Pages

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Căng thẳng Trung-Nhật tăng cao vì vấn đề máy bay không người lái


Một máy bay không xác định bay gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mới đây đã chấp thuận một kế hoạch bắn rơi bất kỳ máy bay không người lái nào của nước ngoài không tuân lệnh rời khỏi không phận của Nhật.<br />
Một máy bay không xác định bay gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mới đây đã chấp thuận một kế hoạch bắn rơi bất kỳ máy bay không người lái nào của nước ngoài không tuân lệnh rời khỏi không phận của Nhật.
.Seoul
Mới đây, vụ tranh chấp lâu năm giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền một nhóm đảo nhỏ đã lại thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế trong lúc hai nước tiến hành những cuộc diễn tập quân sự qui mô lớn. Các nhà phân tích cảnh báo rằng những vụ tập trận này, cùng với sự kiện Trung Quốc gia tăng việc sử dụng máy bay không người lái trong khu vực, đang làm tăng mối rủi ro xảy ra một vụ đối đầu ngoài ý muốn. Từ trung tâm tin tức Đông Bắc Á của đài VOA ở Seoul, thông tín viên Daniel Schearf gởi về bài tường thuật sau đây.

Internet : Trung Quốc gia tăng trấn áp


Một cư dân mạng truy cập mạng Vi Bác - REUTERS /Carlos Barria/Files
Một cư dân mạng truy cập mạng Vi Bác – REUTERS /Carlos Barria/Files
Tình hình chính trị và an ninh tại Trung Quốc là chủ đề được một số báo Pháp phát hành sáng nay 29/10/2013 quan tâm nhiều. Đối với người dân Trung Quốc hiện nay, trang web, phương tiện duy nhất cho phép bày tỏ chính kiến, ngày càng bị kiểm soát gắt gao.
Tính từ hồi trung tuần tháng Tám đến nay, nhiều nhà đấu tranh dân chủ, luật sư, giáo sư đại học hay nhà báo … hơn 450 người đã bị bắt giữ, bị khiển trách hay bị đe dọa bằng nhiều cách khác nhau. Theo nhận định của Libération, sự việc cho thấy “Bắc Kinh gia tăng trấn áp Internet”. Đây cũng chính là tựa đề bài viết do thông tín viên thường trú Philippe Grangereau của Libération từ Bắc Kinh gởi về.

TNS Mỹ quan ngại về thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam


Thượng nghị sĩ Bob Corker, thành viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ.
Thượng nghị sĩ Bob Corker, thành viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ.
Một thượng nghị sĩ cao cấp của Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự mới đạt được với Việt Nam.
Trong thư gửi cho Ngoại trưởng John Kerry đề ngày 28/10, Thượng nghị sĩ Bob Corker, thành viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói thỏa thuận 123 không nêu rõ việc cấm Việt Nam không được phát triển các kỹ thuật sản xuất nhiên liệu có thể được dùng cho các việc liên quan đến chế tạo vũ khí.

Blogger Nguyễn Lân Thắng trả lời RFA ngay sau khi được thả

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Blogger Nguyễn Lân Thắng đã về nhà sau khi bị công an phi trường Nội Bài tạm giữ nhiều tiếng đồng hồ để xét hỏi về những hoạt động mà anh đã tham dự tại ngoại quốc trong chuyến đi tham dự khóa huấn luyện về Xã hội Dân sự do tổ chức Asian Bridge tổ chức tại Philippines vừa qua.
nguyen-lan-thang-622.jpg
Blogger Nguyễn Lân Thắng, ảnh chụp trước đây.
Photo courtesy of FB Nguyễn Lân Thắng
Mặc Lâm có cuộc trao đổi với anh về việc này, mời quý thính giả theo dõi.

Vì sao tòa án “nương tay” với thanh niên yêu nước?

Hòa Ái, phóng viên RFA

000_Hkg8587979-305.jpg
Sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên tại phiên xử sáng ngày 16/05/2013 ở Tòa án Nhân dân tỉnh Long An.
AFP PHOTO
Trong thời gian vừa qua, các bản án xét xử của tòa án Tỉnh Long An dành cho các thanh niên như Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy và Nguyễn Phương Uyên được cho là chính quyền Hà Nội có động thái nhượng bộ với những người hoạt động và đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam.

Do quốc tế can thiệp?

Những hình ảnh về nụ cười hạnh phúc của Đinh Nhật Uy trong vòng tay bạn bè ngay sau khi phiên tòa xét xử tại tỉnh Long An kết thúc vào khoảng 12 giờ trưa ngày 29/10/13 được lan truyền khắp các trang mạng xã hội không chỉ làm ấm lòng cho người mẹ của anh, bà Nguyễn Thị Kim Liên, mà còn an ủi rất nhiều cho những gia đình có thân nhân đang trong vòng lao lý với tội danh “tù nhân lương tâm” ở khắp các trại giam từ Bắc tới Nam.

Công an tiếp tục sách nhiễu gia đình Anh Đoàn Huy Chương

Gia Minh, biên tập viên RFA

doan-huy-chuong-305.jpg
Anh Đoàn Huy Chương tại Sài Gòn ngày 15 tháng 05 năm 2008.

Citizen photo
Ông Đoàn Văn Diên, một cựu tù chính trị và là cha của tù nhân đấu tranh cho công nhân Đoàn Huy Chương hiện đang bị giam tại Trại Xuyên Mộc, Đồng Nai, cho biết về đợt làm việc trong hai ngày 23 và 24 tháng 10 vừa qua với an ninh tỉnh Đồng Nai là nơi ông này hiện đang cư trú.

Có giấy triệu tập mà chưa gửi?
Gia Minh hỏi chuyện ông Đoàn Văn Diên và được ông cho biết:

Khủng bố tại Thiên An Môn : Một vố đau đối với an ninh Trung Quốc

Khói bốc lên trước chân dung Mao Trạch Đông trên quảng trường
Thiên An Môn (Bắc Kinh) ngày 28/10/2013, sau sự cố được chính
quyền Trung Quốc xác định là "tai nạn xe hơi".  
REUTERS
Thụy My
Từ nay được chính thức coi là một vụ « tấn công khủng bố », vụ chiếc xe jeep lao vào đám đông trên quảng trường Thiên An Môn và phát nổ hôm thứ Hai 28/10/2013 là một cú đòn đau điếng người cho bộ máy công an khổng lồ của Trung Quốc – bị thách thức ngay tại trung tâm biểu tượng quyền lực Bắc Kinh.

Indonesia tổ chức hội thảo về Biển Đông

Bản đồ yêu sách lãnh hải tại Biển Đông, trong đó có yêu sách
 của Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U.
eia.doe.gov
Trọng Nghĩa
Với mục tiêu tìm kiếm phương cách ngăn không cho tranh chấp leo thang hơn nữa tại Biển Đông, Indonesia sẽ tổ chức ba ngày hội thảo về Biển Đông kể từ hôm nay, 31/10/2013 tại thành phố Yogyakarta. Mang tên “Quản lý xung đột tiềm tàng tại Biển Đông” cuộc hội thảo do Viện Phát triển và Phân tích Chính sách thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia cùng với Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của nước này đồng tổ chức.

Lần theo kế hoạch lâu dài của Trung Quốc

Icon_Biển Đông_Đường Lưỡi Bò1
Jacqueline Newmyer Deal
National Interest, tháng 9-10 năm 2013

Giới thiệu tác phẩm Của cải và sức mạnh: Cuộc trường chinh của Trung Quốc vào thế kỉ XXI (Wealth and Power: China’s Long March to the Twenty-First Century), (New York: Random House, 2013), 496 tr., của Orville Schell và John Delury. 

Thời đại của sản phẩm miễn phí và cuộc chiến OTT

Icon_Symbol_Votes_Lineup-for-Democracy

Một trong những chủ điểm “hot” nhất của văn hóa trẻ hiện nay ở Việt Nam là sử dụng điện thoại thông minh và sử dụng các dịch vụ OTT (over-the-top) trên điện thoại. OTT được hiểu nôm na là các dịch vụ cho phép con người kết nối với nhau qua tin nhắn chữ, hội thoại trực tiếp, và tin nhắn âm thanh. Hầu như bất cứ ai trong giới trẻ có máy tính hay điện thoại thông minh đều sử dụng một số trong các dịch vụ này.Đây có thể nói là một thành quả vĩ đại của công nghệ. Tác động của nó đối với người dùng là được hưởng các dịch vụ kết nối miễn phí (chỉ cần có internet). Đối với các nhà cung cấp dịch vụ đường truyền, đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại, đây có thể nói là một cơn ác mộng. Lý do rất đơn giản là khi người ta có thể nhắn tin (chữ, âm thanh, và hình ảnh) và gọi cho nhau miễn phí thì người ta sẽ không cần đến dịch vụ gửi tin nhắn hay điện đàm truyền thống phải trả phí.

Luận về dân sự bất hợp tác

a5c63-uy
Henry David Thoreau, Online-Literature
Phạm Nguyên Trường dịch

“Civil Disobedience”, bài luận nổi tiếng nhất của Henry David Thoreau (1817-1862), nhà văn và nhà tư tưởng Mĩ, ra đời sau khi ông bị giam một đêm trong tù vì khước từ đóng thuế để phản đối Chiến tranh Mexico và nạn nô lệ đang phát triển tại Mĩ. 160 năm sau – nhất là sau những gì vừa diễn ra ở Tunisia và Ai Cập – càng thấy bài tiểu luận này vẫn đầy tính thời sự, không chỉ cho nước Mĩ.

Từ Biển Tới Bờ

Tác giả : Trần Khải
Nhà nước Việt Nam đang ra sức cho người dân thấy là đang nỗ lực để gìn giữ Biển Đông, không chỉ dưới nước mà cả trên bờ.
Các nỗ lực này có đồng bộ hay không, hay chỉ là tùy điạ phương và tùy cán bộ từng cơ quan? Bởi vì người dân đã thất vọng với tình hình người Trung Quốc tràn ngập ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, xem như thuộc điạ mới — và viễn ảnh này không đẹp gì, vì trong nỗi lo của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh qua bài viết tựa đề “Chả Lẽ Mất Nước Từng Phần và Tiếp Tục Bởi Những Mưu Đồ Đen Tối Của Họ ‘Bành’ Phương Bắc”:
“…thực tế Việt Nam đã mất chủ quyền tại huyện Kỳ Anh.

Chánh thanh tra "bổ cuốc": "Tôi không có gì phải đáng tiếc"

Người cầm cuốc ( đội mũ đỏ) được cho là ông Hoàng - Chánh Thanh tra Sở Y Tế. Ảnh : T.Nguyên
Chiều 30-10, ông Nguyễn Văn Hùng - chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - cho biết đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, Sở Y tế báo cáo về việc ông Nguyễn Đức Hoàng (chánh Thanh tra Sở Y tế) dùng cuốc đánh vào đầu người tranh chấp đất.

Trong khi đó, đại diện Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Kon Tum cũng cho biết đã tiếp nhận đơn tố cáo của gia đình người bị đánh là bà Phan Kim Uyên Trâm. Chiều cùng ngày, bác sĩ Đào Duy Khánh - phó giám đốc Sở Y tế Kon Tum - cho biết ông Nguyễn Đức Hoàng đã có báo cáo giải trình. Do hành vi ông Hoàng bị tố cáo không liên quan đến chuyên môn nên sở vẫn để ông Hoàng công tác bình thường. 

Nguy cơ “vỡ trận” tài chính

Nguy cơ “vỡ trận" tài chính (Phần 1) 
Tô Văn Trường

Có thể nói chưa bao giờ chúng ta lại phải nghe đến từ "vỡ" nhiều như những ngày nay: vỡ đập, vỡ đê, vỡ hụi, vỡ nợ,...nhưng “vỡ trận” tài chính thì hậu quả sẽ khôn lường!

Do ảnh hưởng của các siêu bão nên suốt dải đất miền Trung nghèo khó đã xảy ra liên tiếp những vụ vỡ đê sông, đê biển, đập tràn và cả vỡ đập thuỷ điện. Từ tỉnh biên giới Lạng Sơn đến tỉnh đồng bằng Thái Bình, từ vùng núi Thái Nguyên đến đô thành Hà Nội rúng động bởi những vụ vỡ hụi, vỡ tín dụng đen hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Rồi những vụ vỡ nợ làm tiêu tán hàng ngàn tỷ đồng của biết bao doanh nghiệp, của nhiều "đại gia"! 

Nhưng có một thứ được cảnh báo có nguy cơ cũng dễ "vỡ", mà hậu quả kéo theo sẽ vô cùng nặng nề, có thể bằng nhiều siêu bão cộng lại, đó là "vỡ trận” tài chính"!

Một số thông tin trên công luận nhận định nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi biểu hiện rõ nhất qua con số tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới. Trái lại, tại Hội thảo mùa Thu của Ủy ban kinh tế Quốc hội (26-27/9/2013) ở Huế nhận định chung là nền kinh tế đang rất xấu với nguy cơ “vỡ trận tài chính” trong năm 2014 và triển vọng trung hạn 2013-2015 cũng không mấy sáng sủa vì việc tái cấu trúc kinh tế chưa được triển khai bằng hành động. 

Thiếu vắng công lý, dân hành xử theo luật 'giang hồ'

VIỆT NAM (NV) Lần đầu tiên tại Việt Nam, “chỉ số” công lý được nhắc đến như là chuẩn mực giữ gìn sự ổn định xã hội.
Theo một số chuyên viên phát triển cộng đồng, Việt Nam đang thiếu vắng công lý nên người dân phải “tự xử” trong nhiều trường hợp, theo “luật giang hồ.”


Ðưa quan tài của nạn nhân “diễu phố” là một trong những hình thức tự phát của người dân vì không còn tin vào pháp luật nhà nước. (Hình: VNExpress)

Báo Tiền Phong dẫn lời ông Ðặng Ngọc Dinh, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển và Trợ Giúp Cộng Ðồng cho biết, chỉ số công lý bao gồm tính chất công bằng, thượng tôn luật pháp và tính hợp lý của pháp luật.

Chiến thuật « 3 tốt » của Trung Quốc với ASEAN

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội
 Indonesia, Jakarta, 03/10/2013   
REUTERS/Supri
Tú Anh
Hồi đầu tháng 10, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đề nghị với Đông Nam Á ký kết với Bắc Kinh một hiệp ước « Láng giềng tốt, hữu nghị tốt và hợp tác tốt ». Tiếp theo đó, nhân thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 16 tại Brunei, Thủ tướng Lý Khắc Cường đề xuất « khái niệm mới về an ninh ». Giới phân tích xem đây là một chiến thuật mới của Bắc Kinh để chia rẽ ASEAN hầu thu tóm Biển Đông, sau khi các hành động hung hăng gây phản cảm trong khu vực.

Ninh Thuận-1 'giống nhà máy điện TQ'

Nhà máy điện Điền Loan
Nhà máy điện Điền Loan được cho là lớn nhất Trung Quốc
Nhà thiết kế của Nga cho hay nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam đặt ở tỉnh Ninh Thuận sẽ giống mô hình nhà máy Điền Loan, Trung Quốc.

Nhà máy Ninh Thuận-1 sẽ được xây dựng với vốn vay 8 tỷ đôla của Nga. Tập đoàn Rosatom của Nga là đơn vị thi công.
Chính phủ Việt Nam đã lên kế hoạch xây hai nhà máy điện sử dụng hạt nhân ở tỉnh duyên hải này.

Vinashin bị khai tử, chuyển thành SBIC

Logo của Vinashin
Vinashin từng đầu tư tràn lan vào thị trường tài chính và bất động sản
Vinashin, tức Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vốn đang nợ đầm đìa, đã bị chính thức khai tử để chuyển sang mô hình hoạt động mới.
Theo thông cáo báo chí được đưa ra hôm thứ Năm ngày 31/10, Bộ Giao thông-Vận tải thông báo thành lập Tổng công ty công nghiệp tàu thủy có tên giao dịch quốc tế là Shipbuilding Industry Corporation, viết tắt là SBIC.

Công an thả blogger Nguyễn Lân Thắng

Ông Nguyễn Lân Thắng (thứ hai bên trái) và các blogger khác trao Tuyên bố 258 cho đại diện Human Rights Watch
Ông Nguyễn Lân Thắng (thứ hai bên trái) và các blogger khác trao Tuyên bố 258 cho Human Rights Watch
Người hoạt động vì dân chủ đồng thời là nhân vật tích cực trên internet, ông Nguyễn Lân Thắng, đã được về nhà sau một thời gian bị câu lưu ở sân bay Nội Bài.
Khoảng 3 giờ chiều thứ Năm 31/10 ông đã có mặt ở nhà. Trước đó các nguồn tin cho hay ông đã bị chặn lại khi làm thủ tục nhập cảnh vào khoảng 8 giờ tối thứ Tư 30/10.

Hồi đầu tháng ông Nguyễn Lân Thắng cũng tham gia một hội nghị của tổ chức nhân quyền Frontline Defenders ở Ireland.
Ông Thắng trở về Hà Nội từ Thái Lan. Trước đó ông đã có một thời gian ở nước ngoài để thúc đẩy cho Tuyên bố 258 kêu gọi Chính phủ Việt Nam xóa bỏ Điều 258 Bộ Luật Hình sự, vốn gần đây được dùng để bắt giữ một số blogger bất đồng chính kiến.

Đám đông và biểu tình


Lê Dủ Chân (Danlambao) - (Viết cho tuổi trẻ Việt Nam những người lãnh đạo tương lai của đất nước)

A- ĐÁM ĐÔNG


Dân chủ và tự do (có dân chủ mới có tự do) sẽ đến với Việt Nam là đều đương nhiên không cần phải tranh cải, tuy nhiên đến nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào ý thức và hành động của chúng ta. Có một vấn đề mà ai cũng phải công nhận là dù dân chủ và tự do có đến từ phía nào và bằng cách gì, hoặc do nhà cầm quyền ý thức thay đổi hoặc do nhân dân chủ động vùng lên giành được, thì động cơ chính vẩn là đấu tranh. Có đấu tranh mới có thay đổi, đấu tranh trong một nghĩa tiêu cực nhất chúng ta phải hiểu là "con có đòi mẹ mới cho bú". Đấu tranh càng mạnh thì thay đổi càng nhanh, tư tưởng cho rằng một chế độ độc tài đảng trị tự nó sẽ thay đổi do nhận thức được đúng, sai, phi nghĩa, chính nghĩa là ảo tưởng và sai lầm.

Xóa xổ Vinashin: Quái chiêu đổi tên để xù nợ của đồng chí X?


Bảng Đỏ (Danlambao) - Ngày 31/10/2013, website bộ Giao thông Vận tải vừa ra thông cáo báo chí xác nhận việc xóa bỏ tập đoàn kinh tế nhà nước Vinashin – nơi từng được hứa hẹn sẽ là “quả đấm thép” của hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Dựa theo quyết đinh số 3287/QĐ-BGTVT của bộ này, một doanh nghiệp mới có tên Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SHIPBUILDING INDUSTRY CORPORATION, gọi tắt là SBIC) sẽ chính thức đi vào hoạt động, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Quảng Bình: “Ém” hàng cứu trợ bán lại cho dân 130.000đ/suất


Infonet.vn - Khi tiếp nhận, cán bộ thôn không phân phát hết mà giữ lại rồi đem bán cho người dân gần một nửa số quà nói trên với giá 130 nghìn đồng/suất. Theo họ, số tiền thu được từ việc bán những suất quà cứu trợ trên sẽ dùng để sửa lại nhà văn hóa thôn.

Sau hai cơn bão trong tháng 10-2013, người dân thôn Tân Hải, xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy nhận được khá nhiều hàng hóa và tiền hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, doanh nghiệp... Nhưng một số mặt hàng cứu trợ sau đó đã bị cán bộ thôn thu lại đem bán cho chính người dân trong thôn khiến dư luận bức xúc.

Tại sao Việt Nam muốn nói khác Trung Quốc trên biển Đông


Phạm Trần (Danlambao) - Bài viết này nhằm “nói cho đúng hơn” những gì hai ông Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biến giới Chính phủ Việt Nam và Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nói “không chính xác” về Trung Quốc và Biển Đông vì dường như phía Việt Nam không muốn nhìn nhận để bảo vệ chính trị nội bộ.

Tiến sỹ Trần Công Trục
Về trường hợp Tiến sỹ Trần Công Trục, trong cuộc phỏng vấn đăng trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 18/10/2013 ông đã đưa ra quan điểm cá nhân, theo lối suy nghĩ của riêng ông để “diễn nghĩa” và bác bỏ những “kết luận chủ quan” củaphiá Bắc Kinh và báo chí Trung Quốc đối với thỏa hiệp “hợp tác trên biển” giữa Trung Quốc và Việt Nam sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày, từ 13 đến 15/10 (2013) của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Trung Quốc "thèm khát" các chiến hạm mới của Mỹ

(Dân trí) - Sự phát triển vượt bậc trong hỏa lực hải quân của Mỹ chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc càng sốt ruột về các loại vũ khí tinh vi mà nước này nói là cần để phòng thủ. 

Tàu khu trục Zumwalt của Mỹ mới được hạ hủy hôm 28/10.
Bắc Kinh đang theo dõi sát sao sự phát triển của Mỹ về 2 tàu chiến mới, tiên tiến mà nhiều khả năng sẽ hoạt động ở Châu Á-Thái Bình Dương trong những năm tới, các nhà phân tích cho hay.

Mỹ cần hàng tỷ USD hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân

Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters) 
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Madelyn Creedon ngày 29/10 cho biết, trong một thập kỷ tới, Mỹ sẽ cần tới hàng tỷ USD để nâng cấp toàn bộ số vũ khí hạt nhân đã lỗi thời nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của số vũ khí này.

Phát biểu tại phiên điều trần ở Hạ viện, bà Madelyn Creedon khẳng định việc hiện đại hóa số vũ khí hạt nhân cũ tuy tốn kém nhưng rất cần thiết nhằm tạo lòng tin cho các nhà hoạch định chính sách tiếp tục theo đuổi mục tiêu cắt giảm vũ khí hạt nhân đã được Tổng thống Barack Obama đề ra.

Thái chuẩn bị sẵn sàng cho Cộng đồng chung ASEAN

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 30/10, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã hối thúc các cơ quan chính phủ chuẩn bị sẵn sàng cho việc hình thành Cộng đồng chung ASEAN (AEC) năm 2015 vì sẽ có rất nhiều thay đổi tác động tới các khu vực công, tư và dân sự của nước này trong thời gian tới.

Khai mạc cuộc triển lãm "Tương lai Thái Lan trong cộng đồng ASEAN," bà Yingluck nhấn mạnh Thái Lan cần tăng cường khả năng cạnh tranh để có thể đối phó với thách thức cũng như tận dụng cơ hội từ việc hình thành cộng đồng chung ASEAN.

An ninh Trung Quốc bẽ mặt vì vụ nổ ở Thiên An Môn

Cuối cùng thì Trung Quốc cũng thừa nhận vụ “xe điên” lao vào đám đông rồi phát nổ ở Thiên An Môn là “tấn công khủng bố”. Các nhà phân tích cho rằng chuyện xảy ra ngay tại khu vực biểu tượng, giữa lòng thủ đô Bắc Kinh, là thất bại xấu hổ của lực lượng an ninh và tình báo nước này.
An ninh không hiệu quả

Theo AFP, Trung Quốc đã thông báo phân bổ ngân sách cho an ninh nội địa ở tất cả các cấp chính quyền tổng cộng 769 tỉ Nhân dân tệ (126 tỉ USD) trong năm 2013, tăng hơn 200 tỉ Nhân dân tệ kể từ năm 2010 và cao hơn cả ngân sách dự chi cho quân đội.

Vì sao hạn chế báo chí hoạt động tại Quốc hội?

Thanh Trúc, phóng viên RFA

vietbao.vn-305.jpg
Các phóng viên phỏng vấn Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng tại Kỳ họp thứ 2, Quốc Hội khoá XII. Ảnh minh họa.
Photo courtesy of vietbao.vn
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc Hội khóa XIII hôm 30 tháng 10 vừa qua, phóng viên các báo đã bất ngờ trước qui định mới là không được phép phỏng vấn và chụp ảnh đại biểu quốc hội trong giờ giải lao như trước đây nữa.
Theo bản tin trên báo Người Lao Động Online, lực lượng bảo vệ kỳ họp thứ 6 Quốc Hội khóa XIII đã ngăn không cho phóng viên đến gần để phỏng vấn và chụp ảnh các đại biểu quốc hội trong giờ giải lao với lý do đó là lệnh mới.
Khi các phóng viên tỏ ý thắc mắc thì lực lượng bảo vệ chìa ngay văn bản không có dấu đỏ cũng không có tên và chức vụ người ký, nói rằng họ đang thi hành nhiệm vụ được giao và yêu cầu báo chí nghiêm túc tuân thủ.

Sự không tưởng của thuyết CNXH

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

000_Hkg4466688-305.jpg
Pano tuyên truyền cho ĐCS tại Hà Nội hôm 17/1/2013
AFP photo
Chủ nghĩa xã hội và những mảng lý luận khác của đảng cộng sản Việt Nam được nhiều nhà phân tích cho là đang trong cơn khủng hoảng. Có nhà lý luận còn quả quyết Chủ nghĩa xã hội đã phá sản từ lâu nhưng Việt Nam vẫn lên tiếng bảo vệ nó như bảo vệ quyền lực của giới lãnh đạo.
Trong một bài viết mới dây trên Tạp Chí Cộng sản, Nhị Lê đã nhắc lại nguyên lý không thay đổi của Đảng:“Càng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng phải xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh toàn diện và chúng ta càng phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Thấy gì từ án treo Đinh Nhật Uy?

Phạm Chí Dũng gửi RFA từ Việt Nam
chauxuannguyen-org.org-305.jpg
Bạn bè, người thân Đinh Nhật Uy kêu gọi trả tự do cho anh.
Photo courtesy of chauxuannguyen.org
Ngay sau án treo cho Đinh Nhật Uy vào ngày 29/10/2013,  giới blogger và facebooker bất đồng chính kiến ở Việt Nam lại có thêm một chỉ dấu về chiến dịch bắt bớ họ sẽ… khó xảy ra.

Không có phép màu

Tất nhiên, giới không đồng thuận với chính thể Việt Nam như nhóm phản đối điều luật 258, Tổ chức nhân quyền quốc tế, Tổ chức ân xá quốc tế, Tổ chức phóng viên không biên giới… và đương nhiên gia đình bên “bị hại” không hoàn toàn tán đồng mức án tù treo 15 tháng mà giới “tài nguyên nhân quyền” dành cho Đinh Nhật Uy.

Blogger Nguyễn Lân Thắng bị bắt giữ tại Nội Bài

Gia Minh, biên tập viên RFA

Blogger Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động cho quyền
Blogger Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động cho quyền
Facebook/fanpage
Blogger Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động cho quyền con người và tự do ngôn luận tại Việt Nam, hiện đang bị cơ quan chức năng bắt giữ ở Sân bay Nội Bài, sau khi về đến Việt Nam hồi chiều tối ngày 30 tháng 10.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Những tín hiệu từ thành phố Tân An

Ngô Nhân Dụng

Tân An có chuyện gì vậy? Thành phố này chỉ cách Sài Gòn 50 cây số, nhưng trong năm nay đã được nhắc tới hai lần trên bản tin của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontieres) gửi cho khắp thế giới; sau các vụ xử Nguyễn Phương Uyên, Ðinh Nguyên Kha, và nay là Ðinh Nhật Uy, anh của Nguyên Kha. Trong hai lần tòa xử, Tân An cũng trở thành trung tâm tụ họp của các blogger, cùng những nhà tranh đấu cho tự do dân chủ. Họ hiên ngang diễn hành trong thành phố, với các biểu ngữ đòi cho dân Việt được tự do, và đám công an trong thành phố phải rút lui, tránh không gây xung đột.

Thành phố Irwindale kiện tương ớt Sriracha hiệu Con Gà

IRWINDALE, Calif. (AP) - Thành phố Irwindale, California, kiện công ty sản xuất tương ớt Sriracha hiệu Con Gà, đòi đóng cửa một nhà máy nếu công ty này không khử hết mùi cay bay ra từ xưởng sản xuất.

 
 Sản phẩm tương ớt hiệu Con Gà rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. (Hình: AP Photo/Nick Ut)

Một số cư dân thành phố phàn nàn mùi cay nồng quá. “Giống như ai để nguyên cả đĩa ớt cay vào ngay mặt vậy đó.” Ruby Sanchez, cư dân sống đối diện với nhà máy Sriracha, mô tả.

Nhà máy này mới được đưa vào hoạt động chừng hai năm nay. Chi phí xây dựng nhà máy, rộng 650 ngàn square-foot vào khoảng $40 triệu. Theo bản tin AP, mỗi năm nhà máy này sử dụng hết 100 triệu pounds ớt để làm ra tương ớt Sriracha.

Bắc Kinh mạnh tay với người Tân Cương sau vụ Thiên An Môn

BEIJING (AP) — Chính quyền Bắc Kinh mạnh tay hơn với cộng đồng người Hồi Hột sau khi xảy ra vụ một chiếc xe hơi tông vào đám đông, bốc cháy tại Thiên An Môn khiến 5 người chết.

 
 Hai khách du lịch trên một chuyến xe bus tại Quảng Trường Thiên An Môn ngày 30 tháng 10, 2013. (Hình: AP Photo/Alexander F. Yuan)

Theo phía Bắc Kinh, vụ tấn công bằng xe hơi hôm thứ Hai vừa qua là một vụ khủng bố - lần đầu tiên trong lịch sử thành phố này.

Phiên xử vụ ông Đoàn Văn Vươn kiện UBND Tiên Lãng

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
Căn nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị phá sau vụ cưỡng chế hôm 05/1/2012 đã trở thành đống gạch vụn
Căn nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị phá sau vụ cưỡng chế hôm 05/1/2012 đã trở thành đống gạch vụn
VNexpress
Phiên tòa sơ thẩm vụ người nông dân nổi dậy Đoàn Văn Vươn kiện quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng lại được mở ra vào sáng ngày hôm nay 30 tháng 10.
Người được ông Đoàn Văn Vươn ủy quyền tham gia phiên tòa là ông Vũ Văn Luân, tổng thư ký Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước Lợ huyện Tiên Lãng. Phía đại diện cho Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng là ông Phạm Văn Trống, phó trưởng phòng Tài Nguyên- Môi trường.

Trò hề rẻ tiền diễn đi diễn lại


uy-305.jpg
Anh Đinh Nhật Uy, sau khi rời khỏi tòa án vào ngày 29 tháng 10 năm 2013.
Photo by Bạch Hồng Quyền
Phiên xử Đinh Nhật Uy diễn ra ngày 29 tháng 10 năm 2013, lại một lần nữa nhà nước Cộng sản xã hội chủ nghĩa diễn trò hề vừa rất cũ vừa thô thiển và thiểu năng của họ. Đó là trò nhân danh nhân dân, dân tộc.
Thử điểm lại hàng trăm phiên tòa xét xử nhà yêu nước, người bất đồng chính kiến, blogger, người tham gia biểu tình chống bành trướng Trung Quốc và các nhà báo tự do, luật sư đấu tranh cho lẽ phải, công lý, nhân quyền… Đều là những phiên tòa “công khai”. Nhưng phải coi lại cái sự gọi là “công khai này”?!

Mỹ giục Trung Quốc thả một nhà đấu tranh nhân quyền

Ông Dương Mậu Đông (Yang Maodong), bút hiệu Quách Phi Hùng
 (Guo Feixiong)  
@wikpedia
Trọng Nghĩa
Hoa Kỳ vào hôm qua 29/10/2013 đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho nhà ly khai Dương Mậu Đông (Yang Maodong), bị bắt vào trung tuần tháng 8 tại Quảng Châu. Vợ ông, sống bên Mỹ, lo ngại ông bị hành hạ trong tù.
Được biết đến dưới bút hiệu Quách Phi Hùng (Guo Feixiong), ông Dương Mậu Đông, bị bắt trong lúc đang phát biểu trong một cuộc tập họp ở Quảng Châu, bảo vệ quyền tự do ngôn luận, ngày 18/8 vừa qua, với tội danh « gây rối, tụ tập phi pháp ».


Việt Nam : RSF chỉ trích bản án đối với Đinh Nhật Uy

Thanh Phương
Tổ chức Phóng viên không biên giới - RSF, trụ sở tại Paris, hôm qua, 29/10/2013, đã ra thông cáo chỉ trích bản án 15 tháng tù treo đối với blogger Đinh Nhật Uy trong phiên xử tại Long An.

Tòa án Nhân dân tỉnh Long An hôm qua đã tuyên án Đinh Nhật Uy 15 tháng tù giam và 1 năm quản chế, với tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân », chiếu theo điều 258 bộ Luật Hình sự Việt Nam. 

Đại sứ quán Úc do thám ‘khắp châu Á’?

Biểu tình phản đối chương trình nghe lén của NSA ở Washington hôm 26/10
Các đại sứ quán Úc đã được dùng để nghe lén điện thoại và lọc dữ liệu tại khắp châu Á như một phần của hệ thống do thám của Hoa Kỳ, theo tờ BấmSydney Morning Herald.
Tờ này dẫn nguồn của một quan chức tình báo Úc và Edward Snowden cho hay Cơ quan Tình báo Chính phủ Úc (Defence Signals Directorate) thực hiện việc do thám tại các đại sứ quán mà hầu hết giới ngoại giao Úc không hề biết.