Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011
Thủ tướng: Lú hay lạm quyền?
Dân Làm Báo – Việc làm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là vi phạm hiến pháp, coi thường kỷ cương của hệ thống vận hành quốc gia, xen vào nội bộ hoạt động của Quốc Hội và lạm quyền khi đã vượt qua những quy định về quyền hạn Thủ tướng…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành quyết định chỉ đạo về cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu HĐND các cấp ở các địa phương. Theo đó định hướng về đại biểu HĐND ở mỗi cấp từ 15 đại biểu đến tối đa không quá 95 đại biểu… Sao kỳ vậy ta!?
Ông Dũng là người đứng đầu chính phủ là cơ quan CHẤP HÀNH của Quốc hội Việt Nam vốn là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Việt Nam. Từ đó ông Dũng chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội. Rõ ràng hơn là ông Dũng thuộc bên HÀNH PHÁP và Quốc Hội là phía LẬP PHÁP. Ngay cả vị trí của ông cũng phải được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội phê chuẩn. Mà Chủ tịch nước là do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội.
Tóm lại Quốc hội là cơ quan cao nhất của nhà nước Việt Nam do toàn dân bầu ra. Từ Quốc Hội bầu ra Chủ tịch nước. Từ Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội phê chuẩn mới … lòi ra anh Thủ tướng. Tức là Quốc Hội “đẻ” ra Thủ tướng. Nói theo ngôn ngữ của thôn Dân làm báo thì Quốc Hội là cha anh Thủ tướng. Bây giờ anh “con” lại ngang nhiên sắp xếp chuyện… đẻ ra ông cha là như thế nào!
Việc làm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là vi phạm Hiến pháp, coi thường kỷ cương của hệ thống vận hành quốc gia, xen vào nội bộ hoạt động của Quốc Hội và lạm quyền khi đã vượt qua những quy định về quyền hạn trong vai trò Thủ tướng.
Xin mời các bạn đọc qua chỉ đạo của ngài Thủ tướng Chính phủ – Hành pháp phá nát kỷ cương, sai bảo Quốc hội – Lập pháp như thế nào ở phần dưới.
Dân Làm Báo
*
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu HĐND các cấp (nhiệm kỳ 2011-2016)
(PL&XH) – Theo đó định hướng về đại biểu HĐND ở mỗi cấp từ 15 đại biểu đến tối đa không quá 95 đại biểu.
Để thực hiện Chỉ thị 50 của Bộ Chính trị và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ QH khóa XII về bầu cử đại biểu QH khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành quyết định chỉ đạo về cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu HĐND các cấp ở các địa phương. Theo đó định hướng về đại biểu HĐND ở mỗi cấp từ 15 đại biểu đến tối đa không quá 95 đại biểu.
Trên cơ sở định hướng này về số lượng, căn cứ tình hình cụ thể ở mỗi địa phương, đơn vị hành chính để dự kiến số lượng và điều chỉnh cơ cấu, thành phần đại biểu HĐND các cấp phù hợp ở mỗi địa phương theo định hướng: Đối với đại biểu trẻ dưới 35 tuổi phấn đấu đạt tỷ lệ chung không dưới 15%. Đối với đại biểu nữ phấn đấu đạt tỷ lệ chung khoảng 30% trở lên. Đối với đại biểu là người ngoài Đảng đạt tỷ lệ chung không dưới 10%.
Về số lượng đại biểu HĐND ở các cấp, quyết định của Thủ tướng chỉ rõ: Thường trực HĐND chủ trì phối hợp với UBND cùng cấp, căn cứ số dân từng đơn vị hành chính tính đến ngày 31-12-2010 để ấn định số lượng đại biểu HĐND cấp mình theo quy định. Qua đó số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh, TP trực thuộc T.W là: Đối với tỉnh miền xuôi và TP thuộc T.W có từ 1 triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu, nếu có trên 1 triệu dân thì cứ thêm 50.000 người được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu. Tỉnh miền núi có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu, nếu có trên 500.000 người thì cứ thêm 50.000 người được bầu thêm 1 đại biểu. Đối với Thủ đô Hà Nội và các TP trực thuộc T.W có trên 3 triệu dân được bầu không quá 95 đại biểu HĐND. Đối với các tỉnh, TP thực hiện không tổ chức HĐND cấp huyện, quận thì được tăng thêm 1 phó trưởng đoàn chuyên trách các ban của HĐND cấp tỉnh.
Đối với HĐND cấp huyện được bầu không quá 40 đại biểu, nếu các huyện, quận có từ 30 đơn vị hành chính trở lên thì được bầu trên 40 đại biểu, theo số lượng cụ thể do Uy ban Thường vụ QH quyết định. Đối với HĐND cấp xã được bầu không quá 35 đại biểu. Tiếp theo, Bộ Nội vụ đã ra văn bản hướng dẫn về các mốc thời gian chuẩn bị bầu cử đại biểu QH và HĐND.
Bùi Trọng Đức
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét