Pages

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

VNTB - Việt Nam sắp đại biến, Chủ tịch Quốc hội cầu cứu Tập Cận Bình

(Minh Nguyệt biên dịch) Trong hai ngày 23- 24/12/2015, Tập Cận Bình và Du Chính Thanh tại Bắc Kinh đã lần lượt tiếp kiến Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng. Giới quan sát cho rằng, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sắp diễn ra, cạnh tranh trên chính trường đang rất kịch liệt, người được mệnh danh “đả phá diện mạo độc tài biến tướng”* thuộc phe cải cách là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đang chiếm lấy ưu thế. Việt Nam sắp có biến cố lớn, Nguyễn Sinh Hùng thăm Bắc Kinh lần này có thể là để cầu tiếp viện. Ông Trần Phá Không (một nhà bình luận chính trị gốc Hoa tại Mỹ) cho rằng, nếu chính trị Việt Nam chuyển biến thành công, Trung Cộng sẽ bội phần lúng túng và bị áp lực.

Tháng 1/2016, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 quyết định hướng đi của Việt Nam trong tương lai sẽ diễn ra. Trong Đại hội này, tứ trụ triều đình đang lãnh đạo Việt Nam, bao gồm tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều đến tuổi về hưu, thế hệ lãnh đạo Việt Nam mới sẽ lên thay.

Bùi Tín - Hiểm họa đối với dân tộc hiện nằm ở đâu ?


 
Thế là lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã loại bỏ tất cả các ý kiến tâm huyết của nhiều nhân sỹ, trí thức, tuổi trẻ và nhân dân.

Theo báo cáo của Ban dự thảo văn kiện Đại hội XII tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hàng Trung ương (BCHTƯ) lần thứ 13, sau khi tiếp thu hàng triệu ý kiến do công luận đóng góp, qua đại hội các cấp, bản dự thảo Báo cáo chính trị (BCCT) của BCHTƯ Đảng Khóa XI sẽ trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của đảng CSVN đã có những «thay đổi, bổ sung» nhưng thật ra chỉ là một vài thay đổi về cấu trúc, hình thức. Bản dự thảo mới sẽ có 15 chương thay vì 9 chương. Đại thể là tách chương về Giáo dục ra khỏi chương về Khoa học Công nghệ; tách chương về Vấn đề Văn hóa ra khỏi chương về Tài nguyên môi trưòng; tách chương về Quốc phòng - An ninh ra khỏi chương về Đối ngoại; tách chương về Đoàn kết dân tộc ra khỏi chương về Dân chủ; hai chương về Nhà nước và Đảng cũng tách riêng. Đây là những thay đổi rất nhỏ, chẳng có mấy ý nghĩa.

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không? (I)


https://ptpnvnhdcnblog.files.wordpress.com/2013/11/14catra.jpg

Như đã có lần từng nói, phân tích chính trị Việt Nam là một việc khó, chính là vì mọi thứ diễn ra theo cách thức công khai một cách bí mật, hoặc bí mật một cách công khai, vì sự thật bị cất giấu ở đâu đó trong những góc khuất tối tăm, và những thông tin chính xác người dân không được biết. Báo chí thì chỉ đưa tin về các sự kiện với một lượng thông tin tối thiểu. Nếu độc giả sống ở một nước như Pháp hay Mỹ hay ở một nước dân chủ nào đó, sẽ thấy rõ sự khác biệt này : mỗi sự kiện khi được đưa ra bao giờ cũng kèm theo rất nhiều thông tin, và rất nhiều phân tích, bình luận, trong khi ở Việt Nam báo chí chỉ đưa tin về sự kiện chính trị, với một hàm lượng thông tin ít ỏi hết cỡ (dĩ nhiên là những tin được phép đưa), không có phân tích hoặc có rất ít phân tích, hoặc chỉ là các phân tích theo một chiều, cái chiều được chỉ đạo hoặc được cho phép, đây là điểm bất thường của báo chí chính thống Việt Nam. Nhưng điểm bất thường này hoàn toàn có thể giải thích được, và nó chính là một trong những đặc điểm căn bản của báo chí trong các thể chế độc tài.

2015 : Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam tăng 17,4%

mediaHàn Quốc vẫn là nhà đầu tư hàng đầu vào Việt NamREUTERS /Lee Jae-Won
Reuters hôm nay 30/12/2015 dẫn nguồn tin chính phủ Việt Nam cho biết, tuy trong năm 2015 các nhà đầu tư ngoại quốc đăng ký đưa 15,58 tỉ đô la vốn vào Việt Nam, giảm 0,4% so với năm trước. Nhưng trên thực tế đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng vọt 17,4%, đạt mức kỷ lục là 14,5 tỉ đô la được giải ngân.

Biển Đông: Vai trò mập mờ của Úc

mediaĐội chuyên viên trên phi cơ tuần tra P3 Orion thuộc Không quân ÚcAFP /AUSTRALIAN DEFENCE/CPL DAVID GIBBS
Vào giữa tháng 12 vừa qua, có tin là một phi cơ của không quân Úc, khi bay trên không phận quần đảo Trường Sa vào cuối tháng 11, đã bị tàu hải quân Trung Quốc yêu cầu rời khỏi nơi này. Câu trả lời của phi công Úc với hải quân Trung Quốc, được phóng viên của đài BBC ghi lại, có vẻ cho thấy là Canberra đã quyết định cùng với Mỹ đáp lại thái độ ngày càng hung hăng của Bắc Kinh nhằm xác quyền chủ quyền của họ trên Biển Đông.

Trung Quốc lại đưa giàn khoan HD 981 đến Biển Đông

mediaGiàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang ở ngang vùng biển Quảng Bình của Việt NamPetrotimes
Báo chí Việt Nam ngày 29/12/2015 loan tin là Cục Hải sự Trung Quốc vừa thông báo là giàn khoan Hải Dương 981 sẽ khoan thăm dò tại một khu vực ở Biển Đông từ ngày 28/12/2015 đến ngày 10/02/2016.

Năm 2015 nhiều cán bộ dùng tiền thuế dân đi nước ngoài


Tin Hà Nội - Trong phiên họp của chính phủ CSVN sáng 29 tháng 12, phó thủ tướng cộng sản Phạm Bình Minh cho hay trong năm 2015, các bộ ngành, địa phương đi công tác, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài là 2,105 phái đoàn, giảm 10% so với năm 2014.
Có 35 tỉnh thành giảm, còn lại trên 20 tỉnh, thành lại tăng số lượng đoàn đi, nhưng việc học tập chưa có hiệu quả, chưa có chương trình hợp tác cụ thể với các nước.

Giá dầu tiếp tục giảm trong năm tới


Riyadh, Saudi Arabia. (Reuters) – Nhu cầu dầu lửa đang xuống thấp, số cung dư thừa, giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng thời gian 11 năm, nhưng Saudi Arabia không có dấu hiệu sẽ thay đổi chính sách và Iran đang chuẩn bị để tăng số lượng xuất cảng.
Giá dầu Berent quốc tế và WTI Hoa Kỳ đã lên trở lại sau khi xuống 3% trong ngày Thứ Hai, nhưng bán dưới 37 mỹ kim một thùng vào lúc 10 giờ quốc tế. Trong ngày Thứ Hai, Saudi Arabia loan báo cắt giảm khiếm ngạch bằng cách cắt giảm chi tiêu, cải cách trợ cấp năng lượng, tăng thuế và tư hữu hóa. Nhà phân tích thị trường Chris Beauchamp nói rằng, Saudi Arabia sẽ phát triển chậm hơn trong 12 tháng tới, quyết định ngân sách mới phản ảnh điều này, ổn định kinh tế ở Saudi Arabia gắn liền với ổn định chính trị, Hoa Kỳ sẽ theo dõi chặt chẽ vì không muốn thấy những dấu hiệu suy yếu của quốc gia đồng minh quan trọng nhất ở Trung Đông.

Những phát ngôn “shock” nhất năm 2015 của quan chức CSVN

Vì trình độ và khả năng suy nghĩ kém, giới lãnh đạo CSVN thường có những câu nói làm trò cười cho thiên hạ trong nước lẫn quốc tế.
Sau đây là 10 trong nhiều câu nói gây “shock” trong năm 2015 của lãnh đạo CSVN:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Nếu đụng độ trên biển ta có ngồi đây được không?”

Song Chi - Người Việt có yêu nước không?

Người Việt có yêu nước không? Nếu bây giờ mà đặt một câu hỏi như vậy thì đúng là rất dễ bị “ném đá”, tẩy chay!

Bao nhiêu năm nay khi đi học trẻ em Việt Nam luôn được dạy rằng người Việt có truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, anh hùng bất khuất, chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh v.v…Và nếu nhìn lại lịch sử VN suốt mấy ngàn năm qua thì quả là đúng vậy. Nếu không yêu nước, không quyết tâm bảo vệ đất nước, có lẽ cha ông chúng ta đã không thể giành lại được độc lập cho đất nước sau một ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ, 100 năm bị Tây đô hộ. Rõ ràng là “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có” (Bình Ngô Đại cáo, Nguyễn Trãi), hết lớp người này đến lớp người khác, đã đứng lên, ngã xuống, và tiếp tục đứng lên, để bảo vệ đất nước.

Lịch sử của VN là lịch sử viết bằng máu của những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm lẫn nội chiến, thời gian chiến tranh có nhiều khi còn dài hơn cả thời bình. Nếu người Việt không yêu nước, có lẽ bây giờ VN đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới, đã trở thành một quận lỵ, một tỉnh của Tàu từ lâu lắm rồi. Cha ông ta không những đã bảo vệ trọn vẹn non sông mà còn mở rộng lãnh thổ lãnh hải về phía Nam để trao lại cho con cháu đời nay một Tổ Quốc VN dài từ Nam ra Bắc với hình dáng chữ S như bây giờ.

Ngô Nhân Dụng - Việt Nam có thể theo Myanmar được không?

Myanmar

Sau cuộc bầu cử ở Myanmar ngày 8 Tháng Mười Một năm 2015, nhiều người ở Việt Nam hào hứng nghĩ rằng nước ta có thể noi theo con đường dân chủ hóa của họ. Gần 100 đảng viên Cộng Sản đã ký bức thư gửi Bộ Chính Trị công khai bác bỏ chủ nghĩa Cộng Sản và lên án chế độ Cộng Sản; mạnh dạn yêu cầu các hành động dân chủ hóa. Trên báo mạng, có người còn đặt câu hỏi, “Ai sẽ là Thein Sein và Aung San Suu Kyi của Việt Nam?”

Ðặc biệt là những ý kiến lạc quan này xuất hiện trong số những đảng viên Cộng Sản hơn là với những nhà đấu tranh dân chủ đang hoạt động trong nước. Nhiều đảng viên Cộng Sản có thể nhìn thấy trong tấm gương Myanmar một tia sáng hy vọng, cho đảng của họ và cho chính họ. Còn những nhà đấu tranh dân chủ không tin đảng Cộng Sản có thể bắt chước các tướng lãnh quân phiệt ở Myanmar.

Lọt, lộ bí mật nội bộ CSVN xảy ra rất nghiêm trọng

HÀ NỘI - Bộ Trưởng Công An CSVN Trần Ðại Quang “cảnh báo tình hình lộ lọt bí mật nhà nước xảy ra rất nghiêm trọng” tại “hội nghị trực tuyến của chính phủ với 63 tỉnh thành” ngày Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015.

Một số cơ quan truyền thông chính thống của chế độ Hà Nội thuật lời ông Trần Ðại Quang như thế và nói ông “đề nghị các địa phương, bộ, ngành cần quan tâm, bảo vệ công tác chính trị nội bộ, nâng cao nhận thức, trình độ của cán bộ về công nghệ thông tin nói chung và an toàn an ninh mạng nói riêng. Trong đó đặc biệt chú ý đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng.”

Không thấy ông này đưa ra thí dụ nào về những cái gì của chế độ bị “lọt, lộ bí mật” và những ai đã bị bắt, truy tố ngay ở trong nội bộ guồng máy đảng và nhà nước hoặc các cá nhân nào ở bên ngoài.

Lê Minh Nguyên - Thay Đổi và Cơ Hội

Thay đổi không có nghĩa là nó sẽ đương nhiên tốt hơn. Vậy tại sao phải thay đổi? Thay đổi để thoát ra được cái cũ, nhất là cái cũ đã 70 năm và có đầy lỗi hệ thống. Ít nhất, nó cho ra một cái gì mới, việc tốt/xấu tuy chưa rõ nhưng việc thích ứng với môi trường đương đại thì rất rõ. Khủng long dù rất to, nhưng không thay đổi theo môi trường sống thì đương nhiên bị diệt chủng. Đó là luật của tạo hoá mà sinh vật không thể cưỡng. Đảng CSVN là một sinh vật nên cũng vậy.

Trong chương trình giáo dục của ngành kinh tế thương mại (MBA) các sinh viên thường học qua về Phân tích SWOT (SWOT Analysis: Strengths/điểm mạnh, Weaknesses/điểm yếu, Opportunities/cơ hội, Threats/rũi ro) để có những động thái thích hợp khi thời thế đã đổi thay. Nó nhằm dạy cho sinh viên biết thay đổi và đạt được sự tốt đẹp sau khi thay đổi. Bởi vì trên thương trường, thay đổi là một hằng số, không thay đổi là thua cuộc, là bị đào thải.

Tuyên bố của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius



Thông cáo báo chí

Ngày 29 tháng 12 năm 2015

Tôi quan ngại sâu sắc do những báo cáo gần đây về các vụ sách nhiễu và giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, trong đó có vụ bắt giữ ông Nguyễn Văn Đài ngày 16 tháng 12, cũng như thông tin về việc ông Hoàng Đức Bình, bà Đỗ Thị Minh Hạnh và các nhà hoạt động vì quyền lao động ôn hòa khác bị cảnh sát hành hung ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 25 tháng 12.

1 tỉ USD kiều hối cho bất động sản Sài Gòn

Image copyrightistock
Người Việt ở nước ngoài đã dành 1 tỉ đôla Mỹ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở TP. HCM trong năm 2015.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM, được báo Thanh Niên dẫn lời nói kiều hồi chuyển về TP. HCM, tính đến hết tháng 11, đạt 4,76 tỉ đôla.
Trong số này, 21,6%, tương đương 1 tỉ đôla, đổ vào thị trường bất động sản.

Dân Ninh Hiệp 'ngày đêm giữ bãi xe'

Image copyrightFb Phan Cam Huong
Image captionNgười dân Ninh Hiệp cho con nghỉ học để phản đối chính quyền xây thêm trung tâm thương mại
Người dân xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết những người phản đối một dự án xây dựng 'không tin nhà đầu tư' sau khi có quyết định tạm hoãn dự án.
VietnamNet ngày 25/12 đưa tin cho biết Ủy ban Nhân dân huyện Gia Lâm đã đề nghị chủ đầu tư dự án tạm hoãn thời điểm thi công tới thời điểm thích hợp.

Trung Quốc 'không can thiệp ĐH 12'

Image copyrightGetty
Image captionÔng Nguyễn Sinh Hùng vừa thăm Trung Quốc
Trong một diễn biến hiếm có, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lên tiếng bác bỏ thông tin trên mạng “xuyên tạc” chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội.
Từ 23 đến 27/12, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đã thăm Trung Quốc, hội đàm lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phát biểu tại một hội nghị toàn quốc về thông tin đối ngoại ở Hà Nội ngày 30/12, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh giải thích về chuyến thăm.

VN hạn chế 'lạm phát' thứ trưởng từ 2016

Image copyrightOther
Image captionThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định bổ nhiệm hàng loạt chỉ ít tuần trước khi luật mới hạn chế số lượng thứ trưởng có hiệu lực
Kể từ 2016, mỗi bộ và cơ quan ngang bộ tại Việt Nam sẽ chỉ có tối đa là năm thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan, theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ.
Ngoại lệ là các bộ Quốc phòng, Công an và Ngoại giao, được phép có không quá sáu thứ trưởng.
Luật cũng quy định con số này có thể cao hơn khi có sự sáp nhập bộ ngành hoặc nhu cầu điều động, luân chuyển cán bộ.

Đại hội Đảng 12 có 'hai điểm quan trọng'


Image copyrightAFP
Image captionÔng Nguyễn Phú Trọng (giữa) sẽ tại vị chức Tổng Bí thư thêm nhiệm kỳ hay phải nhường ghế cho ông Nguyễn Tấn Dũng (phải) sau Đại hội Đảng 12?

Một nhà quan sát nước ngoài nói về điểm "chưa có tiền lệ" ở Đại hội 12 trong lúc con trai Tổng bí thư Lê Duẩn cảnh báo về vai trò nhân dân bị "lu mờ".
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm, vừa có bài phân tích về Đại hội Đảng 12 trong đó ông mô tả đại hội này đặc biết quan trọng vì "hai lý do".
"Thứ nhất, họ sẽ bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng mới. Những người này sẽ lần lượt bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đảng, tổng bí thư và thông qua các ứng viên chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. Những ứng viên này sẽ được bầu vào tháng 5/2016.

Dồn dập đơn thư về lãnh đạo Việt Nam

Image copyrightxinhuanet
Image captionBáo trong nước xác nhận đơn thư tố cáo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) là ‘mạo danh’.
Vài tuần trước khi Đại hội Đảng 12 khai mạc tại Hà Nội, mạng xã hội xuất hiện nhiều đơn thư, status ‘liên quan đến lãnh đạo’.
Hôm 30/12, báo Tuổi Trẻ thông báo một lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cho mô tả điều họ gọi là đơn thư xuất hiện trên mạng internet tố cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là đơn thư ‘mạo danh’.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

RSF tố cáo Trung Quốc « bịt miệng » phóng viên nước ngoài

mediaUrsula Gauthier, ảnh chụp từ màn hình đài France 24France 24
Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF), hôm qua 28/12/2015, đã cáo buộc Bắc Kinh « bịt miệng » các nhà báo nước ngoài đang làm việc tại Trung Quốc, khi đưa ra quyết định trục xuất một nữ phóng viên người Pháp. Tổ chức này cũng lên tiếng yêu cầu Paris phải có phản ứng « cứng rắn » để bảo vệ thông tín viên của tuần báo L’Obs.

Biển Đông 2016: Việt Nam cần làm gì với Lào, Chủ tịch ASEAN ?

Biển Đông 2016: Việt Nam cần làm gì với Lào, Chủ tịch ASEAN ?
 


    Vào năm 2016, một trong những sự kiện đáng chú ý liên quan đến Biển Đông là việc Lào lên nắm quyền Chủ tịch ASEAN. Là một quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, trong thời gian những năm gần đây, Lào có những dấu hiệu ngày càng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, chỗ dựa kinh tế lớn nhất cho Vientiane.

    Trung Quốc điều tàu trinh sát điện tử đến Biển Đông

    mediaTàu trinh sát Trung Quốc kiểu 815 AẢnh Wikipédia
    Theo báo chí Trung Quốc, một tàu trinh sát điện tử vừa được điều đến Biển Đông cùng với 2 tàu khác để tăng cường cho hạm đội của Trung Quốc tại vùng biển này.



    Hôm qua 28/12/2015, China Military Online, một trang thông tin do nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bảo trợ, loan tin là ba chiếc tàu, gồm tàu trinh sát điện tử Neptune cùng với một tàu tiếp liệu và một tàu khảo sát ngoài khơi đã bắt đầu tham gia hoạt động ở Biển Đông kể từ thứ Bảy tuần trước.

    Mỹ quan ngại về vụ bắt giữ đánh đập các nhà hoạt động ở Việt Nam

    mediaAnh Hoàng Đức Bình trong phiên toà xử án em Nguyễn Mai Trung Tuấn tại Long An. (Ảnh: CTV Danlambao)
    Ngày 29/12/2015, đại sứ Mỹ Ted Osius tại Hà Nội ra thông cáo bày tỏ sự quan ngại của Hoa Kỳ về vụ bắt giữ và đánh đập những nhà hoạt động đang đòi quyền thành lập công đoàn độc lập ở Việt Nam.



    Thông cáo của đại sứ Mỹ nêu lên vụ bắt giữ anh Hoàng Đức Bình ngày 25/12/2015 tại Sài Gòn, vì trên người nhà hoạt động này có các truyền đơn của một tổ chức mang tên “ Liên đoàn lao động Việt tự do”.

    Việt Nam: Càng ngán Trung Quốc, càng thân với Mỹ.

    mediaTổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng, 07/07/2015.REUTERS/Jonathan Ernst
    Trong loạt bài nói về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiêu dụ thêm bạn bè và khách hàng ở Châu Á, cũng như nhằm khẳng định vị thế ngày càng áp đảo ở châu lục này, nhật báo Mỹ The Washington Post ngày 28/12/2015 đã nói về quan hệ Việt-Trung. Theo tờ báo này, chính thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền trên Biển Đông đã khiến Việt Nam ngả nhiều hơn về phía cựu thù Hoa Kỳ.

    Xuất khẩu gạo VN có cơ hội thắng Thái?

    Image copyright
    Image captionSản lượng lúa gạo Việt Nam năm 2016 được dự báo bị thiệt hại do khô hạn và nhiễm mặn kéo dài
    Trong lúc Thái Lan đang gánh chịu nạn hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập niên, liệu Việt Nam có cơ hội vượt lên giành thị phần trong cuộc đua xuất khẩu gạo?
    Hôm 23/12, báo Bangkok Post cho hay, Cục Thủy lợi Thái yêu cầu 22 tỉnh trong lưu vực sông Chao Phraya ngưng cấp nước cho các vùng trồng lúa trái vụ. Biện pháp này nhằm giảm thiểu tác động của hạn hán nghiêm trọng tại nước này.

    Ông Vũ Đức Đam nói về vụ vaccine

    Image copyrightGetty
    Image captionPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam phụ trách khối văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục
    Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam lên tiếng về tranh cãi xung quanh việc tiêm vaccine Quinvaxem.
    Đã có một số trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine Quinvaxem tại Việt Nam, tính từ đầu năm 2015.
    Nhiều người dân đã chuyển sang tiêm dịch vụ với vaccine Pentaxim.