Cô gái trẻ đang nói về các ông chồng trong hôn nhân của nhiều phụ nữ Việt Nam.
Có điều hầu như ai cũng biết và cô chưa đề cập tới là các đức ông chồng mà nhiều người cô cho là mang họ 'Hứa' và họ 'Tùy' lại cũng thích 'karaoke mỏi tay' hay 'ngủ trưa thân mật'.
Nhà báo Anh, Ben Bland, đã có Bấm bài viết hôm 5/9 về tình trạng ly hôn ngày càng tăng tại Việt Nam và trích một câu trong bài để giới thiệu trên trang mạng xã hội Bấm Twitter:
"Trong khi nhiều đàn ông Việt Nam tới nhà thổ để giải khuây khi hôn nhân có vấn đề, cách duy nhất để phụ nữ giải thoát là nhờ tới luật sư ly dị."
Ông Bland trích các số liệu và nói rằng số vụ ly hôn ở Việt Nam đã tăng 50% kể từ năm 2005 và con số trong các năm 2010, 2009 và 2008 lần lượt là khoảng 88.000, 80.000 và 65.000 vụ.
Tuy nhiên các số liệu trong bài viết cũng cho thấy hôn nhân vẫn là thành trì của xã hội Việt Nam với hơn 72% người lớn ở độ tuổi trên 15 vẫn đang có vợ, có chồng hoặc vợ, hay chồng đã qua đời.
Số vụ ly hôn hiện chỉ ở mức chưa tới 2%, nhưng các thống kê cho thấy mức gia tăng mỗi năm là đáng kể.
'Điếm không tiền'
Tình trạng mà một số người gọi là "vừa ăn cơm, vừa ăn phở" ở Việt Nam đã có từ nhiều năm nay.
Trong nhiều trường hợp các đức ông chồng đều khẳng định họ vô tội khi bị phát hiện.
Có phụ nữ phải nhờ tới những mối quan hệ để nghe lén các cuộc điện thoại của chồng nhằm có được bằng chứng không thể chối cãi.
"Nhiều bạn bè tôi nói sống trong hôn nhân không hạnh phúc cũng giống như làm điếm mà không kiếm được tiền."
Nhà văn Võ Thị Hảo
Nhưng nhiều phụ nữ chịu sức ép xã hội phải tiếp tục cuộc sống như vợ như chồng.
Báo Financial Times trích lời của một nữ doanh gia 32 tuổi ở Hà Nội, người đã có hai con:
"Giống như trường hợp của nhiều người bạn của tôi, chồng tôi luôn lừa dối tôi nhưng mẹ tôi nói đó là lỗi ở tôi vì không thỏa mãn anh ấy và tôi phải giữ lấy gia đình."
Nhà báo Ben Bland cũng phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo, tác giả cuốn chuyện '101 cái dại của đàn ông' và người tin rằng số vụ ly dị sẽ tiếp tục tăng khi các giá trị xã hội truyền thống mất dần.
Bà Hảo, năm nay 55 tuổi và người cũng đã từng ly dị, nói: "Sau khi ly dị, phụ nữ được đào tạo tốt, có công ăn việc làm và mạng lưới xã hội sẽ phát triển tốt hơn vì họ được tự do.
"Nhiều bạn bè tôi nói sống trong hôn nhân không hạnh phúc cũng giống như làm điếm mà không kiếm được tiền."
'Bẫy tình'
Một lần ở Hà Nội người ta cũng kể lại chuyện những người khá giả thời Pháp hay đi 'hát cô đầu'.
Nhiều người khá giả thời nay có thú vui ít tao nhã hơn nên họ thường cố giữ bí mật bằng cách nhìn trước ngó sau, đi tỉnh xa hay thậm chí sang những điểm đến 'an toàn' hơn như Bangkok, Thái Lan.
Báo chí Việt Nam từng nói về các Bấm 'phố đèn đỏ' ở Hà Nội và về chuyện lực lượng công an trong nhiều năm qua đã 'phá' nhiều 'tụ điểm mại dâm'.
Nhưng ở ngay thủ đô Hà Nội người ta nói vẫn có những phố mà các cô gái bán hoa kẹp ba đi ngược chiều ngay trước mặt công an.
Và cũng có những người lái taxi nói họ từng chở cả một nhóm công an đi 'giải khuây' ở ngoài Hà Nội.
Ngay hôm 6/9, trang tin Bấm VnExpress cũng có bài về hai quan chức của viện kiểm sát cấp huyện đi tắm sông cùng một số phụ nữ trong đó một cô bị chết đuối cho dù các quan chức này khẳng định không có quan hệ gì khả nghi.
Ngoài những hậu quả về mặt xã hội, thậm chí có người còn đồn đoán rằng Trung Quốc còn đang dùng 'bẫy tình' để có thể khống chế quan chức Việt Nam.
Dù đồn đoán này có đúng hay không nó cũng khẳng định một hiện trạng xã hội khá rộng khắp mà người ta vẫn đang loay hoay tìm giải pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét