Pages

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

Ai Sẽ Là Người Lãnh Đạo Cánh Mạng Dân Chủ Việt Nam Trong Giai Đoạn Này?

Trước khi đi vào điểm chính của bài viết, xin được đi ngược giòng lịch sử của một trong những sự kiện thời chiến tranh lạnh.

Sau thế chiến thứ hai, để nuôi dưỡng sự bành trướng chủ nghiã cs ở TrungCộng, LiênXô mỗi năm đã viện trợ kinh tế cho TrungCộng. Số tiền viện trợ bằng 20% trên tổng sản lượng quốc gia của TrungCộng. Từ đó, những nhà chiến lược của Mỹ nhận thấy nền kinh tế yếu kém của TrungCộng và đã có một nhận định như sau, “China is unable to fill the economic gap supplied by Russia.”[*] Có nghiã là, LiênXô đã viện trợ rất lớn để nuôi TrungCộng giữ vai trò cs ở Á Châu. Sau nhiều năm ra sức xây dựng XHCN, TrungCộng không đưa đất nước lên thiên đàn cs được, nghèo vẫn nghèo. Vào khoản đầu thập niên 1970, Mỹ đã bất đầu thay đổi chiếc lược chống sự bành trướng cs tại Á Châu trong đó là TrungCộng bằng kinh tế, sau khi đã nhiều năm dùng quân sự để ngăn chặn làng sóng đỏ cs mà chiến trường là đất nước Việt nam. Từ đó Mỹ đã chính thức mở cánh cửa kinh tế cho TrungCộng, trong khi đó vẫn bao vây kinh tế những nước cs khác, và sau này đã làm cả khối cs LiênXô và Đông Âu sụp đổ. Phải nói rằng sự lớn mạnh kinh tế của TrungCộng là nhờ Mỹ, những bàn tay của những nhà kinh doanh Mỹ. Nhưng có một điều có thể nói rằng, Mỹ đã không ngờ cho đến giờ này sau gần 40 năm kể từ năm 1972 TrungCộng vẫn là nước cs, mà ngay từ lúc đầu Mỹ đã nghĩ rằng nếu một khi kinh tế TrungCộng phát triển thì TrungCộng sẽ từ bỏ chủ nghiã cs. Và cho đến hôm nay, TrungCộng chẵn những từ bỏ chủ nghiã cs mà còn có tham vọng làm một cường quốc. Và trong khi sự giàu mạnh của TrungCộng chỉ là bề mặt nổi của cái XHCN đã không che dấu được thiếu tự do dân chủ và cái nghèo của đại đa số người dân. Đây cũng là bài học cho những ai còn ngay thơ tin rằng trong 20 năm nữa khi kinh tế Việt Nam khá hơn thì sẽ có tự do dân chủ.

Vậy làm sao thay đổi được những chế độ độc tài hay chế độ cs? Câu trả lời là phải đấu tranh. Và lịch sử đã chứng minh qua những sự kiện ở những nước cs Đông Âu, LiênXô, và mới đây nhất tại Tunisia, Ai Cập, và đang diễn ra tại Lybia và những nước Trung Đông khác.

Từ những cuộc cách mạng dân chủ Tunisia và Ai Cập thành cộng, những người Việt yêu chuộng tự do dân chủ mong muốn sao đất nước VN cũng được như vậy. Rồi từ đó đã có nhiều câu hỏi đặc ra như là: khi nào cách mạng dân chủ Tunisia sẽ đến VN? Sẽ có cuộc cách mạng dân chủ ở VN không? Có cần một lãnh đạo để tạo ra cuộc cách mạng không? Sẽ không có cách mạng dân chủ vì VN khác Tunisa và Ai Cập? Dưới chế độ csVN sẽ không có cách mạng dân chủ xây ra, v.v.

Có một thiểu số nhận định rất ngay thơ rằng, người VN chưa có nhu cầu cách mạng dân chủ. Họ đã quên rằng hơn 65 năm qua, csVN vẫn rêu rao là có dân chủ để đánh lừa cả một dân tộc, điển hình nhất là “đảng cử dân bầu.” Sở dỉ có sự lừa bịp dân chủ kiểu cs như vậy là vì csVN sợ một cuộc cách mạng dân chủ thật sự. csVN hiểu hơn ai hết là cuộc cách mạng dân chủ có thể xẩy ra bất cứ lúc nào từ khi csVN cướp chính quyền ở miền Bắc, cuộc cách mạng dân chủ Thiên An Môn ở TrungCộng là một bằng chứng rỏ ràng nhất. Chính vì vậy, csVN mới có bộ máy công an đàn áp và khủng bố. Cho nên không phải chờ đến có cuộc cách mạng Hoa Nhài người dân Việt mới có nhu cầu cách mạng dân chủ. Cách mạng Hoà Nhài chỉ giúp người Việt nhận thức về sức mạnh của toàn dân, và cách mạng Hoa Nhài cũng giúp khơi dậy lòng quyết tâm của toàn dân làm cách mạng giải thể đảng csVN trong giai đoạn này.

Cũng có nhiều nhận định là thời cơ chưa chín mùi để có một cuộc cách mạng dân chủ ở VN, và nếu làm cách mạng ngay bây gời thì làm nguy hại cho những tổ chức và cá nhân đấu tranh dân chủ, và cho đó là hành động có tội. Cũng có những nhận định dùng Thiên Thời Điạ Lợi Nhân Hòa để cho rằng cách mạng dân chủ ở VN chưa phải lúc. Và cũng có những nhận định rằng ở VN chưa có một đảng phái hay một tổ chức đối lập đủ mạng để nói chuyện hay đối đầu với csVN. Xin thưa, những nhận định đó rất là ấu trỉ của những con người muốn làm cách mạng mà mang một tâm trạng sợ sệt, chưa dứt khoát và không dám hy sinh nên thường lý luận quay co. Và có thể nói rằng, csVN đã dùng mấy cái chiêu này hơn 65 năm rồi để gây chia rẽ và làm yếu đi những phong trào đấu tranh dân chủ.

Thời cơ chưa chín mùi? Như thế nào và khi nào là thời cơ chín mùi? Thông thường thì một người nào đó chờ người khác làm trước và thấy được thì nhảy vào làm theo, và gọi đó là thời cơ (chính mùi). Nhưng với những con người làm cách mạng dân chủ vì dân tộc vì tổ quốc, họ không chờ thời cơ mà họ tạo ra thời cơ và họ làm cho thời cơ chín mùi. Nếu những người làm cách mạng dân chủ hiện nay, ai cũng thụ động chờ thời cơ thì sẽ không bao giờ có thời cơ, và chẵn bao giờ có sự chín mùi. Nến nhớ rằng và đừng có hiểu sai về cách mạng Hoa Nhài là thời cơ cho công cuộc đấu tranh dân chủ ở VN, mà nó chỉ là yếu tố để giúp những người đấu tranh dân chủ và toàn dân quyết tâm giải thể đảng csVN. Người dân Tunisia đâu có đợi thời cơ chín mùi để làm cách mạng dân chủ. Họ làm vì họ cần phải làm và họ quyết tâm giành chiến thắng. Rất là đơn giản, phải không?

Nếu cổ súy cho cuộc cách mạng dân chủ, và nếu thất bại là có tội? Thứ nhất, cái lối nói này nghe quen quen ở đâu trên mấy tờ báo lề phải của đảng ta. Kinh tế phát triển, xã hội ổn định, đừng đấu tranh làm gì gây xáo trộn xã hội. Thứ hai, lý luận này thường được xem là an phận tù đầy, thiếu dũng cảm và hy sinh. Con người ai cũng muốn được sống và sống lâu trăm tuổi, nhưng một khi có lý tưởng cao cả thì họ sẳn sàng hy sinh. Những người đấu tranh dân chủ và toàn dân một khi đứng lên để giải thể đảng csVN, họ đã chấp nhận hy sinh cho gia đình con cháu và cả một dân tộc cho mai sau. Hãy nhìn người dân Tunisia, có thể ngay từ đầu họ đã không tin rằng họ sẽ chiến thắng, nhưng họ phải làm. Họ biết họ đang đứng trước mũi súng, nhưng họ vẫn hiên ngang bước tới. Cái gì đã làm cho họ chấp nhận hy sinh nằm xuống? Đó là Tự Do cho chính họ, cho gia đình họ, cho cả dân tộc họ. Dân tộc Việt có thừa dũng cảm và lòng hy sinh để đấu tranh tiêu diệt bọn csVN độc tài, bán nước, thì thất bại và sư hy sinh sẽ không làm phong trào đấu tranh dân chủ tàn lụi mà nó sẽ làm cho toàn dân quyết tâm hơn. Nếu những tôn giáo, đảng phái, tổ chức, cá nhân đấu tranh dân chủ không xuống đường đấu tranh giải thể đảng csVN thì mới là có tội với Dân Tộc và Tổ Quốc.

Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa? Nếu đã đặc niềm tin vào đấng siêu hình thì có thể nói rằng 3 yếu tố Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa đều đang xẩy ra. Thứ nhất, Thiên Thời thì bất cứ ở đâu không nhất thiết phải ở VN. Chuyện người thanh niên Tunisia tự thiêu là ý Thiên Định mà nó đã tỏa đến Ai Cập và hiện nay là Lybia, và rồi nó sẽ tỏa đến VN, TrungCộng và những nước khác. Thứ hai, Địa Lợi là nơi mà đấu tranh dân chủ tự do đang đòi hỏi. Thứ ba, Nhân Hòa là sức mạnh của cả một dân tộc sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lại tự do dân chủ. Như vậy, Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa đều có cho cách mạng dân chủ VN, và đây cũng là dấu hiệu ngày tàn của csVN đã đến.

Chưa có một đảng đối lập đủ mạnh? Trước khi có cuộc cách mạng Hoa Nhài, dưới sự độc tài của tống thống Tunisia và Ai Cập đã không có một đảng đối lập nào chính thức hoạt động và đủ mạnh để đương đầu với chính quyền, và VN cũng đang rơi vào trong trường hợp này. Dưới sự cai tri độc tài csVN, những đảng phái, tổ chức, cá nhân đấu tranh dân chủ bị cấm hoạt động thì làm sao có được một tổ chức lớn từ nhân lực đến vật lực để đối đầu vời bộ máy chính quyền csVN. Vậy, lý luận rằng phải chờ đến khi có một đảng đối lập đủ mạnh rồi mới làm cách mạng, vậy thì phải chờ bao lâu và có được điều kiện để hoạt động dưới cái chế độ csVN hiện nay không? Nếu cứ chờ với đợi kểu này thì csVN sẽ rung đùi cười đắc ý.

Phải có một lãnh đạo? Lãnh đạo thi có rất nhiều rồi, như là BS Nguyễn Đan Quế, Cha Lý, Lê Thị Công Nhân, Trần Anh Kim, Cù Huy Hà Vũ, và còn rất nhiều người khác đang đấu tranh và đang ở trong lao tù csVN. Vậy tại sao vẫn chưa có một cuộc cách mạng lớn?

Thứ nhất là, những người này đã chiến đấu một mình. Một mình ở đây có nghiã là cá nhân hay một tổ chức nhỏ chưa có sức mạnh của toàn dân.

Thứ hai là, họ đã hy vọng qúa lớn vào sự thay đổi của csVN, và từ đó họ đã không quyết tâm kêu gọi và đánh thức sức mạnh đấu tranh bất bạo động của toàn dân

Nhưng nay mọi chuyên đã thay đổi. Sau hai cuộc cách mạng dân chủ Tunisia và Ai Cập thành công thì không riêng gì Cha Lý, BS Nguyễn Đan Quế, những tôn giáo, những tổ chức đấu tranh dân chủ mà còn cả không biết bao nhiêu thanh niên, sinh viên, học sinh, công nhân đã quyết một sống một còn phải giải thể chế độ csVN.

Có 3 giai đoạn cần làm trong lúc này.

Giai đoạn thứ nhất: Phải đánh thức lòng dân và kêu gọi sự đoàn kết của toàn dân. Cha Lý, BS Nguyễn Đan Quế, những tôn giáo, những tổ chức, những cá nhân đã kêu gọi toàn dân đứng lên giải thể csVN qua những thông tin trên internet. Tuy nhiên, để lời kêu gọi đến với tất cả mọi người dân, thì cần phải liên tục rải truyền đơn vì hầu hết đa số người dân chưa tiếp cận với internet nhiều. Truyền đơn phải kể ra những tội ác và những lừa bịp của csVN, và cũng nói về quyền dân chủ của người dân, và mục tiêu đấu tranh, và một yếu tố khác cũng rất quan trọng là làm sao đưa người dân ra khỏi cái tâm lý sợ hãi của những sự trả thù, khủng bố tinh thân người thân mà csVN khai thác để hù dọa người dân, có nghiã là phải biết chấp nhận hy sinh v.v. Những chi tiếc không nhất thiết phải cùng trong một tờ truyền đơn, trích chi tiếc ra nhiều tờ truyền đơn ngắn gọn để người dân khỏi phải mất nhiều thời gian để đọc, và cũng tiện cho tờ truyền đơn nhỏ gọn lại. Rải truyền đơn phải được làm liên tục, ít nhất là vài tuần trước khi xuống đường. Các cá nhân có thể tự viết truyền đơn và tự rải mỗi khi điều kiện cho phép. Bằng mọi cách phải đánh thức lòng dân.

