Pages

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

TRUNG QUỐC: THÁCH THỨC ĐỐI VỚI LIÊN MINH MỸ-NHẬT

Ngày 12/7, Giáo sư chính trị học Masako Ikegami thuộc Đại học Stockholm gần đây đã có buổi nói chuyện tại Trung tâm Đông – Tây ở thủ đô Oasinhton về sự nổi tiếng của Trung Quốc và liên minh Mỹ – Nhật. Dưới đây là nội dung bài phát biểu:


Sự nổi lên của Trung Quốc đặt ra rất nhiều câu hỏi,
trong đó quan trọng nhất là liệu một Trung Quốc đại cường sẽ trở thành một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tuân thủ theo những quy tắc và luật lệ đã được thiết lập của hệ thống toàn cầu hiện tại hay không? Hay Trung Quốc sẽ bỏ qua các chuẩn mực toàn cầu, và thay vào đó lập ra các luật lệ riêng của mình, thách thức trật tự thế giới do Mỹ lập nên? Trung Quốc nóng lòng muốn xua tan tâm lý cảnh giác xung quanh sự nổi lên của mình bằng những lời lẽ quảng bá như là “trỗi dậy hoà bình” hay “phát triển hoà bình”. Hàm ý của nó là Trung Quốc đã học được từ lịch sử rằng một nước Đức Quốc xã và một đế chế Nhật Bản nổi lên trực tiếp thách thức sự thống trị của Anh và Mỹ và gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai đã khiến cả hai nước bị huỷ hoại. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ chủ động giành ảnh hưởng toàn cầu mà không va chạm với Mỹ. Tuy nhiên, từ khi củng cố được quyền lực năm 2003, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã thực hiện thành công một chính sách ngoại giao chủ động để củng cố vị trí của Trung Quốc trên thế giới tại các quốc gia quan trọng về mặt chiến lược, theo nghĩa là tài nguyên và địa chính trị, từ châu Phi tới Trung Á, Mỹ Latinh. Ý định là xây dựng một liên minh quốc tế gồm hầu hết các quốc gia phi dân chủ, thách thức sự thống trị của Mỹ.


Trung Quốc cũng đang theo đuổi một chiến lược tinh vi cao độ đối với các quốc gia láng giềng quan trọng về mặt địa chiến lược, trong đó có Bắc Triều Tiên và Mianma, vốn giàu tài nguyên và hà khắc về chính trị nội bộ. Nếu chính sách Mãn Châu quốc của đế quốc Nhật Bản trong những năm 1930 được diễn giải là: (1) các đầu tư quan trọng vào hạ tầng kinh tế để khai thác tài nguyên thiên nhiên, (2) can thiệp quân sự để bảo vệ các lợi ích kinh tế, và (3) thôn tính xã hội – chính trị thông qua việc lập ra các chính phủ bù nhìn, thì chiến lược hiện tại của Trung Quốc đối với các quốc gia này cũng có thể giải thích với một mô hình như vậy, gọi tên là mô hình Gần giống-Mãn Châu quốc. Quỹ đạo hiện tại của Trung Quốc có những điểm chung với chiến lược Mãn Châu của Đế quốc Nhật Bản ở chỗ âm thầm mở rộng mặt trận chiến lược mà ban đầu được nguỵ trang dưới hình thức đầu tư hạ tầng công nghiệp hay “hợp tác kinh tế”. Điều này cho thấy Trung Quốc có thể là một đế chế mới, cho dù có những mỹ từ như “trỗi dậy hoà bình” hay “phát triển hoà bình”.


Lợi dụng tình thế bị cô lập của Bắc Triều Tiên, Trung Quốc từng bước phong toả đất nước này. Trung Quốc là nguồn cung cấp lương thực chính, và chiếm gần 90% nhập khẩu năng lượng, 80% nhập khẩu hàng tiêu dùng của Bắc Triều Tiên. Thương mại Trung Quốc-Bắc Triều Tiên tiếp tục tăng, kể cả việc chuyển giao các hàng xa xỉ phẩm từ Trung Quốc đã bị cấm trong Nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an LHQ sau vụ thử hạt nhân năm 2009 của Bắc Triều Tiên. Về tổng thể, Trung Quốc chiếm 70% thương mại của Bắc Triều Tiên, gần 90% đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó gần 70% cho việc khai thác tài nguyên như than đá, sắt, vàng, đồng, thiếc và chì. Trung Quốc được đồng quyền khai thác bỏ sắt Musan, mỏ sắt lộ thiên lớn nhất ở châu Á được Mitsubishi khai thác đầu tiên vào những năm 1930, cũng như Cảng Rajing, cửa ngõ quan trọng về mặt chiến lược đi ra Biển Nhật Bản, ban đầu do đế quốc Nhật xây dựng. Thông qua đầu tư lớn có trọng điẻm về hạ tầng, Trung Quốc hiện đang biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Bắc Triều Tiên trở thành một phần của vùng công nghiệp đông bắc của mình. Vùng này chồng lấn với vùng Mãn Châu mà đế quốc Nhật đầu tư rất nhiều về hạ tầng công nghiệp, công nghiệp nặng và sản xuất súng đạn trong những năm 1930.


Khi sở hữu được đường sắt Nam Mãn Châu ở Đông Bắc Trung Quốc sau chiến thắng trong chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905), Nhật Bản triển khai đơn vị đồn trú tại đường sắt Quan Đông vào năm 1906 để bảo vệ tuyến đường sắt và các lợi ích kinh tế của mình. Năm 1919, đơn vị này phát triển thành Đội quân Quan Đông mà sau này gây ra Sự kiện Mãn Châu 1931, trong đó các lực lượng Nhật Bản gây ra một vụ nổ dọc trên tuyến đường sắt và đổ lỗi cho người Trung Quốc, dẫn đến việc thành lập nhà nước bù nhìn Mãn Châu (1932) và cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1937-1945). Công ty đường sắt Nam Mãn Châu trở thành trung tâm các hoạt động chính trị, kinh tế, công nghiệp và quân sự của Nhật tại Mãn Châu, song hành với một chương trình di cư quy mô lớn của Nhật dọc theo tuyến đường sắt được mở rộng. Sự kiện Mãn Châu năm 1931 là kết quả của chiến lược lâu dài của Đội quân Quan Đông và kế hoạch kỹ lưỡng nhằm kiểm soát các nguồn tài nguyên ngành khoáng sản. Thực sự, nếu không có các nguồn tài nguyên này và công nghiệp nặng ở Mãn Châu, quân đội của đế quốc Nhật đã không thể theo đuổi hay thậm chí nghĩ đến một cuộc chiến tranh với các đế chế Anh – Mỹ. Mãn Châu là cơ sở quân sự – kinh tế cho Đế quốc Nhật phát động Chiến tranh Thái Bình Dương.


Sự đầu tư gần đây của Trung Quốc với các công trình hạ tầng công nghiệp quy mô lớn – đường bộ, đường sắt, ống dẫn dầu – là quan trọng về mặt chiến lược, nhưng các nước yếu cả mặt quốc tế lẫn nội bộ như Bắc Triều Tiên, Mianma lại tương đối với chiến lược Mãn Châu của Nhật Bản trước đây: một căn cứ cho các hoạt động kinh tế nhằm kiểm soát độc quyền tài nguyên. Chính sách của Trung Quốc, thường dưới các vỏ bọc “phát triển” hay “hợp tác”, chỉ đơn thuần vì mục đích chiến lược là thành lập các căn cứ quân sự, như trường hợp Đảo Coco của Mianma. Ngoài ra, giống như việc công nhân Trung Quốc dân sự – nửa quân sự di cư đến Tây Tạng và Tân Cương, chẳng hạn như Công ty Sản xuất và Xây dựng Tân Cương, tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Mianma và các nơi khác. Trước đây, chính sách Mãn Châu quốc của Nhật cũng là một hình thức tinh vi của chủ nghĩa đế quốc trá hình cho một cường quốc đi sau muốn âm thầm mở rộng lợi ích riêng của mình bằng việc tránh đối đầu trực tiếp với các cường quốc đi trước như Anh và Mỹ. Tương tự, chiến lược Gần giống-Mãn Châu quốc của Trung Quốc cũng là một thứ chủ nghĩa đế quốc trá hình cho một Trung Quốc đi sau muốn mở rộng lợi ích của mình trong khi tránh đối đầu trực tiếp với các cường quốc khác tại các địa bàn quan trọng về chiến lược như Bắc Triều Tiên và Mianma.


Các tuyên bố chủ quyền ngày càng có tính gây hấn của Trung Quốc ở Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông đã lật tẩy bản chất đế quốc của Trung Quốc, và là bằng chứng về việc Trung Quốc không tuân theo hệ thống quốc tế cơ bản Westphalia, trong đó biên giới các quốc gia được tôn trọng bằng luật quốc tế và sự công nhận chủ quyền lẫn nhau. Thay vào đó, theo nhà phân tích nổi tiếng về quân sự Trung Quốc Hiramatsu Shigeo, Trung Quốc đã đề ra học thuyết “biên giới chiến lược” của Quân Giải phóng Nhân dân. Đây là một sự bác bỏ hệ thống Westphalia dựa trên bối cảnh địa chính trị, tiềm tàng trở thành hiếu chiến và bành trướng, hàm ý rằng các biên giới chiến lược có thể được mở rộng theo quyền lực và sức mạnh của một quốc gia. Theo đó, quân đội Trung Quốc đã đề ra “Chiến lược phòng thủ ngoài khơi” để thực hiện các hoạt động trong phạm vi Chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai, bao gồm toàn bộ Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông, Đài Loan và Okinawa, tới tận quần đảo Nhật Bản, mở rộng tới Philippin và Guam.


Thế giới, trong đó có liên minh Mỹ – Nhật, hiện đang phải đối mặt với đế quốc mới là Trung Quốc đang ngày càng hiếu chiến và bành trướng với một liên minh quốc tế mở rộng gồm các quốc gia phi dân chủ và gần như vệ tinh. Thêm nữa, Trung Quốc hiện đã khởi động một chiến dịch để tuyên bố “Okinawa là một phần không thể tách rời của Trung Quốc”. Điều này có những ý nghĩa căn bản liên quan đến tính chất cảu vấn đề căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa. Để đối phó với mối đe doạ tiềm tàng chưa từng có này, liên minh Mỹ – Nhật cần một sự thay đổi căn bản về mô hình song hành với sự thay đổi có tính hệ thống của các thể chế. Dù có những khó khăn do hạn chế về ngân sách, liên minh Mỹ – Nhật cần một sự điều chỉnh toàn diện ở cấp độ hoạch định chiến lược mới sâu sắc hơn, trong đó có việc điều chỉnh lớn việc phân bổ các nguồn lực quốc phòng do chiến lược đế quốc mới này của phía Trung Quốc./.

Không có nhận xét nào: