Pages

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

TÌNH HÌNH “VÔ CÙNG PHỨC TẠP” – VGCS CÀNG “ĐỐI PHÓ SẢNG” CÀNG MAU CHẾT

Tổng Hợp Tin Tức ngày 7-8-2011 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus

Từ cuối thập niên 1920 thế kỷ trước, các xu hướng cộng sản VN loay hoay chuyện thống nhất, nhưng bất thành. Ngày 3-3-1927, một tổ công tác của Quốc Tế 3 Cộng Sản ở Quảng Châu, (gồm Doriot, Voline, Lý Thụy) họp bàn chuyện gom hết các xu hướng trên đà tan rã này dưới quyền lãnh đạo của Quốc Tế 3. Doriot phụ trách viết tuyên ngôn. Lý Thụy (tên Tàu của Hồ) soạn thảo ngân sách xin Quốc Tế 3 tài trợ. Ngày 6-1-1930, tổ công tác này đến Hương Cảng, nhân danh Quốc Tế 3, triệu tập hội nghị thành lập đảng ở một sân vận động bóng tròn, gom góp những phần tử cộng sản tản mát mà họ có thể gom góp được. Với ngân sách Quốc Tế 3, qua tay một nhóm gồm 2 người Nga, một Nga gốc Việt (đội tên Tàu), Đảng Cộng Sản VN ra đời. “Báo công” về Quốc Tế 3, tên đảng bị bác; ngày khai sinh đảng cũng bị bác luôn. Theo “chỉ đạo” của “trên”, tên đảng phải là Đảng Cộng Sản Đông Dương (cho dù trong đảng bấy giờ toàn người Việt Nam, không có người Miên, người Lào nào); ngày khai sinh đảng phải là ngày 3-2-1930, ngày cái tên Đông Dương được Quốc Tế 3 chuẩn nhận. Đế Quốc Đỏ đẻ ra Quốc Tế 3, dùng các đảng cộng sản bản xứ để giành giựt thuộc địa với các đế quốc Xanh và Trắng. Thuộc địa Pháp nằm giữa Trung Hoa và Ấn Độ bấy giờ là Đông Dương – Indochine. Cho nên, công cụ cộng sản bản xứ của Quốc Tế 3 ở Đông Dương, phải là Đảng Cộng Sản Đông Dương. Trong con mắt của Đế Quốc Đỏ, Việt Nam ( hay An Nam, Bắc Kỳ, Trung Kỳ) chỉ là một bộ phận của Đông Dương. Cũng thế, Đông Dương chỉ là một bộ phận của Quốc Tế Cộng Sản, trong cái gọi là “Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa”, với ảo vọng “thế giới đại đồng”, và rồi ra, “bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” ( Lời Việt bài “Quốc Tế Ca” – International ). Kiểm điểm bấy nhiêu thông tin lịch sử, ta thấy gì ?

1/ Nhận tiền, chỉ thị và đào tạo của ngoại bang để thành lập tổ chức, đảng Cộng Sản Đông Dương, từ bẩm sinh đã tự nguyện làm tay sai bán nước cho Đế Quốc Liên Xô. Giương cờ “giải phóng dân tộc” chưa xong, đã phất cờ “đấu tranh giai cấp”. Chưa cởi bỏ được kiếp tôi đòi thực dân Pháp, đã đút đầu vào tròng thuộc địa cộng sản.

2/ Bản chất xã hội đen đã bộc lộ ngay khi đảng ra đời, với động cơ “cướp giựt lợi quyền” và phong thái “gian phi”. Bản chất và phong thái này có thể hữu dụng trước mắt, vào giai đoạn “tiền cách mạng”, nhưng thế tất trở thành “hậu họa” cho xã hội sau khi đã cướp được quyền.

3/ Đem vận mệnh quốc gia “đánh đu” với một thế lực quốc tế, bề ngoài tuồng như đang lên, nhưng bề trong chứa đầy mâu thuẫn chết người, đảng cộng sản Đông Dương đã cả gan “đánh bạc” với vốn liếng của Quốc Dân Việt Nam. Lịch sử đảng ấy hơn 70 năm qua đã cho thấy : mỗi cơn chao đảo của đế quốc cộng sản, là một phen nước Việt Nam phải “trả giá” bằng máu và nước mắt của dân mình.

Nhìn vào lịch sử cộng sản vn mà xem. Cứ mỗi lần dân ta bị “hy sinh”, y như rằng lịch sử của nó nóí đến một tình hình “vô cùng phức tạp”.

Đảng Cộng Sản Đông Dương bao nhiêu lần đổi tên ? Lúc “ra công khai”, khi “rút vào bí mật”; thậm chí “giải tán” mà “coi như không giải tán”. Thò thò thụt thụt. Cái đó gọi là “chính trị cao”, trong tình hình “vô cùng phức tạp”.

Tiếng là “chống thực dân Pháp”, bị Pháp bắt bỏ tù, nhưng khi cộng sản Pháp tạo được đa số cầm quyền ở chính quốc, cộng sản Đông Dương thôi chống Pháp, được Pháp mở cửa nhà tù, phóng thích cho “ra công khai” năm 1936, thì Pháp thôi “là thực dân”, trở thành “Pháp dân chủ”, rất “đề huề” với “đảng ta”. Ấy cũng là “chính trị cao” trong tình hình “phức tạp”.

Hồ Chí Minh bị Quốc Dân Đảng Tàu bắt giam vì tình nghi gián điệp, lòi ra tội cộng sản; tình hình quả là “vô cùng phức tạp”. Dễ thôi. Giở “chính trị cao” ra : viết “tờ thú tội”, cam kết “thôi cộng sản”, tình nguyện làm gián điệp cho Tàu QDĐ chống Nhật, nếu được chu cấp cho về lại VN.(Tưởng Vĩnh Kính – “Hồ Chí Minh Tại Trung Quốc”).

“Chính trị cao” kiểu đó của giặc Hồ, dẫy đầy trong lịch sử cộng sản vn. Chỉ kể những vụ dính líu đến “tình hình phức tạp” thôi, cũng đủ mệt. Xin điểm sơ vài vụ.

Năm 1948, Hồ suýt bị Pháp nhảy dù bắt sống ở Bắc Kạn. Năm 1949, khi Tàu Cộng làm chủ lục địa Trung Hoa, Hồ như “chết đuối vớ được phao”, lập công, đem quân sang Tàu, giúp chặn đường rút chạy của quân QDĐ, coi như món quà “cầu viện” ngay sau đó. Kết quả : cuối năm 1950, sự nghiệp “rước voi Tàu” của Hồ bắt đầu, như mọi người đều đã biết. Nhân chứng Tô Hải mô tả những bước chân “voi Tàu” vào VN thời kỳ đó, là trời long đất lở. Lịch sử đảng csvn chỉ cho là “tình hình phức tạp” thôi.

Nhân chuyến theo Mao sang Liên Xô cầu viện năm 1950, Hồ đánh hơi thấy sự nứt rạn giữa hai nước “vừa là thày, vừa là bạn, vừa là ân nhân” của “đảng ta”, nên đã sớm cảnh báo “tình hình vô cùng phức tạp”, và sớm ý thức được “phương án”, luồn cúi sao cho “chính trị cao” giúp “đánh đu” được qua tình hình ấy. Đế quốc cộng sản trước nguy cơ “vỡ đôi”, tất nhiên đặt cộng sản vn vào tình hình chẳng những “vô cùng phức tạp”, mà còn “liên miên phức tạp”, khiến “đảng ta” thường xuyên “khóc cười theo đồng chí buồn … hay vui”. Thân phận lệ thuộc nó là như thế.

Năm 1954, rõ ràng chiến thắng, mà sao chỉ được có một nửa nước ? Tình hình phức tạp. Thế giới “chia làm hai phe”. (Tuyên Ngôn Đảng Lao Động khi “ra công khai”). “Ta” đứng vào một phe. Ta thắng một trận, nhưng tính theo “phe” thì hai bên vẫn “huề”. Hai bên đều muốn “nghỉ xả hơi”. Vậy là chia đôi Việt Nam. Chính cái thái độ “đứng vào một phe” của đảng cộng sản vn khi ra công khai, với tên là Đảng Lao Động, đã tạo nên “tình hình phức tạp” năm 1954, khiến VN bị cưa đôi.

Năm 1956 ( cũng là năm, theo hiệp định Geneva 1954, hai bên VN phải hiệp thương chuyện thống nhất), Đại Hội XX Đảng CS Liên Xô tung quả bom “xét lại”, kèm theo con chim bồ câu “chung sống hòa bình” – peaceful coexistence – tư bản và cộng sản. Đối kháng Xô/Tàu âm ỷ từ lâu, nay có dịp bùng ra. Tình hình “vô cùng phức tạp”. Cộng sản VN chuyển từ thế “đu giây” sang “khai thác mâu thuẫn” Xô/Tàu, và thế tất phải chọn đứng vào một bên, dù trả bất cứ giá nào. Cộng sản VN năm 1956 đã chọn về phe với Tàu, nhưng Tàu “nắm đàng chuôi”, buộc csvn phải “đóng góp tích cực” vào kế hoạch “Nam tiến” của Tàu. Ngày 4-9-1958 Tàu công bố “bản đồ lưỡi bò”. Ngày 6-9, báo Nhân Dân Hà Nội đăng lại bản tuyên bố của Tàu về bản đồ ấy. Ngày 14-9, Phạm Văn Đồng ký “công hàm bán nước” công nhận bản đồ ấy. Khoảng 100 ngày sau, Hà Nội khởi động “đường mòn Hồ Chí Minh”, đồng thời ra Nghị Quyết Trung Ương Đảng XV khóa 2 về “con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền”. Với biến thái này, csvn đã “cúng cụ” Tàu toàn bộ VN.

1960, khi “chiến tranh cách mạng” kiểu Tàu Mao xuất hiện ở Đông Nam Á, Mỹ tăng cường viện trợ mọi mặt cho Việt Nam Cộng Hòa và Liên Minh quân sự SEATO – South East Asian Treaty Organization. Điều này mời gọi Liên Xô viện trợ mạnh mẽ cho Hà Nội, nhưng cho đến năm 1963, Hà Nội vẫn theo Tàu, chỉ trích Liên Xô là “xét lại”.

1964, sau khi hạ TT Diệm, ý đồ Mỹ mở rộng tầm chiến tranh VN đã quá rõ; Liên Xô viện trợ ồ ạt cho Bắc Việt. Nghị quyết ĐCS/LX ngày 17-11-1964 tạo “bước ngoặt” : thực phẩm, thuốc men,súng đạn, phi cơ, đại pháo, radar, phòng không, cùng 15.000 người LX – vừa cố vấn vừa lính phòng không – tràn ngập VN.

Tháng 3-1966, Đại Hội XXI Đảng Cộng Sản Liên Xô, Tàu Cộng tẩy chay không đến dự, nhưng cộng sản VN cử Bí Thư Thứ Nhất Lê Duẩn sang dự, đọc diễn văn, có câu xác nhận, y “có hai tổ quốc, Liên Xô và Bắc VN” (nguồn : Global Security.org). Với thái độ này, csvn lộ mặt “phản Tàu theo Liên Xô”, khiến Tàu nổi giận, xét lại viện trợ. Tháng 10-1968, tình hình trở nên “vô cùng phức tạp”, khi Tàu yêu cầu Hà Nội đoạn giao với Liên Xô, và Hà Nội từ chối. Tháng 11-1968, viện trợ cho Hà Nội bị Tàu cúp hết. Tháng 3-1969, chiến tranh Xô/Tàu thực sự nổ ra ở đảo Zhenbao. Chiến tranh ngắn hạn này đánh dấu sự “vỡ đôi” của đế quốc cộng sản, trong khi hòa đàm Paris chấm dứt chiến tranh VN đã khai diễn từ tháng 5-1968. Đặt những diễn biến này vào khung “thời điểm” như trên, để thấy rõ hơn, với chân tướng “bẩm sinh” Việt gian – lại thường xuyên phản chủ – , cộng sản vn đã buộc chặt vận mệnh tổ quốc VN vào thân phận “thừa sai phản phúc” của chúng, trồi lên tụt xuống theo nhịp độ xoay chuyển quan hệ “ta-bạn-thù” giữa các thế lực quốc tế. Trong quan hệ ấy, dù thời chiến hay thời bình, Việt Nam của chúng ta lúc nào cũng gặp phải “tình hình vô cùng phức tạp”. Những gì xảy đến cho “thân phận Việt Nam” trước, trong, và sau ngày 30-4-1975, chuyện nào cũng là “phức tạp”. Theo lệnh Liên Xô, VGCS vi phạm hiệp định Paris, “ngã sấp vào chiến thắng”, bị Mỹ cấm vận, ăn bo bo sống đời “bao cấp”: phức tạp. Đem quân xâm chiếm Kampuchia, bành trướng vô vọng đế quốc Liên Xô buổi xế chiều : phức tạp. Sa lầy 10 năm ở Kampuchea và bị Tàu “giáo trừng” ở phía Bắc VN 13 năm : phức tạp.

Liên Xô sụp đổ, trở thành “chó mất chủ”, phải sang Tàu “trói mình chuộc tội” – Trần Quang Cơ gọi là “thuần hóa” – chịu thiệt, chịu nhục, miễn “còn đảng còn mình” : phức tạp. Đã bị phản chủ một lần, phen này Tàu “rút kinh nghiệm”, trói buộc kỹ càng bằng “văn tự bán nước” rành rành 16 chữ vàng. Hãy thử hỏi xem : láng giềng hữu nghị là gì, nếu không phải là “núi liền núi, sông liền sông”, không phân biệt cõi bờ, ranh giới gì nữa ? Hợp tác toàn diện là gì, nếu không phải là sai đâu làm đấy ? Ổn định lâu dài là gì, nếu không phải là không có được phản ? Hướng tới tương lai là gì, nếu không phải là đời đời lệ thuộc ? – Cái này quả là vô cùng phức tạp.

Từ 2009 đến nay, Mỹ/Tàu đang từ đối tác chuyển sang đối đầu. Một lần nữa, tình hình VN “vô cùng phức tạp” ( với tâm trạng sợ “gió Hoa Nhài”, phải thêm chữ “cực”). Mỹ/Tàu tranh chấp Biển Đông, “Ta” đâm ra bị chết chẹt. Cãi cọ qua lại, lòi ra đủ thứ “bí mật quốc gia”. Với công cụ thông tin hiện đại, “mèo mất hết khả năng giấu … caca”, tập đoàn “chóp bu” luống cuống. Bị chất vấn, tăng cường đến 2 tay “lú lẫn” vào Bộ Chính Trị, vẫn “líu lưỡi”. Bị “dí” nhột quá, mợ Nga phải “sẵng giọng” chút đỉnh “chống Tàu cứu nước”, lập tức bị thanh niên, trí thức “tưởng thật”, ào ào “xuống đường” đả đảo quân xâm lược. Đến phiên quân xâm lược “nhột”, công bố các “văn tự bán nước”, trong khi công an “đối phó sảng” với biểu tình, Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng, loạn xà ngầu. Đã đến mức “vô cùng phức tạp”, cảng “đối phó sảng” càng mau chết.



Không có nhận xét nào: