Pages

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

“Đề kháng trong nỗi thống khổ”

Thời gian qua mau, tuổi thơ không còn để lòng mình rạo rực, mỗi độ tết trung thu về, với khúc nhạc reo vui “Bóng trăng, trắng ngà có cây đa to…” Rồi từ đó lớn lên với những trang sử ký nước nhà buồn thiu, bỏ lại đằng sau nhiều kỷ niệm êm đềm ngày xa xưa.

Thu này nửa là 150 năm, tưởng niệm tháng ngày oai hùng tướng công Trương Định, cùng dân chúng Gò Công, oanh liệt chống trả quân xâm lược Pháp, trước đó ông tri huyện Thoại, thuần túy một quan văn cùng với 600 Nghĩa Quân, cũng dốc lòng chống trả khi quân Pháp chiếm Định Tường, ông Huyện Thoại đã gục ngã ngay từ loạt đạn đầu tiên của quân thù, trong đợt kháng chiến thứ nhất chống Pháp! Tại Miền Nam, sau đó đến lượt ông Quản Định, tức Trương Công Định đứng ra lãnh đạo Nghĩa Quân tiếp tục chiến đấu, trước đó ông Trương Định từng nổi tiếng với chiến công phục kích giết chết tên đại úy Barbé tại góc đường Lê Quý Đôn Trần & Quý Cáp Sài Gòn, từng bắt cóc và giết chết bá hộ Hậu, tên việt gian điềm chỉ. Nhờ chiến công này, cùng với yêu cầu thời thế vua Tự Đức bí mật phong ngài chức: “Bình Tây Đại Tướng Quân” 

Về sau, vì nhận định quân Pháp mạnh và vũ khí tối tân, nên triều đình Huế muốn thương thuyết nghị hòa, đã cách chức Bình Tây Đại Tướng Quân, điều đi An Giang, nhưng ông kháng lệnh, từ bỏ tất cả, ở lại cùng Nghĩa Quân Vàm Láng, Gò Công.

Vua Tự Đức, là một ông vua nhu mì, suốt đời đắm say trong thú vui thi phú, chẳng màng thế sự, khi quân Pháp đánh chiếm Việt Nam, vua sai sứ sang cầu viện quân Tàu, ngài đâu hay rằng nhà Thanh cũng đang bị hiểm họa, nước họ đang bị các liệt cường đang rình rập xâu xé, thân ốc mang không nổi mình, có đâu ra tay tế độ cho ai! Trước thảm cảnh này dân Gò Công gởi một bức thư đến Đô Đốc Réveillère, tư lệnh quân viễn chinh Pháp, khi ông này tới áp đặt nền hành chánh cai trị tại tỉnh Gò Công, bức thư ngắn, nội dung đơn sơ, y hệt người dân quê chơn chất, thư như sau:

Cùng nhà đương quyền Pháp,

Mất chính phủ của bản quốc Hoàng Đế, chúng tôi đau đớn như con mất cha, mất mẹ. Quý quốc ở Tây Phương, bản quốc ở Đông Hải, chẳng khác nào con trâu và con ngựa vậy.

Chúng ta khác nhau từ ngôn ngữ, từ văn tự đến phong hóa. Tạo hóa sinh ra loài người mỗi giống, mỗi khác. Khắp trong vũ trụ loài người như nhau, nhưng không chung một bản tánh. Vì mang ơn Quốc Vương  của chúng tôi, chúng tôi quyết báo thù kẻ nào “xúc phạm đến ngài” và chúng tôi sẽ chết vì ngài. Vậy sự xung đột sẽ kéo dài, nhưng chúng tôi phải làm thuận lòng trời và quyết nhiên chúng tôi phải thắng.

Nếu các ông muốn hoà bình hãy trả đất lại cho Quốc Vương chúng tôi, chúng tôi có phải chiến đấu cũng vì mục tiêu đó.Các ông chiếm xứ sở của chúng tôi để tăng cường sự phong phú của các ông và đề cao thanh danh của các ông. Các ông có muốn một số tiền chuộc đất đai không? Chúng tôi sẽ trả các ông, nhưng các ông đừng gây chiến nữa. Các ông đem quân đội trở về xứ các ông đi! Chúng tôi sẽ mang ơn, các ông sẽ được tiếng vẻ vang đối với hoàn vũ.

 Các ông muốn có thị trường để thương mại ư? Chúng tôi sẽ nhân nhược các ông.

 Nhưng trái lại, nếu các ông không khứng chịu, chúng tôi sẽ chiến đấu “mãi” để thuận lòng người. Chúng tôi cũng e sợ khả năng của các ông đấy, nhưng chúng tôi còn sợ trời hơn là sức mạnh của các ông. Chúng tôi thề sẽ chiến đấu đến vô cùng, vô tận, không ngừng.
 Ngày mà chúng tôi không còn gì nữa, chúng tôi sẽ bẻ cành lá làm cờ, và vũ trang binh bị bằng đòn, bằng gậy. Đến ngày ấy liệu các ông còn ở chung với chúng tôi được không?
Chúng tôi yêu cầu các ông chú ý xét lại thư nầy và chấm dứt tình trạng tai hại cho quyền lợi của các ông và quyền lợi của chúng tôi.”

Reveillère xem thư, tỏ ra rất thán phục trước ý chí sắt đá của dân chúng, ông ta nói:

Thật ra đây không phải là những lời trống rỗng. Chưa có một dân tộc nào đã đề kháng trong nỗi thống khổ như vậy!”

Reveillère, thật sắc sảo chỉ đọc qua một lá thư ngắn, chưa tới 400 chữ, đã cảm thông sâu xa, tình cảnh và lòng dạ chí trung kiên của người dân Nam, và ông thốt lên lời. Ai đọc qua một lần cũng phải đem lòng ái truất. Vâng “Đề kháng trong nổi thống khổ”

Xưa kia vua Tự Đức, hy vọng trong nghị hòa, theo đòi hỏi quân Pháp, bắt buộc nhà vua và triều Đình phải đối xử với tướng quân như vậy, song đó chỉ là mặt nổi, bên trong triều đình vẫn âm thầm ủng hộ cho Nghĩa Quân. Bởi thời đó nền nông nghiệp còn qúa lạc hậu, mỗi năm một vụ mùa, lương thực phần chính chỉ có lúa, sắn khoai chưa du nhập giống, lấy đâu lương thực chu cấp cả ngàn binh sĩ đóng tại Vàm Láng. Ngẫm lại nổi thống khổ của người dân lúc bấy giờ có đôi phần an ủi, không ngu xuẩn như “triều đình đỏ” hiện nay, đạp vào mặt người yêu nước, bắt bớ dân biểu tình tra tấn với bao nhục hình. “Quân Tây Dương” tự thân nó đến, không ai mời, chẳng ai nhờ chúng “khai hóa.” Ngược lại khắp nơi Nam Trung Bắc vùng lên đề kháng. Không như “triều đình đỏ” bán đất, cầu nó khai thác Bôxít, dân (hay là quân?) của nó vào nước mình như chổ không người, từ nam chí bắc phố Tàu sừng sửng mọc. Nếu chiến tranh Việt Trung xảy ra, những người Tàu này sẽ đứng về phe nào? Trong câu hỏi đã sẵn lời đáp! Họ chỉ cần làm nhiệm vụ tuyên truyền xám cũng đủ ngất ngư, giá như Trung Cộng đem quân đánh chiếm, thế hệ này bất lực, còn hy vọng mai sau khôi phục. Nhưng “chính phủ” bán đất cho Tàu, vĩnh viễn đời đời không ai có thể lay chuyển, di dịch người Tàu đi đâu được, vì họ mua bán “sòng phẳng.”

Hơn bốn ngàn năm lập quốc, công trình, công trạng tổ tiên thiếu gì, “nhà nước” cho xây Vạn Lý Trường Thành, phơi mặt quân binh Tần đứng gác giữa Đà Lạt, suốt một trường thành dài 700 mét!? Đó là phép thử, phép cân đo lòng yêu nước của toàn dân, đồng thời cũng là cách thách thức ngu xuẩn của “Thiên Triều” và bọn tay sai. Từ phép thử này, chạnh nhớ chuyện kể của một cô giáo, dạy mình hồi tiểu học. Cô kể rằng: Thời gian bôn ba bên Nhật, một hôm ra phố, cụ Phan Bội Châu gặp một đám thiếu niên Nhật Bản, đang chơi rước cờ. Để thử lòng các em, cụ tiến lại giựt một lá, giấu đằng sau lưng, tức khắc đám trẻ xúm lại đòi đánh cụ, may nhờ người bạn Nhựt đi cùng, phân giải cho các em biết: Đây là hành động cụ Phan người Việt Nam, chỉ thử lòng yêu nước của các em, ngoài ra cụ rất yêu trọng nước Nhật, đám trẻ nghe ra mới thôi.

Than ôi! Lẽ nào lòng yêu nước của người mình, thua trẻ con Nhật Bản?!

Gần đây những cuộc biểu tình của đồng bào trong nước, đang chú tâm phản đối Trung Cộng xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa, phản đối việc cướp và giết các ngư phủ. Song chưa thấy những khẩu hiệu phản đối khai thác Bôxit, phản đối phố Tàu, phản đối sự hiện diện hàng trăm ngàn công nhân Trung Cộng đang hiện diện, từ “hợp pháp” đến bất hợp pháp, đang làm việc tại nước mình. Trong khi đó chính người dân Việt phải tha hương cầu thực khắp nơi, bị ngược đãi, bị bóc lột thậm tệ, vì sao? Chưa làm điều này là chúng ta thiếu sót và có thể lệch hướng, chẳng khác nào chứa ăn cướp trong nhà, rồi ra tranh đấu giữ ngoài vườn. Chúng ta cần bày tỏ thái độ dứt khoát tẩy chay khai thác Bôxit, tẩy chay sự hiện diện người Tàu bất cứ hình thức nào, vì hình thức nào cũng nằm trong mưu đồ xâm lược.

Ba mươi sáu năm qua người dân sống trong nỗi sợ hãi, được như ngày hôm nay, cũng đáng mừng, qua những hình ảnh đấu tranh khắp nơi. Chừng đó thời gian cái mặt nạ “yêu nước” của Hồ Chí Minh và đảng CSVN rơi xuống là qúa trể, một ngày không xa người dân sẽ loại khỏi lá cờ tỉnh Phúc Kiến: Cờ đỏ một sao vàng còn lác đác, ăn ké trong đoàn biểu tình, người dân cần đòi hỏi quyền làm người, đã bị đảng xiết giữ từ nhiều thập niên, những khẩu hiệu “Tự Do – Dân Chủ – Nhân Quyền” cho Việt Nam,  trước sau gì người dân sẽ căng lên giữa thủ đô Hà Nội, thiếu những điều căn bản trên “nhân dân” nơi đó chưa hội đủ yếu tố thành người. Vì chưa thành người nên không được quyền biết hiện nay chính phủ của họ nợ nước ngoài 45 tỷ Mỹ kim, trong khi đó hàng năm báo đảng CSVN đều đưa ra con số từ 8 tỷ – 10 tỷ USD do Việt Kiều gởi về, Vì chưa thành người nên không có quyền biết đảng chi tiêu về việc gì mà nên nợ. Chỉ biết có bổn phận è cổ trả nợ thôi!

150 năm trước người dân gặp cảnh thống khổ trong đề kháng, 150 năm sau nỗi thống khổ chồng chất trăm lần hơn, trước hiểm họa xâm lược ngoại bang và sự đàn áp của bọn Việt gian. Trung thu dù bất cứ nơi đâu, dù trăng sáng hay mờ, từ mộ sâu ánh sáng thanh kiếm bạc bảo quốc của Nghĩa Quân lóe lên cùng trăng sao, soi rọi chí kiên trung giữ vững non sông của người dân Việt, không riêng tại Vàm Láng Gò Công, mà đến cả Chiến Lũy Ba Đình Đinh Công Tráng, hoặc từ miền Tân Sở của vua Hàm Nghi…

150 năm trước Revellère cảm thán cho sự đề kháng của toàn dân, đã thốt nên lời: “Đề kháng trong nỗi thống khổ”  Hiện nay bọn bá quyền Bắc Kinh nghĩ gì, khi thấy đảng Việt gian đàn áp dân lành, chưa chịu cho một câu nói để đời!?

Ông Bút.

Không có nhận xét nào: