Pages

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

ĐẠI HỘI CỦA NGUYỄN TẤN DŨNG VÀ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra đại hội XI của đảng CSVN.

Nếu kết quả của những cuộc mua bán, mặc cả và đấu đá trước và trong hai hội nghị trung ương 13 và 14 được giữ nguyên (một điều vẫn luôn xảy ra trong những kỳ đại hội trước) thì Nguyễn Phú Trọng sẽ làm tổng bí thư đảng, và sau cuộc bầu cử quốc hội khóa XIII thì Nguyễn Tấn Dũng vẫn sẽ tiếp tục ngồi trên ghế thủ tướng.
Có thể nói đây sẽ là đại hội của hai tên họ Nguyễn đó.

Với Phú Trọng (cái tên luôn gợi ra thành ngữ “trọng phú khinh bần” hay từ “trọc phú”), đó sẽ là bước thăng tiến cuối cùng trong cuộc đời luồn lách lèo lái để leo lên ngồi trên đầu hàng chục triệu dân, còn với Dũng thì đây chỉ là sự tiếp tục tại vị. Một bước tiến không dài lắm và một sự dừng lại tại chỗ, nhưng để có được kết quả đó, Trọng và Dũng đã phải vật lộn và giành giật bằng mọi cách.

Tuy là tay lá mặt lá trái và đầy những tính toán gian xảo, Trọng đã gặp khó khăn lớn trong việc trụ lại ở bộ chính trị do đã quá tuổi và cũng không có chút tài năng nào nổi bật ngoài cái ‘tài’ nhai đi nhai lại những luận điệu cũ rích của một ông ‘giáo sư tiến sĩ’ về ‘khoa học xây dựng đảng’. Tuy nhiên, y có phần gặp may do ráo cả bộ chính trị đều là những tay bất tài lại dính dáng vào nhiều vụ bê bối. Nhìn trước nhìn sau không có nhân vật nào tạm chấp nhận được để đề cử vào chức vụ tổng bí thư nên phương án Phú Trọng không bị loại trừ. Và cơ hội của Trọng được củng cố chắc chắn chính vào thời điểm dân biểu Nguyễn Minh Thuyết đưa ra kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng. Ý kiến đó cố nhiên không bao giờ được chấp thuận, và chính Trọng cũng rất sợ những ý kiến như vậy, nhưng nó đã đặt sinh mạng chính trị của Nguyễn Tấn Dũng trước một nguy cơ tuy không lớn nhưng hoàn toàn thực. Không có khả năng làm cho Dũng mất chức thủ tướng tại kỳ họp đó của quốc hội, nhưng kiến nghị của ông Thuyết có thể hạ điểm của Dũng tại hội nghị trung ương 14 và đại hội XI, dẫn đến khả năng mất chức thủ tướng sau khi bầu xong quốc hội khóa XIII. Và Trọng đã lợi dụng cơ hội này để mặc cả với Dũng và phe cánh của Dũng. Trọng phải mặc cả với Dũng, vì mặc dù thế của Dũng có bị suy giảm nghiêm trọng trong năm 2010 nhưng vẫn còn rất mạnh, do Dũng nắm giữ thực quản của đảng và nhà nước. Số tiền mà Dũng được quyền điều hành là cực lớn, và chính phủ dưới trướng Dũng chiếm tới 6 trong số 15 ủy viên bộ chính trị, trong khi quốc hội chỉ có 1 (chủ tịch) còn các cơ quan tư pháp thì không có ủy viên bộ chính trị nào.

Từ nay đến ngày bế mạc đại hội và cả sau đó nữa, cuộc chiến trong bộ chính trị ĐCSVN sẽ chủ yếu diễn ra giữa hai thế lực của Dũng và Trọng. Cả hai đều là những kẻ thân Tàu nhưng không vì thế mà chúng không muốn thanh toán lẫn nhau. Tuy nhiên, trong việc trấn áp các phong trào chống cộng, đòi dân chủ, thì chúng luôn sẵn lòng hợp tác với nhau. Vụ bắt Cù Huy Hà Vũ và một loạt những động thái mang tính răn đe khác thể hiện sự hợp tác của chúng.

Những vụ bắt bớ và trấn áp phong trào dân chủ để chuẩn bị cho đại hội XI của chúng đang làm dày thêm hồ sơ tội ác của bè lũ CSVN trước dân tộc. Tập đoàn cầm quyền ĐCSVN đang ngụp lặn trong tội lỗi, trong những mưu toan bẩn thỉu nhất để thống trị nhân dân hòng làm giàu và phè phỡn một cách bất chính trên lưng dân nghèo, kể cả bằng cách hiến đất dâng biển cho ngoại bang. Đại hội XI của chúng là sự chính thức hóa kết quả của một giai đoạn đấu đá, nhằm củng cố vị thế để tiếp tục gây thêm tội lỗi với nhân dân, tiếp tục tàn phá giang san và gieo rắc những mầm độc làm ô nhiễm môi trường, hủy hoại cuộc sống của dân lành.

Hãy nhớ lấy mặt, nhớ lấy tên chúng để bắt chúng đền tội!

TRẦN NAM CHẤN

Không có nhận xét nào: