Trong những năm gần đây khi khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi vòng xoáy nhưng cũng nhanh chóng vượt qua và thực hiện nhiều cuộc bức phá với GDP tăng trưởng các năm liên tục cao trên 6%. Vậy tại sao những chuyên gia hàng đầu trong nước vẫn phải lên tiếng lo lắng trong khi nền kinh tế chúng ta vẫn đứng số hai châu Á về tốc độ phát triển?
Đó là những lổ hổng lớn, và nhiều người lại phải đối diện với một vấn đề nghiêm trọng: niềm tin.
Từ những lời hứa…
Tăng trưởng GDP hàng năm của nước ta thuộc hàng top của châu Á và thế giới khi hàng năm đều tăng trưởng trên 5%, và năm nay có thể đạt ngưỡng 6.5%. Nhìn vào các con số này có thể thấy rằng nền kinh tế nước ta tăng trưởng ở một mức cao. Tuy nhiên, con số mà gắn kèm và phải trả cho nó là lạm phát, nợ, thất thoát là một ngưỡng đã vượt xa mặt bằng của thế giới.
Lạm phát năm nay, rất có thể sẽ ở ngưỡng hai con số khi mà 10 tháng đầu năm đã là 8.75% so với cùng kỳ 2009. Và với tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng tín dụng, nước ta phải chăng đang tăng trưởng âm?
Giá cả hàng hoá leo thang chống mặt buộc nền kinh tế nước ta phải thêm khoản chi phí tăng lương căn bản cho người lao động để đảm bảo mức sống, nhưng khoảng lương tăng thì lúc nào cũng chậm và ít hơn khoản giá đã nhảy trước.
Tốc độ tăng GDP cao là điều kiện cần để tăng nguồn thu và đạt thặng dư ngân sách. Tuy nhiên, ở Việt Nam tăng trưởng GDP chủ yếu do tăng lượng đầu tư mà không đi kèm với tăng hiệu quả, bằng chứng là hệ số ICOR không ngừng tăng lên (ICOR ở Việt Nam đã là 8). Vì đầu tư không thể tăng mãi nên đến một lúc nào đó, tốc độ tăng trưởng sẽ phải giảm. Đáng lo ngại là chính vào lúc tốc độ tăng trưởng GDP giảm cũng là lúc nhiều khoản nợ nước ngoài của Chính phủ đáo hạn.
Theo báo cáo của của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), những điểm đáng chú ý về kinh tế Thái Lan và Indonesia là những nước này duy trì một tốc độ tăng trưởng cao, có cán cân tài khoản vãng lai thặng dư và lạm phát được kiểm soát tốt.
Điển hình là số liệu dự báo cập nhật của ADB cho thấy, năm nay Thái Lan có thể tăng trưởng 7,5%, trong khi lạm phát chỉ 3,2% và cán cân tài khoản vãng lai có thể thặng dư ở mức 4% GDP.
Nguồn: ĐTCK
Một vấn đề khác đáng chú ý là mức độ khả tín của các quan chức hàng đầu trong Chính phủ. Nhớ cách đây hai năm vào tháng 6 năm 2008, trong một diễn đàn kinh tế, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu thay mặt Chính phủ tuyên bố không phá giá đồng VND nhưng chỉ sau đó vài tháng, mức phá giá 3% VND so với USD được điều chỉnh với lời giải thích ngắn gọn: “điều hành linh hoạt”.
Và chỉ vài tháng trước đây, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bơm USD để ổn định tỷ giá khi tỷ giá leo lên đến hơn 21.000 VND, đồng USD hạ nhẹ rồi lại tiếp tục leo tháng bất chấp lời “cam kết” của Chính phủ.
Sau đó trong một cuộc họp báo, Ông Lê Đức Thúy – Trưởng ban Giám sát Kinh tế Trung Ương nói trước báo giới rằng, trong vòng 15 ngày đầu tháng 10, tiền gửi tiết kiệm bằng VND của người dân giảm đến 45.000 tỷ đồng so với cuối tháng 9, tương đương hơn 2 tỷ USD. Nhưng ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước lại chính thức khẳng định, một số báo đưa tin về số dư tiền gửi tiết kiệm VND mà ông Thúy đưa ra là không chính xác. Thực tế, tiền gửi tiết kiệm bằng VND của dân cư tại hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng.
Cũng trong diễn biến về điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất, ông Lê Đức Thúy tuyên bố rằng Chính phủ không đặt vấn đề giảm lãi suất, cho phép các ngân hàng thương mại được huy động và cho vay theo cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, trong buổi họp với Hiệp hội Ngân hàng và đại diện của nhiều ngân hàng thương mại lớn ngày 5/11 do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, khi có những đề xuất về việc đồng thuận một mặt bằng lãi suất huy động VND mới là 12% thay cho mức 11% một năm hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị Hiệp hội Ngân đứng ra điều phối việc thực hiện. Điều này lại gây ra những thông tin khác nhau về sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trong thực hiện lãi suất mới.
Và cuối năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã nâng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9% và các ngân hàng lại bước vào một cuộc đua nâng lãi suất trường kỳ.
Đến những chỉ tiêu bị phá, và những đồng tiền bị lãng phí
Cuộc họp Quốc Hội năm 2009 đề ra chỉ tiêu khống chế lạm phát dưới 7% cho Chính phủ. Nhưng tại sao lại 7%?
Ở các quốc gia khác, nếu lạm phát trên 3% thì Chính phủ đã phải xem xét lại và người dân cũng sẽ nhìn vào đó mà đánh giá hiệu quả điều hành. Nhưng tại Việt Nam, con số lạm phát 7-8% có vẻ như đã trở thành điều “bình thường”, và lạm phát hai con số cũng “sơ sơ” thì quả là nguy hiểm. Nhưng hãy khoan bàn đến vấn đề đó.
Mốc 7% được kiểm soát và liên tục được Chính phủ lên tiếng trấn an đảm bảo. Nhưng đến tháng 5/2010, Chính phủ đã đề nghị tăng lên 8%!
Chưa hết, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, một mức lạm phát mới đã được tuyên bố thay cho tất cả những mục tiêu trước đây là kiểm soát lạm phát ở mức một con số. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ sẽ thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để kiểm soát và giữ lạm phát năm nay ở mức một con số. Đây là một câu nói mang đậm tính định tính và đậm tính “quyết tâm chính trị”!
Như vậy, không có một con số cụ thể nào được đưa ra nhưng những mục tiêu 7% được Quốc hội thông qua, rồi 8% được Chính phủ đề ra sau đó đều đã bị vượt qua. Trong một năm, chính phủ đã ba lần thay đổi mục tiêu vĩ mô về lạm phát.
Vấn đề nợ công cũng đang được bàn bạc hết sức kỹ càng khi bài học nhãn tiền của Hy Lạp đang rành rành. Trong cuộc họp lần trước, Chính phủ báo cáo nợ dưới 50% GDP, vẫn ở mức an toàn, nhưng kỳ họp này đã lên đến 57%. Mặt khác, Chính phủ cứ kiên quyết cho rằng mức nợ này vẫn ở mức an toàn và đặt chỉ tiêu năm sau là 60%. Và rồi Chính phủ vẫn tiếp tục bảo nợ 60% GDP vẫn an toàn, nhưng chỉ trong…ngắn hạn khi các khoản nợ chưa đáo hạn!
Các khoản chi và vỡ nợ cũng đang là đề tài cho nhiều kẻ săm soi khi Vinashin vỡ nợ ước khoảng 100.000 tỷ đồng, chi Đại lễ nghìn năm Thăng Long ước tính khaỏng 90.000 tỷ đồng trong lúc nền kinh tế có nhiều chuyển biến không hay và thiên tai triền miên tại miền Trung.
Nhưng trước các câu hỏi chất vấn cụ thể về hai con số Vinashin và chi đại lễ, thì chẳng có quan chức nào trả lời mà chỉ vòng vo, né tránh, không đưa ra được kết luận gì mang tính chuyên nghiệp và trách nhiệm. Các quan chức chính phủ chỉ nói qua loa rằng “chi đúng, không lãng phí”, và cũng chẳng cho biết thực nợ của Vinashin là bao nhiêu hay tổng số tiền chi đại lễ cụ thể như thế nào.
Đấy chưa kể những tảng băng chìm tại Petro Việt Nam mà chẳng tờ báo nào dám soi mói hay tỉ lệ thất thoát bao nhiêu trong những công trình xây dựng hạ tầng quốc gia.
Với nhà hoạch định chính sách vĩ mô, đáng sợ nhất không phải là chính sách sai mà nguy hiểm nhất là không dám giải trình và vô trách nhiệm. Và như thế, người dân mất niềm tin thì cũng chẳng có gì là lạ. Đến nỗi, giờ có câu vui cửa miệng của những người dân là: mấy ổng nói gì thì cứ bám theo ngược lại !
Elbi
© 2010 Tạp chí Thanh niên PHÍA TRƯỚC
Pages
▼
Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010
XEM THỦ TƯỚNG TRẢ LỜI QUỐC HỘI
Xem, nghe, nhìn, đọc về việc Thủ tướng đăng đàn trả lời trước Quốc hội, cuối cùng tôi ngộ ra rằng từng ấy thứ vẫn chưa đủ cho cái sự nghĩ, vì quả thật, theo tôi, nếu tin vào cái đúng của lẽ đời, cái cần có của một người biết “thấu tình men lá rượu ngô trong” (thơ Trần Đăng Tuấn), cái dũng khí của lòng tự trọng, thì 4 trang báo Tuổi trẻ mà tôi có trên tay nên rút gọn thành hai từ thôi: từ chức!
1. Thủ tướng đã tự phủ định mình, khi cho rằng cái “lỗi” để cho ông Phạm Thanh Bình vừa là Chủ tịch HĐQT, vừa là Tổng giám đốc (sai luật, phủ định chính cái văn bản mà Thủ tướng đã ký – bắt buộc tất cả các doanh nghiệp cả nước phải tuân thủ, trừ Vinashin) là có nguồn gốc từ thời ông Phan Văn Khải (Vietnamnet, 24.11.2010)? Ông Khải sai là điều cần phải phê phán, nhưng cứ tiếp tục cái sai đó nhùng nhằng, dây dưa hết năm này sang năm khác thì là can cớ sao đây? Làm như thế có khác gì thừa nhận, dung túng cho một nhóm lợi ích có đặc quyền bất chấp luật pháp, bất chấp trật tự, kỷ cương, phép nước?
2. Thủ tướng “kiểm điểm” không thành khẩn, khi tự mâu thuẫn với chính mình bằng tuyên bố “là người đứng đầu Chính phủ, tôi xin nhận trách nhiệm về những hạn chế yếu kém của chính phủ. Thủ tướng, Phó thủ tướng và các thành viên liên quan tiến hành kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm”. Về mặt thực tiễn lịch sử, nói như thế gần như bằng… không! Xin nhận trách nhiệm xong, rồi kéo theo cả một đoàn “thành viên liên quan” là bao nhiêu người không ai biết, thì đến bao giờ mới kiểm điểm xong?! Kiểm điểm như thế nào, kiểm điểm bao lâu không nói rõ mà chỉ cho Đại biểu biết là “chúng tôi sẽ công khai” (?). Người dân đã biết rõ cái chuyện kiểm điểm PMU 18: Vụ án bùng ra trước Đại hội X nay sắp Đại hội XI mà vẫn chưa xong! Ông cha ta đã từng nhắc nhở rằng một trong những “nguyên tắc phi thường” của người Việt là cứ đủng đỉnh, từ từ, làm cho sự việc rối tung lên rồi tự khắc câu trả lời có sẵn: Để lâu cứt trâu hóa bùn!
3. Thủ tướng đã bật đèn xanh cho sự xuê xoa, khi chính Đại biểu Vũ Hoàng Hà đã nói rằng “các Bộ trưởng có liên quan trả lời trước Quốc hội không ai nhận thiếu sót, khuyết điểm” (Tuổi trẻ, 25.11.2010, tr.2). Rõ ràng cho đến lúc này mà vẫn chưa có ai nhận khuyết điểm hoặc nhận theo kiểu đánh bùn sang ao thì ai cũng rõ là việc “kiểm điểm” sẽ bế tắc như thế nào! Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Hồng Phúc còn cho Quốc hội biết là Bộ Công thương không có quyền, vì Vinashin thuộc quyền quản lý trực tiếp của Chính phủ. Nếu Bộ trưởng Công thương đúng thì cần gì phải kiểm điểm X người nữa?
Thủ tướng nghĩ sao về trả lời của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu rằng, việc bệnh nhân phải nằm ghép hai ba bệnh nhân một giường trong 3 năm, 5 năm hay 10 năm nữa là tùy vào các… bệnh viện? Nếu đúng thế, sinh ra Bộ Y tế để làm gì?… Những câu trả lời tương tự của các Bộ trưởng cho người dân biết nhiều sự thật đau lòng, trong đó biết rõ hơn là 100.000 tỷ tiền dân, của nước hình như là giấy lộn? Chắc Thủ tướng và các Đại biểu Quốc hội biết chuyện 3 nông dân ở Lâm Đồng nhậu say, lỡ bắt hai con vịt trị giá 100.000 đồng đã phải lãnh án tù tổng cộng là 13 năm?
4. Thủ tướng đã sai khi đưa ra các con số về giá tiêu dùng (lại là một uyển ngữ nữa để chối từ thực trạng lạm phát kinh hoàng đang diễn ra) bởi, một mặt, ông thừa nhận giá tiêu dùng tháng 11/2010 tăng 9,58% so với tháng 12/2009 (vượt quá giới hạn mà Quốc hội cho phép) nhưng trong đó, giá lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng (những mặt hàng thiết yếu đối với chuyện sống còn hàng ngày) tăng gần 13%, nhóm hàng hóa dịch vụ giáo dục tăng 19%, giá vàng tăng 23,31%. Lương thực, thực phẩm, dịch vụ giáo dục là 3 cái phải chi tiêu hàng ngày và nó ngốn hết 60-70 % tổng thu nhập của hàng triệu người nghèo. Do vậy, quần áo, mỹ phẩm, xe hơi, xe máy… ít tăng là phải thôi. Tiền đâu mà mua và, nếu quần áo có rách thì vá lại mặc tạm. Đừng lấy giá ô tô, giá quần áo ra để “gánh” cho hàng loạt thứ giá cả khác. Còn giá vàng tăng gần gấp đôi so với thời điểm này năm ngoái, có nghĩa là sao đây? Cách làm đó là trò ảo thuật với các con số.
5. Thủ tướng không chỉ đạo trực tiếp tờ báo nào, nhưng cũng không phê phán những tờ báo đã công kích quyết liệt các Đại biểu đã dám nói thẳng, nói thật trước Quốc hội; và tệ hơn nữa, Thủ tướng đổ lỗi cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc trên website của Chính phủ đã đăng tải các lời lẽ công kích thiếu trách nhiệm đó. Một lần nữa người dân không hiểu là ngay trong Chính phủ, Chủ nhiệm văn phòng cũng không biết Thủ tướng muốn gì, cần phải làm gì là nghĩa làm sao? Nguyên tắc của đời giản dị lắm: Website của Chính phủ là cơ quan phát ngôn chính thức của Thủ tướng trước công luận. Nếu cái nguyên tắc này cũng bị cả vú lấp miệng em rồi nói cho có, nói cho lấy được thì người dân biết tin vào đâu được nữa? Và, ngay cả Đại biểu Quốc hội mới nói vài câu đã bị cấm khẩu ngay tức khắc như thế thì còn đâu dân chủ trong tranh luận, phản biện?
Chưa có một đời Thủ tướng nào mà mọi chuyện bê bối xảy ra trầm trọng như nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thử nghĩ mà xem: Vừa nói rằng “suốt nhiệm kỳ tôi chưa kỷ luật ai” thì ngay lập tức tòi ra Nguyễn Trường Tô với hắc án không thể hình dung nổi, rồi vụ Vinashin với số tiền “chưa thất thoát hết” khủng khiếp, vụ ông quan đầu tỉnh có cả 1,2 triệu USD để mua cái trống đồng 2.000 năm tuổi – bán ra chợ đen lãi gấp 2-3 lần nhưng cũng chỉ về hưu mà thôi. Cứ cho là lương của ông 10 triệu thì bao nhiêu năm mới tích góp được 24 tỷ đồng để mua trống đồng?… Nếu liệt kê ra tất cả những điều sai thì nhiều không kể xiết. Là một công dân (không hề phản động dù chỉ một phần triệu của từ này), tôi nghĩ rằng cách kiểm điểm nghiêm túc nhất là Thủ tướng và Bộ trưởng các bộ liên quan như tài chính, công thương, kế hoạch đầu tư nên từ chức. Có như thế, niềm tin của người dân mới được vãn hồi. Nếu tất cả mọi sai lầm khủng khiếp cuối cùng chỉ kết thúc ở kiểm điểm thì tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Niềm tin của dân đối với Đảng, với Nhà nước chỉ đến khi mọi việc phải được xử lý nghiêm túc, rõ ràng theo nguyên tắc: Sai lầm nghiêm trọng nhất định phải có cá nhân làm sai nghiêm trọng. Không thể có chuyện sai lầm nghiêm trọng được giải quyết bằng kiểm điểm, khiển trách chung chung, vòng vo, vô thời hạn. Đất nước cần một Chính phủ có năng lực thực sự, không phạm sai lầm theo cách “sai đâu sửa đấy vì đụng đâu hư đấy”. Người dân đang có niềm tin rằng Đaị hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng sắp tới sẽ tìm ra được người đứng đầu Chính phủ xứng đáng với trách nhiệm, cương vị và xứng đáng với hy vọng nhất thiết phải được tôn trọng của lòng dân!
Hà Văn Thịnh
Huế, 26.11.2010
Nguồn: Boxitvn.net
Quốc hội và Thủ tướng
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Việt Nam Khóa XII, vừa kết thúc hôm 26/11 sau 31 ngày họp.
Kỳ họp Quốc hội lần này thu hút sợ theo dõi của đông đảo dư luận quan tâm tới tình hình chíh trị-xã hội trong nước, một phần vì các phiên thảo luận và chất vấn sôi nổi, thậm chí gay gắt.
Lần đầu tiên tại đây, người ta cũng nghe ý kiến của đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm người đứng đầu Chính phủ vì các yếu kém trong điều hành kinh tế.
Đài BBC nói chuyện với hai nhà nghiên cứu ở trong nước: Giáo sư Vũ Khiêu và Luật sư Trần Lâm, để tìm hiểu nhận định của hai ông về kỳ họp vừa diễn ra.
GS Ṽũ Khiêu: Quốc hội vừa rồi có nhiều ý kiến phát biểu rất sôi nổi, các phiên tranh luận đã đánh dấu một bước tiến dân chủ trong Quốc hội và trong xã hội.
Nhiều vấn đề đã được nêu ra, để rồi Quốc hội lần sau, Chính phủ lần sau, sẽ rút kinh nghiệm. Hy vọng là rồi sẽ có các nhân vật xứng đáng được lựa chọn vào Chính phủ.
Tôi cho rằng không khí dân chủ tại Quốc hội như thế là rất tốt.
BBC: Thưa giáo sư, vừa rồi có việc đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm, mà thực chất là bỏ phiếu bất tín nhiệm, ông Thủ tướng. Ông nhận định sao về đề xuất này?
GS Ṽũ Khiêu: Đây là một tiếng nói dân chủ. Nhưng sau đó, chính Quốc hội đã thấy chưa đến mức, chưa cần thiết phải làm như vậy nên quyết định không làm.
Phát biểu như vậy là biểu hiện của dân chủ và xu hướng này sẽ một ngày một phát triển, dần dần theo bước tiến của Việt Nam, không có gì là lạ cả. Từ trước chúng ta đã có dân chủ, nhưng ngày càng dân chủ hơn.
BBC: Thưa ông có thể cho biết một số nhận định về nhiệm kỳ hoạt động vừa rồi của Thủ tướng?
GS Vũ Khiêu: Tôi không thể có đánh giá hết, toàn diện, về con người của ông Thủ tướng.
Tôi chỉ muốn nói là trong thời kỳ vừa rồi, Việt Nam đã nổi bật trên trường quốc tế, chủ trì bao nhiêu hội nghị hội thảo có tiếng vang, thành tích đó có công của ông Thủ tướng.
Về quản lý kinh tế, thì cố nhiên trong quá trình chúng ta xây dựng kinh tế, có mặt được và có mặt chưa được, đó là điều bình thường.
Cái gì chưa được thì chúng ta phải khắc phục, còn những gì tốt rồi thì phải phát triển lên.
Đó là công việc của tập thể. Không nên quy trách nhiệm cho một mình Thủ tướng.
Thành công của Thủ tướng cũng là thành công của tập thể lãnh đạo, mà trách nhiệm của Thủ tướng thì cũng là trách nhiệm chung của ban lãnh đạo, chứ không chỉ của một mình Thủ tướng.
‘Còn nói chưa tới nhiều vấn đề’
Trong khi đó, Luật sư Trần Lâm nói ông tiếc là kỳ họp Quốc hội vừa qua còn chưa đề cập nhiều vấn đề sống còn của đất nước.
LS Trần Lâm: Quốc hội vừa rồi đã quan tâm được tới một số vấn đề lớn và chất vấn để làm cho sáng tỏ, điều mà trước kia Quốc hội thực ra chưa làm được.
Nhưng chúng tôi cũng chưa hẳn vừa lòng, vì nước ta còn nhiều vấn đề quan trọng hơn về chính trị, ngoại giao, như vấn đề Biển Đông, vấn đề bauxite, vấn đề quan hệ với Mỹ, với Trung Quốc vv… Đó là các vấn đề rất lớn, mới, nhiều vấn đề chưa xảy ra bao giờ.
Thí dụ vấn đề quan hệ với Trung Quốc, còn nhiều điều nhân dân thắc mắc. Thế nhưng, Quốc hội lại chưa có đề cập.
Những gì đã đề cập tới, chúng tôi hoan nghênh, nhưng những gì chưa đề cập, thì phải đề cập cho cân bằng. Vì không đề cập lại gây ra dư luận không có lợi cho Quốc hội. Mà đề cập thế nào, mức độ nào, cũng cần cân nhắc về dư luận.
Tôi đơn cử vụ Vinashin: làm găng quá thì lấy lại tiền thế nào đây? Cái việc đó, lỗi tại thể chế của chúng ta, chế độ kinh tế của chúng ta nó đẻ ra như thế, Đảng chúng ta không chống được tham nhũng, kỷ luật không nghiêm, luật pháp không rõ ràng, kiểm tra không chặt chẽ …
Làm gay gắt quá sẽ tạo ra dư luận, là vì trong nước sắp Đại hội, nên những vấn đề sống còn, sinh tử như Cương lĩnh Đại hội Đảng, như quan hệ với Trung Quốc… lại không được đưa ra vì một động cơ nào đó, sự thúc ép nào đó, người nào đó khống chế nên không làm, mà làm những chuyện này.
BBC: Nói đến dư luận, thì cũng đang có đồn đoán về động cơ trong việc vừa rồi có khá nhiều chỉ trích vào ông Thủ tướng trong dư luận, và ngay cả tại Quốc hội.
LS Trần Lâm: Đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm, theo tôi, là ta phải hoan nghênh vì làm được điều đó ở Quốc hội Việt Nam là “ghê” lắm rồi. Tất nhiên cũng có đồn đoán phe cánh này nọ, ông này tấn công ông kia… nhưng tôi cho là không có căn cứ.
Liệu có thế hay không, chúng ta phải chờ và thời gian sẽ trả lời.
Giáo sư Đặng Vũ Khiêu (sinh năm 1916) nguyên là Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, Phó Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam.
Luật sư Trần Lâm (sinh năm 1925) là nhà hoạt động chính trị-xã hội, nguyên Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao.
Theo BBCVietnamese
Thư của gia đình Mục sư Dương Kim Khải
Dương Mạnh Hùng
Thư Kêu Cứu của gia đình Mục Sư Dương Kim Khải
Kính gửi các tổ chức tôn giáo và nhân quyền,
Kính gửi các cơ quan truyền thông,
Kính gửi Quý Vị hảo tâm khắp nơi,
Kính thưa Quý Vị,
Tôi tên là Dương Mạnh Hùng, hiện cư ngụ tại 37/6 tổ 33 khu phố 3, phường 28, Quận Bình Thạnh, TP HCM. Cha tôi là Mục Sư Dương Kim Khải đã bị công an đến bắt đi vào ngày 10/08/2010 và giam giữ cho đến nay.
Từ khi cha tôi bị bắt đột ngột, tinh thần của mẹ tôi vô cùng sa sút, bệnh tình càng trở nên trầm trọng. Là một thiếu niên 17 tuổi đang theo học lớp 12, tôi bị lâm vào hoàn cảnh không cha, mẹ lại bị bệnh, nên việc học đã không còn như trước. Trước đây, khi có cha tôi ở nhà, ông là nguồn lao động chính của gia đình. Cha tôi cũng là người chăm sóc mẹ tôi, kể từ khi mẹ tôi bị tai biến mạnh máu não. Nay không cha, tôi rất khổ sở để chăm sóc cho mẹ tôi, một người đàn bà trong hoàn cảnh bị liệt giường, đặc biệt là các nhu cầu về vệ sinh, ăn uống. Hoàn cảnh này làm cho việc học của tôi thường xuyên bị gián đoạn và có nguy cơ là tôi phải bỏ học để giải quyết vấn đề gia đình. May nhờ có các Mục Sư, quý cô bác trong Hội Thánh, các bạn hữu của cha tôi và những người hảo tâm an ủi, giúp đở, nên gia đình tôi cũng tạm sống qua ngày trong thời gian ngặt nghèo này.
Nhưng dù hoàn cảnh của mẹ tôi hay của tôi có thê thảm đến cỡ nào, tôi cũng chịu được. Điều mà tôi không chịu được là sự đau đớn thiếu vắng người cha, nhất là mỗi khi mẹ tôi khóc nhắc đến cha tôi, đã hơn 3 tháng mà không có tin tức gì. Đây là lý do mà tôi cố gắng viết lá thư kêu cứu này, để mong các tổ chức và những người yêu chuộng công lý hãy quan tâm đến số phận của cha tôi, để can thiệp cho gia đình của chúng tôi được biết rõ hoàn cảnh của cha tôi hiện giờ ra sao, được đi tiếp tế, thăm nuôi và quan trọng hơn cả là được tự do, vì chúng tôi đều tin là cha tôi vô tội.
Cha tôi không thể có tội khi ông tin vào Đức Chúa Trời và rao giảng đức tin này đến mọi người, mọi giới.
Cha tôi không thể có tội khi ông giúp đở những kẻ cùng khổ, những người bị oan ức, bị cướp đất, cướp nhà.
Cha tôi không thể có tội khi ông tin rằng thế giới này có nhân quyền và cố gắng làm những gì ông có thể làm được để nhân quyền không phải là những điều vô nghĩa ở Việt Nam.
Vậy mà cha tôi vẫn bị bắt và bị cắt đứt mọi liên hệ với gia đình, kể cả sự tiếp tế, thăm nuôi. Đứng trước hoàn cảnh này, theo sự cố vấn của một số cô bác trong Hội Thánh rành về luật, mẹ tôi và tôi đã viết một lá thư gửi ông Bộ Trưởng Bộ Công An và ông Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao để khiếu nại về các sự vi phạm của cơ quan an ninh điều tra đối với trường hợp của cha tôi và trầm trọng hơn cả là hoàn toàn biệt giam cha tôi, không cho tiếp tế, thăm nuôi gì.
Tôi xin đính kèm theo thư kêu cứu này lá đơn khiếu nại của gia đình tôi đề cập ở trên và khẩn cầu các tổ chức tôn giáo, nhân quyền quốc tế can thiệp để nhà nước Việt Nam cứu xét giải quyết đơn khiếu nại của gia đình tôi.
Gia đình chúng tôi đội ơn vô cùng.
TP HCM, ngày 29 tháng 11 năm 2010
Dương Mạnh Hùng
— -
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đơn khiếu nại
về việc cơ quan an ninh điều tra vi phạm luật tố tụng hình sự
và yêu cầu được tiếp tế, thăm nuôi
Kính gửi :
Ông Lê Hồng Anh, Bộ Trưởng Bộ Công An.
Ông Trần Quốc Vượng, Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao.
Kính thưa Quý Ông,
Chúng tôi tên là Mai Thị Dung và Dương Mạnh Hùng, hiện cư ngụ tại 37/6 tổ 33 khu phố 3, phường 28, Quận Bình Thạnh, TP HCM.
Chồng và cha chúng tôi là ông Dương Kim Khải, cũng cư ngụ tại 37/6 tổ 33 khu phố 3, phường 28, Quận Bình Thạnh, TP HCM, đã bị công an đến bắt đi vào ngày 10/08/2010.
Sau gần 2 tháng không có tin tức gì của ông Khải, nên ngày 30/9/2010, chúng tôi đã viết một lá đơn gửi Trưởng Công An Quận Bình Thạnh và Phòng Cảnh Sát Điều Tra Quận Bình Thạnh để yêu cầu cho biết chồng và cha chúng tôi đang bị giam ở đâu? Cơ quan nào đã giam giữ? Vì tội gì?
Sau khi lá đơn nói trên được gửi đi thì đến ngày 12/10/2010, gia đình chúng tôi nhận được bản "Thông báo về việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp" mang số 07/ANĐT của Công An Tỉnh Bến Tre đề ngày 16/08/2010 cho biết ông Dương Kim Khải "đã có hành vi : Tham gia hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, phạm vào điều 79 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam, hiện đang bị tạm giữ tại trại giam B34 Bộ Công An".
Khi được biết người thân chúng tôi đang bị tạm giữ tại trại giam B34 của Bộ Công An, chúng tôi đã làm đơn yêu cầu ngày 28/10/2010 gửi Phòng Điều Tra B34 và công an Quận Bình Thạnh để được làm thủ tục đi thăm nuôi. Nhưng cho đến nay là gần một tháng kể từ khi chúng tôi gửi đơn yêu cầu này, gia đình chúng tôi không hề nhận được bất kỳ một sự trả lời nào của các cơ quan có thẩm quyền.
Là những người dân sống trong một đất nước có pháp quyền, chúng tôi luôn luôn tin tưởng vào sự hành xử đúng pháp luật của các cơ quan Nhà Nước. Nhưng những sự việc xảy ra liên quan đến thân nhân chúng tôi đã cho thấy các cơ quan an ninh điều tra vi phạm trầm trọng Luật Pháp Việt Nam.
Qua sự tìm hiểu và trao đổi với những người biết rõ về luật pháp, chúng tôi được biết là :
Thứ nhất, ngay khi bắt khẩn cấp thân nhân của chúng tôi, theo điều 85 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, cơ quan điều tra phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt. Nhưng điều này đã không xảy ra. Mãi cho đến ngày 12/10/2010, hơn 2 tháng sau khi chồng và cha chúng tôi bị bắt, cơ quan điều tra tỉnh Bến Tre mới gửi đến gia đình chúng tôi thông báo bắt người đề ngày 16/08/2010.
Thứ hai, với lệnh bắt khẩn cấp ngày 16/8/2010, cơ quan điều tra chỉ có quyền tạm giữ 9 ngày là tối đa. Sau đó, nếu muốn tiếp tục giam ông Dương Kim Khải, cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm giam, với sự phê chuẩn của Viện Kiểm Sát và phải thông báo chính thức cho gia đình người tạm giam biết, căn cứ theo khoản 4, điều 88 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự. Nhưng cho đến nay, sau hơn 3 tháng ông Khải bị bắt đi, gia đình chúng tôi không hề nhận được một công văn chính thức nào thông báo về việc tạm giam.
Thứ ba, nếu thân nhân chúng tôi đã có quyết định tạm giam, thì theo Nghị định số 113/2008/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 28/10/2008, về chế độ thăm gặp, nhận, gửi thư, quà, gia đình chúng tôi phải được phép tiếp tế hay thăm nuôi. Nhưng kể từ khi chúng tôi gởi lá đơn xin được thăm nuôi ngày 28/10/2010 cho đến nay, chúng tôi không hề nhận được bất kỳ một sự trả lời nào.
Kính thưa ông Bộ Trưởng Bộ Công An,
Kính thưa ông Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao,
Dựa theo quy định của điều 17 của Luật Khiếu Nại Tố Cáo, chúng tôi viết đơn khiếu nại này để tố cáo cơ quan an ninh điều tra vi phạm khoản 4, điều 88 của luật tố tụng hình sự, khi tiếp tục giam giữ chồng và cha chúng tôi mà không thông báo cho gia đình.
Trước sự vi phạm này của cơ quan an ninh điều tra, chúng tôi xin ông Bộ Trưởng và Ông Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao cứu xét và trả tự do cho ông Dương Kim Khải.
Trong khi chờ đợi Quý Ông quan tâm giải quyết đơn khiếu nại này để chồng và cha chúng tôi được đối xử đúng theo luật pháp của Việt Nam, chúng tôi cũng thỉnh cầu Quý Ông chỉ thị cho cơ quan an ninh điều tra cho phép gia đình chúng tôi được tiếp tế hay thăm nuôi, theo đúng những quy định của Nghị định số 113/2008/NĐ-CP và theo truyền thống nhân đạo của Nhà Nước Việt Nam.
TP HCM, ngày 22 tháng 11 năm 2010
Người làm đơn
Mai Thị Dung và Dương Mạnh Hùng
Thư Kêu Cứu của gia đình Mục Sư Dương Kim Khải
Kính gửi các tổ chức tôn giáo và nhân quyền,
Kính gửi các cơ quan truyền thông,
Kính gửi Quý Vị hảo tâm khắp nơi,
Kính thưa Quý Vị,
Tôi tên là Dương Mạnh Hùng, hiện cư ngụ tại 37/6 tổ 33 khu phố 3, phường 28, Quận Bình Thạnh, TP HCM. Cha tôi là Mục Sư Dương Kim Khải đã bị công an đến bắt đi vào ngày 10/08/2010 và giam giữ cho đến nay.
Từ khi cha tôi bị bắt đột ngột, tinh thần của mẹ tôi vô cùng sa sút, bệnh tình càng trở nên trầm trọng. Là một thiếu niên 17 tuổi đang theo học lớp 12, tôi bị lâm vào hoàn cảnh không cha, mẹ lại bị bệnh, nên việc học đã không còn như trước. Trước đây, khi có cha tôi ở nhà, ông là nguồn lao động chính của gia đình. Cha tôi cũng là người chăm sóc mẹ tôi, kể từ khi mẹ tôi bị tai biến mạnh máu não. Nay không cha, tôi rất khổ sở để chăm sóc cho mẹ tôi, một người đàn bà trong hoàn cảnh bị liệt giường, đặc biệt là các nhu cầu về vệ sinh, ăn uống. Hoàn cảnh này làm cho việc học của tôi thường xuyên bị gián đoạn và có nguy cơ là tôi phải bỏ học để giải quyết vấn đề gia đình. May nhờ có các Mục Sư, quý cô bác trong Hội Thánh, các bạn hữu của cha tôi và những người hảo tâm an ủi, giúp đở, nên gia đình tôi cũng tạm sống qua ngày trong thời gian ngặt nghèo này.
Nhưng dù hoàn cảnh của mẹ tôi hay của tôi có thê thảm đến cỡ nào, tôi cũng chịu được. Điều mà tôi không chịu được là sự đau đớn thiếu vắng người cha, nhất là mỗi khi mẹ tôi khóc nhắc đến cha tôi, đã hơn 3 tháng mà không có tin tức gì. Đây là lý do mà tôi cố gắng viết lá thư kêu cứu này, để mong các tổ chức và những người yêu chuộng công lý hãy quan tâm đến số phận của cha tôi, để can thiệp cho gia đình của chúng tôi được biết rõ hoàn cảnh của cha tôi hiện giờ ra sao, được đi tiếp tế, thăm nuôi và quan trọng hơn cả là được tự do, vì chúng tôi đều tin là cha tôi vô tội.
Cha tôi không thể có tội khi ông tin vào Đức Chúa Trời và rao giảng đức tin này đến mọi người, mọi giới.
Cha tôi không thể có tội khi ông giúp đở những kẻ cùng khổ, những người bị oan ức, bị cướp đất, cướp nhà.
Cha tôi không thể có tội khi ông tin rằng thế giới này có nhân quyền và cố gắng làm những gì ông có thể làm được để nhân quyền không phải là những điều vô nghĩa ở Việt Nam.
Vậy mà cha tôi vẫn bị bắt và bị cắt đứt mọi liên hệ với gia đình, kể cả sự tiếp tế, thăm nuôi. Đứng trước hoàn cảnh này, theo sự cố vấn của một số cô bác trong Hội Thánh rành về luật, mẹ tôi và tôi đã viết một lá thư gửi ông Bộ Trưởng Bộ Công An và ông Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao để khiếu nại về các sự vi phạm của cơ quan an ninh điều tra đối với trường hợp của cha tôi và trầm trọng hơn cả là hoàn toàn biệt giam cha tôi, không cho tiếp tế, thăm nuôi gì.
Tôi xin đính kèm theo thư kêu cứu này lá đơn khiếu nại của gia đình tôi đề cập ở trên và khẩn cầu các tổ chức tôn giáo, nhân quyền quốc tế can thiệp để nhà nước Việt Nam cứu xét giải quyết đơn khiếu nại của gia đình tôi.
Gia đình chúng tôi đội ơn vô cùng.
TP HCM, ngày 29 tháng 11 năm 2010
Dương Mạnh Hùng
— -
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đơn khiếu nại
về việc cơ quan an ninh điều tra vi phạm luật tố tụng hình sự
và yêu cầu được tiếp tế, thăm nuôi
Kính gửi :
Ông Lê Hồng Anh, Bộ Trưởng Bộ Công An.
Ông Trần Quốc Vượng, Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao.
Kính thưa Quý Ông,
Chúng tôi tên là Mai Thị Dung và Dương Mạnh Hùng, hiện cư ngụ tại 37/6 tổ 33 khu phố 3, phường 28, Quận Bình Thạnh, TP HCM.
Chồng và cha chúng tôi là ông Dương Kim Khải, cũng cư ngụ tại 37/6 tổ 33 khu phố 3, phường 28, Quận Bình Thạnh, TP HCM, đã bị công an đến bắt đi vào ngày 10/08/2010.
Sau gần 2 tháng không có tin tức gì của ông Khải, nên ngày 30/9/2010, chúng tôi đã viết một lá đơn gửi Trưởng Công An Quận Bình Thạnh và Phòng Cảnh Sát Điều Tra Quận Bình Thạnh để yêu cầu cho biết chồng và cha chúng tôi đang bị giam ở đâu? Cơ quan nào đã giam giữ? Vì tội gì?
Sau khi lá đơn nói trên được gửi đi thì đến ngày 12/10/2010, gia đình chúng tôi nhận được bản "Thông báo về việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp" mang số 07/ANĐT của Công An Tỉnh Bến Tre đề ngày 16/08/2010 cho biết ông Dương Kim Khải "đã có hành vi : Tham gia hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, phạm vào điều 79 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam, hiện đang bị tạm giữ tại trại giam B34 Bộ Công An".
Khi được biết người thân chúng tôi đang bị tạm giữ tại trại giam B34 của Bộ Công An, chúng tôi đã làm đơn yêu cầu ngày 28/10/2010 gửi Phòng Điều Tra B34 và công an Quận Bình Thạnh để được làm thủ tục đi thăm nuôi. Nhưng cho đến nay là gần một tháng kể từ khi chúng tôi gửi đơn yêu cầu này, gia đình chúng tôi không hề nhận được bất kỳ một sự trả lời nào của các cơ quan có thẩm quyền.
Là những người dân sống trong một đất nước có pháp quyền, chúng tôi luôn luôn tin tưởng vào sự hành xử đúng pháp luật của các cơ quan Nhà Nước. Nhưng những sự việc xảy ra liên quan đến thân nhân chúng tôi đã cho thấy các cơ quan an ninh điều tra vi phạm trầm trọng Luật Pháp Việt Nam.
Qua sự tìm hiểu và trao đổi với những người biết rõ về luật pháp, chúng tôi được biết là :
Thứ nhất, ngay khi bắt khẩn cấp thân nhân của chúng tôi, theo điều 85 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, cơ quan điều tra phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt. Nhưng điều này đã không xảy ra. Mãi cho đến ngày 12/10/2010, hơn 2 tháng sau khi chồng và cha chúng tôi bị bắt, cơ quan điều tra tỉnh Bến Tre mới gửi đến gia đình chúng tôi thông báo bắt người đề ngày 16/08/2010.
Thứ hai, với lệnh bắt khẩn cấp ngày 16/8/2010, cơ quan điều tra chỉ có quyền tạm giữ 9 ngày là tối đa. Sau đó, nếu muốn tiếp tục giam ông Dương Kim Khải, cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm giam, với sự phê chuẩn của Viện Kiểm Sát và phải thông báo chính thức cho gia đình người tạm giam biết, căn cứ theo khoản 4, điều 88 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự. Nhưng cho đến nay, sau hơn 3 tháng ông Khải bị bắt đi, gia đình chúng tôi không hề nhận được một công văn chính thức nào thông báo về việc tạm giam.
Thứ ba, nếu thân nhân chúng tôi đã có quyết định tạm giam, thì theo Nghị định số 113/2008/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 28/10/2008, về chế độ thăm gặp, nhận, gửi thư, quà, gia đình chúng tôi phải được phép tiếp tế hay thăm nuôi. Nhưng kể từ khi chúng tôi gởi lá đơn xin được thăm nuôi ngày 28/10/2010 cho đến nay, chúng tôi không hề nhận được bất kỳ một sự trả lời nào.
Kính thưa ông Bộ Trưởng Bộ Công An,
Kính thưa ông Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao,
Dựa theo quy định của điều 17 của Luật Khiếu Nại Tố Cáo, chúng tôi viết đơn khiếu nại này để tố cáo cơ quan an ninh điều tra vi phạm khoản 4, điều 88 của luật tố tụng hình sự, khi tiếp tục giam giữ chồng và cha chúng tôi mà không thông báo cho gia đình.
Trước sự vi phạm này của cơ quan an ninh điều tra, chúng tôi xin ông Bộ Trưởng và Ông Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao cứu xét và trả tự do cho ông Dương Kim Khải.
Trong khi chờ đợi Quý Ông quan tâm giải quyết đơn khiếu nại này để chồng và cha chúng tôi được đối xử đúng theo luật pháp của Việt Nam, chúng tôi cũng thỉnh cầu Quý Ông chỉ thị cho cơ quan an ninh điều tra cho phép gia đình chúng tôi được tiếp tế hay thăm nuôi, theo đúng những quy định của Nghị định số 113/2008/NĐ-CP và theo truyền thống nhân đạo của Nhà Nước Việt Nam.
TP HCM, ngày 22 tháng 11 năm 2010
Người làm đơn
Mai Thị Dung và Dương Mạnh Hùng
Thái Nguyên: hàng ngàn giáo dân mang hoa đang nằm chờ qua đêm rét mướt để chờ Chúc mừng Tân Chủ tịch kiêm Bí thư tỉnh ủy.
Đêm nay, thời tiết tại miền Bắc Việt Nam đã vào đông và đang đợt gió mùa đông bắc, trời rét ngọt, nhưng bà con vẫn cắn răng chịu đựng, động viên nhau ở lại bám trụ bằng được. Bà con mang theo nồi niêu thổi cơm ăn, mùng màn để ngủ qua đêm tại đó.
Theo tin Nữ Vương Công Lý mới nhận được, đêm nay hàng ngàn giáo dân thuộc các Giáo xứ tại Thái Nguyên đang nằm qua đêm rét mướt để chờ được tặng hoa chúc mừng Tân Bí Thư Tỉnh ủy kiêm Chủ Tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên.
Từ sáng 29/11/2010, hàng ngàn giáo dân thuộc các giáo xứ tại Thành phố Thái Nguyên và khu vực lân cận đã đổ về Ủy Ban nhân dân Tỉnh, phòng tiếp dân của Thành phố mang theo hoa để chúc mừng Tân Chủ tịch kiêm Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Thái nguyên mới đắc cử.
Nhưng để gặp được “đầy tớ của dân” là chuyện không dễ dàng, vì vậy cả ngày chờ đợi, hàng ngàn con người vẫn không thấy bóng dánh “tên đầy tớ” của mình ở đâu. Một Phó chủ tịch Tỉnh đến gặp bà con, đề nghị gặp nhưng bà con không đồng ý với lý do họ đến chúc mừng Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Tỉnh chứ không chúc Phó chủ tịch. Vì thế họ phải chờ gặp bằng được Tân Chủ tịch mới được.
Và sau một ngày chờ đợi không thấy tăm hơi, bà con quyết định ngủ lại đêm tại nơi tiếp dân UBND Tỉnh Thái Nguyên để chờ ngày mai gặp ông Chủ tịch kiêm Bí thư Tỉnh ủy.
Công an, dân phòng, cán bộ ngăn cản bà con làm sân nhà thờ Thái Nguyên
Công an, dân phòng, cán bộ ngăn cản bà con làm sân nhà thờ Thái Nguyên
Vì sao “đầy tớ” của nhân dân không dám gặp nhân dân? Chuyện này cũng có lý do của nó.
Nguyên do là khu vực Nhà thờ Thái Nguyên đã bị xâm lấn nghiêm trọng bằng nhiều hình thức, cho các tư nhân lấn chiếm xong chính quyến cấp luôn sổ đỏ cho họ, đất của nhà thờ bị thu hẹp gần hết mặt trước. Cổng vào nhà thờ xây dở dang bị đình chỉ.
Khu đất phía trước nhà thờ, bên kia con đường nhựa chạy qua, giờ chỉ còn một bức tượng Trái tim Chúa Giêsu từ thời xa xưa còn đứng đó chen lẫn với một dãy nhà ở nhếch nhác kiêm quán ăn. Gần sát hàng rào nhà xứ bên phía phải có một con mương thoát nước rộng khoảng 2 mét là nơi thoát nước chung cho cả tổ dân phố. Nhưng Phường đã bán mảnh đất này cho một đại gia nào đó và đã được cấp sổ đỏ(?). Khi san lấp để xây dựng, họ đã cho lấp luôn con mương thoát nước này.
Cứ một trận mưa đổ xuống là cả khu vực nhà thờ thành một chiếc bể bơi, khu vực nhà xứ cũng bị nhấn chìm.
Bà con giáo dân kiên quyết ngồi ngay dưới lưỡi máy xúc để phản đối
Bà con giáo dân kiên quyết ngồi ngay dưới lưỡi máy xúc để phản đối
Đã từ rất lâu bà con giáo dân khiếu nại khắp các cơ quan từ dưới lên trên, kết quả là đã nhận được rất nhiều lời hứa. Thậm chí có lần bà con đã kéo đến cơ quan công quyền nhiều lần, vẫn nhận được lời hứa.
Song, lời thề và lời hứa của cán bộ nhà nước như nước chảy qua cầu, tình hình ngày càng nghiêm trọng đến lúc khó có thể chấp nhận được nữa.
Nhân dịp Bí thư Tỉnh ủy được bầu lại kiêm Chủ tịch UBND Tỉnh, bà con đến tận nơi chúc mừng với hàng ngàn người mang theo hoa.
Nhưng đến đêm nay, Chủ tịch vẫn biệt chim tăm cá buộc hàng ngàn người phải đội gió, đội rét ăn đất nằm sương chờ đợi.
Giáo dân quyết định sẽ chờ đợi dù là bao nhiêu thời gian, để gặp bằng được “người đầy tớ trung thành, tận tụy của nhân dân” này để chúc mừng bằng được mới trở về.
Xin mọi người hướng về những giáo dân đang chịu rét mướt giữa miền núi rừng Thái Nguyên đêm nay và cầu nguyện cho họ.
Ngày 29/11/2010
Phái đoàn Cao Ủy LHQ không đến được Cồn Dầu, Giáo dân gửi đơn khiếu nại về đất đai
Những hành động này của chính quyền Đà Nẵng đối với Cồn Dầu hiện nay khi tách giáo dân khỏi Thánh đường, làm gợi lại cho người ta chính sách “phân sáp” dưới thời bách hại Đạo Công giáo tàn khốc của vua Tự Đức – Một chính sách và thời kỳ mà tội ác ghê tởm còn được ghi vào sử sách và lưu tới muôn đời sau và cũng đã làm nẩy sinh hàng trăm ngàn con người tử đạo.
Chính sách “phân sáp” tinh vi hiện nay này nhằm tiêu diệt các cộng đồng tôn giáo có truyền thống “kính Chúa, yêu người” của chúng tôi tại Cồn Dầu”.
Theo tin nhận được, ngày hôm nay, một phái đoàn của Cao Ủy LHQ có kế hoạch vào Cồn Dầu thị sát tại địa phương, nhưng họ đã không vào được đến Cồn Dầu.
Phía chính quyền Đà Nẵng đã chuẩn bị đón phái đoàn cách đây mấy hôm khá “chu đáo” bằng nhiều cách: Cho Hội phụ nữ đến nhà chị Đoàn Thị Hồng Anh, (vợ anh Toma Nguyễn Thành Năm đã bị đánh đập đến chết) để khuyên giải, yêu cầu chị Hồng Anh nói ngược với sự thật là anh Toma Nguyễn Thành Năm đã bị ốm mà chết chứ không phải chết do bị công an đánh đập. Hội phụ nữ và các đoàn thể do nhà nước cử đến đã nói với chị Hồng Anh rằng: “thôi thì anh Năm đã chết thì cứ để cho ảnh (anh ấy) được yên, nếu có phái đoàn có đến hỏi thì cứ nói là do anh ốm mà chết chứ đừng nói là bị đánh đập mà lại phải nhắc đến ảnh thì ảnh không được yên”.
Chính quyền chỉ chọn cho phái đoàn được đến ghé thăm hỏi hai người là Bà Quy và Chị Đoàn Thị Hồng Anh, các đoàn thể nhà nước đến hứa với các nạn nhân rằng nếu nghe lời họ, ông Nguyễn Bá Thanh hứa sẽ lo cho họ hết mọi sự, kể cả chuyện đất đai, cuộc sống.
Thế nhưng, ngày hôm nay, theo kế hoạch đoán sẽ vào thăm Cồn Dầu, nhưng việc đó đã không diễn ra, chưa rõ lý do cụ thể.
Trong một diễn biến khác, Giáo dân Cồn Dầu đã cùng nhau viết đơn khiếu nại lên Chủ tịch Nước, Thủ Tướng chính phủ, Tổng Bí thư, Ủy Ban MTTQVN, Ban Tôn Giáo chính phủ, Chủ tịch Tỉnh, Chủ tịch Thành phố, Hội Đồng Giám mục Việt Nam, Ủy Ban Công Lý Hòa Bình, Đức Giám mục Đà Nẵng… để khiếu nại về việc chính quyền Đà Nẵng đã cướp đất của họ trái pháp luật nhằm xóa bỏ xứ đạo Cồn Dầu. Đơn khiếu nại có đoạn viết: “Chính sách của chính quyền Đà Nẵng là giải tỏa trắng Cồn Dầu, Xứ đạo Cồn Dầu chỉ còn trơ trọi lại ngôi Thánh Đường. Thánh Đường không có giáo dân, giáo dân tái định cư một nơi khác không có nhà thờ, điều này làm cho người ta hiểu rằng, nhà nước đang thực hiện hành vi đàn áp tôn giáo một cách tinh vi.
Những hành động này của chính quyền Đà Nẵng đối với Cồn Dầu hiện nay khi tách giáo dân khỏi Thánh đường, làm gợi lại cho người ta chính sách “phân sáp” dưới thời bách hại Đạo Công giáo tàn khốc của vua Tự Đức – Một chính sách và thời kỳ mà tội ác ghê tởm còn được ghi vào sử sách và lưu tới muôn đời sau và cũng đã làm nẩy sinh hàng trăm ngàn con người tử đạo.
Chính sách “phân sáp” tinh vi hiện nay này nhằm tiêu diệt các cộng đồng tôn giáo có truyền thống “kính Chúa, yêu người” của chúng tôi tại Cồn Dầu”.
Cớ gì bây giờ ‘đồng chí’ sợ ‘đồng chí’?
Suy ngẫm cùng luật gia Lê Hiếu Ðằng và Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu
* V. Quốc Uy
(Nguồn: Thông Luận 2010)
Trong bài viết Kiến nghị dừng khai thác bauxite, luật gia Lê Hiếu Ðằng nêu lên tình trạng các cán bộ, đảng viên, báo chí, đại biểu Quốc Hội cứ giữ im lặng, cứ “nhân nhượng, dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc”, “không có ai lên tiếng thẳng thắn về những chuyện nghiêm trọng” như vụ khai thác bô-xít, cho thuê rừng đầu nguồn, vụ Vinashin, v.v. và ông quy nguyên nhân về nỗi “sợ”.
Ông Lê Hiếu Đằng từng là Phó chủ tịch Mặt Trận Tồ Quốc thành phố Sài Gòn.
Nỗi sợ thì không lạ, trước mắt là trăm ngàn nỗi sợ khác nhau, nhưng là một đảng viên khá cao cấp, ông Lê Hiếu Ðằng đề cập đến một nỗi “sợ” rất đặc biệt, rất “nội bộ”: Ðảng viên trong cùng một đảng lại sợ nhau, và ông tự hỏi “Cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình?”
Nỗi sợ này, theo ông Lê Hiếu Ðằng là vô lý. Và để nhấn mạnh sự cực kỳ vô lý, ông khẳng định nỗi sợ này lại nằm trong những con người không hề nhút nhát, trái lại đã từng gan góc trước “kẻ thù” (lúc ấy), từng coi cái chết nhẹ như lông hồng! Vô lý nữa, tình “đồng chí” đã từng được coi là mặn nồng hơn cả tình ruột thịt, sao lại có thể sợ nhau?
Nghĩ rằng “nỗi sợ đồng chí” là vô lý, là không thể chấp nhận nên ông Lê Hiếu Ðằng nhắn nhủ và động viên tất cả các đồng chí của mình, rằng hãy mạnh dạn lên tiếng trước các vấn nạn, như ông đã lên tiếng. Quả thực so với trước đây, bây giờ đã ngày càng nhiều đảng viên (và các cán bộ của đảng) đã dám mạnh dạn lên tiếng. Ý kiến của ông Lê Hiếu Ðằng đang có tác dụng thúc giục thêm, vậy đây là một ý kiến đáng trân trọng.*
Song, nếu nhìn toàn cảnh thì sự im tiếng, sự sợ hãi vẫn chiếm số rất đông, số đảng viên mạnh dạn lên tiếng còn lâu mới được 1%! Nghĩa là vượt qua “nỗi sợ đồng chí” không phải việc đơn giản, bởi nỗi sợ ấy không vô lý như ta tưởng, mà nó có lý của nó. Có lẽ vì thế mà Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu đã khẳng định rằng muốn giải thích được nỗi sợ ấy cần vận dụng đến 3 điều không đơn giản là “sự hiểu biết, lòng trung thực và nhân cách”! Muốn “giải đáp cho ra ngọn nguồn” như lời Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu thật không đơn giản chút nào. Tôi xin mạo muội đề cập đôi điều góp phần lý giải vấn đề không đơn giản ấy.
Trong chiến tranh thì toàn đảng và dân chúng (do đảng lãnh đạo) ở cùng một phía, phía kia là thực dân Pháp hoặc Mỹ cùng với chính quyền miền Nam. Lúc ấy quyền và lợi cơ bản chưa có, chỉ có gian khổ hy sinh. Lúc ấy có thể nói “Ðảng với dân là một”, huống chi cùng là “đồng chí” trong đảng thì sự chia sẻ gian khổ với nhau còn hơn cả người thân. Chữ “đồng chí” lúc ấy thiêng liêng, đáng yêu đến mức Tố Hữu viết: “Thương nhau, anh gọi em: Ðồng chí!”, gọi “đồng chí” là âu yếm hơn cả vợ chồng. Sau này khi mô tả lại, nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng viết “Ðồng chí - tiếng ấm nồng máu đỏ”, tình đồng chí là tình máu thịt. Nếu “đồng chí” với nghĩa như vậy thì làm gì có chuyện “sợ” nhau như bây giờ? Lúc ấy, nếu cấp dưới có phải nghe lệnh cấp trên thì cũng là tự nguyện.
Nhưng chiến thắng là bước ngoặt phân ly, chấm dứt quan hệ cũ, bắt đầu quan hệ mới. Ðảng lên nắm chính quyền một cách cố định không luân chuyển, lãnh đạo cả đất nước, đầy quyền uy. Dù có thương yêu nhau đến mấy, trong cấu trúc xã hội tự nhiên cũng phân thành hai cực: Ðảng ở cực lãnh đạo (hay cai trị), dân ở cực bị lãnh đạo (hay bị cai trị). Không có lý thuyết xã hội học nào lại coi hai cực cai trị và bị trị “là một” cả, từ đây nếu còn nói “Ðảng với dân là một” là duy ý chí. Quan hệ giữa hai cực “đối tác” ấy sẽ hài hòa hay bất ổn là phụ thuộc vào đường lối của giới cai trị có thuận lòng dân hay không, lợi ích có mâu thuẫn với lợi ích dân tộc hay không.
Song xét thực chất, quyền lực không nằm ở toàn đảng, quyền lực chỉ nằm trong tay thiểu số đảng viên trong Bộ Chính Trị và Ban Chấp hành Trung ương. Ða số đảng viên là “đảng viên thường” thực chất chỉ là công cụ để thực hiện những chủ trương của Bộ Chính Trị và Ban Chấp hành Trung ương. Hơn 2 triệu “đảng viên thường” này nằm ở giữa hai cực cai trị và bị cai trị. Về danh nghĩa họ là “công dân loại 1”, được hưởng một số quyền lợi của đảng viên, nhưng vì họ là công cụ giao lưu trực tiếp với dân nên phần nào họ cũng gần dân, và về một số mặt họ bị thiệt thòi hơn cả dân thường. “Ðảng viên thường”, hay đảng viên cấp dưới, có nhiệm vụ phải làm gương, vừa để cho dân trông vào, vừa làm bình phong che cho những tật xấu, những điều bất chính ở các cấp cao. Thậm chí, khi phạm tội lỗi mà bị dân phát hiện họ dễ dàng bị kỷ luật để tượng trưng cho tính nghiêm minh. Nhiều đảng viên thổ lộ rằng sự mất dân chủ trong đảng còn nặng nề hơn bên ngoài, “19 điều cấm” khiến cho “đảng viên thường” còn thua một công dân bình thường về quyền công dân.
Trong đảng, trật tự tôn ty phân biệt rất rõ, phẩm trật trên dưới phân định quyền sinh quyền sát nghiêm khắc hơn thời phong kiến, thử hỏi các “đảng viên thường” tức đảng viên không giữ quyền lực không “sợ các đồng chí” nắm quyền ở thượng cấp sao được? Không thể tự ý ra khỏi đảng, không được nói tiếng nói của lòng mình, đa số “đảng viên thường” cũng đầy tâm tư, bế tắc, luôn sống trong nỗi sợ.
Lại xét đến những biến động ngay trong giới nắm quyền lực. Quyền lực biến đổi con người, lúc gian khổ họ khiêm nhường, nhân ái. Quyền càng to càng mau tha hóa, trở nên ham muốn vô bờ và mưu mẹo, sẵn sàng phản bội tình “đồng chí”, sẵn sàng cướp công, vu vạ, hãm hại “đồng chí” như chơi.
Hãy so sánh hai bài thơ mô tả tình đồng chí ở hai thời kỳ chưa cầm quyền và cầm quyền thì rõ.
Năm 1948, mấy ai không thuộc bài “Ðồng chí” của Chính Hữu:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay...
Nhà thơ Bùi Minh Quốc chỉ vì đòi quyền tự do sáng tác (theo đúng tinh thần nghị quyết 05 của Bộ Chính Trị) mà bị khai trừ, năm 1988, trong bài “Những ngày thường đã cháy lên” ông viết:
Ðồng chí - tiếng ấm nồng máu đỏ
Sao có lúc vang lên lạnh rợn thế này?
Ðồng chí - dao đã nằm ém nhẹm dưới lòng tay
Và mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy!
Rồi năm 1997, trong bài “Hý trường” của tập “Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn” có đoạn:
Hậu trường có gì xôm không nhỉ?
Cuộc sát phạt vào màn hay ho
Ðồng chí ăn thịt đồng chí
Nhạc hùng càng nổi to!
“Dao ém nhẹm du lòng tay”, “mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy”, “đồng chí ăn thịt đồng chí” thì các đồng chí phải “sợ các đồng chí của mình” là lẽ đương nhiên, có gì là vô lý? Sự cạnh tranh chức quyền và “lợi ích nhóm” khiến cho cấp dưới sợ cấp trên đã đành, mà các cấp trên với nhau cũng “sợ” nhau từng giờ từng phút, nhất là trước thềm những đại hội.
Báo chí của đảng đang nêu bật mối lo sợ “tự diễn biến”, nhưng đây là sự tự diễn biến theo cả hai phía, một phía cấp tiến, gần lại hơn với nhân dân và thời đại dân chủ tự do, một phía bị tha hóa bởi quyền lực, miệng nói lý tưởng nhưng việc làm lại hy sinh lý tưởng cho lợi quyền riêng. Sự phân ly về hai phía không tránh khỏi ấy sẽ khiến cho tính chất “đồng chí” suy giảm dần, đến một lúc khó coi nhau là “đồng chí”, sẵn sàng quy kết nhau, thì sợ nhau là phải!
*
Lấy quá khứ làm điểm tựa, Luật gia Lê Hiếu Ðằng cứ giả thiết mọi người còn đồng tâm thực thi lý tưởng Ðộc lập - Dân chủ nên coi hiện tượng “đồng chí sợ đồng chí” là Vô lý, cần khắc phục ngay. Trái lại, Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu với cái nhìn khoa học lại gợi ý rằng tình trạng này rất khó khắc phục vì “đồng chí sợ đồng chí” là rất Có lý, cần vận dụng cả “sự hiểu biết, lòng trung thực và cả nhân cách” mới lý giải được, nếu thiếu một trong ba nhân tố ấy, câu trả lời sẽ “ấp úng” ngay! Theo Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu thì đa số đảng viên và cán bộ vẫn cứ “tự kiểm duyệt” để biến những mệnh lệnh không văn bản của thượng cấp thành sự đồng thuận tự nguyện, để mọi thứ vẫn êm trôi như không có gì xảy ra. Khi nỗi sợ đã ngấm vào máu, đã thành bản năng sinh tồn thì những lời động viên khích lệ chưa đủ, cần sự tháo gỡ từ gốc! Phải làm sao để đảng viên không phải sợ đảng, “đồng chí” với nhau không phải sợ nhau nữa?
Như vậy thì cả ý kiến của hai ông đều đúng, mỗi ý kiến đáp ứng một phần của hiện thực và có tác dụng riêng, cả hai gộp lại mới thành bức tranh toàn cảnh về “nỗi sợ đồng chí”. Nỗi sợ ấy vẫn là một trở ngại vô cùng nặng nề, ngăn cản sự thực hiện lời đảng rằng phải “dũng cảm nhìn thẳng sự thật, nói hết sự thật”, ngăn cản việc đặt lên bàn những vấn nạn công khai để mổ xẻ thật cụ thể và tìm cách khắc phục hữu hiệu.
Cùng với Luật gia Lê Hiếu Ðằng, ngày càng nhiều ý kiến đồng ý rằng “Dân chủ là giải pháp cho mọi vấn đề của đất nước”, nhưng cần nói tiếp: “Chưa có được dân chủ trong đảng thì chưa thể nói gì đến dân chủ cho xã hội!”
Làm thế nào chuyển được những nhận thức này thành hiện thực, chắc chắn đây không phải bài toán dễ dàng, nhưng chừng nào chưa giải được bài toán gốc này thì những việc hệ trọng cho quốc kế dân sinh như vụ Bauxite, vụ Vinashin, vụ tàu cao tốc, vụ cho thuê rừng đầu nguồn, dù có đưa ra Quốc Hội (nơi đại đa số là đảng viên) cuối cùng cũng chỉ loanh quanh giậm chân tại chỗ, cứ “vũ như cẫn” hoặc càng xấu hơn.
V. Quốc Uy
Tháng 11, 2010
* V. Quốc Uy
(Nguồn: Thông Luận 2010)
Trong bài viết Kiến nghị dừng khai thác bauxite, luật gia Lê Hiếu Ðằng nêu lên tình trạng các cán bộ, đảng viên, báo chí, đại biểu Quốc Hội cứ giữ im lặng, cứ “nhân nhượng, dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc”, “không có ai lên tiếng thẳng thắn về những chuyện nghiêm trọng” như vụ khai thác bô-xít, cho thuê rừng đầu nguồn, vụ Vinashin, v.v. và ông quy nguyên nhân về nỗi “sợ”.
Ông Lê Hiếu Đằng từng là Phó chủ tịch Mặt Trận Tồ Quốc thành phố Sài Gòn.
Nỗi sợ thì không lạ, trước mắt là trăm ngàn nỗi sợ khác nhau, nhưng là một đảng viên khá cao cấp, ông Lê Hiếu Ðằng đề cập đến một nỗi “sợ” rất đặc biệt, rất “nội bộ”: Ðảng viên trong cùng một đảng lại sợ nhau, và ông tự hỏi “Cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình?”
Nỗi sợ này, theo ông Lê Hiếu Ðằng là vô lý. Và để nhấn mạnh sự cực kỳ vô lý, ông khẳng định nỗi sợ này lại nằm trong những con người không hề nhút nhát, trái lại đã từng gan góc trước “kẻ thù” (lúc ấy), từng coi cái chết nhẹ như lông hồng! Vô lý nữa, tình “đồng chí” đã từng được coi là mặn nồng hơn cả tình ruột thịt, sao lại có thể sợ nhau?
Nghĩ rằng “nỗi sợ đồng chí” là vô lý, là không thể chấp nhận nên ông Lê Hiếu Ðằng nhắn nhủ và động viên tất cả các đồng chí của mình, rằng hãy mạnh dạn lên tiếng trước các vấn nạn, như ông đã lên tiếng. Quả thực so với trước đây, bây giờ đã ngày càng nhiều đảng viên (và các cán bộ của đảng) đã dám mạnh dạn lên tiếng. Ý kiến của ông Lê Hiếu Ðằng đang có tác dụng thúc giục thêm, vậy đây là một ý kiến đáng trân trọng.*
Song, nếu nhìn toàn cảnh thì sự im tiếng, sự sợ hãi vẫn chiếm số rất đông, số đảng viên mạnh dạn lên tiếng còn lâu mới được 1%! Nghĩa là vượt qua “nỗi sợ đồng chí” không phải việc đơn giản, bởi nỗi sợ ấy không vô lý như ta tưởng, mà nó có lý của nó. Có lẽ vì thế mà Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu đã khẳng định rằng muốn giải thích được nỗi sợ ấy cần vận dụng đến 3 điều không đơn giản là “sự hiểu biết, lòng trung thực và nhân cách”! Muốn “giải đáp cho ra ngọn nguồn” như lời Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu thật không đơn giản chút nào. Tôi xin mạo muội đề cập đôi điều góp phần lý giải vấn đề không đơn giản ấy.
Trong chiến tranh thì toàn đảng và dân chúng (do đảng lãnh đạo) ở cùng một phía, phía kia là thực dân Pháp hoặc Mỹ cùng với chính quyền miền Nam. Lúc ấy quyền và lợi cơ bản chưa có, chỉ có gian khổ hy sinh. Lúc ấy có thể nói “Ðảng với dân là một”, huống chi cùng là “đồng chí” trong đảng thì sự chia sẻ gian khổ với nhau còn hơn cả người thân. Chữ “đồng chí” lúc ấy thiêng liêng, đáng yêu đến mức Tố Hữu viết: “Thương nhau, anh gọi em: Ðồng chí!”, gọi “đồng chí” là âu yếm hơn cả vợ chồng. Sau này khi mô tả lại, nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng viết “Ðồng chí - tiếng ấm nồng máu đỏ”, tình đồng chí là tình máu thịt. Nếu “đồng chí” với nghĩa như vậy thì làm gì có chuyện “sợ” nhau như bây giờ? Lúc ấy, nếu cấp dưới có phải nghe lệnh cấp trên thì cũng là tự nguyện.
Nhưng chiến thắng là bước ngoặt phân ly, chấm dứt quan hệ cũ, bắt đầu quan hệ mới. Ðảng lên nắm chính quyền một cách cố định không luân chuyển, lãnh đạo cả đất nước, đầy quyền uy. Dù có thương yêu nhau đến mấy, trong cấu trúc xã hội tự nhiên cũng phân thành hai cực: Ðảng ở cực lãnh đạo (hay cai trị), dân ở cực bị lãnh đạo (hay bị cai trị). Không có lý thuyết xã hội học nào lại coi hai cực cai trị và bị trị “là một” cả, từ đây nếu còn nói “Ðảng với dân là một” là duy ý chí. Quan hệ giữa hai cực “đối tác” ấy sẽ hài hòa hay bất ổn là phụ thuộc vào đường lối của giới cai trị có thuận lòng dân hay không, lợi ích có mâu thuẫn với lợi ích dân tộc hay không.
Song xét thực chất, quyền lực không nằm ở toàn đảng, quyền lực chỉ nằm trong tay thiểu số đảng viên trong Bộ Chính Trị và Ban Chấp hành Trung ương. Ða số đảng viên là “đảng viên thường” thực chất chỉ là công cụ để thực hiện những chủ trương của Bộ Chính Trị và Ban Chấp hành Trung ương. Hơn 2 triệu “đảng viên thường” này nằm ở giữa hai cực cai trị và bị cai trị. Về danh nghĩa họ là “công dân loại 1”, được hưởng một số quyền lợi của đảng viên, nhưng vì họ là công cụ giao lưu trực tiếp với dân nên phần nào họ cũng gần dân, và về một số mặt họ bị thiệt thòi hơn cả dân thường. “Ðảng viên thường”, hay đảng viên cấp dưới, có nhiệm vụ phải làm gương, vừa để cho dân trông vào, vừa làm bình phong che cho những tật xấu, những điều bất chính ở các cấp cao. Thậm chí, khi phạm tội lỗi mà bị dân phát hiện họ dễ dàng bị kỷ luật để tượng trưng cho tính nghiêm minh. Nhiều đảng viên thổ lộ rằng sự mất dân chủ trong đảng còn nặng nề hơn bên ngoài, “19 điều cấm” khiến cho “đảng viên thường” còn thua một công dân bình thường về quyền công dân.
Trong đảng, trật tự tôn ty phân biệt rất rõ, phẩm trật trên dưới phân định quyền sinh quyền sát nghiêm khắc hơn thời phong kiến, thử hỏi các “đảng viên thường” tức đảng viên không giữ quyền lực không “sợ các đồng chí” nắm quyền ở thượng cấp sao được? Không thể tự ý ra khỏi đảng, không được nói tiếng nói của lòng mình, đa số “đảng viên thường” cũng đầy tâm tư, bế tắc, luôn sống trong nỗi sợ.
Lại xét đến những biến động ngay trong giới nắm quyền lực. Quyền lực biến đổi con người, lúc gian khổ họ khiêm nhường, nhân ái. Quyền càng to càng mau tha hóa, trở nên ham muốn vô bờ và mưu mẹo, sẵn sàng phản bội tình “đồng chí”, sẵn sàng cướp công, vu vạ, hãm hại “đồng chí” như chơi.
Hãy so sánh hai bài thơ mô tả tình đồng chí ở hai thời kỳ chưa cầm quyền và cầm quyền thì rõ.
Năm 1948, mấy ai không thuộc bài “Ðồng chí” của Chính Hữu:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay...
Nhà thơ Bùi Minh Quốc chỉ vì đòi quyền tự do sáng tác (theo đúng tinh thần nghị quyết 05 của Bộ Chính Trị) mà bị khai trừ, năm 1988, trong bài “Những ngày thường đã cháy lên” ông viết:
Ðồng chí - tiếng ấm nồng máu đỏ
Sao có lúc vang lên lạnh rợn thế này?
Ðồng chí - dao đã nằm ém nhẹm dưới lòng tay
Và mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy!
Rồi năm 1997, trong bài “Hý trường” của tập “Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn” có đoạn:
Hậu trường có gì xôm không nhỉ?
Cuộc sát phạt vào màn hay ho
Ðồng chí ăn thịt đồng chí
Nhạc hùng càng nổi to!
“Dao ém nhẹm du lòng tay”, “mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy”, “đồng chí ăn thịt đồng chí” thì các đồng chí phải “sợ các đồng chí của mình” là lẽ đương nhiên, có gì là vô lý? Sự cạnh tranh chức quyền và “lợi ích nhóm” khiến cho cấp dưới sợ cấp trên đã đành, mà các cấp trên với nhau cũng “sợ” nhau từng giờ từng phút, nhất là trước thềm những đại hội.
Báo chí của đảng đang nêu bật mối lo sợ “tự diễn biến”, nhưng đây là sự tự diễn biến theo cả hai phía, một phía cấp tiến, gần lại hơn với nhân dân và thời đại dân chủ tự do, một phía bị tha hóa bởi quyền lực, miệng nói lý tưởng nhưng việc làm lại hy sinh lý tưởng cho lợi quyền riêng. Sự phân ly về hai phía không tránh khỏi ấy sẽ khiến cho tính chất “đồng chí” suy giảm dần, đến một lúc khó coi nhau là “đồng chí”, sẵn sàng quy kết nhau, thì sợ nhau là phải!
*
Lấy quá khứ làm điểm tựa, Luật gia Lê Hiếu Ðằng cứ giả thiết mọi người còn đồng tâm thực thi lý tưởng Ðộc lập - Dân chủ nên coi hiện tượng “đồng chí sợ đồng chí” là Vô lý, cần khắc phục ngay. Trái lại, Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu với cái nhìn khoa học lại gợi ý rằng tình trạng này rất khó khắc phục vì “đồng chí sợ đồng chí” là rất Có lý, cần vận dụng cả “sự hiểu biết, lòng trung thực và cả nhân cách” mới lý giải được, nếu thiếu một trong ba nhân tố ấy, câu trả lời sẽ “ấp úng” ngay! Theo Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu thì đa số đảng viên và cán bộ vẫn cứ “tự kiểm duyệt” để biến những mệnh lệnh không văn bản của thượng cấp thành sự đồng thuận tự nguyện, để mọi thứ vẫn êm trôi như không có gì xảy ra. Khi nỗi sợ đã ngấm vào máu, đã thành bản năng sinh tồn thì những lời động viên khích lệ chưa đủ, cần sự tháo gỡ từ gốc! Phải làm sao để đảng viên không phải sợ đảng, “đồng chí” với nhau không phải sợ nhau nữa?
Như vậy thì cả ý kiến của hai ông đều đúng, mỗi ý kiến đáp ứng một phần của hiện thực và có tác dụng riêng, cả hai gộp lại mới thành bức tranh toàn cảnh về “nỗi sợ đồng chí”. Nỗi sợ ấy vẫn là một trở ngại vô cùng nặng nề, ngăn cản sự thực hiện lời đảng rằng phải “dũng cảm nhìn thẳng sự thật, nói hết sự thật”, ngăn cản việc đặt lên bàn những vấn nạn công khai để mổ xẻ thật cụ thể và tìm cách khắc phục hữu hiệu.
Cùng với Luật gia Lê Hiếu Ðằng, ngày càng nhiều ý kiến đồng ý rằng “Dân chủ là giải pháp cho mọi vấn đề của đất nước”, nhưng cần nói tiếp: “Chưa có được dân chủ trong đảng thì chưa thể nói gì đến dân chủ cho xã hội!”
Làm thế nào chuyển được những nhận thức này thành hiện thực, chắc chắn đây không phải bài toán dễ dàng, nhưng chừng nào chưa giải được bài toán gốc này thì những việc hệ trọng cho quốc kế dân sinh như vụ Bauxite, vụ Vinashin, vụ tàu cao tốc, vụ cho thuê rừng đầu nguồn, dù có đưa ra Quốc Hội (nơi đại đa số là đảng viên) cuối cùng cũng chỉ loanh quanh giậm chân tại chỗ, cứ “vũ như cẫn” hoặc càng xấu hơn.
V. Quốc Uy
Tháng 11, 2010
Bản kiểm điểm của một công dân Việt Nam
Ðinh Tấn Lực
(Nguồn: dinhtanluc2.yolasite.com)
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tờ Kiểm Ðiểm
Kính thưa quý khán giả các pha truyền hình Quốc Hội chất vấn vừa qua.
Kính thưa quý độc giả của trang mạng này.
Kính thưa toàn thể quý vị các cấp các nơi có nhiệm vụ đọc kiểm điểm.
Tôi ký tên dưới đây là Ðinh Tấn Lực. CMND mang số: không ham không xạo không sợ tóm không không tóm. Nguyên quán: Chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Bàn Cờ, Q3, Sài Gòn. Nơi thường trú: Khoảng giữa hai đầu các bến xe, các quán cà phê bệt và caféNet trên bán đảo Ðông Dương. Nghề nghiệp: Blogger. Gia cảnh: Ðã lập gia đình. Sinh kế (theo tử vi): Thân cư thê.
Tôi thành khẩn khai báo trước tiên là đã tự tay gạch ngang hông mấy từ trên dòng đầu, chính là do tội buông thả để bị khích động bởi (và còn nhiệt liệt hoan hô) dự thảo bản thông tư mới nhất của Bộ Giáo Dục về việc sửa đổi, bổ sung quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ giáo dục quốc dân hiện nay (là sẽ không sử dụng các tiêu ngữ đó nữa). Riêng bản thân tôi tự ý gạch ngang hông mấy tiêu ngữ của dòng kế tiếp, là do bởi kết quả tự tôi đối chiếu với thực tiễn suốt bao năm nay. Dù vậy, tôi vẫn e rằng các phần còn lại trên 2 dòng tiêu ngữ đó cũng không tồn tại được bao nả, với cái cách đùn đẩy/đánh bùn sang ao của các bộ phận giải trình trong mấy buổi chất vấn của Quốc Hội vừa qua.
Ðó chỉ là một lỗi khách quan, dù nhỏ nhưng rất đáng kể, trong toàn bộ lỗi lầm mà tôi sẽ lần lượt tự kiểm điểm (có đánh số thứ tự) như sau:
1. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi đã cười đến đầm đìa mặt mũi khi dán mắt coi trọn mấy show chất vấn thượng dẫn, trong lúc, lẽ ra, phải nghiêm túc ghi nhận thành ý của thủ tướng “xin nhận trách nhiệm về những hạn chế yếu kém của chính phủ”, có đính kèm theo sau đó là cái đuôi định hướng “Thủ tướng, Phó thủ tướng và các thành viên liên quan tiến hành kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm”, như một giải pháp túm gọn rồi dí xoẹt mũi giày lên cả luật pháp lẫn dư luận. Tôi đã lỡ cười vì có đứa đã “nhận một cái trách nhiệm cần phải làm rõ” thì ít, mà vì cái đuôi lê thê đó thì nhiều, là bởi, chỉ trong khoảnh khắc, nó đã gõ chiếc đũa thần xây dựng được ngay một Mùa Cấy Kiểm Ðiểm Toàn Diện trên xứ ta (và đó cũng là động lực thôi thúc sự hình thành của bản kiểm điểm này), trước khi cả nước bước vào Mùa Gặt Cứt Trâu Hóa Bùn, để chuẩn bị nai lưng ra lao động mà trả dần công nợ ngập đầu cho cái bộ phận sắp sửa kiểm điểm đó.
2. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi đã Google 2 cụm từ “thủ tướng”... “từ chức” rồi nhận được ngay About 2,620,000 results (0.19 seconds). Lại còn lang thang/lếch thếch/lôi thôi bấm vào mấy cái kết quả gần đây, đại khái như trường hợp Thủ Tướng Nam Hàn Chung Un-chan “xin từ chức để nhận trách nhiệm” về sự thất bại của dự án phát triển Sejong thành một trung tâm khoa học giáo dục cho đất nước họ. Rồi còn lân la tới một bản tin khác: Bộ Trưởng Quốc Phòng Kim Tae-yong, cũng của Nam Hàn, đã “nhận trách nhiệm và xin từ chức”, vì không bảo vệ được sinh mạng của 2 thường dân và 1 binh sĩ trong vụ Bắc Triều Tiên (với định hướng khiêu khích) đã vô cớ nã pháo vào một hòn đảo nhỏ ven biển của Nam Hàn tuần rồi. Lỗi to đùng mà tôi mắc phải ở đây là đã liên tưởng đến tập quán hành xử “trỏ ngón qua lại xong rồi xoa tay” của đảng và nhà nước này trước chập chùng biển khổ của dân, từ trước, hiện giờ, và còn dự kiến được là sẽ tiếp tục lê hia bảy dặm bước vào tương lai.
3. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong đảng và nhà nước này. Khiến cả lũ chỉ lo tìm thế chống lưng, lo ô dù che chắn, lo đối phó nội bộ, lo tranh giành dự án, lo vơ vét đô la... bỏ mặc nhân dân cho công an đánh gục, cho cán bộ cưỡng hiếp, cho lũ lụt cuốn trôi, cho trí não tối ám, cho nhân tính thui chột, cho đói bệnh giết dần.
4. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong đảng và nhà nước này. Khiến cả lũ khấu đầu xum xoe với giặc rồi tới lúc bị làng dân báo rọi đèn thì trâng tráo đổ lỗi cho dàn thuộc hạ đánh máy/chọn hình...
5. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong đảng và nhà nước này. Khiến cả lũ toa rập nâng cấp đám công an còn đảng còn mình để cấm đoán, bịt miệng, chận bắt bloggers... Rồi sau cùng phải cậy nhờ đến tin tặc xứ người mà đánh cắp mật khẩu, khống chế trang mạng, ra sức dập tắt tiếng nói của dân mình bằng mọi cách, kể cả các phương cách mờ ám/thô bỉ/dơ bẩn ngoài sức tưởng tượng của loài người.
6. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong đảng và nhà nước này. Khiến cả lũ bời rời bối rối về một cương lĩnh trật vuột không thể nhất trí; một chiến lược nhập nhằng về lý luận và lộn xộn về đường lối; một cơ cấu nhân sự đang hồi gay cấn lấn chen bất phân thắng bại giữa các phe nhóm vừa thiểu trí/thừa tham lại vừa mâu thuẫn cùng cực về quyền lợi cục bộ và hậu thuẫn tứ phương.
7. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong chính phủ này. Khiến cả lũ sò câm miệng hến, không phản ứng được gì cho ra hồn/nên dáng một chính phủ (có nguyên Bộ Quốc Phòng cùng quân chủng hải quân và dân quân tự vệ biển) trước đám tàu ngư chính thản nhiên và mặc tình vẫy vùng trên biển Ðông của ta như ao nhà của nó; thản nhiên và thường xuyên đâm chìm tàu cá của ta; thản nhiên và tùy tiện bắt giam ngư dân ta đòi tiền chuộc; ưng bắt thì bắt, ưng đánh thì đánh, ưng cướp thì cướp, ưng thả thì thả (mà còn được nhiệt liệt tri ân)...
8. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong chính phủ này, không loại trừ bằng tiền lẫn gái. Khiến cả lũ bị trói chân rọ mõm, dựa vào lý luận “nó là ân nhân” hay “nó mạnh hơn ta”... mà ra tay càn nóng/bắt nguội những thanh niên bầm gan tím mật vì tổ quốc bị xâm phạm nên đã cùng nhau gióng lên tiếng nói Trần Quốc Toản trước thái thú quán của bọn xâm lăng.
9. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong chính phủ này. Khiến cả lũ nhẩn nha hoan hỉ đếm tiền cho thuê hàng chục vạn hecta rừng đầu nguồn ở vị trí chiến lược an ninh quốc phòng với giá hời ngang hàng rau muống.
10. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong chính phủ này. Khiến cả lũ xôn xao nhộn nhạo cắm cổ tiến hành cái dự án (có biển hiệu là Chủ Trương Lớn) nhằm treo lơ lửng trên đầu dân hàng trăm triệu mét khối bùn đỏ, bất chấp lời phân tích lợi/hại muôn mặt của hàng ngàn trí thức, bất chấp cả cái kinh nghiệm tang thương mới nhất ở Hungary, và ở ngay sân nhà Cao Bằng.
11. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong chính phủ này. Khiến cả lũ hồ hởi khấu tạ 16 chữ vàng mà không hay đã bị bưng tai bịt mắt về một nguy cơ trở thành cò đất cho quy trình xâm lăng tiệm tiến bằng các loại sinh tử phù đô xanh/gái nõn của bọn bá quyền hung hãn ngàn đời dòm ngó nước ta.
12. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã hết lòng tin vào các bài bình của Roger Mitton, đặc biệt là tiểu luận trên tờ Washington Times gần đây đã phân tích rành rọt về cụm từ Odious Dung. Càng nhớ tới càng thấy phình lớn ra nỗi nhục về cái guồng máy ma bùn nghiền dân/lạy giặc này.
Rõ ràng tôi đã mắc phải chí ít cả tá lỗi lầm vừa nêu.
Xin ghi nhận nơi đây lòng căm hận cùng cực bọn thế lực thù địch đã đẩy tôi vào vòng tội lỗi, vi phạm đồng loạt cả rừng luật ở đây, và kính mong toàn thể nhân dân xem xét cho tôi được hưởng lượng khoan hồng.
Nay kiểm,
29-11-2010, nhân ngày khai mạc đại hội thi đua yêu nước toàn quốc.
Blogger Ðinh Tấn Lực
(Nguồn: dinhtanluc2.yolasite.com)
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tờ Kiểm Ðiểm
Kính thưa quý khán giả các pha truyền hình Quốc Hội chất vấn vừa qua.
Kính thưa quý độc giả của trang mạng này.
Kính thưa toàn thể quý vị các cấp các nơi có nhiệm vụ đọc kiểm điểm.
Tôi ký tên dưới đây là Ðinh Tấn Lực. CMND mang số: không ham không xạo không sợ tóm không không tóm. Nguyên quán: Chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Bàn Cờ, Q3, Sài Gòn. Nơi thường trú: Khoảng giữa hai đầu các bến xe, các quán cà phê bệt và caféNet trên bán đảo Ðông Dương. Nghề nghiệp: Blogger. Gia cảnh: Ðã lập gia đình. Sinh kế (theo tử vi): Thân cư thê.
Tôi thành khẩn khai báo trước tiên là đã tự tay gạch ngang hông mấy từ trên dòng đầu, chính là do tội buông thả để bị khích động bởi (và còn nhiệt liệt hoan hô) dự thảo bản thông tư mới nhất của Bộ Giáo Dục về việc sửa đổi, bổ sung quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ giáo dục quốc dân hiện nay (là sẽ không sử dụng các tiêu ngữ đó nữa). Riêng bản thân tôi tự ý gạch ngang hông mấy tiêu ngữ của dòng kế tiếp, là do bởi kết quả tự tôi đối chiếu với thực tiễn suốt bao năm nay. Dù vậy, tôi vẫn e rằng các phần còn lại trên 2 dòng tiêu ngữ đó cũng không tồn tại được bao nả, với cái cách đùn đẩy/đánh bùn sang ao của các bộ phận giải trình trong mấy buổi chất vấn của Quốc Hội vừa qua.
Ðó chỉ là một lỗi khách quan, dù nhỏ nhưng rất đáng kể, trong toàn bộ lỗi lầm mà tôi sẽ lần lượt tự kiểm điểm (có đánh số thứ tự) như sau:
1. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi đã cười đến đầm đìa mặt mũi khi dán mắt coi trọn mấy show chất vấn thượng dẫn, trong lúc, lẽ ra, phải nghiêm túc ghi nhận thành ý của thủ tướng “xin nhận trách nhiệm về những hạn chế yếu kém của chính phủ”, có đính kèm theo sau đó là cái đuôi định hướng “Thủ tướng, Phó thủ tướng và các thành viên liên quan tiến hành kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm”, như một giải pháp túm gọn rồi dí xoẹt mũi giày lên cả luật pháp lẫn dư luận. Tôi đã lỡ cười vì có đứa đã “nhận một cái trách nhiệm cần phải làm rõ” thì ít, mà vì cái đuôi lê thê đó thì nhiều, là bởi, chỉ trong khoảnh khắc, nó đã gõ chiếc đũa thần xây dựng được ngay một Mùa Cấy Kiểm Ðiểm Toàn Diện trên xứ ta (và đó cũng là động lực thôi thúc sự hình thành của bản kiểm điểm này), trước khi cả nước bước vào Mùa Gặt Cứt Trâu Hóa Bùn, để chuẩn bị nai lưng ra lao động mà trả dần công nợ ngập đầu cho cái bộ phận sắp sửa kiểm điểm đó.
2. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi đã Google 2 cụm từ “thủ tướng”... “từ chức” rồi nhận được ngay About 2,620,000 results (0.19 seconds). Lại còn lang thang/lếch thếch/lôi thôi bấm vào mấy cái kết quả gần đây, đại khái như trường hợp Thủ Tướng Nam Hàn Chung Un-chan “xin từ chức để nhận trách nhiệm” về sự thất bại của dự án phát triển Sejong thành một trung tâm khoa học giáo dục cho đất nước họ. Rồi còn lân la tới một bản tin khác: Bộ Trưởng Quốc Phòng Kim Tae-yong, cũng của Nam Hàn, đã “nhận trách nhiệm và xin từ chức”, vì không bảo vệ được sinh mạng của 2 thường dân và 1 binh sĩ trong vụ Bắc Triều Tiên (với định hướng khiêu khích) đã vô cớ nã pháo vào một hòn đảo nhỏ ven biển của Nam Hàn tuần rồi. Lỗi to đùng mà tôi mắc phải ở đây là đã liên tưởng đến tập quán hành xử “trỏ ngón qua lại xong rồi xoa tay” của đảng và nhà nước này trước chập chùng biển khổ của dân, từ trước, hiện giờ, và còn dự kiến được là sẽ tiếp tục lê hia bảy dặm bước vào tương lai.
3. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong đảng và nhà nước này. Khiến cả lũ chỉ lo tìm thế chống lưng, lo ô dù che chắn, lo đối phó nội bộ, lo tranh giành dự án, lo vơ vét đô la... bỏ mặc nhân dân cho công an đánh gục, cho cán bộ cưỡng hiếp, cho lũ lụt cuốn trôi, cho trí não tối ám, cho nhân tính thui chột, cho đói bệnh giết dần.
4. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong đảng và nhà nước này. Khiến cả lũ khấu đầu xum xoe với giặc rồi tới lúc bị làng dân báo rọi đèn thì trâng tráo đổ lỗi cho dàn thuộc hạ đánh máy/chọn hình...
5. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong đảng và nhà nước này. Khiến cả lũ toa rập nâng cấp đám công an còn đảng còn mình để cấm đoán, bịt miệng, chận bắt bloggers... Rồi sau cùng phải cậy nhờ đến tin tặc xứ người mà đánh cắp mật khẩu, khống chế trang mạng, ra sức dập tắt tiếng nói của dân mình bằng mọi cách, kể cả các phương cách mờ ám/thô bỉ/dơ bẩn ngoài sức tưởng tượng của loài người.
6. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong đảng và nhà nước này. Khiến cả lũ bời rời bối rối về một cương lĩnh trật vuột không thể nhất trí; một chiến lược nhập nhằng về lý luận và lộn xộn về đường lối; một cơ cấu nhân sự đang hồi gay cấn lấn chen bất phân thắng bại giữa các phe nhóm vừa thiểu trí/thừa tham lại vừa mâu thuẫn cùng cực về quyền lợi cục bộ và hậu thuẫn tứ phương.
7. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong chính phủ này. Khiến cả lũ sò câm miệng hến, không phản ứng được gì cho ra hồn/nên dáng một chính phủ (có nguyên Bộ Quốc Phòng cùng quân chủng hải quân và dân quân tự vệ biển) trước đám tàu ngư chính thản nhiên và mặc tình vẫy vùng trên biển Ðông của ta như ao nhà của nó; thản nhiên và thường xuyên đâm chìm tàu cá của ta; thản nhiên và tùy tiện bắt giam ngư dân ta đòi tiền chuộc; ưng bắt thì bắt, ưng đánh thì đánh, ưng cướp thì cướp, ưng thả thì thả (mà còn được nhiệt liệt tri ân)...
8. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong chính phủ này, không loại trừ bằng tiền lẫn gái. Khiến cả lũ bị trói chân rọ mõm, dựa vào lý luận “nó là ân nhân” hay “nó mạnh hơn ta”... mà ra tay càn nóng/bắt nguội những thanh niên bầm gan tím mật vì tổ quốc bị xâm phạm nên đã cùng nhau gióng lên tiếng nói Trần Quốc Toản trước thái thú quán của bọn xâm lăng.
9. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong chính phủ này. Khiến cả lũ nhẩn nha hoan hỉ đếm tiền cho thuê hàng chục vạn hecta rừng đầu nguồn ở vị trí chiến lược an ninh quốc phòng với giá hời ngang hàng rau muống.
10. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong chính phủ này. Khiến cả lũ xôn xao nhộn nhạo cắm cổ tiến hành cái dự án (có biển hiệu là Chủ Trương Lớn) nhằm treo lơ lửng trên đầu dân hàng trăm triệu mét khối bùn đỏ, bất chấp lời phân tích lợi/hại muôn mặt của hàng ngàn trí thức, bất chấp cả cái kinh nghiệm tang thương mới nhất ở Hungary, và ở ngay sân nhà Cao Bằng.
11. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã thụ động ngồi yên để cho thế lực thù địch cài người hoặc khống chế được hàng nhân sự lãnh đạo trong chính phủ này. Khiến cả lũ hồ hởi khấu tạ 16 chữ vàng mà không hay đã bị bưng tai bịt mắt về một nguy cơ trở thành cò đất cho quy trình xâm lăng tiệm tiến bằng các loại sinh tử phù đô xanh/gái nõn của bọn bá quyền hung hãn ngàn đời dòm ngó nước ta.
12. Rõ ràng bản thân tôi có lỗi cực lớn là đã hết lòng tin vào các bài bình của Roger Mitton, đặc biệt là tiểu luận trên tờ Washington Times gần đây đã phân tích rành rọt về cụm từ Odious Dung. Càng nhớ tới càng thấy phình lớn ra nỗi nhục về cái guồng máy ma bùn nghiền dân/lạy giặc này.
Rõ ràng tôi đã mắc phải chí ít cả tá lỗi lầm vừa nêu.
Xin ghi nhận nơi đây lòng căm hận cùng cực bọn thế lực thù địch đã đẩy tôi vào vòng tội lỗi, vi phạm đồng loạt cả rừng luật ở đây, và kính mong toàn thể nhân dân xem xét cho tôi được hưởng lượng khoan hồng.
Nay kiểm,
29-11-2010, nhân ngày khai mạc đại hội thi đua yêu nước toàn quốc.
Blogger Ðinh Tấn Lực
Sợ bẩn, dân Sài Gòn không chịu xài nước máy
SÀI GÒN (TH) - Thành phố Sài Gòn có khoảng 140,000 căn nhà đang sử dụng đồng thời hai nguồn nước thủy cục và nước giếng tự đào lấy, và trên 50,000 cư dân gắn đồng hồ thủy cục nhưng không chịu xài.
Nước máy của công ty cấp nước Sài Gòn gọi tắt là Sawaco có màu vàng đỏ, mùi tanh, lại có nhiều tạp chất nên người dân không dám xài dù có ráp hệ thống dẫn nước. (Hình: VNExpress)
Ða số cư dân chê nước thủy cục sinh sống ở các quận ngoại thành như quận 6, quận 8, quận 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Gò Vấp.
Báo Ðất Việt ngày 29 tháng 11 trích lời một viên chức Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn (gọi tắt là Sawaco) than thở đã tốn hàng tỉ đồng để xây dựng mạng lưới cấp nước cho cả thành phố và liên tục hô hào về tình trạng nhiễm bẩn của nguồn nước ngầm mà tình hình hoạt động vẫn không khả quan. Tháng nào cũng có trung bình 15 gia đình hủy hợp đồng cung cấp nước thủy cục.
Tin tức kèm hình ảnh phơi bày nước máy dơ bẩn, đen ngòm của nước máy Sài Gòn đã được báo chí địa phương đề cập quá nhiều mà vẫn không thấy được cải thiện.
Riêng tại quận 12 và Gò Vấp, người ta ước tính có trên 90% cư dân xài nước giếng khoan tại nhà. Nhiều gia đình đã được gắn đồng hồ của Sawaco nhưng không chịu nối ống để xài nước thủy cục.
Theo một viên chức Sawaco, người dân xài nước giếng là một hình thức “thắt lưng buộc bụng” trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Quả vậy, nhiều người dân cho rằng tắm giặt bằng nước giếng chiếm khối lượng lớn hơn cho nên xài nước giếng cũng được, để đỡ tốn tiền. Còn nước uống, nấu ăn không cần nhiều, có thể xài nước bình hoặc nước giếng lọc kỹ.
Nỗi thất vọng vì nguồn lợi kinh doanh ngày càng giảm thiểu, Sawaco gọi đích danh các bệnh viện, công ty lớn ở Saigon đã quay sang sử dụng nước giếng, như Bệnh Viện 175, Bệnh Viện Quốc Tế Vũ Anh, trường Ðại Học Công Nghiệp, công ty Phần Mềm Quang Trung ở Hóc Môn, khu kỹ nghệ Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, công ty Pouchen, v.v.
Viên chức Sawaco này còn nói: “Một bệnh viện được lắp đặt hệ thống cung cấp tới 6,000 thước khối nước thủy cục mỗi tháng nhưng chỉ tiêu thụ chưa đầy... 100 thước khối”.
Từ năm 2007, nhà cầm quyền thành phố Saigon đã ra lệnh cấm khai thác nước ngầm nhưng không có hiệu quả. Người dân vẫn cứ quay sang xài nước giếng, vừa rẻ tiền, vừa “chủ động” được nguồn nước.
Hẳn người dân Saigon chưa quên, từ hơn mười năm nay, nguồn nước máy của Sawaco nhiều lúc bị phèn đỏ và rò rỉ đâu đó nguồn tin nói rằng nguồn nước máy từ sông Ðồng Nai đưa vào nhà máy nước Hóa An để lọc cũng không bảo đảm sạch vì chứa nhiều tạp chất. Có thể đây là lý do khiến người dân không muốn xài nước máy: Vừa đắt tiền lại vừa không đáng tin cậy.
Nước máy của công ty cấp nước Sài Gòn gọi tắt là Sawaco có màu vàng đỏ, mùi tanh, lại có nhiều tạp chất nên người dân không dám xài dù có ráp hệ thống dẫn nước. (Hình: VNExpress)
Ða số cư dân chê nước thủy cục sinh sống ở các quận ngoại thành như quận 6, quận 8, quận 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Gò Vấp.
Báo Ðất Việt ngày 29 tháng 11 trích lời một viên chức Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn (gọi tắt là Sawaco) than thở đã tốn hàng tỉ đồng để xây dựng mạng lưới cấp nước cho cả thành phố và liên tục hô hào về tình trạng nhiễm bẩn của nguồn nước ngầm mà tình hình hoạt động vẫn không khả quan. Tháng nào cũng có trung bình 15 gia đình hủy hợp đồng cung cấp nước thủy cục.
Tin tức kèm hình ảnh phơi bày nước máy dơ bẩn, đen ngòm của nước máy Sài Gòn đã được báo chí địa phương đề cập quá nhiều mà vẫn không thấy được cải thiện.
Riêng tại quận 12 và Gò Vấp, người ta ước tính có trên 90% cư dân xài nước giếng khoan tại nhà. Nhiều gia đình đã được gắn đồng hồ của Sawaco nhưng không chịu nối ống để xài nước thủy cục.
Theo một viên chức Sawaco, người dân xài nước giếng là một hình thức “thắt lưng buộc bụng” trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Quả vậy, nhiều người dân cho rằng tắm giặt bằng nước giếng chiếm khối lượng lớn hơn cho nên xài nước giếng cũng được, để đỡ tốn tiền. Còn nước uống, nấu ăn không cần nhiều, có thể xài nước bình hoặc nước giếng lọc kỹ.
Nỗi thất vọng vì nguồn lợi kinh doanh ngày càng giảm thiểu, Sawaco gọi đích danh các bệnh viện, công ty lớn ở Saigon đã quay sang sử dụng nước giếng, như Bệnh Viện 175, Bệnh Viện Quốc Tế Vũ Anh, trường Ðại Học Công Nghiệp, công ty Phần Mềm Quang Trung ở Hóc Môn, khu kỹ nghệ Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, công ty Pouchen, v.v.
Viên chức Sawaco này còn nói: “Một bệnh viện được lắp đặt hệ thống cung cấp tới 6,000 thước khối nước thủy cục mỗi tháng nhưng chỉ tiêu thụ chưa đầy... 100 thước khối”.
Từ năm 2007, nhà cầm quyền thành phố Saigon đã ra lệnh cấm khai thác nước ngầm nhưng không có hiệu quả. Người dân vẫn cứ quay sang xài nước giếng, vừa rẻ tiền, vừa “chủ động” được nguồn nước.
Hẳn người dân Saigon chưa quên, từ hơn mười năm nay, nguồn nước máy của Sawaco nhiều lúc bị phèn đỏ và rò rỉ đâu đó nguồn tin nói rằng nguồn nước máy từ sông Ðồng Nai đưa vào nhà máy nước Hóa An để lọc cũng không bảo đảm sạch vì chứa nhiều tạp chất. Có thể đây là lý do khiến người dân không muốn xài nước máy: Vừa đắt tiền lại vừa không đáng tin cậy.
Giá hàng hóa tại Việt Nam tăng chóng mặt
Lạm phát lên nhanh, người dân khốn đốn
SÀI GÒN (TH) - Lạm phát gia tăng nhanh chóng trong mấy tháng qua, vượt qua mặt những chỉ tiêu mà Quốc Hội đề ra cũng như các biện pháp “bình ổn giá” mà nhà cầm quyền quảng cáo. Hậu quả, những người có đồng lương cố định và đại đa số quần chúng đều nghèo khó lại thêm phần khốn đốn.
Lạm phát luôn khiến người dân lo lắng. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam trong một bản tin ngày 29 tháng 11, 2010 về “lo âu đường đi của giá” nói rằng, ‘luôn có trên 50% bạn đọc cho biết họ đang thực sự gặp khó khăn.’
Theo các con số do Tổng Cục Thống Kê ở Hà Nội đưa ra, lạm phát tăng nhanh nhất ba tháng trở lại đây của năm nay và là mức gia tăng tệ hại nhất trong suốt 20 tháng qua. Ðây là hệ quả của chính sách đánh sụt giá đồng nội tệ nhằm cứu ngành sản xuất xuất cảng gây ảnh hưởng dây chuyền lên cả nền kinh tế.
Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, giá cả gia tăng 11.09% trong tháng 11, 2010 so với một năm trước. Ðây là tỉ lệ lạm phát gia tăng nhiều nhất từ tháng 3, 2009 mà vào thời điểm đó lạm phát nằm ở 11.25%. Tháng 10, 2010, lạm phát là 9.66%. Nếu chỉ tính từng tháng một thì lạm phát của tháng 11 đã tăng hơn tháng mười 1.86%.
Cuối năm 2009, Quốc Hội của chế độ Hà Nội biểu quyết “chỉ tiêu lạm phát trong năm 2010 phải dưới 7%”. Nhưng đến tháng 5, 2010, thấy không kềm nổi, nhà cầm quyền trung ương “xin điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)” lên “không quá 8%”.
Bây giờ, thực tế cho thấy lạm phát đang làm người dân chóng mặt.
“Giá của tất cả mọi loại thực phẩm mà chúng tôi mua ở các chợ địa phương đều gia tăng đáng kể so với tháng trước”. Craig Jackson, quản lý nhà hàng Al Fresco (cũng có chi nhánh ở Hà Nội) nói như vậy và phải trình bày với thức khách lý do “những bất ổn trong tỉ giá” đã làm giá thực phẩm tăng vọt.
Theo báo Người Lao Ðộng hôm 20 tháng 11, 2010 vừa qua, các siêu thị ở Sài Gòn đã tăng giá ít nhất 10%. Gạo, một thứ căn bản của bữa ăn người Việt Nam, lên giá ít nhất cũng 4%, trong khi nhà cầm quyền khoe năm nay sẽ xuất cảng 6.5 triệu tấn gạo.
Nói chung, giá thực phẩm đã gia tăng 14.78% so với một năm trước trong đó một số thứ còn tăng đến 20.45%, theo Tổng Cục Thống Kê nói trên.
Theo tờ Người Lao Ðộng, một số mặt hàng khác gắn liền với đời sống hàng ngày là đường và gas cũng tăng đáng kể.
Báo Người Lao Ðộng dẫn nguồn tin từ Cục Quản Lý Giá (Bộ Tài Chính Việt Nam), nói giá bán lẻ đường trắng trong nước 15 ngày đầu tháng 11 khoảng 19,000-21,000 đồng/kg, tăng 1,000 đồng/kg so với tháng 10.
Còn giá gas thì tăng 18,000 đồng/bình 12 kg.
Một trong những lý do chính yếu khiến lạm phát tăng nhanh tại Việt Nam những tháng gần đây, theo một bài phân tích của Tiến Sĩ Nguyễn Quang A trên tờ Tiền Phong ngày Thứ Hai 29 tháng 11, 2010 thì “Ðấy là chính sách nới lỏng tiền tệ, chạy theo chỉ tiêu về tăng trưởng.”
Nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế đã khuyến cáo, không phải một lần, Việt Nam cần hạ chỉ tiêu tăng trưởng, đưa các biện pháp mạnh để đối phó với lạm phát nhưng không mấy tác dụng.
“Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, chắc chắn đời sống của người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn bởi lương không đuổi kịp giá, không đủ để trang trải chi tiêu hàng ngày.” Phạm Minh Huân, thứ trưởng Bộ Lao Ðộng-Thương Binh và Xã Hội, nhìn nhận trong bài viết của tờ TBKTVN.
SÀI GÒN (TH) - Lạm phát gia tăng nhanh chóng trong mấy tháng qua, vượt qua mặt những chỉ tiêu mà Quốc Hội đề ra cũng như các biện pháp “bình ổn giá” mà nhà cầm quyền quảng cáo. Hậu quả, những người có đồng lương cố định và đại đa số quần chúng đều nghèo khó lại thêm phần khốn đốn.
Lạm phát luôn khiến người dân lo lắng. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam trong một bản tin ngày 29 tháng 11, 2010 về “lo âu đường đi của giá” nói rằng, ‘luôn có trên 50% bạn đọc cho biết họ đang thực sự gặp khó khăn.’
Theo các con số do Tổng Cục Thống Kê ở Hà Nội đưa ra, lạm phát tăng nhanh nhất ba tháng trở lại đây của năm nay và là mức gia tăng tệ hại nhất trong suốt 20 tháng qua. Ðây là hệ quả của chính sách đánh sụt giá đồng nội tệ nhằm cứu ngành sản xuất xuất cảng gây ảnh hưởng dây chuyền lên cả nền kinh tế.
Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, giá cả gia tăng 11.09% trong tháng 11, 2010 so với một năm trước. Ðây là tỉ lệ lạm phát gia tăng nhiều nhất từ tháng 3, 2009 mà vào thời điểm đó lạm phát nằm ở 11.25%. Tháng 10, 2010, lạm phát là 9.66%. Nếu chỉ tính từng tháng một thì lạm phát của tháng 11 đã tăng hơn tháng mười 1.86%.
Cuối năm 2009, Quốc Hội của chế độ Hà Nội biểu quyết “chỉ tiêu lạm phát trong năm 2010 phải dưới 7%”. Nhưng đến tháng 5, 2010, thấy không kềm nổi, nhà cầm quyền trung ương “xin điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)” lên “không quá 8%”.
Bây giờ, thực tế cho thấy lạm phát đang làm người dân chóng mặt.
“Giá của tất cả mọi loại thực phẩm mà chúng tôi mua ở các chợ địa phương đều gia tăng đáng kể so với tháng trước”. Craig Jackson, quản lý nhà hàng Al Fresco (cũng có chi nhánh ở Hà Nội) nói như vậy và phải trình bày với thức khách lý do “những bất ổn trong tỉ giá” đã làm giá thực phẩm tăng vọt.
Theo báo Người Lao Ðộng hôm 20 tháng 11, 2010 vừa qua, các siêu thị ở Sài Gòn đã tăng giá ít nhất 10%. Gạo, một thứ căn bản của bữa ăn người Việt Nam, lên giá ít nhất cũng 4%, trong khi nhà cầm quyền khoe năm nay sẽ xuất cảng 6.5 triệu tấn gạo.
Nói chung, giá thực phẩm đã gia tăng 14.78% so với một năm trước trong đó một số thứ còn tăng đến 20.45%, theo Tổng Cục Thống Kê nói trên.
Theo tờ Người Lao Ðộng, một số mặt hàng khác gắn liền với đời sống hàng ngày là đường và gas cũng tăng đáng kể.
Báo Người Lao Ðộng dẫn nguồn tin từ Cục Quản Lý Giá (Bộ Tài Chính Việt Nam), nói giá bán lẻ đường trắng trong nước 15 ngày đầu tháng 11 khoảng 19,000-21,000 đồng/kg, tăng 1,000 đồng/kg so với tháng 10.
Còn giá gas thì tăng 18,000 đồng/bình 12 kg.
Một trong những lý do chính yếu khiến lạm phát tăng nhanh tại Việt Nam những tháng gần đây, theo một bài phân tích của Tiến Sĩ Nguyễn Quang A trên tờ Tiền Phong ngày Thứ Hai 29 tháng 11, 2010 thì “Ðấy là chính sách nới lỏng tiền tệ, chạy theo chỉ tiêu về tăng trưởng.”
Nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế đã khuyến cáo, không phải một lần, Việt Nam cần hạ chỉ tiêu tăng trưởng, đưa các biện pháp mạnh để đối phó với lạm phát nhưng không mấy tác dụng.
“Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, chắc chắn đời sống của người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn bởi lương không đuổi kịp giá, không đủ để trang trải chi tiêu hàng ngày.” Phạm Minh Huân, thứ trưởng Bộ Lao Ðộng-Thương Binh và Xã Hội, nhìn nhận trong bài viết của tờ TBKTVN.
Vinashin mang món nợ khổng lồ
3% tổng số tiền cho vay của ngân hàng ở VN
SINGAPORE (TH) - Tập đoàn đóng tàu quốc doanh gần phá sản Vinashin có thể đang nợ các ngân hàng thương mại ở Việt Nam một số tiền khổng lồ chiếm đến 3% tổng số tiền cho vay của họ.
Chiếc tàu vận tải biển Vinashin Bay do một công ty con của tập đoàn Vinashin (Phà Rừng) hạ thủy ngày 3 tháng 5, 2007 với kỹ thuật của Nhật Bản được quảng cáo rầm rộ thời đó. (Hình: Vinashinship.com)
Hệ quả, các ngân hàng này cũng gặp khó khăn có thể chết theo vì khó có thể tái cầu trúc để tồn tại.
Công ty tư vấn đầu tư tài chính quốc tế Moody's Investors Service nhận định như vậy hôm Thứ hai, theo bản tin của tổ chức thông tin tài chính Bloomberg.
Sau khi được bật đèn xanh để chống đỡ sập tiệm với một kế hoạch được tân chủ tịch hội đồng quản trị loan báo, ngày 19 tháng 11, 2010 Vinashin cho hay sẽ phải trì hoãn trả món nợ đáo hạn $60 triệu trên số tiền vay ngân hàng ngoại quốc $600 triệu.
Bà Karolyn Seet, phân tích gia tài chính định chế của công ty Moody đặt tại Singapore, viết trong một bản tường trình và bây giờ đặt dấu hỏi về khả năng nhà cầm quyền Hà Nội hậu thuẫn tài chính cho Vinashin đến đâu.
Hệ quả dây chuyền của việc Vinashin không có tiền trả nợ các tổ chức tín dụng cũng như thiếu sự chống lưng tài chính của nhà cầm quyền trung ương, nhiều phần buộc các ngân hàng chủ nợ (hầu hết đều là ngân hàng quốc doanh) phải tái cấu trúc lại nợ cho Vinashin hoặc coi như bị giật nợ và gây khốn đốn tài chính luôn cho các chủ nợ này, theo nhận định của bà Seet.
Có nhiều tin tức khác nhau về tổng số nợ của Vinashin từ hơn 80,000 tỉ đồng đến 120,000 tỉ đồng. Nhưng những con số công bố về công nợ của Vinashin tính đến tháng 6, 2010 thì đại gia “quả đấm thép” này nợ 86,000 tỉ đồng, tương đương lối $4.41 tỉ.
“Trước đây, chúng tôi tưởng nhà cầm quyền trung ương sẵn sàng nhảy vào cứu các ngân hàng khi sắp bị giật nợ tín dụng.” Bà Seet nói qua một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại. “Với vụ này đang diễn ra, chúng tôi không biết chắc là sự hậu thuẫn (của nhà cầm quyền) có cao như chúng tôi từng nghĩ.”
Nếu nhà cầm quyền trung ương không hậu thuẫn cho Vinashin trả nợ, công ty này không những mất hết uy tín để vay nợ tư bản ngoại quốc đã đành, các sự bảo đảm của nhà cầm quyền Hà Nội cho các đại gia quốc doanh khác đi vay cũng bị ảnh hưởng theo.
Dựa theo các con số thống kê mà Bloomberg ghi nhận được, Vinashin hiện đang ôm một số nợ tổng cộng 16.2 ngàn tỉ đồng vừa trái phiếu vừa tín dụng đáo hạn từ nay đến 2017. Lợi nhuận trên những món nợ vay với lãi suất 9% đáo hạn vào tháng 4, 2017 lên thành 21.16% ngày hôm nay, mức cao nhất trong vòng ít nhất một năm, theo phân tích của ngân hàng Deutsche Bank Vietnam.
Lợi nhuận trên những món nợ vay với lãi suất 9% đáo hạn vào tháng 4, 2017 lên thành 21.16% ngày hôm nay, mức cao nhất trong vòng ít nhất một năm, theo phân tích của ngân hàng Deutsche Bank Vietnam.
Một số nợ nói trên tuy chưa bị coi là nợ bị giật mà vẫn được xếp vào loại nợ đang chờ trả hay loại nợ “lưu ý đặc biệt”.
Khi không còn che đậy nổi nữa vì dính đến những khoản nợ lớn của ngoại quốc cần trả mà không trả nổi, chế độ Hà Nội đã phải xì tin tức cho mọi người thấy một thứ “quả đấm thép” thật tồi tệ. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc tập đoàn Vinashin là Phạm Thanh Bình cùng một số tay chân đã bị tống giam. Nhiều tội lỗi của những người này bị bị gom vào một danh xưng “lợi dụng chức vụ...”, “trái qui định của nhà nước...”, “gây thiệt hại”...
Khi ra điều trần ở Quốc Hội hồi tuần qua, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người chịu trách nhiệm trên cùng trong guồng máy kinh tài quốc doanh chỉ nhận trách nhiệm suông thay vì phải chịu cùng một tội y như thuộc cấp tại tập đoàn Vinashin.
Một kế hoạch tái cấu trúc Vinashin được đưa ra ngày 19 tháng 11, 2010 mà Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Hồ Nghĩa Dũng tuyên bố rằng “Không ai phải trả nợ thay cho Vinashin”.
Một luật sư ở Hà Nội đã đặt ra những câu hỏi nghi ngờ về lời tuyên bố này vì nếu không được chống lưng, Vinashin không đào đâu ra nguồn tài chính để hoạt động chứ đừng nói trả nợ.
Theo một bản phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới (WB) hồi tháng 10, Vinashin dùng các khoản nợ được nhà nước bảo đảm để đầu tư lung tung vào đủ mọi mặt bên ngoài dịch vụ đóng tàu. Mua chứng khoán, nấu rượu, mở khách sạn, thậm chí nuôi cả heo, đầu tư sản xuất điện bằng máy móc phế thải, cùng nhiều thứ nữa. Với kế hoạch tái cơ cấu, Vinashin chỉ còn được phép tập trung vào dịch vụ đóng tàu, sửa chữa tàu và một số dịch vụ liên hệ. Một số tài sản và nợ đã được nhà cầm quyền trung ương bán cái cho tổng công ty dầu khí quốc doanh Petro Vietnam, và tổng công ty hàng hải Vinalines.
“Diễn biến vụ đổ vỡ của Vinashin chứng tỏ sự hậu thuẫn kịp thời của nhà cầm quyền cho cả các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh cũng như khu vực tài chính ngân hàng không thể giả định là đáng tin cậy.”
Bà Seet viết trong bản tường trình. “Quan trọng hơn nữa, diễn biến cho người ta thêm nghi vấn về nguy cơ còn mất thêm các khoản tín dụng khác cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh.”
Theo nhận xét của tổ chức tư vấn đầu tư Moody's, tổng số tín dụng mà kỹ nghệ ngân hàng ở Việt Nam cho các công ty quốc doanh lớn nhỏ vay chiếm đến 40% khả năng cho vay của họ. (T.N.)
SINGAPORE (TH) - Tập đoàn đóng tàu quốc doanh gần phá sản Vinashin có thể đang nợ các ngân hàng thương mại ở Việt Nam một số tiền khổng lồ chiếm đến 3% tổng số tiền cho vay của họ.
Chiếc tàu vận tải biển Vinashin Bay do một công ty con của tập đoàn Vinashin (Phà Rừng) hạ thủy ngày 3 tháng 5, 2007 với kỹ thuật của Nhật Bản được quảng cáo rầm rộ thời đó. (Hình: Vinashinship.com)
Hệ quả, các ngân hàng này cũng gặp khó khăn có thể chết theo vì khó có thể tái cầu trúc để tồn tại.
Công ty tư vấn đầu tư tài chính quốc tế Moody's Investors Service nhận định như vậy hôm Thứ hai, theo bản tin của tổ chức thông tin tài chính Bloomberg.
Sau khi được bật đèn xanh để chống đỡ sập tiệm với một kế hoạch được tân chủ tịch hội đồng quản trị loan báo, ngày 19 tháng 11, 2010 Vinashin cho hay sẽ phải trì hoãn trả món nợ đáo hạn $60 triệu trên số tiền vay ngân hàng ngoại quốc $600 triệu.
Bà Karolyn Seet, phân tích gia tài chính định chế của công ty Moody đặt tại Singapore, viết trong một bản tường trình và bây giờ đặt dấu hỏi về khả năng nhà cầm quyền Hà Nội hậu thuẫn tài chính cho Vinashin đến đâu.
Hệ quả dây chuyền của việc Vinashin không có tiền trả nợ các tổ chức tín dụng cũng như thiếu sự chống lưng tài chính của nhà cầm quyền trung ương, nhiều phần buộc các ngân hàng chủ nợ (hầu hết đều là ngân hàng quốc doanh) phải tái cấu trúc lại nợ cho Vinashin hoặc coi như bị giật nợ và gây khốn đốn tài chính luôn cho các chủ nợ này, theo nhận định của bà Seet.
Có nhiều tin tức khác nhau về tổng số nợ của Vinashin từ hơn 80,000 tỉ đồng đến 120,000 tỉ đồng. Nhưng những con số công bố về công nợ của Vinashin tính đến tháng 6, 2010 thì đại gia “quả đấm thép” này nợ 86,000 tỉ đồng, tương đương lối $4.41 tỉ.
“Trước đây, chúng tôi tưởng nhà cầm quyền trung ương sẵn sàng nhảy vào cứu các ngân hàng khi sắp bị giật nợ tín dụng.” Bà Seet nói qua một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại. “Với vụ này đang diễn ra, chúng tôi không biết chắc là sự hậu thuẫn (của nhà cầm quyền) có cao như chúng tôi từng nghĩ.”
Nếu nhà cầm quyền trung ương không hậu thuẫn cho Vinashin trả nợ, công ty này không những mất hết uy tín để vay nợ tư bản ngoại quốc đã đành, các sự bảo đảm của nhà cầm quyền Hà Nội cho các đại gia quốc doanh khác đi vay cũng bị ảnh hưởng theo.
Dựa theo các con số thống kê mà Bloomberg ghi nhận được, Vinashin hiện đang ôm một số nợ tổng cộng 16.2 ngàn tỉ đồng vừa trái phiếu vừa tín dụng đáo hạn từ nay đến 2017. Lợi nhuận trên những món nợ vay với lãi suất 9% đáo hạn vào tháng 4, 2017 lên thành 21.16% ngày hôm nay, mức cao nhất trong vòng ít nhất một năm, theo phân tích của ngân hàng Deutsche Bank Vietnam.
Lợi nhuận trên những món nợ vay với lãi suất 9% đáo hạn vào tháng 4, 2017 lên thành 21.16% ngày hôm nay, mức cao nhất trong vòng ít nhất một năm, theo phân tích của ngân hàng Deutsche Bank Vietnam.
Một số nợ nói trên tuy chưa bị coi là nợ bị giật mà vẫn được xếp vào loại nợ đang chờ trả hay loại nợ “lưu ý đặc biệt”.
Khi không còn che đậy nổi nữa vì dính đến những khoản nợ lớn của ngoại quốc cần trả mà không trả nổi, chế độ Hà Nội đã phải xì tin tức cho mọi người thấy một thứ “quả đấm thép” thật tồi tệ. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc tập đoàn Vinashin là Phạm Thanh Bình cùng một số tay chân đã bị tống giam. Nhiều tội lỗi của những người này bị bị gom vào một danh xưng “lợi dụng chức vụ...”, “trái qui định của nhà nước...”, “gây thiệt hại”...
Khi ra điều trần ở Quốc Hội hồi tuần qua, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người chịu trách nhiệm trên cùng trong guồng máy kinh tài quốc doanh chỉ nhận trách nhiệm suông thay vì phải chịu cùng một tội y như thuộc cấp tại tập đoàn Vinashin.
Một kế hoạch tái cấu trúc Vinashin được đưa ra ngày 19 tháng 11, 2010 mà Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Hồ Nghĩa Dũng tuyên bố rằng “Không ai phải trả nợ thay cho Vinashin”.
Một luật sư ở Hà Nội đã đặt ra những câu hỏi nghi ngờ về lời tuyên bố này vì nếu không được chống lưng, Vinashin không đào đâu ra nguồn tài chính để hoạt động chứ đừng nói trả nợ.
Theo một bản phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới (WB) hồi tháng 10, Vinashin dùng các khoản nợ được nhà nước bảo đảm để đầu tư lung tung vào đủ mọi mặt bên ngoài dịch vụ đóng tàu. Mua chứng khoán, nấu rượu, mở khách sạn, thậm chí nuôi cả heo, đầu tư sản xuất điện bằng máy móc phế thải, cùng nhiều thứ nữa. Với kế hoạch tái cơ cấu, Vinashin chỉ còn được phép tập trung vào dịch vụ đóng tàu, sửa chữa tàu và một số dịch vụ liên hệ. Một số tài sản và nợ đã được nhà cầm quyền trung ương bán cái cho tổng công ty dầu khí quốc doanh Petro Vietnam, và tổng công ty hàng hải Vinalines.
“Diễn biến vụ đổ vỡ của Vinashin chứng tỏ sự hậu thuẫn kịp thời của nhà cầm quyền cho cả các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh cũng như khu vực tài chính ngân hàng không thể giả định là đáng tin cậy.”
Bà Seet viết trong bản tường trình. “Quan trọng hơn nữa, diễn biến cho người ta thêm nghi vấn về nguy cơ còn mất thêm các khoản tín dụng khác cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh.”
Theo nhận xét của tổ chức tư vấn đầu tư Moody's, tổng số tín dụng mà kỹ nghệ ngân hàng ở Việt Nam cho các công ty quốc doanh lớn nhỏ vay chiếm đến 40% khả năng cho vay của họ. (T.N.)
Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010
TẠI SAO KHÔNG MỜI CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐỐI THOẠI VỀ BAUXITE TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP CHO TOÀN DÂN THEO DÕI?
(Phỏng vấn luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, hiện là Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Hội đồng tư vấn về dân chủ & pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó ban thường trực Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị bắt tù đày Việt Nam)
Thuận Thiên thực hiện
- Trong buổi giải trình trước Quốc hội ngày 24/11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố về dự án Bauxite như sau: Trước mắt, khẩn trương triển khai thí điểm hai dự án Tân Rai, Nhân Cơ. Nhưng cũng khẳng định: Nếu dự án bảo đảm chặt chẽ môi trường mới triển khai. Là một trong những cựu quan chức cao cấp ký tên vào bản Kiến nghị dừng khai thác Bauxite (bản thứ hai), ông có yên tâm với tuyên bố ấy của Thủ tướng?
Ông Trần Quốc Thuận (TQT): Ngay khi có kiến nghị của Bác Võ Nguyên Giáp và nhiều nhân sĩ trí thức yêu cầu dừng dự án Bauxite, tôi rất đồng tình. Tốt nhất là không triển khai việc khai thác vì có bao nhiêu tác hại rất lớn về môi trường, an ninh, xã hội, nguy cơ đến lợi ích của nhiều thế hệ. Thủ tướng nói phải có giải pháp bảo đảm không xảy ra nguy cơ thì mới tiến hành. Lời tuyên bố chưa làm tôi có niềm tin. Vì nhiều nhà khoa học đã nêu rõ những điều kiện đảm bảo an toàn hết sức khó khăn, thí dụ như xử lý hồ chứa bùn đỏ phải trải mấy tầng đất, cát, rổi xây bờ bao xung quanh đến 120 ha, tính ra hàng triệu mét khối, liệu có làm được không? Kinh phí ra sao? Rồi như thế thì hiệu quả kinh tế thế nào đây? Không ai trả lời được một cách thuyết phục. Rồi thời gian dài bùn đỏ sẽ thấm xuống sâu, thấm ngang, không thấy đặt thành vấn đề. Chưa nói chuyện vận chuyển từ Tây Nguyên xuống bờ biển Bình Thuận, Ninh Thuận…
Những kiểu đảm bảo của các vị có trách nhiệm nghe được trên Quốc hội chỉ là nói để mà nói chứ không khả thi, các vị ấy có ở cương vị của họ suốt đời để xử lý khi bể bạc hay không, thực tế thì nhiều vị cũng sắp nghỉ vi quá tuổi theo qui định? Đến lúc ấy ai chịu? Kỷ luật, bỏ tù ai? Thậm chí có tử hình ai đó thì hàng triệu con người, môi trường, nguồn nước... dưới hạ lưu cũng đã bị tử hình vì bùn đỏ.
- Nhưng Thủ tướng cũng như nhiều quan chức chính phủ vẫn khẳng định: Khai thác bôxit là chủ trương nhất quán từ ĐH IX và X của Đảng. Trong hai nhiệm kỳ vừa qua đã nhiều lần báo cáo vấn đề này. Như thế nghĩa là việc không thể nào khác, có đại biểu Quốc hội dùng hình ảnh “ván đã đóng thuyền”?
TQT: Không phải cứ chủ trương của Đảng là nhất thiết phải làm. Trong lịch sử đã có những chủ trương sau đó phải thay đổi. Nếu không thế thì làm gì có Đổi mới? Như nghị quyết IV chủ trương cải tạo kinh tế tư nhân, dẫn đến bờ vực thì phải Đổi mới ở Đại hội VI. Chẳng lẽ bao giờ Trung ương thấy bùn đỏ tràn ra mới thôi? Trong khi bùn đỏ ở Hungary, mưa bão các ngày qua ở Miền Trung đã chẳng là lời cảnh báo đó sao?
Tôi không mấy thích thú theo dõi các vị trong Chính phủ trả lời Quốc hội, vì thấy nhiều kiểu trả lời “cuội”, hô khẩu hiệu, cứ bí thì đưa ra cái chiêu “làm theo chủ trương của Đảng, theo pháp luật”… Tôi nghĩ trước nhất Bộ Chính trị có trách nhiệm giao cho các cơ quan chuyên môn tập họp hết ý kiến các nhà khoa học về vụ Bauxite trình đầy đủ Ban Chấp hành Trung ương xem xét. Tôi tin rằng Trung ương không phải toàn người vô tâm, còn nhiều người có tâm, nhưng không phải ai cũng hiểu sâu về chuyên môn. Trước mắt, sao ta không tổ chức đối thoại khoa học, mời cả các chuyên gia, trí thức ở nước ngoài, để lãnh đạo ngồi nghe, và công khai truyền hình trực tiếp để nhân dân theo dõi. Hơn là một bên cứ nói, một bên cứ làm và dẫn nghị quyết. Nghị quyết đâu phải là chân lý, nghị quyết do con người làm ra, có thể đúng, cũng có thể sai, mà sai thì có thể sửa, đâu phải đinh đóng cột?
Tôi cảm thấy tiến độ làm Bauxite vội vã như là làm lấy rồi, chạy đua thời gian, để mọi người thấy đã bỏ ra mấy ngàn tỷ đồng thì xót ruột cho làm luôn. Thà chịu mất mấy ngàn tỷ bây giờ, đất nước cũng không nghèo đi, còn hơn rồi ra lại như Vinashin, cứ làm, vỡ nợ rồi phá sản, vẫn tái cơ cấu. Khi vụ Bauxite nổ ra, TPHCM có hội nghị các cán bộ cao cấp về hưu, nhiều người quyết liệt phản đối dự án. Có vị nói thẳng đã lỡ ký kết thì cũng phải bỏ hợp đồng, đền người ta, coi như học phí. Tôi đặc biệt quan tâm: Bauxite là ta cam kết với một nước lúc nào cũng tuyên bố “16 chữ vàng” mà thực tế thì luôn thù địch, nào Biển Đông, nào Hoàng Sa, Trường Sa, nào bắt bớ, phạt vạ, bắn giết ngư dân ta… Vậy sao ta phải khăng khăng làm chứ?
- Vụ Bauxite cũng bộc lộ mâu thuẫn giữa lý thuyết quyền lực cao nhất thuộc về Quốc hội như hiến pháp khẳng định với thực tế là Đảng quyết định hết. Chủ trương khai thác Bauxite Tổng Bí thư ký với nước ngoài trước, rồi Đại hội Đảng đưa vào nghị quyết, trong khi Quốc hội chưa hề bàn bạc. Là một quan chức Quốc hội, ông suy nghĩ gì về cách điều hành đất nước như thế?
TQT: Người ta đã nói rất nhiều về chuyện này. Khi bàn về Hiến pháp 1992, tôi, lúc ấy là Thư ký Hội đồng Nhân dân TPHCM (chức danh hiện nay là Ủy viên Thường trực Hội đồng Nhân dân) tổng hợp đã có nhiều ý kiến: phải luật hoá sự lãnh đạo của Đảng. Đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, chủ trương đúng thì dân hoan nghênh, chủ trương sai thì sao? Đồng ý là Đảng lãnh đạo, nhưng lãnh đạo tới đâu, quyền hạn tới đâu? Phải luật hóa. Quốc hội có luật Quốc hội, Chính phủ có luật Chính phủ, Tòa án Tối cao, Viện Kiểm sáy Nhân dân tối cao đều có luật, sao Đảng là cơ quan lãnh đạo lại không bị ràng buộc bởi luật, không bị quản lý bằng luật? Vấn đề phải đặt trên bàn Đại hội Đảng kỳ này.
Quốc hội khóa VIII, thời Chủ tịch Lê Quang Đạo đã đặt vấn đề này. Chủ tịch Nguyễn Văn An đã gợi ý: Quốc hội bàn trước chủ trương, rồi Đảng bàn, cuối cùng Quốc hội kết luận. Đảng quyết vấn đề gì còn Quốc hội được quyết vấn đề gì chứ không phải vấn đề gì Đảng cũng quyết hết. Nhưng trên thực tế vấn đề gì Đảng cũng quyết hết: Đảng bàn rồi, Quốc hội phải nghe theo. Như chuyện bỏ phiếu mở rộng Hà Nội, khi Quốc hội bỏ phiếu thăm dò thì số phản đối nhiều hơn, nhưng sau đó Đảng triệu tập trưởng đoàn đại biểu các tỉnh, nêu ra nghị quyết Đảng, thế là khi bỏ phiếu bấm nút, kết quả ngược lại. Kỳ đó tôi không đồng tình. Có người nói với tôi: Tôi cũng đồng ý với anh, nhưng anh phải thông cảm vì tôi còn đang làm việc (!!!). Như vậy thì Hiến pháp, Luật qui định Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất còn có ý nghĩa gì trên thực tế?
Thế đấy! Bác Hồ nói: Trước hết phải dân chủ thật rộng rãi trong Đảng, Dân chủ là để người dân mở miệng. Cán bộ cao cấp của Đảng còn không được mở miệng, không được thể hiện ý kiến của mình, thì rất nguy hiểm!
Ở đây có sự lạm dụng tập trung dân chủ. Người ta nói phải dân chủ tập trung chứ không phải tập trung dân chủ. Phải coi lại.
Cái sai lớn nhất là ở thiết kế bộ máy nhà nước, tổ chức Đảng. Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: Đã đến lúc phải đưa ra Đại hội mổ xẻ bộ máy Đảng, bô máy nhà nước. Phải mổ xẻ như Đại hội VI, may ra đất nước mới khá lên được.
Trí tuệ của cả dân tộc phải hơn trí tuệ của một nhóm người, phải lấy ý kiến của nhân dân, phải trưng cầu ý kiến nhân dân những vấn đề quan trọng của đất nước. Ý nguyện của dân tộc đã thể hiện rõ qua phát biểu của Bác Hồ, qua Hiến pháp 1946. Sau Độc lập thì Tự do Dân chủ là khát vọng lớn nhất của dân tộc. Trong khi đó, qua các Đại hội Đảng, chữ Dân chủ được đưa vào nghị quyết một cách rất dè dặt, chậm chạp. Mãi đến Đại hội X mới đưa vào (xã hội công bằng, dân chủ, văn minh), bây giờ người ta đòi hỏi quá thì dân chủ mới được đưa lên trước một chút (dân chủ, công bằng, văn minh), nhưng dân chủ phải có nội hàm, cần có lộ trình rõ ràng cụ thể, thực hiện dân chủ trên mọi lĩnh vực đời sống chính trị của nhân dân,công khai để nhân dân biết, giám sát.
Đảng phải xác định là Đảng của dân tộc, Đảng phải phục vụ dân tộc, không thế đứng trên dân tộc.
- Ông đã phát biểu rất thẳng thắn, rõ ràng về dự án Bauxite và hệ thống chính trị. Ngoài ra ông còn muốn gửi gắm những gì qua mạng Bauxite Việt Nam?
TQT: Theo dõi chất vấn của Quốc hội trong 2 ngày rưỡi qua, tôi có cái mừng: Nhiều Đại biểu Quốc hội như Nguyễn Minh Thuyết, Phạm Thị Loan, Lê Văn Cuông, Lê Quang Bình, Dương Trung Quốc… rất trí tuệ, thẳng thắn, dũng cảm, nói được ý nguyện của dân. Đặc biệt về những vấn đề nóng bỏng như Vinashin, Bauxite. Nhưng buồn là những người đứng đầu Nhà nước không thấy trách nhiệm của mình, trả lời quanh co, hoặc dựa vào “chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. Chủ trương của Đảng đâu? Pháp luật đâu? Vinashin là rõ nhất. Đảng chủ trương phải có công nghiệp đóng tàu là đúng, nhưng làm sai tòe loe, tiền đổ vào như nước mà không kiểm soát, mà buông lỏng. Có những quyết định, nghị định của Thủ trong về cơ chế đặc thù này, Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không thể viện dẫn luật Doanh nghiệp để biện minh sự tự tung tự tác của Vinashin. Ở đây là những văn bản đặc thù, không căn cứ theo luật Doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phần lớn là công ty cổ phần, còn Vinashin là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải… không kiểm soát được mà lại nói không chịu trách nhiệm?
Dầu sao kết luận của Thủ tướng cũng hé ra một chút hy vọng: Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng phải kiểm điểm đến nơi đến chốn, không làm qua loa. Tôi chờ Bộ Chính trị, BCH TƯ phản ứng thế nào cho hợp lòng dân, bảo vệ được tiền của, tài sản của nhân dân, của nhà nước. Thế giới người ta xử lý các vụ tương tự thế nào ta đều biết.
Những trả lời về Bauxite cũng không đáp ứng sự mong đợi. Không trả lời được cụ thể vào các băn khoăn của đại biểu, của dân, chỉ cam kết chung chung.
Tôi đánh giá những trả lời của thành viên Chính phủ không xứng với tầm trí tuệ của nhân dân, không thể hiện phẩm giá của một dân tộc có ngàn năm lịch sử, có nền văn hiến riêng biệt.
Nhân đây tôi cũng xin hoan nghênh mạng Bauxite Việt Nam, hoan nghênh các bài đăng tải trên mạng. Chúng ta cần công khai giới thiệu mạng Bauxite cho nhiều người đọc.
Tôi kiến nghị mạng Bauxite tổng hợp các bài viết về vấn đề Bauxite, nhất là những bài của các nhà khoa học kỹ thuật, có các số liệu khoa học chứng minh cách tính toán thiếu khoa học, không khả thi của những người chủ trương dự án; làm thành một tài liệu tổng quan, in ra để giúp các cơ quan có trách nhiệm. Nếu kịp thì gửi ngay cho kỳ họp Ban Chấp hành TƯ tới, trễ thì gửi tới Đại hội XI để các đại biểu và mọi người biết rõ.
Mạng Bauxite đã vào cuộc, đã nhảy ra nói tiếng nói của nhân dân thì xin đi đến nơi đến chốn: tổng hợp cả vấn đề Vinashin gửi các cơ quan trách nhiệm, không “để lâu cứt trâu hóa bùn”, không để chìm xuống.
- Xin cảm ơn ông.
T. T.
Người phỏng vấn trực tiếp gửi cho BVN
Thuận Thiên thực hiện
- Trong buổi giải trình trước Quốc hội ngày 24/11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố về dự án Bauxite như sau: Trước mắt, khẩn trương triển khai thí điểm hai dự án Tân Rai, Nhân Cơ. Nhưng cũng khẳng định: Nếu dự án bảo đảm chặt chẽ môi trường mới triển khai. Là một trong những cựu quan chức cao cấp ký tên vào bản Kiến nghị dừng khai thác Bauxite (bản thứ hai), ông có yên tâm với tuyên bố ấy của Thủ tướng?
Ông Trần Quốc Thuận (TQT): Ngay khi có kiến nghị của Bác Võ Nguyên Giáp và nhiều nhân sĩ trí thức yêu cầu dừng dự án Bauxite, tôi rất đồng tình. Tốt nhất là không triển khai việc khai thác vì có bao nhiêu tác hại rất lớn về môi trường, an ninh, xã hội, nguy cơ đến lợi ích của nhiều thế hệ. Thủ tướng nói phải có giải pháp bảo đảm không xảy ra nguy cơ thì mới tiến hành. Lời tuyên bố chưa làm tôi có niềm tin. Vì nhiều nhà khoa học đã nêu rõ những điều kiện đảm bảo an toàn hết sức khó khăn, thí dụ như xử lý hồ chứa bùn đỏ phải trải mấy tầng đất, cát, rổi xây bờ bao xung quanh đến 120 ha, tính ra hàng triệu mét khối, liệu có làm được không? Kinh phí ra sao? Rồi như thế thì hiệu quả kinh tế thế nào đây? Không ai trả lời được một cách thuyết phục. Rồi thời gian dài bùn đỏ sẽ thấm xuống sâu, thấm ngang, không thấy đặt thành vấn đề. Chưa nói chuyện vận chuyển từ Tây Nguyên xuống bờ biển Bình Thuận, Ninh Thuận…
Những kiểu đảm bảo của các vị có trách nhiệm nghe được trên Quốc hội chỉ là nói để mà nói chứ không khả thi, các vị ấy có ở cương vị của họ suốt đời để xử lý khi bể bạc hay không, thực tế thì nhiều vị cũng sắp nghỉ vi quá tuổi theo qui định? Đến lúc ấy ai chịu? Kỷ luật, bỏ tù ai? Thậm chí có tử hình ai đó thì hàng triệu con người, môi trường, nguồn nước... dưới hạ lưu cũng đã bị tử hình vì bùn đỏ.
- Nhưng Thủ tướng cũng như nhiều quan chức chính phủ vẫn khẳng định: Khai thác bôxit là chủ trương nhất quán từ ĐH IX và X của Đảng. Trong hai nhiệm kỳ vừa qua đã nhiều lần báo cáo vấn đề này. Như thế nghĩa là việc không thể nào khác, có đại biểu Quốc hội dùng hình ảnh “ván đã đóng thuyền”?
TQT: Không phải cứ chủ trương của Đảng là nhất thiết phải làm. Trong lịch sử đã có những chủ trương sau đó phải thay đổi. Nếu không thế thì làm gì có Đổi mới? Như nghị quyết IV chủ trương cải tạo kinh tế tư nhân, dẫn đến bờ vực thì phải Đổi mới ở Đại hội VI. Chẳng lẽ bao giờ Trung ương thấy bùn đỏ tràn ra mới thôi? Trong khi bùn đỏ ở Hungary, mưa bão các ngày qua ở Miền Trung đã chẳng là lời cảnh báo đó sao?
Tôi không mấy thích thú theo dõi các vị trong Chính phủ trả lời Quốc hội, vì thấy nhiều kiểu trả lời “cuội”, hô khẩu hiệu, cứ bí thì đưa ra cái chiêu “làm theo chủ trương của Đảng, theo pháp luật”… Tôi nghĩ trước nhất Bộ Chính trị có trách nhiệm giao cho các cơ quan chuyên môn tập họp hết ý kiến các nhà khoa học về vụ Bauxite trình đầy đủ Ban Chấp hành Trung ương xem xét. Tôi tin rằng Trung ương không phải toàn người vô tâm, còn nhiều người có tâm, nhưng không phải ai cũng hiểu sâu về chuyên môn. Trước mắt, sao ta không tổ chức đối thoại khoa học, mời cả các chuyên gia, trí thức ở nước ngoài, để lãnh đạo ngồi nghe, và công khai truyền hình trực tiếp để nhân dân theo dõi. Hơn là một bên cứ nói, một bên cứ làm và dẫn nghị quyết. Nghị quyết đâu phải là chân lý, nghị quyết do con người làm ra, có thể đúng, cũng có thể sai, mà sai thì có thể sửa, đâu phải đinh đóng cột?
Tôi cảm thấy tiến độ làm Bauxite vội vã như là làm lấy rồi, chạy đua thời gian, để mọi người thấy đã bỏ ra mấy ngàn tỷ đồng thì xót ruột cho làm luôn. Thà chịu mất mấy ngàn tỷ bây giờ, đất nước cũng không nghèo đi, còn hơn rồi ra lại như Vinashin, cứ làm, vỡ nợ rồi phá sản, vẫn tái cơ cấu. Khi vụ Bauxite nổ ra, TPHCM có hội nghị các cán bộ cao cấp về hưu, nhiều người quyết liệt phản đối dự án. Có vị nói thẳng đã lỡ ký kết thì cũng phải bỏ hợp đồng, đền người ta, coi như học phí. Tôi đặc biệt quan tâm: Bauxite là ta cam kết với một nước lúc nào cũng tuyên bố “16 chữ vàng” mà thực tế thì luôn thù địch, nào Biển Đông, nào Hoàng Sa, Trường Sa, nào bắt bớ, phạt vạ, bắn giết ngư dân ta… Vậy sao ta phải khăng khăng làm chứ?
- Vụ Bauxite cũng bộc lộ mâu thuẫn giữa lý thuyết quyền lực cao nhất thuộc về Quốc hội như hiến pháp khẳng định với thực tế là Đảng quyết định hết. Chủ trương khai thác Bauxite Tổng Bí thư ký với nước ngoài trước, rồi Đại hội Đảng đưa vào nghị quyết, trong khi Quốc hội chưa hề bàn bạc. Là một quan chức Quốc hội, ông suy nghĩ gì về cách điều hành đất nước như thế?
TQT: Người ta đã nói rất nhiều về chuyện này. Khi bàn về Hiến pháp 1992, tôi, lúc ấy là Thư ký Hội đồng Nhân dân TPHCM (chức danh hiện nay là Ủy viên Thường trực Hội đồng Nhân dân) tổng hợp đã có nhiều ý kiến: phải luật hoá sự lãnh đạo của Đảng. Đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, chủ trương đúng thì dân hoan nghênh, chủ trương sai thì sao? Đồng ý là Đảng lãnh đạo, nhưng lãnh đạo tới đâu, quyền hạn tới đâu? Phải luật hóa. Quốc hội có luật Quốc hội, Chính phủ có luật Chính phủ, Tòa án Tối cao, Viện Kiểm sáy Nhân dân tối cao đều có luật, sao Đảng là cơ quan lãnh đạo lại không bị ràng buộc bởi luật, không bị quản lý bằng luật? Vấn đề phải đặt trên bàn Đại hội Đảng kỳ này.
Quốc hội khóa VIII, thời Chủ tịch Lê Quang Đạo đã đặt vấn đề này. Chủ tịch Nguyễn Văn An đã gợi ý: Quốc hội bàn trước chủ trương, rồi Đảng bàn, cuối cùng Quốc hội kết luận. Đảng quyết vấn đề gì còn Quốc hội được quyết vấn đề gì chứ không phải vấn đề gì Đảng cũng quyết hết. Nhưng trên thực tế vấn đề gì Đảng cũng quyết hết: Đảng bàn rồi, Quốc hội phải nghe theo. Như chuyện bỏ phiếu mở rộng Hà Nội, khi Quốc hội bỏ phiếu thăm dò thì số phản đối nhiều hơn, nhưng sau đó Đảng triệu tập trưởng đoàn đại biểu các tỉnh, nêu ra nghị quyết Đảng, thế là khi bỏ phiếu bấm nút, kết quả ngược lại. Kỳ đó tôi không đồng tình. Có người nói với tôi: Tôi cũng đồng ý với anh, nhưng anh phải thông cảm vì tôi còn đang làm việc (!!!). Như vậy thì Hiến pháp, Luật qui định Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất còn có ý nghĩa gì trên thực tế?
Thế đấy! Bác Hồ nói: Trước hết phải dân chủ thật rộng rãi trong Đảng, Dân chủ là để người dân mở miệng. Cán bộ cao cấp của Đảng còn không được mở miệng, không được thể hiện ý kiến của mình, thì rất nguy hiểm!
Ở đây có sự lạm dụng tập trung dân chủ. Người ta nói phải dân chủ tập trung chứ không phải tập trung dân chủ. Phải coi lại.
Cái sai lớn nhất là ở thiết kế bộ máy nhà nước, tổ chức Đảng. Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: Đã đến lúc phải đưa ra Đại hội mổ xẻ bộ máy Đảng, bô máy nhà nước. Phải mổ xẻ như Đại hội VI, may ra đất nước mới khá lên được.
Trí tuệ của cả dân tộc phải hơn trí tuệ của một nhóm người, phải lấy ý kiến của nhân dân, phải trưng cầu ý kiến nhân dân những vấn đề quan trọng của đất nước. Ý nguyện của dân tộc đã thể hiện rõ qua phát biểu của Bác Hồ, qua Hiến pháp 1946. Sau Độc lập thì Tự do Dân chủ là khát vọng lớn nhất của dân tộc. Trong khi đó, qua các Đại hội Đảng, chữ Dân chủ được đưa vào nghị quyết một cách rất dè dặt, chậm chạp. Mãi đến Đại hội X mới đưa vào (xã hội công bằng, dân chủ, văn minh), bây giờ người ta đòi hỏi quá thì dân chủ mới được đưa lên trước một chút (dân chủ, công bằng, văn minh), nhưng dân chủ phải có nội hàm, cần có lộ trình rõ ràng cụ thể, thực hiện dân chủ trên mọi lĩnh vực đời sống chính trị của nhân dân,công khai để nhân dân biết, giám sát.
Đảng phải xác định là Đảng của dân tộc, Đảng phải phục vụ dân tộc, không thế đứng trên dân tộc.
- Ông đã phát biểu rất thẳng thắn, rõ ràng về dự án Bauxite và hệ thống chính trị. Ngoài ra ông còn muốn gửi gắm những gì qua mạng Bauxite Việt Nam?
TQT: Theo dõi chất vấn của Quốc hội trong 2 ngày rưỡi qua, tôi có cái mừng: Nhiều Đại biểu Quốc hội như Nguyễn Minh Thuyết, Phạm Thị Loan, Lê Văn Cuông, Lê Quang Bình, Dương Trung Quốc… rất trí tuệ, thẳng thắn, dũng cảm, nói được ý nguyện của dân. Đặc biệt về những vấn đề nóng bỏng như Vinashin, Bauxite. Nhưng buồn là những người đứng đầu Nhà nước không thấy trách nhiệm của mình, trả lời quanh co, hoặc dựa vào “chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. Chủ trương của Đảng đâu? Pháp luật đâu? Vinashin là rõ nhất. Đảng chủ trương phải có công nghiệp đóng tàu là đúng, nhưng làm sai tòe loe, tiền đổ vào như nước mà không kiểm soát, mà buông lỏng. Có những quyết định, nghị định của Thủ trong về cơ chế đặc thù này, Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không thể viện dẫn luật Doanh nghiệp để biện minh sự tự tung tự tác của Vinashin. Ở đây là những văn bản đặc thù, không căn cứ theo luật Doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phần lớn là công ty cổ phần, còn Vinashin là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải… không kiểm soát được mà lại nói không chịu trách nhiệm?
Dầu sao kết luận của Thủ tướng cũng hé ra một chút hy vọng: Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng phải kiểm điểm đến nơi đến chốn, không làm qua loa. Tôi chờ Bộ Chính trị, BCH TƯ phản ứng thế nào cho hợp lòng dân, bảo vệ được tiền của, tài sản của nhân dân, của nhà nước. Thế giới người ta xử lý các vụ tương tự thế nào ta đều biết.
Những trả lời về Bauxite cũng không đáp ứng sự mong đợi. Không trả lời được cụ thể vào các băn khoăn của đại biểu, của dân, chỉ cam kết chung chung.
Tôi đánh giá những trả lời của thành viên Chính phủ không xứng với tầm trí tuệ của nhân dân, không thể hiện phẩm giá của một dân tộc có ngàn năm lịch sử, có nền văn hiến riêng biệt.
Nhân đây tôi cũng xin hoan nghênh mạng Bauxite Việt Nam, hoan nghênh các bài đăng tải trên mạng. Chúng ta cần công khai giới thiệu mạng Bauxite cho nhiều người đọc.
Tôi kiến nghị mạng Bauxite tổng hợp các bài viết về vấn đề Bauxite, nhất là những bài của các nhà khoa học kỹ thuật, có các số liệu khoa học chứng minh cách tính toán thiếu khoa học, không khả thi của những người chủ trương dự án; làm thành một tài liệu tổng quan, in ra để giúp các cơ quan có trách nhiệm. Nếu kịp thì gửi ngay cho kỳ họp Ban Chấp hành TƯ tới, trễ thì gửi tới Đại hội XI để các đại biểu và mọi người biết rõ.
Mạng Bauxite đã vào cuộc, đã nhảy ra nói tiếng nói của nhân dân thì xin đi đến nơi đến chốn: tổng hợp cả vấn đề Vinashin gửi các cơ quan trách nhiệm, không “để lâu cứt trâu hóa bùn”, không để chìm xuống.
- Xin cảm ơn ông.
T. T.
Người phỏng vấn trực tiếp gửi cho BVN
Dân chủ trên Internet
(Khả năng và giới hạn của công nghệ thông tin)
Ian Bremmer, Foreign Affairs, November/December 2010
IAN BREMMER là chủ tịch của Eurasia Group và là tác giả cuốn The End of the Free Market: Who Wins the War Between the States and Corporations? (Sự kế thúc của thị trường tự do: Ai thắng cuộc chiến giữa các nhà nước và các tập đoàn kinh tế?)
“Công nghệ thông tin đã xóa bỏ thời gian và khoảng cách”, Walter Wriston, cựu tổng giám đốc của tiền thân công ty Citygroup đã viết như thế năm 1997. “Thay vì chứng minh viễn tượng Orwell rằng Anh Cả theo dõi người công dân, công nghệ thông tin cho phép người công dân giám sát Anh Cả. Và cứ thế con siêu vi tự do (the virus of freedom), vì không có thuốc trị, được các mạng điện tử giúp lây lan khắp bốn phương trời. Các cựu tổng thống Ronald Reagan, Bill Clinton, và George W. Bush đã từng đưa ra một viễn kiến tương tự, với luận điệu hùng hồn tương tự. Tất cả đều cho rằng sự tồn tại lâu dài của các nhà nước độc tài tùy thuộc vào khả năng kiểm soát luồng tư tưởng và thông tin ở bên trong và xuyên qua biên giới của mình. Khi những tiến bộ trong công nghệ truyền thông – như điện thoại di động, văn bản nhắn tin, Internet, mạng xã hội – cho phép một giới người ngày càng đông đảo chia sẻ tâm tư, nguyện vọng dễ dàng và ít tốn kém, công nghệ hiện đại sẽ triệt hạ biên giới giữa các dân tộc và các quốc gia. Theo quan điểm này, sự lây lan của “siêu vi tự do” sẽ khiến cho các nhà độc tài phải vất vả hơn và tốn kém hơn để cô lập nhân dân của mình với phần còn lại của thế giới. Công nghệ thông tin cũng trang bị cho người dân bình thường những phương tiện để tạo cho mình những thế mạnh khác. Lý luận này cho rằng, tiến trình dân chủ hoá các phương tiện truyền thông sẽ mang lại tiến trình dân chủ hóa thế giới.
Hình như có nhiều bằng chứng bênh vực cho những ý kiến này. Tại Philippines năm 2001, những người chống chính phủ đã gửi những văn bản tin nhắn (text messages) khắp nơi để tổ chức các cuộc biểu tình lật đổ tổng thống Joseph Estrada. Trong cuộc vận động dẫn đến cuộc tranh cử tổng thống tại Ucraine năm 2004, những người ủng hộ ông Victor Yushchenco, lãnh tụ phe đối lập bấy giờ, đã sử dụng văn bản tin nhắn để tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ, đưa đến cuộc Cách mạng màu da cam (the Orange Revolution). Tại Lebanon năm 2005, các nhà hoạt động đã phối hợp tổ chức, xuyên qua e-mail và văn bản tin nhắn, để đưa xuống đường một triệu người biểu tình, đòi hỏi chính phủ Syria chấm dứt sự hiện diện quân sự tại Lebanon gần ba chục năm bằng cách rút ra khỏi nước này 14.000 quân của họ. (Syria đã thỏa mãn đòi hỏi một tháng sau đó, dưới sức ép đáng kể của thế giới). Trong vài năm qua, tại Colombia, Miến Điện, và Zimbabwe, những người biểu tình đã sử dụng điện thoại di động và Facebook để phối hợp các cuộc xuống đường và truyền đi các hình ảnh tố cáo các cuộc đàn áp của chính quyền. Dòng thác lũ gồm văn bản và hình ảnh được các người chống đối truyền đi tiếp theo sau cuộc bầu cử tổng thống đầy tranh cãi gay gắt tại Iran năm 2009 – được nhanh chóng mệnh danh là “cuộc cách mạng Twitter” – hình như đã củng cố quan niệm cho rằng chính quyền Tehran lo sợ “phương tiện truyền thông của người dân” hơn sợ các chiến hạm Hoa Kỳ đang tuần phòng trên vịnh Ba Tư (the Persian Gulf).
Nhưng một cái nhìn sâu sát hơn đối với những ví dụ nói trên sẽ cho thấy một thực tế phức tạp hơn nhiều. Chỉ tại các nước dân chủ – Philippines, Ukraine, Lebanon, và Colombia – những vũ khí truyền thông này mới đạt được mục tiêu nhanh chóng. Tại Miến Điện, Zimbabwe, và Iran, chúng có thể làm chính phủ bối rối nhưng không thể lật đổ được nó. Như Wriston nhìn nhận, cuộc cách mạng tin học là một tiến trình dài hạn, không gian xi-be là một không gian phức tạp, và tiến bộ kỹ thuật không thể thay thế cho trí tuệ con người. Những phát kiến trong ngành truyền thông hiện đại có thể trợ giúp cho việc bào mòn quyền lực độc tài qua thời gian lâu dài. Nhưng hiện nay, tác động của các phát kiến này lên chính trị quốc tế là không dễ dàng tiên đoán như người ta đã tưởng.
Có nhiều lý do giải thích tại sao quan điểm lạc quan về mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông, thông tin, và dân chủ đã đâm chồi nẩy lộc tại Hoa Kỳ. Trước hết, những phương tiện truyền thông này là hiện thân của phát kiến (innovation) trong thế kỷ 21, và người Mỹ xưa nay vẫn tin tưởng ở sức mạnh của óc phát minh trong việc cổ vũ hòa bình và tạo ra thịnh vượng. Và họ có lý do vững chắc để tin tưởng như thế. Những người ngưỡng mộ Reagan lý luận rằng khả năng của Hoa Kỳ trong việc đầu tư vào lá chắn tên lửa chiến lược đã đưa giới lãnh đạo Liên-xô vào một cuộc khủng hoảng lòng tin mà họ không bao giờ gượng dậy được. Bóng điện, ô tô, và máy bay đã biến đổi thế giới, mang lại nhiều tự do cá nhân to lớn hơn cho người Mỹ. Trong một cách tương tự, người Mỹ tin rằng hàng triệu người trên thế giới đang sử dụng Internet, một phát minh của Mỹ, cuối cùng cũng sẽ chấp nhận tư duy chính trị của Mỹ, tương tự như nhiều người mang quần jean của Mỹ, xem phim Mỹ, và nhảy theo nhạc Mỹ. Những người chủ trương dùng sức mạnh của Internet để cổ vũ đa nguyên và nhân quyền đã viện dẫn các blogger tại Trung Quốc, Nga và thế giới Á-rập đang kêu gọi dân chủ và chế độ pháp trị (rule of law) cho đất nước họ, đôi khi bằng cả tiếng Anh.
Nhưng trong số hàng trăm triệu người sử dụng blog bằng chính ngôn ngữ của mình – chỉ nội Trung Quốc đã có hơn 75 triệu người – tuyệt đại đa số bloggers có các ưu tiên khác hơn dân chủ và nhân quyền. Ngày càng nhiều blogger tập trung vào các sinh hoạt văn hóa thịnh hành (pop culture) hơn là vào triết lý chính trị, vào các vấn đề liên quan ngân quĩ cá nhân hơn quyền lực chính trị, và vào niềm tự hào dân tộc hơn là các nguyện vọng quốc tế. Nói thế khác, những công cụ truyền thông hiện đại thỏa mãn một phạm vi rộng lớn gồm những đam mê và khát vọng của nhân loại như tiền thân của chúng đã làm trong thế kỷ 20, và nhiều đam mê và khát vọng của con người không hề liên quan đến dân chủ.
Tính trung lập của Internet
Một cái nhìn thận trọng nhắm vào ảnh hưởng hiện nay của các phương tiện truyền thông hiện đại đối với sự phát triển chính trị của những quốc gia độc tài sẽ khiến những ai chào đón những công nghệ này như công cụ của tiến trình dân chủ hoá cũng phải ngập ngừng. Những người có tính lạc quan công nghệ (techno-optimists) hình như đã quên rằng những công cụ truyền thông này có giá trị trung lập; chẳng có gì nội tại trong những phương tiện này là thiên dân chủ (pro-democratic). Sử dụng những phương tiện này là thể hiện một hình thức tự do, nhưng điều này không nhất thiết là một tự do để cổ vũ tự do của người khác.
Trong việc hỗ trợ tự do lựa chọn, sự gia nhập của Internet vào một nước độc tài có cùng một đặc tính cơ bản với sự thực hiện các cuộc bầu cử tại đó. Một số người lý luận rằng tổ chức bầu cử ở một nước tại Trung Đông sẽ tạo ra nhu cầu cho các cuộc bầu cử ở những nước khác trong vùng. “Một Iraq tự do sẽ khuyến khích những nước khác đòi hỏi cái điều mà tôi cho là một quyền phổ quát của con người”, tổng thống Bush đã nói như thế vào tháng Bảy 2006; theo luận cứ này, các cuộc bầu cử tại Iraq sẽ làm cho dân chúng các nước láng giềng tự hỏi tại sao người Iraq bây giờ được tự do chọn lãnh đạo còn họ thì không. Cũng một luận điệu tương tự, một số người cho rằng sự tự do đi liền với Internet nhất định sẽ dân chủ hóa Trung Quốc. Theo lý luận này, một khi người dân Trung Quốc đọc biết về các tự do mà dân chúng nước khác có được, họ sẽ muốn những tự do ấy cho chính mình. Những công cụ truyền thông hiện đại sẽ mở mắt cho người dân Trung Quốc thấy được những tự do chính trị mà họ chưa có và cho họ phương tiện đòi hỏi chúng.
Nhưng lịch sử hạn hẹp của các cuộc bầu cử tại Trung Đông cho thấy người dân không luôn luôn bầu chọn chế độ đa nguyên (pluralism). Khi thì họ bầu chọn an ninh xã hội hay chế độ chuyên chế (absolutism), khi thì họ bày tỏ sự phẫn nộ hay bảo vệ các lợi ích địa phương. Mô hình này cũng đúng cho Internet và các dạng thức khác của phương tiện truyền thông hiện đại. Những công nghệ này giúp con người tiếp cận thông tin đủ loại, những thông tin đáp ứng đủ mọi sở thích của con người – từ đùa bỡn đến hợp lý, từ hi vọng đến phẫn nộ. Chúng cho người sử dụng một số khán giả nhưng chúng không quyết định đuợc người đó sẽ nói gì. Phương tiện truyền thông hiện đại là một cái loa và có hiệu ứng nhân rộng (multiplier effect), nhưng chúng phục vụ cả người muốn thúc đẩy luồng thông tin vượt biên giới lẫn người muốn chuyển hướng hay dùng mánh khóe để lèo lái luồng thông tin đó.
Không gian xi-be có thể là một nơi rất hắc ám. Trong tác phẩm You Are Not a Gadget (mày không phải là một dụng cụ cải biến), Jaron Lanier cho rằng tính vô danh (anonymity) mà Internet cung ứng có thể đưa đến một loại “văn hóa bạo dâm”, kích thích thú tính của những người ngồi trên xe bắn xuống (drive-by attacks) hay những kẻ sử dụng công lý đám đông (mob justice). Tại Trung Quốc, Internet đã cung ứng phương tiện để nói lên một niềm tự hào quốc gia bị thương tổn, nói lên sự phẫn nộ đối với phương Tây và Nhật Bản về những tủi nhục vừa có thực vừa tưởng tượng, và bày tỏ sự thù nghịch đối người Tây Tạng, người Uighurs Hồi giáo ở Tân Cương, và các nhóm thiểu số khác. Internet cũng trở thành một loại quảng trường dành cho các dạng bạo hành tự chế (improvised violence). Trong một bài đăng trên Tạp chí New York Times vào đầu năm nay, Tom Downey mô tả hiện tượng “săn thịt người” tại Trung Quốc, “một hình thức đòi hỏi công lý trực tuyến, theo đó một số người sử dụng Internet để săn đuổi và trừng trị những kẻ gây căm phẫn cho họ”. Theo cách mô tả của Downey, mục tiêu của các cuộc lùng sục này, một loại “công tác điệp báo có gốc rễ trong đám đông”, có thể là những quan chức tham nhũng hay kẻ thù của quốc gia, hay chỉ là những người đã làm cho người khác tức giận.
Những vấn đề này không phải chỉ xảy ra ở Trung Quốc. Tại Nga, bọn đầu trọc (skinheads) đã quay phim những vụ tấn công giết người nhắm vào các di dân khác màu da từ vùng Caucasus và Trung Á rồi đưa hình ảnh lên mạng. Cũng tại Nga – và cả tại Mỹ và châu Âu – các nhóm kỳ thị và bọn hiếu chiến đủ loại đang dùng Internet để tuyển mộ thành viên và phổ biến tài liệu tuyên truyền. Dĩ nhiên, ngoài các hình thức lo âu và thù ghét ra, ngày càng có nhiều người khắp thế giới sử dụng Internet như một thương xá toàn cầu và như một nguồn giải trí. Internet tạo điều kiện cho những người có sở thích chính trị phát hiện và liên hệ với những người cùng chí hướng, nhưng không có bao nhiêu bằng chứng vững chắc cho biết Internet có thể mở rộng đầu óc của họ để tiếp nhận những ý kiến và thông tin đi ngược với tư duy của họ. Internet nuôi dưỡng nhiều đam mê – như chủ nghĩa tiêu thụ và các giả thuyết về âm mưu, lòng căm thù và sự cuồng tín – nhưng nó chỉ yểm trợ những kêu đòi dân chủ ở những nơi nào đã có sẵn một nhu cầu đối với thể chế dân chủ. Nếu công nghệ đã giúp người công dân tạo sức ép lên các chính phủ độc tài tại một số quốc gia, điều này không phải vì công nghệ đã tạo được một đòi hỏi về sự thay đổi. Đòi hỏi đó phải phát xuất từ sự công phẫn của quần chúng đối với bản thân chế độ độc tài.
Phía nhà nước
Công dân không phải là những người duy nhất tich cực hoạt động trong không gian xi-be. Nhà nước cũng sử dụng Internet, để đưa ra quan điểm của mình và hạn chế những gì mà một người sử dụng Internet trung bình có thể được thấy và được làm. Những phát kiến trong công nghệ truyền thông cung cấp cho người dân các nguồn thông tin mới mẻ và các cơ hội mới mẻ để chia sẻ ý kiến, nhưng chúng cũng tăng sức cho các chính phủ muốn lèo lái công luận và theo dõi những điều người dân đang phát biểu.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Xô-viết cách đây một thế hệ đã dạy cho các lãnh tụ độc tài khắp thế giới rằng họ không thể ra lệnh (mandate) phát triển kinh tế liên tục và rằng họ phải chấp nhận chủ nghĩa tư bản nếu họ còn nuôi hi vọng tạo công ăn việc làm và nâng mức sống người dân nhằm đảm bảo sinh mệnh chính trị lâu dài của chính họ. Nhưng ôm lấy chủ nghĩa tư bản cũng có nghĩa là cho phép nhiều tự do nguy hiểm. Và vì thế, để phát triển kinh tế mạnh mẽ đồng thời vẫn tiếp tục nắm quyền kiểm soát chính trị, một số lãnh đạo độc tài đã quay qua chủ nghĩa tư bản nhà nước (state capitalism), một hệ thống giúp họ khống chế sinh hoạt thị trường bằng cách sử dụng các công ty dầu khí quốc gia, các xí nghiệp quốc doanh khác, các công ty lớn do tư nhân làm chủ nhưng trung thành với nhà nước (national champions), các ngân hàng quốc doanh, và các quĩ đầu tư quốc gia (sovereign wealth funds).
Theo cùng một lô-gíc, những chính phủ độc tài hiện nay đang cố gắng nắm chắc rằng luồng ý kiến và tư duy ngày càng tự do xuyên qua không gian xi-be sẽ nuôi dưỡng nền kinh tế nhưng không đe dọa quyền lực chính trị của họ. Vào tháng Sáu, lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc đã ra một tuyên bố chính thức về quyền và trách nhiệm của người sử dụng Internet. Văn bản này “đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân trên Internet cũng như quyền của dân chúng được biết, được tham gia, được lắng nghe, và được giám sát [chính phủ] phù hợp với pháp luật”. Nhưng văn bản cũng qui định rằng “trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc, Internet nằm dưới quyền tài phán thuộc chủ quyền Trung Quốc”. Qui định này đã hợp thức hóa “bức đại tường thành lửa” của Trung Quốc, một hệ thống có chức năng gạn lọc dữ liệu, chuyển đường nối kết đi hướng khác, hay đưa đến ngỏ cụt, một hệ thống được thiết kế để bắt người sử dụng Internet tại Trung Quốc phải ở trên con lộ thông tin trực tuyến được nhà nước chấp thuận.
Lãnh đạo Trung Quốc cũng sử dụng những phương tiện công nghệ thấp (low-tech) để bảo vệ lợi ích trên mạng của họ. Người lướt mạng có trình độ trung bình tại Trung Quốc không thể biết chắc mọi ý kiến hay quan niệm mà họ gặp trên mạng có thực sự phản ánh quan điểm người viết hay không. Chính phủ đã tạo ra Đảng 50 Xu (the 50 Cent Party), một đội ngũ gồm những người bình luận trực tuyến được chính phủ trả tiền cho mỗi bài viết trên blog hay mỗi thông điệp được đăng trên diễn đàn Internet có nội dung cổ vũ đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số đề tài nhạy cảm. Đây là một cách đơn giản, rẻ tiền để các chính phủ phổ biến và nguỵ trang quan điểm chính thống. Các nhà nước độc tài không dùng công nghệ chỉ để chặn đứng dòng luân lưu tự do của những tư tưởng trái chiều. Họ còn sử dụng công nghệ để phổ biến lập trường của mình.
Phong trào phi liên kết
Những người có tinh thần lạc quan công nghệ (techno-optimists), những người hi vọng rằng các phương tiện truyền thông hiện đại sẽ dân chủ hóa các quốc gia độc tài, cũng đang hi vọng rằng các phương tiện này sẽ tạo điều kiện liên kết lợi ích của các quốc gia phi dân chủ với lợi ích của các quốc gia dân chủ. Nhưng sự thật đã diễn ra ngược lại. Những nỗ lực của các nhà nước độc tài nhằm kiểm soát hoặc thủ đắc các phương tiện này tất yếu tạo ra các xung đột thương mại rồi dẫn đến các xung đột chính trị giữa các chính phủ.
Vào tháng Giêng, Google công khai phàn nàn các tài khoản Gmail (Gmail accounts) cá nhân đã bị xâm phạm vì những cuộc tấn công mạng phát xuất từ Trung Quốc – những cuộc tấn công mà giới chức Trung Quốc có vẻ đồng tình hay thậm chí chính họ đã tung ra. Để phản đối hành vi này, Google tuyên bố sẽ không tiếp tục kiểm duyệt các kết quả tìm kiếm của người sử dụng tại lục địa Trung Quốc, điều mà trước đây công ty này đã miễn cưỡng chấp nhận khi bước vào thị trường Trung Quốc năm 2006. Bắc Kinh không chịu xuống nước, khiến Google tự động chuyển các tìm kiếm của người sử dụng tại Trung Quốc sang một máy tìm kiếm không kiểm duyệt của Google đặt tại Hồng Kông. Nhưng thật nhẹ nhõm cho những người sử dụng Google tại lục địa, chủ yếu là sinh viên và các nhà nghiên cứu vốn ưa thích các chức năng của Google hơn thích đối thủ chính của công ty này tại lục địa, tức công ty Baidu, giới chức Trung Quốc cuối cùng đã tuyên bố gia hạn giấy phép hoạt động của Google. (Cũng có thể họ xuống nước vì họ tin tưởng có thể kiểm soát Google hoặc sử dụng công ty này để theo dõi các hoạt động trực tuyến của những nhà bất đồng chính kiến).
Khi các công ty công nghệ Trung Quốc bắt đầu cạnh tranh ngang hàng với các công ty công nghệ phương Tây đồng thời chính phủ Trung Quốc sử dụng các phương tiện pháp lý và tài chính để tích cực hỗ trợ những công ty nội địa, tức những công ty vốn coi chế độ kiểm duyệt là cái giá bình thường phải trả khi làm doanh nghiệp, nhu cầu đối với các sản phẩm của Google sẽ suy giảm tại Trung Quốc. Tháng Tám 2010, Tân Hoa Xã và công ty China Mobile, công ty điện thoại di động lớn nhất nước, công bố kế hoạch liên doanh xây dựng một công ty truyền thông và máy tìm kiếm thông tin do nhà nước sở hữu. Để đối phó với tình hình này, các công ty công nghệ Hoa Kỳ dĩ nhiên sẽ hướng về các nhà lập pháp Hoa Kỳ để tìm sự hỗ trợ trong việc tạo ra và duy trì một sân chơi thương mại bằng phẳng tại Trung Quốc. Thay vì liên kết các giá trị chính trị Hoa Kỳ và Trung Quốc lại với nhau và giúp công dân hai nước xích lại gần nhau hơn, những xung đột về dòng thông tin luân lưu qua không gian xi-be sẽ làm phức tạp thêm nữa mối quan hệ Mỹ-Trung vốn đã rất đáng lo ngại.
Những dấu hiệu xung đột đã xuất hiện rõ rệt. Khi Google lần đầu tiên công bố những khiếu nại về các cuộc tấn công mạng và chế độ kiểm duyệt, Bắc Kinh không trực tiếp trả lời công ty này, một công ty mà Bắc Kinh coi như là một cánh tay công nghệ cao của chính phủ Hoa Kỳ, và đã trả lời trực tiếp với Washington. Một bản tin của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng một bài bình luận dưới tựa đề “Thế giới không hoan nghênh công ty Google của Nhà Trắng”; bài báo tranh luận: “Cứ mỗi lần chính phủ Hoa Kỳ đòi hỏi, Google lại dễ dàng trở thành một công cụ tiện lợi để cổ vũ ý chí chính trị và các giá trị của chính phủ Hoa Kỳ ở nước ngoài”. Để đáp lại, bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton khuyến khích các công ty như Google không nên cộng tác với “chế độ kiểm duyệt có động lực chính trị”, phát biều này đã nhấn mạnh hơn nữa sự dị biệt, chứ không phải là sự hợp lưu, giữa các giá trị chính trị của Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Cũng bày tỏ những lo sợ tương tự về tương lai của việc kiểm soát chính trị của mình, Tiểu vương quốc Á rập thống nhất (UAE) và Á rập Xê-út đã có hành động vào đầu năm nay chống lại công ty Research in Motion (RIM), một công ty của Canada sản xuất loạt máy BlackBerry, một loại điện thoại thông minh đa chức năng, vì đã trang bị trong máy của mình công nghệ mã hóa mà chính quyền không thể giải mã được. Bằng lý luận cho rằng bọn khủng bố và gián điệp có thể sử dụng máy BlackBerry để liên lạc nhau trong lãnh thổ UAE mà không sợ bị phát hiện, các giới chức Tiểu vương quốc công bố vào tháng Tám rằng họ sẽ chấm dứt dịch vụ của BlackBerry trong một tương lai gần trừ phi hãng RIM cung cấp cho các giới chức nhà nước một số phương tiện để theo dõi các văn bản tin nhắn trên máy BlackBerry. Hai ngày sau đó, Á rập Xê-út cũng công bố một lệnh cấm tương tự, mặc dù từ đó chính quyền Riyadh và hãng RIM đã đạt được một tương nhượng đòi hỏi hãng RIM phải thiết lập một máy chủ chuyển tiếp (relay server) trên lãnh thổ Xê-út, cho phép giới chức Xê-út theo dõi các tin nhắn gửi ra ngoài hay gửi đi trong nước. UAE chắc cũng sẽ đi đến một thỏa hiệp nào đó với hãng RIM: có khoảng nửa triệu người sử dụng BlackBerry tại UAE (khoảng 10 phần trăm dân số), và quốc gia này muốn duy trì tư thế một trung tâm thương mại và du lịch chủ yếu của thế giới Ả rập. Tuy nhiên, thay vì cổ vũ những giá trị phương Tây ở các nước độc tài phi-Tây phương (non-Western), điện thoại thông minh BlackBerry đã châm ngòi thêm một loạt tranh luận về sự kiện các công ty công nghệ phương Tây quyết tâm bảo vệ thị phần (market shares) của mình bằng cách đưa ra nhiều nhượng bộ có thể giúp các chính phủ độc tài theo dõi tư tưởng của người dân.
Công bằng với những chính phủ trên mà nói, các quốc gia dân chủ hàng đầu thế giới cũng không kém phần lo ngại về các tiềm năng đe dọa khủng bố được đặt ra do các văn bản nhắn tin không kiểm soát. Chính phủ Ấn Độ cũng đe dọa cấm sử dụng điện thoại thông minh BlackBerry trừ phi hãng RIM cho phép chính phủ này tiếp cận một số dữ liệu nhất định, và các viên chức chống khủng bố của Hoa Kỳ và châu Âu cũng đang cân nhắc lựa chọn biện pháp này. Xuyên qua các nỗ lực để tu chính Đạo luật về quyền riêng tư cá nhân trong truyền thông điện tử (the Electronic Communications Privacy Act), chính quyền Obama đã từng bước có những biện pháp giúp đỡ Cơ quan điều tra liên bang (FBI) tiếp cận “các hồ sơ dịch vụ truyền thông điện tử” – như địa chỉ người nhận, hồ sơ lưu giữ các hoạt động trực tuyến của người sử dụng, lịch sử các chương trình tìm kiếm trên máy tính – mà không cần đến lệnh tòa án nếu nhân viên điều tra nghi ngờ có dấu hiệu khủng bố hay gián điệp. Các chính trị gia và các công ty công nghệ như Google và RIM sẽ đối diện những cuộc tranh chấp này trong nhiều năm tới.
Hẳn nhiên, các chính phủ độc tài, khác với các thể chế dân chủ, còn phải lo ngại rằng các cá nhân không phải là khủng bố hay tình báo sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại để thách thức tính hợp pháp chính trị của họ. Trung Quốc, Iran, Miến Điện, Bắc Hàn, Á-rập Xê-út, và các quốc gia độc tài khác không thể chặn đứng sự lan tràn của các loại vũ khí trong ngành truyền thông hiện đại, nhưng họ có thể cố gắng theo dõi và lèo lái chúng để phục vụ cho mục đích của mình. Cuộc phản công của họ cũng sẽ tiếp tục, bằng cách hạn chế khả năng của các công nghệ hiện đại trong việc tiếp sức cho phe đối lập chính trị tại những quốc gia này và bằng cách tạo thêm nhiều mâu thuẫn về các giá trị chính trị giữa các nước dân chủ và các nước độc tài.
Những vòng phản hồi tác dụng ngược lại
Mặc dù Internet có thể đã thay đổi thế giới, nhưng hiện nay thế giới đang thay đổi Internet. Trong 30 năm qua, các công nghệ truyền thông mới mẻ đã thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa, xu thế mang tính cách thời đại. Những công ty tạo ra các sản phẩm này đã thực hiện những kế hoạch dài hạn dựa trên nhu cầu và đòi hỏi của người tiêu thụ, chứ không phải của các chính phủ. Lợi nhuận của họ đã tăng lên trong khi họ nối kết hằng tỉ khách hàng lại với nhau; biên giới quốc gia đã có một thời trở nên ít quan trọng.
Nhưng hiện nay, nhịp độ của những biến đổi công nghệ và mối đe dọa khủng bố đang buộc các nhà hoạch định chính sách phải nới rộng các định nghĩa về an ninh quốc gia và đang xét lại các định nghĩa về “cơ sở hạ tầng trọng yếu” của họ. Do đó, các chính phủ đang hướng về các hãng truyền thông công nghệ cao để nhờ chống đỡ những vị trí nhạy cảm về an ninh đang xuất hiện, và các hãng truyền thông công nghệ cao đã bắt đầu suy nghĩ ngày càng giống như các hãng thầu quốc phòng – các công ty mà sự thành công của chúng tùy thuộc vào tính bí mật, tính độc quyền, quan hệ chính trị, và hồ sơ an ninh không tì vết.
Do đó, các biên giới chính trị, mà có thời công nghệ thông tin tưởng chừng có thể xóa bỏ, hiện đang mang một tầm quan trọng mới: một chính sách cởi mở rộng lớn hơn sẽ tạo thêm nhiều vận hội hơn, nhưng đồng thời nó cũng tạo thêm nhiều lo ngại. Dù không thể bắt kịp các chi phí quốc phòng của Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc và Nga đã trở nên rất tinh khôn trong chiến tranh thông tin. Tháng Tám vừa qua, Lầu năm góc cho biết rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển các khả năng đánh cắp bí mật quân sự của Hoa Kỳ qua phương tiện điện tử và không cho phép các nước thù địch “tiếp cận các thông tin cần thiết cho việc điều động các cuộc hành quân tác chiến”. Năm 2007, một cuộc tấn công xi-be rộng lớn được tung ra từ bên trong nước Nga đã gây thiệt hại cho cơ hở hạ tầng kỹ thuật số (digital infrastructure) tại nước láng giềng Estonia. Những cơ sở nhạy cảm về an ninh của Hoa Kỳ gồm có, từ các nhà máy điện hạt nhân và các mạng lưới điện lực đến các hệ thống thông tin của các cơ quan chính phủ và các công ty lớn của Hoa Kỳ. Bất chấp sự cạnh tranh chính trị và thương mại giữa họ với nhau, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác đều chia sẻ một sự sơ hở đối với các cuộc tấn công xi-be, do đó họ cam kết cộng tác để xây dựng một chiến lược chung nhằm bảo vệ an ninh mạng lưới Internet. Nhưng trong vấn đề gián điệp, các quốc gia không bao giờ có thể tin tưởng nhau hoàn toàn. Và hẳn nhiên, chính quyền Obama không muốn chia sẻ các ngành công nghệ có thể tạo điều kiện dễ dãi hơn cho các quan chức công an tại Bắc Kinh hay Moscow theo dõi các hoạt động trực tuyến của các nhà bất đồng chính kiến.
Nhiều vấn đề khác sẽ làm cho các căng thẳng quốc tế trở nên tồi tệ hơn. Các hãng công nghệ tại Hoa Kỳ và châu Âu, từng lưu tâm theo dõi những rắc rối gần đây của Google tại Trung Quốc, sẽ hướng về chính phủ của họ để nhờ đáp ứng các nhu cầu an ninh riêng. Khi các đe dọa mạng trở nên tinh vi hơn bao giờ cả, những công ty này sẽ hợp tác tích cực hơn nữa với các cơ quan an ninh quốc gia trong việc phát triển các công nghệ mới. Tình trạng này sẽ lôi kéo thêm nhiều công ty công nghệ vào quỉ đạo của khu liên hợp quân sự-công nghiệp (the military-industrial complex). Tiếp đó, sự kiện này sẽ làm cho các công ty công nghệ trở nên khả nghi hơn nữa đối với các chế độ độc tài và có thêm nhiều khả năng trở thành mục tiêu cho tin tặc và gián điệp đủ loại. Biên giới quốc gia sẽ trở nên quan trọng hơn nhiều trong một tương lai không xa.
Hậu quả sẽ là, thế giới không phải chỉ có một Internet mà có một tập hợp gồm nhiều nội mạng nối kết với nhau (interlinked intranets), được theo dõi kỹ lưỡng bởi nhiều chính phủ khác nhau. Internet sẽ không biến mất trong một tương lai gần, nhưng lời tiên đoán cho rằng chỉ cần một mạng lưới Internet là có thể đáp ứng cả nhu cầu của phương Tây lẫn những đòi hỏi đang diễn ra của các nhà nước độc tài là không bao giờ thực tế. Người sử dụng mạng tại Hoa Kỳ và châu Âu sẽ tiếp cận cùng một Internet như trước, nhưng chính phủ Trung Quốc đã nói rõ ý định tuyên bố chủ quyền trên một Internet riêng của mình. Các quốc gia độc tài khác có đủ mọi động lực khuyến khích họ đi theo sự lãnh đạo của Trung Quốc.
Tuý Vân phỏng dịch theo Foreign Affairs,