Phải bẻ gãy tất cả những thủ đoạn tuyên truyền bịp bợm và sự khủng bố tinh thần của csVN. Ví dụ, csVN đã dùng những ông thầy tu và ông cha quốc doanh để phục vụ đảng, không phục vụ tôn giáo. Rải truyền đơn đánh thức người dân đừng rơi vào cái bẫy này. csVN đã đánh được tâm lý của những tín đồ và dùng những ông cha quốc doanh làm trung gian đứng ra giải quyết mỗi khi có sự nổi giận của dân chúng về một sự bất công. Phải biến những cơn thịnh nộ của dân thành những phong trào đấu tranh dân chủ.

Giai đoạn thứ hai: Tất cả tôn giáo, đảng phái, tổ chức phải kết hợp — nhưng vẫn hoạt động độc lập — để có những thông tin cho nhau về những hành động chung, hay là thống nhất về một biểu tượng hay là cái tên chung cho cuộc cách mạng dân chủ, như là biểu tượng Hoa Nhài, Hoa Sen, Hoa Mai, v.v. để tránh trường hợp người dân không biết tham gia vào tổ chức nào khi có cuộc xuống đường của một trong những tổ chức.

Giai đoạn thứ ba: Ai là người xuống đường đấu tranh? Anh chờ tôi. Tôi chờ anh. Anh và tôi chờ một lãnh tụ. Mà lãnh tụ là ai? Khi người dân Ai Cập xuống đường, họ không biết ai là lãnh tụ của họ. Họ không biết tên, biết mặt cái anh chàng đứng đàng sau những lời kêu gọi xuống đường. Và cái anh chàng này cũng không cho mình là lãnh tụ hay tự xưng mình là lãnh tụ. Anh ta chỉ biết một điều người dân muốn gì và cần phải làm gì và anh ta đã đánh thức lòng quyết tâm của họ để giành lại những gì họ có quyền có của một công dân. Sau vài tuần đã rải truyền đơn và kêu gọi trên internet, những tôn giáo, đảng phái, tổ chức, cá nhân phải vượt qua những sợ hãi, chấp nhận hy sinh quyết tâm xuống đường. Không ai khác hơn là mỗi người dân là một lãnh tụ chính mình để tạo ra sức mạnh của toàn dân.

Một lãnh tụ thường được biết đến qua sự hy sinh đấu tranh và bị tù đầy, sau đó được nhiều người ngưỡng mộ lòng dũng cảm của họ. Vì vậy, nếu một cá nhân dám hy sinh chấp nhận những gì xấu nhất có thể xẩy ra cho mình và tự một mình xuống đường đấu tranh để lôi cuốn sức mạnh toàn dân, người này cũng sẽ là lãnh tủ trong đôi mắt của nhiều người.

Những thành viên trong những tổ chức đấu tranh hiện nay cũng là những người dân, vì vậy những tổ chức này phải tổ chức kêu gọi thành viên của mình xuống đường để nói lên tiếng nói của ý dân, lòng dân. Không còn cách nào khác hơn là phải hy sinh vượt qua mọi sợ hãi.

Nếu một trong những người xuống đường bị bắt thì phải rải truyền đơn thông báo cho toàn dân biết để gây sự phẩn nộ của toàn dân đối với csVN.

Mỗi người phải quyết tâm đốt lên ngọn lửa cách mạng dân chủ bằng hàng động xuống đường.

Còn chuyện đảng phái nào, tổ chức nào, cá nhân nào sẽ nhận lãnh vai trò chuyển tiếp chính phủ. Lúc đó tất cả sẽ ngồi lại với nhau trong tinh thần tôn trọng và trách nhiệm để đảm nhận việc nước. Hãy nhìn Tunisia, Ai Cập, và hiện nay là Lybia những tổ chức đối lập nay có cơ hội hoạt động công khai đang họp bàn để thành lập chính phủ mới. VN cũng vậy thôi.

Hãy chuẩn bị chào đón một Việt Nam mới Dân Chủ Tự Do.

[*] Tài liệu đã được đọc lâu rồi, và không có lưu trữ nên không đính kèm theo đây để bạn đọc có thể nghiên cứu thêm.

Không có nhận xét nào: