Pages

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Điểm lại những vụ ngư dân Việt bị tàu Trung cộng tấn công

Vụ một ngư dân Quảng Ngãi đã bị tàu Trung cộng bắn chết ở Trường Sa hôm chiều tối 28-11, tiếp tục là câu chuyện của giọt nước đã làm tràn ly nước đầy.
Nghe tin dữ ngoài khơi báo về, vợ anh Bảy đã ngất xỉu (ảnh: Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu)
Sở dĩ có thể gọi thẳng tên là tàu Trung cộng, vì vỏ đạn thu được trên tàu mà ngư dân Trương Đình Bảy bị bắn chết là vỏ đạn súng AK Trung cộng, nhóm người bắn có trang phục của ngư dân Trung cộng. Lần nổ súng hồi tháng 9 vừa qua vào 2 tàu cá Việt Nam ở vùng biển Kiên Giang, là loạt đạn súng máy của tàu cảnh sát biển Thái Lan.

Gia đình Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Minh kêu cứu

Vào ngày 30 tháng 11 năm 2015, phóng viên SBNT nhận được lời kêu cứu của chị Bùi Thị Diễm Thúy, vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Minh hiện đang thi hành án ở Trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương về việc chồng bà bị cán bộ quản giáo đối xử vô nhân đạo.
Nguyễn Văn Minh- Bùi Minh Hằng-Nguyễn thị Thúy Quỳnh
Chị Thúy cho biết: “Tôi vừa mới đi thăm ông xã về. Lúc tới thăm thấy sức khoẻ yếu ớt, gầy còm. Ổng cho biết là Ổng bị cán bộ trại giam cắt khẩu phần ăn, bắt nhin đói. Ông xã tôi là tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo nên ăn chay trường (liên tục) nhưng cán bộ trại giam lại cố tình trộn đồ mặn vào và bắt ông xã tôi ăn. Ông xã tôi từ chối không ăn khẩu phần cơm như trên nên bị cán bộ bỏ đói không cho ăn.”

Làm tan cửa nát nhà dân, cán bộ chỉ bị khiển trách

Từ một người giàu có với hàng trăm công nhân làm việc cho mình. Vậy nhưng, chỉ vì bị bắt giam trái pháp luật mà cơ ngơi sụp đổ, sức khỏe, trí não bị ảnh hưởng nặng nề. Đáng nói hơn, người phê chuẩn lệnh bắt làm tan nát một đời người, doanh nghiệp bị phá sản chỉ bị khiển trách.
Bà Trần Thị Búp, người bị bắt giam oan ức dẫn đến tan cửa nát nhà. Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo tờ Tuổi Trẻ cho biết, 2/2015 bà Trần Thị Búp (51 tuổi, xã Bình Tân, huyện Bù Gia Mập) có mua 2 container hạt điều từ bà Lâm Cẩm Bé (ngụ thị xã Phước Long, Bình Phước). Mỗi container hạt điều trị giá 880 triệu đồng. Do bà Bé còn nợ tiền bà Búp nên bà Búp chỉ trả tiền cho 1 container. Trong cuốn sổ nợ, bà Lê Thị Thanh Thủy, một người bạn làm ăn với bà Lâm Cẩm Bé đã tự ý sửa đổi sổ nợ. Thay vì nợ bà Bé thì bà Thủy lại sửa đổi, biến bà Búp nợ mình với số tiền lên đến hơn 314 triệu đồng rồi đâm đơn tố cáo.

An ninh quốc gia: Chỉ được nghe lén sau khi đã khởi tố vụ án

Lần đầu tiên, Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) được thông qua bởi Quốc hội CSVN chứa đựng nội dung rất “nhạy cảm”: có biện pháp điều tra tố tụng hình sự đặc biệt “nhằm tạo điều kiện cho cơ quan điều tra chủ động thu thập chứng cứ, đấu tranh hiệu quả với các tội phạm có tổ chức, phức tạp về ma túy, rửa tiền, tham nhũng, khủng bố trong tình hình hiện nay”.
Dân biểu biểu quyết thông qua dự án luật. Ảnh VOV.
Theo luật này, chỉ sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mới có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng, đặc biệt là ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Ông Huỳnh Văn Nén được chính thức công nhận vô tội

Sau hơn 17 năm bị giam cầm và bị kết tội gây ra 2 vụ giết người, sáng Thứ Bảy ngày 28 tháng 11, ông Huỳnh Văn Nén được nhà chức trách tỉnh Bình Thuận ra quyết định đình chỉ điều tra.
Ðại tá Phạm Thật, Phó giám đốc Công an CSVN tỉnh Bình Thuận, vừa công bố quyết định đình chỉ điều tra hình sự đối với ông Nén, 53 tuổi, cư dân huyện Hàm Tân. Truyền thông trong nước cho hay, trong cùng ngày đưa ra quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Nén, công an tỉnh Bình Thuận tiết lộ đã tìm ra thủ phạm giết hại thiếu phụ cướp vàng gần 18 năm trước, một tội mà bao nhiêu lượt điều tra của công an các cấp đều đổ lên đầu ông Nén. Giới hữu trách tỉnh Bình Thuận cũng đang hướng dẫn ông Nén làm thủ tục yêu cầu bồi thường, đồng thời hẹn ngày tổ chức cho các đại diện của chính quyền công khai xin lỗi ông.

Đại tướng Phạm Văn Trà nói về vụ tàu chiến Trung Quốc đe doạ tàu Việt Nam

"Việt Nam phải nói hết các vấn đề để dư luận thế giới hiểu quan điểm của Việt Nam và cũng biết được “tâm địa” của Trung Quốc", Đại tướng Phạm Văn Trà – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phân tích về hành động của tàu chiến Trung Quốc vây ép, mở bạt che súng, dàn quân chĩa vũ khí đe doạ tàu của Việt Nam….

Đại tướng Phạm Văn Trà khuyến cáo cần bình tĩnh, tỉnh táo để đối phó tốt nhất với các diễn biến trên biển.
 Đại tướng Phạm Văn Trà khuyến cáo cần bình tĩnh, tỉnh táo để đối phó tốt nhất với các diễn biến trên biển.

Trao đổi với phóng viên Dân trí bên hành lang Quốc hội, phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 (chiều ngày 27/11), Đại tướng Phạm Văn Trà – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã phân tích về hành động của tàu chiến Trung Quốc vây ép, mở bạt che súng, dàn quân chĩa vũ khí đe doạ tàu của Việt Nam…

Tiền trợ cấp xã hội - ở đâu ra?

"Do nhà nước cấp chứ đâu ra!", bà nội ngước mặt trả lời khi tôi đặt câu hỏi.

Ảnh minh hoạ - Báo Tiền Phong.
Hôm nay, tôi được lãnh nhiệm vụ đi lấy tiền bảo trợ xã hội cho bà nội. Kinh ngạc khi nhận được số tiền “lớn lao” từ tay vị cán bộ xã: 180 nghìn đồng. Những 180 nghìn hồ tệ cơ đấy!

Vì sống xa nhà đã lâu nên viên cán bộ công quỹ cứ vặn vọ hỏi han, có lẽ, anh ta sợ tôi là kẻ lừa đảo bày trò cuỗm mất 180 nghìn đồng của bà lão gần 90 tuổi chăng, mặc dù trên tay tôi có đủ điều kiện để nhận tiền – cuốn sổ nhận tiền bảo trợ cho người già? Cũng tốt, đó là một sự cẩn trọng thiết bách trong cái xã hội đầy rẫy cướp bóc và lừa đảo này.

Trần Quí Cao: Nhân dân Việt Nam Đang ở đâu?

Trần Trung Đạo là tác giả đã nêu lên và thảo luận nhiều đề tài sâu sắc. Trong bài viết mới có tựa là một câu hỏi: “Nhìn sang Miến Điện, nhìn lại Việt Nam đang thiếu ai?” (1), ông trả lời trực tiếp: “Nhưng phân tích cho cùng, những người mà Việt Nam thiếu nhất không không phải là Aung San Suu Kyi hay Thein Sein mà là Nhân dân”

Câu trả lời như trên của tác giả gợi trong tôi nhiều suy nghĩ.

TÔI HIỂU NHÂN DÂN NHƯ THẾ NÀO?

Tôi hiểu rằng Nhân Dân là một tập hợp bao gồm tất cả những người sống trong một quốc gia và đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý để chính thức là công dân của quốc gia đó. Trong Nhân Dân có những người cao thượng và những người ích kỷ, những người gan dạ và những người nhút nhát. Người thẩm phán với tù nhân có thể có lý lịch tư pháp khác nhau, nhưng đều cùng là hai thành viên của Nhân Dân.

An Ninh Trung Quốc: Trung Quốc lợi dụng các cuộc tấn công ở Paris để thúc đẩy việc bức hại người Duy Ngô Nhĩ

Một thành viên của cảnh sát bán quân sự Trung Quốc đứng phía trước một chiếc xe bọc thép ở Hòa Điền, Tân Cương, Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc tăng thêm mức độ cho cuộc đàn áp của họ đối với nhóm người dân tộc Duy Ngô Nhĩ trong khu vực. (Greg Baker / AFP / Getty Images)


Một thành viên của cảnh sát bán quân sự Trung Quốc đứng phía trước một chiếc xe bọc thép ở Hòa Điền, Tân Cương, Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc tăng thêm mức độ cho cuộc đàn áp của họ đối với nhóm người dân tộc Duy Ngô Nhĩ trong khu vực. (Greg Baker / AFP / Getty Images)

Chính quyền Trung Quốc đã không lãng phí thời gian sau cuộc tấn công khủng bố ngày 13 tháng 11 tại Paris để kêu gọi thế giới ủng hộ cho thương hiệu “chống khủng bố” của riêng họ bằng cách giúp chính quyền này đàn áp các nhóm thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, còn được gọi là Đông Turkestan.

Kinh tế Việt nam thực chất đã tụt hậu, chứ không còn là nguy cơ?

(Ảnh: internet)


Mặc dù chúng ta tự hào kinh tế Việt Nam đang duy trì tốc độ tăng cao trong khu vực, song vì quy mô GDP khoảng hơn 150 tỷ USD, khá nhỏ hơn so với các nước trong khu vực. Tuy từ năm 2008, Việt Nam đã thoát khỏi nước nghèo, nhưng khoảng cách về GDP bình quân đầu người so với các nước trong khu vực còn lớn và có nguy cơ bị giãn ra.


Năm 2014, GDP bình quân đầu người của Việt Nam 2.052 USD, gấp 21 lần năm 1990, nhưng chỉ tương đương với Malaysia vào năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010, Hàn Quốc năm 1982.

Nguyễn Văn Tuấn - “Phức tạp lắm, bức xúc lắm”?

Bà Mai Thị Long, vợ ông Bảy ngất xỉu khi nghe tin cái chết của chồng. Bà đang được chăm sóc y tế nhưng luôn miệng gọi tên người chồng xấu số - Ảnh: Trần Mai
Bà Mai Thị Long, vợ ông Bảy ngất xỉu khi nghe tin cái chết của chồng. Bà đang được chăm sóc y tế nhưng luôn miệng gọi tên người chồng xấu số - Ảnh: Trần Mai - Tuổi Trẻ
Hôm nay, đọc tin thấy một ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết, chúng ta lại nghe điệp khúc "tàu lạ" trên báo chí, và những phát biểu ú ớ, lòng vòng, khó hiểu của vài người trong giới lãnh đạo. Không dám nêu đích danh tên của kẻ thù và lòng vòng càng làm cho câu nói vần điệu của Huy Đức, "sự hèn hạ thì quen", càng hợp lí. Có nhiều lí do để gọi đích danh kẻ thù, và chúng ta hãy gọi như thế: Tàu cộng. Chẳng có gì phức tạp cả, và cũng chẳng cần "bức xúc."

Ai đứng sau đại tiệc của 500 giang hồ trên đất cảng?


Theo D. 'điên', một 'anh chị về hưu' ở Hải Phòng, người đứng sau việc này là Kh. 'tám', tay anh chị có máu mặt, sống bằng nghề cho vay, cầm đồ, từng có tiền án về tội giết người và cố ý gây thương tích. 

Ngày 27.11, tại Hội nghị giao ban lực lượng cảnh sát hình sự toàn quốc năm 2015, có một thông tin được dư luận quan tâm là việc Công an Hải Phòng vừa ngăn chặn một buổi tiệc dự kiến quy tụ khoảng 500 người là dân anh chị từ bắc vào nam.

Tiệc yến Đồ Sơn - 500 hào kiện võ lâm lâm nạn!


Năm Tấn Dũng thứ X, võ lâm đại loạn.

Nhân sĩ hơn 60 Đạo Thừa Tuyên tụ họp về đạo Hải Phòng, bàn mưu chống chọi sự khủng bố của Triều Đình. Lần đại hội này dự tính bầu ra minh chủ, làm Bắc Đẩu cho quần hùng trông về, theo đó mà gắng sức vì tồn vong của võ lâm.

TS. Nguyễn Quang A - 'Cảnh sát tư tưởng tác hại bội lần'


Việt Nam vẫn còn ở trong một chế độ toàn trị với một 'nhà nước cảnh sát', mà trong đó 'cảnh sát tư tưởng' có thể gây ra 'tác hại' gấp 'bội lần' so với 'cảnh sát thông thường' cho xã hội Việt Nam, theo một nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự từ Hà Nội.

Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 29/11/2015, TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phản biện độc lập IDS (đã tự giải thể) bình luận về các hiện tượng mà ông gọi là 'nhà nước cảnh sát' hóa này.

Lê Vĩnh - Về vấn đề công đoàn độc lập của VN trong TPP

Cần có Công đoàn độc lập tại Việt Nam

Trong suốt cả năm 2015 vừa qua, nhờ internet đã được phổ cập, tiến trình đàm phán gay go để VN gia nhập Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được theo dõi và bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn internet cũng như trên các phương tiện truyền thông quốc tế và VN ở trong cũng như ngoài nước.
.
Diễn trình “công đoàn độc lập”:

Một trong những khó khăn nhất của CSVN trong việc gia nhập TPP là các vấn đề về lao động. Các cơ quan truyền thông đã đề cập đến điều này từ rất sớm, đặc biệt là từ lúc tổng Thống Obama đã đề cập vấn đề này trong một bài nói chuyện tại trụ sở công ty Nike (Portland, Oregon) ngày 08/05/2015. Hôm đó ông Obama nói rằng: “Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải để cho người lao động tự do thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay đổi”.

Những hạn chế của phong trào đấu tranh cho dân chủ, tự do ở Việt Nam

                                                     Featured Image: The unnamed

Dân chủ và quyền con người là dòng chảy của thời đại và là điều kiện tiên quyết để bất kỳ một xã hội nào muốn phát triển và tồn tại trong thế giới toàn cầu hoá như ngày hôm nay.

Việt Nam phải thay đổi để phù hợp với thời thế nếu không sẽ còn trở nên lạc lõng với phần còn lại của thế giới, và đáng sợ hơn là chịu cái hoạ diệt vong.

Thực tế đang chứng minh rằng Việt Nam đang bị bỏ rất xa về kinh tế, công nghệ, và mức độ văn mình so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Bên cạnh đó là thảm hoạ mất nước đang gần kề khi có nhiều bằng chứng chứng minh Việt Nam đang là một thuộc địa kiểu mới của Trung Cộng.

Đấu đá quyền lực chính trị sẽ khiến hợp thức hóa báo tư nhân nhanh hơn


Vài tín hiệu mới cho báo chí tư nhân

Quốc Hội và các cơ quan quản lý truyền thông Việt Nam luôn lùi sau thực tiễn vài thập kỷ. Bất chấp các kỳ họp Quốc Hội từ trước đến nay vẫn đều đặn ra tuyên ngôn “chưa cho báo chí tư nhân hoạt động,” dạng thức đặc biệt này của báo chí đã tồn tại từ những năm 1995-1996 cho đến giờ.

Cách đây 10 năm, một thống kê cho biết có đến vài chục báo tư nhân ở riêng khu vực Sài Gòn. Không chiếm lĩnh được những tờ báo lớn, báo chí tư nhân đành an phận “núp” dưới vỏ bọc của hình thức phụ san, phụ trương, chuyên đề.

