Pages

Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011

Nén nhang buồn cho nhà báo Hoàng Hùng!


Đào Hữu Nghĩa Nhân – Tôi viết bài này trước tiên xin được chia buồn cùng gia quyến anh Hoàng Hùng nỗi đau không gì có thể xoa dịu được. Vợ anh mất đi vĩnh viễn một người chồng tốt, các con anh mất đi một người cha chu toàn, những người dân oan bị mất đi một nhà báo lề phải dũng cảm dám chống lại cái ác của những kẻ khoác tấm áo đỏ ngoài mà lòng dạ đen như đít nồi,…
Những gã súc sinh với tâm hồn của quỷ ấy có lẽ giờ đây đang hớn hở vui mừng vì đã trừ được mối đại họa cho chúng. Thứ đại họa mà những kẻ đội lốt người, dựa vào màu xám to lớn của chủ nghĩa độc tài, chấm mút cơ hội làm giàu trên xương máu đồng loại.. Đó là sợ hãi ánh sáng công lý của dư luận. Ở đây tôi chỉ nói đến công lý dư luận. chứ không nói đến thứ công lý pháp quyền xã hội chủ nghĩa lý thuyết, ảo tưởng xa vời, thiếu thực tế. Thực tế đã chứng minh công lý thuộc về kẻ mạnh mãi mãi và mãi mãi! Do không ai kiểm soát quyền lực của nó.

Còn nhớ cách đây vài ngày một người dân Trung quốc ông Tiễn Vân Hội, một dân làng đã từng lãnh đạo người dân chống lại chính quyền cướp đất của họ để xây dựng một nhà máy điện, đã “bị” một chiếc xe tải cán chết. Nhà chức trách thì bảo rằng đây là một tai nạn do khi đi ngang đường ông Hội cầm ô nên che khuất tầm nhìn, vì thế mà tai nạn xảy ra. Thực tế thì người dân không tin như vậy. Có một nhân chứng nói rằng ông Tiễn Vân Hội đã bị ba kẻ khốn nạn nào đó đè ông xuống đất để cho xe tải cán ngang (nguồn BBC).

Ở một đất nước mà đất đai là sở hữu toàn dân là một miếng mồi béo bở cho những kẻ cơ hội, những kẻ đục khoét, những kẻ tham nhũng, và các tay công bộc quản lý nó thèm nhỏ dãi. Khi đất nước còn chưa mở cửa và hội nhập sâu rộng như bây giờ thì quyền sở hữu đất đai có thuộc về thằng cha nào mô đi nữa thì người dân cũng đếch cần. Trong một nền kinh tế chỉ huy, sản xuất theo lối tự cung tự cấp của mô hình cộng sản thì đất đai chả có giá trị gì ngoài giá trị ý nghĩa chính trị là chủ yếu. Thực tiễn quá khứ đã chứng minh như thế rồi còn gì. Đất đai do lối quản lý sản xuất kiểu cha chung không ai khóc nên khả năng sinh lợi là rất thấp. Vả lại có được phép sản xuất tư nhân đâu mà sở hữu đất đai để làm quái gì. Nhưng khi đã mở cửa hội nhập rồi thì vấn đề đất đai ai sở hữu lại là vấn đề hết sức lớn lao và nghiêm trọng. Nó nghiêm trọng vì bởi chính đất đai là nguồn sinh lợi vĩ đại nhất trong mọi thứ tài sản có thể sinh lợi.

Bạn có một ý tưởng và bạn muốn ý tưởng đó thành hiện thực, bạn phải có nhà máy, công xưởng để chế biến và tạo ra sản phẩm từ ý tưởng đó. Dĩ nhiên nhà máy công xưởng không thể tọa lạc trên không trung, hay trong rừng rú nơi không có các tiện ích về cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, biến ý tưởng của bạn thành hiện thực. Bạn có một địa vị xã hội, bạn là người thành đạt, bạn có nhiều tiền do tham nhũng, do cướp bóc của dân chúng nhờ một hệ thống thiếu minh bạch khả dĩ. Bạn muốn một căn nhà tọa lạc tại vị trí đắc địa, thỏa mãn tham vọng thành người đẳng cấp của bạn. Dĩ nhiên những miếng đất nằm ở vị trí con đường vàng trong thành phố là điều bạn mơ ước? Bạn là một nhà đầu tư cá mập đểu cáng. Bạn muốn mở các resort, các khu nghĩ dưỡng, hotel, nhà máy,… ở các vùng đất thuận lợi, có sẵn các tiện ích mơ ước, nhưng bạn không có đủ sức, đủ tiền,…hay thậm chí là bạn muốn chi phí đầu tư thấp nhất nhưng sinh lời cao nhất. Và lúc đó bạn thấy đất đai sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý là cơ hội trời cho để bạn câu kết với đám quản lý sâu bọ và đầy tham nhũng bằng những hợp đồng lại quả mà cả hai cùng chiến thắng.

Kẻ quản lý không được đặt đúng chổ (thiếu năng lực, cơ hội, tham nhũng, lý lịch đỏ, chạy chức, chạy quyền…) cũng có cái nhìn thèm khác như bạn. Hình thức đàm phán song phương (giữa bạn và nhà quản lý bẩn) thay vì đa phương giữa bạn và người dân bị thu hồi đất, nhà quản lý làm trung gian) trong bóng tối này sẽ có vô vàn những thỏa thuận ngầm mà cả hai cùng tít mắt vì món hời.

Hoặc vả vì quản lý đất nước dựa trên đường lối chia rẻ và manh mún. Tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân trên khẩu hiệu sáo rỗng, khiến cho nguồn lực phát triển đất nước không được huy động tối đa nên nhà nước cần đất đai như một thứ tài nguyên giá rẻ để tăng thu cho bộ máy vốn có hiệu quả hoạt động yếu kém, cũng như cần tiền xây dựng đất nước, tô son trét phấn bộ mặt quốc gia để quảng cáo vay nợ? Đem đất đai như một tài sản giá rẻ cho nước ngoài thuê, hoặc khai thác tài nguyên bừa bãi hòng thu hút họ?

Lang man một chút trong tranh chấp Biển Đông là một minh chứng. Vì sao thằng bạn 16 chữ vàng của mình chỉ khăng khăng đòi đàm phán song phương dựa trên quyền lợi chia rẽ của từng quốc gia, thay vì đàm phán đa phương dựa trên quyền lợi chung của các nước có chia sẻ lợi ích từ Biển Đông?

Trở lại việc đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý là tiền đề bất ổn xã hội như đã phân tích trên. Và nó sẽ còn mãi những cái chết đầy oan uổng và tức tưởi cho bất kỳ kẻ nào dám vạch lá tìm sâu như số phận của nhà báo Hoàng Hùng là một minh chứng. Khi lợi ích cá nhân của các nhà đầu tư cá mập và các tay quản lý bẩn bị đụng chạm. Chúng sẳn sàng câu kết với nhau hình thành kiểu mafia nhà nước làm thịt ngay những tay thọc gậy bánh xe hoặc đơn phương một trong hai tự xử kẻ phá bỉnh bữa đại tiệc?

Khiếu kiện đất đai từ phương thức quản lý bất hợp lý trên đã và đang bùng nổ khắp trong nam ngoài bắc. Ngày nào, tháng nào cũng có cảnh những người dân oan ức vì bị xâm hại tài sản cơm đùm, cơm nắm, kéo đoàn, kéo lũ khiếu kiện lên trung ương nhưng thực tế giải quyết quyền lợi thỏa đáng cho họ chỉ như muối bỏ biển. Vấn đề đặt ra vì sao nhà nước khoái ôm ấp chủ trương quản lý lỗi thời và bệnh hoạn này? Phải chăng đất đai là sở hữu toàn dân là chiếc phao cho đảng bấu víu vào chủ nghĩa cộng sản đang giẫy chết?

Bởi suy cho cùng danh không chính, ngôn không thuận thì còn gì mà lừa mị ai! Trong thực tế thì chẳng còn gì ngoài cái đuôi chết tiệt vướng víu, nhưng lại là cần câu cơm cho nhóm lợi ích có cớ vinh vào quản lý đất nước kéo dài chừng nào hay chừng nấy!

Ngày hôm nay chúng ta chứng kiến một nhà báo chết vì điều vô lý này? Rồi ngày mai sẽ còn những ai nữa hay là sẽ chẳng còn ai dại gì mà ôm rơm rậm bụng. Bởi sự thực thì đang diễn ra ở các làng báo một thời “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Nay đã trở thành cổ tích mất rồi!

Đào Hữu Nghĩa Nhân

http://nghianhan.multiply.com/journal/item/198/198

Không có nhận xét nào: