầu người sứt trán. Chó le lưỡi, nai cũng vạt móng.
Đánh Việt Nam, Trung Cộng sẽ lãnh hậu quả tai hại, là làm cho các nước trong khu vực đoàn kết chặt chẽ nhau hơn để chống Trung Quốc.
Thật ra Trung Cộng không có lý do nào để đánh Việt Nam cả, bởi vì VN chưa bao giờ có “hành động” chống lại quan thầy Tàu khựa nầy. Nếu có thì chỉ vài câu tuyên bố phản đối lấy lệ về cái nầy, cái nọ của anh lưỡi gỗ của bộ Ngoại Giao. Các lãnh đạo đảng CSVN thì cũng chỉ tuyên bố những lời lẽ bóng gió, ám chỉ cái nầy cái nọ rồi cũng tung hô 16 chữ vàng và 4 tốt. Quyết tâm hợp tác chiến lược toàn diện…
Bang giao Việt-Trung nồng ấm khi anh Tàu khựa ngừng chửi và ngừng tấn công  Việt Cộng.
Vụ giàn khoan HD-981, Việt Nam chống lại Trung Cộng bằng cách đưa 25 tàu nhà nước ra biển, chìa hông ra cho tàu Trung Cộng đâm vào. Đó là chiến thắng vẻ vang, huy hoàng dựa theo công thức “quân đội ta trung với đảng, hiếu với dân, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Vừa rồi Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Cộng, nói với Phạm Bình Minh rằng: “Bắc Kinh hết sức coi trọng “sự kiên trì của VN về phương châm láng giềng hữu nghị (nằm trong 16 chữ vàng) hợp tác chiến lược toàn diện của VN.
16 chữ vàng là: Láng giềng hữu nghị, (Láng giềng khốn nạn) Hợp tác toàn diện (Cướp đất toàn diện), Ổn định lâu dài (Lấn biển lâu dài), Hướng tới tương lai (Thôn tính tương lai).
Ngày 17-6-2015 trong chuyến đi sứ sang Tàu, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh đã khẳng định với Lý Khắc Cường rằng: “Hà Nội luôn luôn coi trọng việc phát triển ổn định, quan hệ đối tác “chiến lược toàn diện” với Bắc Kinh”.
“Chiến lược” của Trung Cộng là chiếm biển đảo của Việt Nam thế mà coi trọng chiến lược toàn diện đó là thế nào?
9.2. Tranh chấp chủ quyền chỉ là chuyện nhỏ
Cũng trong ngày 17-6-2015, Tân Hoa Xã dẫn lời của Lý Khắc Cường nói với Phạm Bình Minh như sau: “Việt Nam và Trung Quốc nên triển khai những “thỏa thuận” đạt được giữa lãnh đạo hai nước. Hai bên còn nhiều lãnh vực quan trọng, đáng quan tâm hơn là tranh chấp biển”
Lời huấn thị của Lý Khắc Cường có hai điểm chính cần phải làm sáng tỏ cho đồng bào được biết:
  1. Lãnh đạo hai nước thỏa thuận những gì?
  2. Lãnh vực quan trọng đáng quan tâm hơn chủ quyền biển là gì?
9.2.1. Lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận những gì?
Các đồng chí vui mừng hả hê vì được thu nhận vào làm khu tự trị Trung Quốc
Rà soát lại tất cả những thỏa thuận của Việt Nam đối với Trung Quốc thì thấy những sự việc cụ thể như sau:
1). Ngày 14-9-1958
Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đồng thuận với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai là hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Ngày 4-9-1990
Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng được Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân chấp thuận thỉnh nguyện của Việt Nam, xin được làm một khu vực tự trị trong đại gia đình các dân tộc của Trung Quốc. Bắc Kinh cho VN thời gian 30 năm (1990-2020) để chuẩn bị mọi việc sáp nhập toàn bộ vào TQ.
Kể từ tháng 2 năm 1999 cho đến nay.
Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng thỏa thuận kế hoạch 30 năm sáp nhập được ngụy trang dưới chiêu bài 16 chữ vàng.
Trung Cộng khởi tạo phương châm 16 chữ vàng và cho biết con đường hợp nhất của hai nước vô cùng thuận lợi. Đó là đặc thù về địa lý tự nhiên, về chế độ chính trị, văn hóa, xã hội, vận mệnh của hai dân tộc, của hai đảng được xem là một.
“Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan”
Phương châm 16 chữ vàng là ngụy trang của chương trình bí mật 30 năm để sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc, cho nên mỗi khi lãnh đạo VN tuyên bố tuân thủ 16 chữ vàng thì có nghĩa là đồng ý và thi hành chương trình 30 năm sáp nhập. Một phương thức khác đã được các lãnh đạo CSVN tuyên bố với Trung Quốc, đó là “Hợp tác chiến lược toàn diện” cũng có nghĩa là vẫn tiến hành kế hoạch 30 năm.
9.2.2. Những bước cụ thể đã được thực hiện
Hợp tác toàn diện về viêc quản lý Đảng và quản lý nhà nước. Hai chính quyền, hai nhà nước trở thành một. Hội nhập toàn diện.
Những lãnh đạo thường xuyên thăm viếng lẫn nhau. Lãnh đạo CSVN thường xuyên qua “thăm viếng” Trung Quốc để báo cáo và nhận chỉ thị.
Hợp tác toàn diện về kinh tế. Thiết lập nhưng nguyên tắc căn bản về hội hập kinh tế giữa khu tự trị VN với chính quyền Trung ương ở Bắc Kinh. 44 hiệp định thỏa thuận đã được ký. 20 văn bản thỏa thuận làm căn bản pháp lý bổ túc cho việc sáp nhập.
Kế hoạch toàn diện qui định mỗi bộ trong chính phủ phải đặt đường dây nóng tự quản kết nối với Bắc Kinh.
Đường dây nóng tự quản với Bắc Kinh là nhận lịnh trực tiếp từ chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
Ngoài ra, Việt Nam chấp thuận cho 4 tỉnh phía Nam Trung Quốc, như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam được hưởng đặc quyền khai thác toàn diện trên 7 tỉnh biên giới của Việt Nam, như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Người Trung Quốc được hưởng qui chế “bất khả xâm phạm” từ khi có mặt tại Việt Nam để thi hành công tác khai thác toàn diện ở Việt Nam.
9.2.3. Những tuyên bố cụ thể của các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam
1). Bản tuyên bố của Trương Tấn Sang
Trong bản tuyên bố chung ngày 21-6-2013 được ký bởi Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình, có đoạn ghi như sau:
– Dân sự: Đào tạo nhân dân, văn hóa, giáo dục, y tế, sản xuất, chế biến. Khai thác lãnh thổ, lãnh hải, đất liền, biên giới, cửa khẩu, biển Đông, rừng núi, đầu tư, khoa học, công nghệ, kinh tế, thương mại, môi trường, nông nghiệp, ngư nghiệp, dầu khí, giao thông, vận tải và du lịch để hội nhập toàn diện vào Trung Quốc.
– Chính trị: Xây dựng nguồn máy đảng, và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tham vấn chính phủ, ban tuyên giáo, ban đối ngoại trung ương, ban lý luận, đào tạo hữu nghị quân, dân, cán chính cao cấp để sẵn sàng hoàn tất việc sát nhập.
– Quân sự: Quân đội, quốc phòng, khí tài, an ninh, ngoại giao.
Kế hoạch toàn diện qui định mỗi bộ phận đặt đường dây nóng tự quản và kết nối quản trị Bắc Kinh.
Ngoài ra, đảng CS và nhà nước Việt Nam, ưu tiên để 4 tỉnh phía Nam Trung Quốc, được hưởng đặc quyền khai thác toàn diện trên 7 tỉnh biên giới của Việt Nam.
2). Tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng
Trong chuyến viếng thăm Trung Quốc từ ngày 7-4-2015, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố:
“Chúng ta phải nghiêm túc tuân thủ những thỏa thuận quan trọng mà lãnh đạo của hai đảng đã đạt được, cùng nhau xử lý thỏa đáng và kiểm soát các bất đồng trên biển, duy trì mối quan hệ tổng thể, hòa bình và ổn định trên Biển Đông”. Hãng tin China News Service dẫn lời nói với ông Trọng tại cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh hôm 7/4/2015.
9.3. Lãnh vực quan trọng hơn chủ quyền biển là gì?
Điều mà Trung Quốc thường nhắc tới nhắc lui với các lãnh đạo đảng CSVN là hãy vì đại cuộc, tức là sự việc vô cùng hệ trọng đối với nguyện vọng của VN, đó là được thu nhận vào làm một thành viên của đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Lúc đó biển đảo sẽ là của chung.
Về chủ quyền biển thì TQ đã nêu một chiêu bài nham hiểm là chiến lược “Ba bước lấn tới”. Đó là tạo ra tranh cãi. Rồi kêu gọi dẹp bỏ tranh cãi. Bước thứ ba là tuyên bố chủ quyền.
Bước một: Tạo ra tranh cãi.
Tự ý vẽ ra vùng biển hình lưỡi bò rồi tuyên bố có chủ quyền trên đó. Tức là gây ra tranh cãi.
Bước hai: Gác tranh chấp, khai thác chung.
Đã nhiều lần Trung Quốc kêu gọi hãy tạm gác vấn đề chủ quyền qua một bên. Cùng nhau khai thác chung. Điều nầy cho phép TQ hiện diện công khai và hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam mà gọi là vùng tranh chấp, để thăm dò, khai thác tài nguyên của Việt Nam.
Bước ba: Tuyên bố chủ quyền.
Trong thời gian khai thác chung, TQ xây dựng những phương tiện phục vụ cho việc thăm dò, bảo quản, chế biến, sản xuất, chuyên chở, bao gồm các nhà kho, nhà máy, sân bay, bến cảng, nhà ở của công nhân…Và như thế đã đầy đủ yếu tố để tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc không dễ gì nhả Biển Đông ra, nhượng bộ nhiều lắm là tạm thời ngưng xây dựng để áp dụng phương thức tầm ăn lên, âm thầm thực hiện mưu đồ.
Dân tộc Việt Nam đã bất hạnh vì có đảng Cộng Sản bán nước. Đảng CSVN đã dâng 6 đảo ở Trường Sa cho Trung Cộng ngày 14-3- 1988.
Nguyễn Cơ Thạch tố cáo kẻ bán nước, chính là đại tướng Lê Đức Anh. Người tố cáo không những được thưởng công mà trái lại bị cách chức, loại ra khỏi quyền lực. Kẻ bán nước không bị trừng phạt mà hành động bán nước được đảng ém nhẹm suốt 26 năm qua, cho đến ngày 1-10-2014 Thiếu tướng Lê Mã Lương tiết lộ thủ phạm trên Youtube, như dưới đây:
Trên Youtube (ngày 1-10-2014) tựa đề: “Thiếu tướng Lê Mã Lương tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma” (Là Lê Đức Anh), “Lê Đức Anh bán đứng đảo Gạc Ma và 64 bộ đội cho Trung Quốc”
https://www.youtube.com/watch?v=uS5fmvKoCeg&feature=player_embedded
Thiếu tướng Lê Mã Lương tiết lộ thủ phạm tiếp tay cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’, Lê Đức Anh
10* Vấn đề Biển Đông đã quốc tế hóa
Vấn đề Biển Đông thật sự đã quốc tế hóa nhưng Việt Nam vẫn chủ trương giải pháp song phương.
Nhật Bản nâng cao hợp tác với Ấn Độ, tập trận ở Biển Đông với Philippines, cam kết tham gia tuần tra biển Đông với Mỹ.
Úc, Singapore tiếp tục tuần tra Biển Đông. Anh, Đức, Liên Âu, Malaysia Ấn Độ, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối việc xây đảo nhân tạo, quân sự hóa các đảo và thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mỹ cũng thay đổi lập trường. Trước kia tuyên bố không can dự vào việc tranh chấp chủ quyền, nhưng mới đây Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ, ông Daniel Russel, tuyên bố tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược ở thủ đô Washinton vào ngày 9-7-2015 như sau: “Chúng tôi không trung lập khi nói tới việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi có thái độ cương quyết trong việc tuân thủ luật pháp quốc tế”.
Tóm lại Biển Đông đã quốc tế hóa nhưng trái lại VN vẫn tiếp tục giải pháp song phương.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh và lãnh đạo CSVN luôn luôn kiên quyết giữ lập trường thông qua những cam kết với Trung Cộng như sau:
“Việt Nam luôn luôn thực hiện 16 chữ vàng và 4 tốt. Không đa phương hóa, không quốc tế hóa tình trạng Biển Đông”
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng kiên quyết khẳng định: “Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và “nhân dân VN” (?), luôn luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, mong giữ gìn, củng cố và không ngừng làm cho quan hệ Việt-Trung phát triển mạnh mẽ, ổn định”.
11* Kết luận
Trung Quốc không dám gây chiến với Nhật và Mỹ. Trung Quốc cũng không có lý do nào để đánh Việt Nam, vì Việt Cộng chưa bao giờ có hành động cụ thể nào chống lại Trung Cộng cả.
Tuy nhiên Tập Cận Bình cũng không dễ gì từ bỏ việc đòi chủ quyền ở Biển Đông.
Vậy thì vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết ra sao?
Tập Cận Bình muốn thực hiện giấc mơ Trung Hoa mà mục đích là giành lấy chiếc ghế chúa tể càn khôn với hình hài còn nguyên vẹn, nội lực còn thâm hậu về kinh tế và quân sự để lãnh đạo thế giới.
Đó là điều kiện tất yếu. Nếu chơi dại, hành sự hồ đồ lỗ mãng, gây chiến với Mỹ-Nhật và cả thế giới thì mang họa vào thân. Trở nên thân tàn ma dại, không leo được lên ghế chúa tể mà trái lại không còn giữ được địa vị hạng nhì như hiện nay.
Hình ảnh của quân phiệt Nhật trong Thế Chiến II vẫn còn lưu lại dấu vết trước mắt đó.
Thế Chiến II phe trục có đồng minh Nhật-Đức-Ý, trái lại nếu gây ra “Thế Chiến III” thì chỉ có một mình anh Ba Tàu đơn độc.
Giấc mơ Trung Hoa ấp ủ từ nhiều thập niên qua, vậy cũng có thể trường kỳ mai phục thêm vài thập niên nữa, như thế là khôn ngoan và hợp lý thôi.
Về Biển Đông, Trung Quốc không dễ gì nhả vùng biển hình lưỡi bò ra, nếu vì áp lực mạnh mẽ của Mỹ thì chịu nhượng bộ nhiều lắm là tạm thời ngưng cải tạo đảo để áp dụng chính sách tầm ăn dâu, âm thầm thực hiện ý đồ và cuối cùng cũng làm chủ Biển Đông.
 “Các vua Hùng có công dựng nước. Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước, bác cháu ta tha hồ bán nước”.
Trúc Giang
Minnesota ngày 20-9-2015

1 nhận xét:

  1. KHI NÀO SEN MỌC BIỂN ĐÔNG . BIỂN ĐÔNG TRỜI MỌC SAO RƠI ĐẦY ĐƯỜNG .( ĐÓ LÀ ĐỊNH MỆNH LÀ KHÍ SỐ CS TÀU VIỆT ,GÍA PHẢI TRẢ CHO LŨ QỦY ĐỎ )

    Trả lờiXóa