Vấn nạn công dân bị chết ở nơi tạm giam, tạm giữ

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA

Cái chết oan khuất của ông Trịnh Xuân Tùng trong tình trạng lạm quyền, sử dụng bạo lực thô bạo phổ biến của công an Việt Nam khi làm nhiệm vụ đã làm dư luận trong và ngoài nước phẫn nộ. Ảnh băng rôn của gia đình treo trước tòa.

Cái chết oan khuất của ông Trịnh Xuân Tùng trong tình trạng lạm quyền, sử dụng bạo lực thô bạo phổ biến của công an Việt Nam khi làm nhiệm vụ đã làm dư luận trong và ngoài nước phẫn nộ. Ảnh băng rôn của gia đình treo trước tòa.
 Danlambao


Vấn nạn công dân bị chết bất thường tại nơi tạm giam, tạm giữ vẫn diễn ra thường xuyên tại Việt Nam.

Đâu là nguyên nhân của tình trạng này.
Theo thống kê của bộ công an, trong ba năm (từ 2011- 2014) có khoảng 226 người bị chết bất minh tại nơi bị tạm giam, tạm giữ. Lý do của những cái chết bất minh thường được ngành công an giải thích rằng, nạn nhân chết do tử tự, chết do tập thể dục quá sức… Nhưng những nguyên nhân này không thuyết phục được thân nhân của nạn nhân và dư luận.

Đảng cộng sản đã và đang làm gì với lịch sử dân tộc?

Kính Hòa, phóng viên RFA

000_Hkg10220419

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời khỏi lăng cố chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi khai mạc phiên họp thứ hai hàng năm của Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 20 tháng 10 năm 2015.
 AFP photo


Tạp chí điểm blog do Kính Hòa thực hiện, tập hợp những bình luận của các blogger trên trang cá nhân, trên các trang mạng xã hội,… xung quanh những sự kiện lớn của đất nước.

Đảng Cộng sản và chống đảng cộng sản
Bốn anh Trí, Phú, Địa, Hào.
Chỉ thương anh Trí lao đao đến giờ.
Đảng ta thấy Trí ngu ngơ,

HRW hoan nghênh Việt Nam thông qua luật về quyền của người LGBT

mediaMột số người tham gia buổi "Viet pride" lần thứ hai tại Hà Nội, ngày 04/08/2013.REUTERS/Kham
Một bước đi tích cực về Quyền của người chuyển giới. Đây là nhận định của tổ chức theo dõi về nhân quyền Human Rights Watch trong thông cáo ngày 30/11/2015, hoan nghênh Quốc hội Việt Nam đã thông qua một văn bản luật mới, hợp pháp hóa phẫu thuật điều chỉnh giới tính, đồng thời đề ra quyền được công nhận giới tính hợp pháp cho những người chuyển giới tính.

Có cần lo lắng về vụ kiện Trung Quốc?

Image copyrightPCA
Image captionTòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc tại The Hague
Bài viết trên BBC có tựa đề ' Vụ kiện Phi-Trung và quyền lợi của Việt Nam' cho rằng vụ xử ở Tòa PCA (Tòa Trọng tài LHQ) sẽ đưa Việt Nam vào thế "tiến thoái lưỡng nan" và "mâu thuẫn quyền lợi" .
Theo tôi, trước khi kết luận như vậy, một số điều cơ bản cần được minh bạch: Thẩm quyền của Tòa PCA là gì ? Nội dung những yêu cầu của Philippines là gì ? Nội dung những bảo lưu của Việt Nam trước Tòa là gì ?
Tùy theo nội dung các việc này mà "quyền' và "lợi ích" của Việt Nam ở Biển Đông, như vùng biển (lãnh hải, hải phận kinh tế độc quyền EEZ), thềm lục địa (nếu có) của các đảo (mà Việt Nam có yêu sách hoặc đang chiếm đóng), hay các việc khai thác khoáng sản, ngư sản… của phía Việt Nam trong khu vực các đảo này có thể bị ảnh hưởng bởi vụ xử hay không?

Ngư dân 'bị bắn chết gần Trường Sa'

Image copyrightGetty
Image captionNgư dân miền Trung Việt Nam (ảnh minh họa)
Truyền thông Việt Nam nói một ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị người nước ngoài bắn thiệt mạng ở vùng biển Trường Sa.
Các báo nói người tử nạn là ông Trương Đình Bảy, 42 tuổi, người thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Hiện chưa biết những kẻ bắn chết ông là người nước nào.

Ngư dân được chuộc về nước 'còn bị phạt'

Ngư dân Việt Nam 'đánh cá trái phép' và bị bắt khi xâm nhập trên Biển Thái Lan, sau khi được chuộc về có thể còn bị 'phạt thêm' một lần nữa ở Việt Nam, theo một Đại diện của Hội nghề cá Việt Nam và Hội Thủy sản từ tỉnh Cà Mau.
Mới đây, tin cho hay một số ngư dân từ tỉnh Cà Mau của Việt Nam đã được phía Thái Lan thả về nước, sau khi bị chính quyền Thái Lan bắt giữ và buộc nộp tiền phạt.
Bình luận về sự việc này với BBC hôm 30/11/2015, ông Trần Văn Của (tức Hai Tới), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Thủy sản Cà Mau nói:
"Cái đó thì người ta chưa báo cáo cụ thể với mình, thí dụ như các nước bắt và ngược đãi, đánh đập hay là phạt nặng thì có khi người ta chưa có nói cụ thể với mình.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Hý trường quốc hội & Dũng ơi, thôi đừng "nổ" nữa!



Viễn Xứ (Danlambao) - Số là mấy ngày nay, đủ chuyện lùm xùm của cái sân khấu hát bội pha hồ quảng của bầy đàn nhà sản thi nhau chọc cà lét thiên hạ với:

1. Một Bộ trưởng "bất tài" mạnh mồm tuyên bố sẽ (an) "bài tất" (tần tật) cho người kế nhiệm, gọi nôm na là "chuyển giao công nghệ" một đống rác thải của nhiệm kỳ này coi như của hồi môn để bộ trưởng mới "có số vốn" trước khi về nhà... sản (1). Tốt hết sức!

"Tàu lạ" xuất hiện và bắn chết ngư dân ở Trường Sa



Bạn đọc Danlambao - Theo báo Người Lao Động, ngày 28/11/2015, trong lúc đang đánh bắt tại khu vực ngư trường thuộc quần đảo Trường Sa, tàu cá của ông Bùi Văn Cu, ngụ thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu bất ngờ bị một "tàu lạ" áp sát.

5 người trên con tàu này đã nhảy sang tàu của ông Cu và xả súng bắn chết thuyền viên Trương Đình Bảy (42 tuổi, trú tại thôn An Hải, xã Bình Châu).

“Đại bác” Tập Cận Bình và họng pháo chĩa vào tàu Việt Nam

Hải Võ
H1
Tập Cận Bình. Ảnh: Soha
Hôm 13/11, tàu tiếp tế Hải Đăng 05 của Việt Nam đã bị tàu chiến số 995 của Trung Quốc vây ép và chĩa súng khi đi qua khu vực đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế công kích chưa từng thấy
Thuyền trưởng tàu Hải Đăng 05 Trần Văn Nga cho biết, khoảng 9h30 sáng 13/11, khi tàu tiếp tế này đi ngang qua bãi đá Xu Bi (bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép-PV) khoảng 12 hải lý thì Trung Quốc điều một tàu nhỏ ra đuổi.

NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU?

Trần Quí Cao
Trần Trung Đạo là tác giả đã nêu lên và thảo luận nhiều đề tài sâu sắc. Trong bài viết mới có tựa là một câu hỏi: “Nhìn sang Miến Điện, nhìn lại Việt Nam đang thiếu ai?” (1), ông trả lời trực tiếp: “Nhưng phân tích cho cùng, những người mà Việt Nam thiếu nhất không không phải là Aung San Suu Kyi hay Thein Sein mà là Nhân dân
Câu trả lời như trên của tác giả gợi trong tôi nhiều suy nghĩ.
TÔI HIỂU NHÂN DÂN NHƯ THẾ NÀO?
Tôi hiểu rằng Nhân Dân là một tập hợp bao gồm tất cả những người sống trong một quốc gia và đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý để chính thức là công dân của quốc gia đó. Trong Nhân Dân có những người cao thượng và những người ích kỷ, những người gan dạ và những người nhút nhát. Người thẩm phán với tù nhân có thể có lý lịch tư pháp khác nhau, nhưng đều cùng là hai thành viên của Nhân Dân.

Mai Tú Ân - Đã đến lúc phải thành lập các hội đoàn tự do




Việc chính quyền đưa đủ các lý do nhiêu khê, phức tạp, phân biệt đối xử… nhằm gây khó dễ cho mong muốn chính đáng của người dân trong việc thành lập các hội đoàn hợp pháp của riêng họ đã chứng tỏ một chân lý cũ xì. Đó là chính quyền CS không muốn chia sẻ quyền lập hội, một quyền thiêng liêng bất khả phân của mọi người dân trên thế giới này cho người dân Việt Nam.

Hoặc họ không thể chia sẻ quyền lập hội đoàn cho ai ngoài Đảng CS và các hội đoàn quốc doanh như Hội Nhà Văn, Hội Nhà Báo, Thanh Niên, Phụ Nữ…

Hải Dương: Thanh niên tự tử sau 3 ngày bị tạm giữ tại đồn công an huyện?

(Hải Dương, DL) - Anh Mai Công Đô, sinh năm 1990, vừa chết bất thường trong đồn công an huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương sau 3 ngày bị tạm giữ, công an thông báo nạn nhân thắt cổ tử tự.

Mai Công Đô, lao động tự do, chết chỉ sau 3 ngày bị tạm giữ. Ảnh FB nạn nhân.
Sáng 24/11, anh Đô bị bắt khi công an phát hiện anh mang ma tuý đá trong người và bị tạm giữ tại đồn công an huyện Cẩm Giàng.

"Công an huyện Cẩm Giàng tự ý mổ tử thi mà chỉ có sự chứng kiến của công an xã, và một số người trong dòng họ Mai Công Đô, 2 người thân nhất của anh là mẹ và anh trai không hề được thông báo",một người bạn của Mai Công Đô giấu tên cho biết.

Hòa giải dân tộc để hóa giải các vấn đề đất nước

Thay đổi vận mệnh một đất nước, đặc biệt là chuyển thể một chế độ độc tài toàn trị thành một chính thể dân chủ - đa đảng - pháp quyền, là một thử thách to lớn, đòi hỏi quyết tâm dấn thân và sự hy sinh của nhiều người. Bên cạnh đó là nhiều yếu tố cộng hưởng có liên quan mật thiết đến các siêu cường luôn muốn chi phối hiện tình nước ta. Xa hơn nữa là cơ trời vận nước.
.
Nhưng khó khăn chứ không có nghĩa là bất khả thi. Tình trạng mâu thuẫn, phân hóa hiện nay chỉ là hậu quả nhất thời của một giai đoạn chiến tranh và xung đột ý thức hệ -- một hoàn cảnh lịch sử không may của đất nước. Tất cả sẽ qua đi dần khi dân tộc ta vẫn có đủ ý chí quật cường và bản lãnh khắc phục nghịch cảnh.
.
Kết quả hình ảnh cho hòa hợp hòa giải dân tộcNhững năm gần đây, yếu tố Nhân-Hòa đang mỗi ngày đóng một vai trò quan trọng hơn trong tiến trình thay đổi cục diện nước ta. Người Việt Nam từ già đến trẻ, từ người lao động đến giới trí thức, nếu không nhờ chế độ độc đảng để giàu có, đều muốn đất nước phải được thay đổi thật nhiều và dứt khoát. Những người cấp tiến trong đảng và nhà nước Cộng sản cũng muốn thấy những sự đổi mới thật sự và to lớn. Phương thức vận động thay đổi có khác nhau song mục tiêu thay đổi ngày càng gần nhau: Việt Nam phải có dân chủ, tự do và công bằng xã hội.