Xe cảnh sát túc trực trước tượng đài "Cảm tử cho tổ quốc quyết sinh" - Hà Nội, sáng 18/09/2011 (ảnh:anhbasam)
Hôm nay 18/9/2011, tại Hà Nội và Sài Gòn đã không diễn ra các cuộc tuần hành như lời kêu gọi được lưu truyền trên mạng vào ngày hôm qua. Tuy nhiên, theo một số trang mạng trong nước, tại một vài nơi ở hai thành phố này, một số người đã từng tham gia trong các cuộc biểu tình trước đây vẫn tụ hợp trong các quán càfê hoặc trên đường phố để chuyện trò, hay bày tỏ thái độ một cách kín đáo.
Một số trang mạng cho biết, các lực lượng an ninh có mặt đông đảo tại khu vực Hồ Gươm (Hà Nội) và xung quanh công viên Quách Thị Trang - Chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn). Đây là những nơi đã từng diễn ra các cuộc tuần hành phản đối sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông trong mùa hè vừa qua.
Lời kêu gọi xuống đường tại hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội để phản đối Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục có những động thái gây hấn, với việc gửi thêm tàu đánh cá trọng tải lớn xuống khu vực quần đảo Trường Sa, cũng như gây áp lực buộc Ấn Độ phải từ bỏ dự án hợp tác thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, ngay sát bờ biển Việt Nam.
Đặc biệt là những động thái gây hấn mới được đưa ra đúng vào lúc một lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện, vừa có chuyến công du Việt Nam nhằm cải thiện quan hệ song phương. Một cuộc hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh dự kiến vào ngày 17/9 với chủ đề « Công lý và Hòa bình trên Biển Đông », do Câu lạc bộ Phao Lồ Nguyễn Văn Bình phối hợp với nhà xuất bản Tri thức tổ chức, cũng bị hủy bỏ, do áp lực từ phía một số cơ quan chính quyền.
Trong khi đó, cuối tuần này, tại Đức, đã có một số cuộc biểu tình lên án tham vọng thôn tính Biển Đông của Trung Quốc, như tại thành phố Munich, chiều hôm qua và trước đó một ngày, ở Hamburg, trước cửa lãnh sự quán Trung Quốc.
Lời kêu gọi xuống đường tại hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội để phản đối Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục có những động thái gây hấn, với việc gửi thêm tàu đánh cá trọng tải lớn xuống khu vực quần đảo Trường Sa, cũng như gây áp lực buộc Ấn Độ phải từ bỏ dự án hợp tác thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, ngay sát bờ biển Việt Nam.
Đặc biệt là những động thái gây hấn mới được đưa ra đúng vào lúc một lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện, vừa có chuyến công du Việt Nam nhằm cải thiện quan hệ song phương. Một cuộc hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh dự kiến vào ngày 17/9 với chủ đề « Công lý và Hòa bình trên Biển Đông », do Câu lạc bộ Phao Lồ Nguyễn Văn Bình phối hợp với nhà xuất bản Tri thức tổ chức, cũng bị hủy bỏ, do áp lực từ phía một số cơ quan chính quyền.
Trong khi đó, cuối tuần này, tại Đức, đã có một số cuộc biểu tình lên án tham vọng thôn tính Biển Đông của Trung Quốc, như tại thành phố Munich, chiều hôm qua và trước đó một ngày, ở Hamburg, trước cửa lãnh sự quán Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét