Pages

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Về bài: “Tiền tiết kiệm đang chảy khỏi ngân hàng”

Châu Xuân Nguyễn

Từ ngày Ông Nguyễn Văn Giàu xuống chức Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Thống Đốc Nguyễn Văn Bình lên thay thế là tôi thấy có điều bất ổn khi tay này học kinh tế từ Liên xô và nếu đọc tiểu sử thì thấy phần lớn tay này trở lại Nga làm đại diện cho Nhà nước VN. Chính vì vậy kinh nghiệm kinh tế thị trường của một người suốt đời sống ở VN đã nghèo nàn thì tay này kinh nghiệm thuộc mức độ là hành khất chứ không còn là nghèo nàn nữa.
Hãy đọc bài này để thấy là tay này nghĩ chỉ cần tuyên bố hạ lãi suất từ 22% hay 2% xuống còn 17–19% hay áp dụng trần lãi suất huy động là 14% và áp đặt hành chánh đuổi việc người xé rào là tất cả tiền tiết kiệm của 90 triệu dân tộc ta sẽ răm rắp lấy lãi 14% để “ủng hộ” chính sách đầy sáng kiến vực dậy nền kinh tế suy thoái này. Nhưng thực tế thì trái ngược hoàn toàn, chỉ mới một tuần sau những “hệ lụy” sau Chỉ thị 02 của NHNN và những đồng thuận bề ngoài thì đã có đến 9 trường hợp xé rào vì NH không chịu nỗi cảnh dân rút tiền ra khỏi tiết kiệm với mức độ hàng chục ngàn tỉ vnd mỗi tuần. NHNN muốn in thêm tiền thì máy in cũng chạy không kịp với mức độ rút tiền của người dân.
.
Rõ ràng là những chi nhánh phải đối mặt với thiếu thanh khoản trầm trọng đến nổi phải phá sản ngân hàng hay là phải lách trần lãi suất huy động 14% và có nguy cơ phát hiện mất chức. Họ đã chọn ‘nuốt’ trái đắng lãi suất đi đêm sự sinh tồn của chi nhánh của họ. Nhà cầm quyền ra Nghị quyết 11 siết chặt tín dụng nghị quyết 11 siết chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát thất bại khi lãi suất siết chặt gây suy thoái kinh tế . Sau khi thất bại chiêu này, Thủ Tướng đưa Nguyễn văn Bình lên chửa cháy với chiêu hạ lãi suất và chỉ một tuần thôi, thị trường đã chứng minh là chiêu này lại thất bại nữa. Chưa có một CP nào mà bất tài, làm gì thì thất bại chính sách đó, không bao giờ có những suy nghĩ tối thiểu về hậu quả của những chính sách của mình đối với cuộc sống của người dân. Siết chặt, thất bại, nới lõng, cũng thất bại. Trong khi cuộc sống của 90 triệu dân tộc ta ngày càng khổ vì lạm phát từ đầu năm, bây giờ có thêm suy thoái mà không chửa trị nổi.
.
Chỉ có một phương án để chửa trị cho cuộc sống của 90 triệu người dân khá lên. Đây là một câu đố mà không có giải thưởng vì 90 triệu người đều có câu trả lời đúng nhưng chưa ai can đảm mà thực hiện tinh thần câu trả lời đó.
Xin mời đọc thêm 8 bài sau đây

Melbourne
17.09.2011
Châu Xuân Nguyễn

Tiền tiết kiệm đang chảy khỏi ngân hàng

Đồng loạt cam kết thực hiện trần lãi suất huy động 14% theo chỉ thị của Thống đốc, nhưng các ngân hàng bắt đầu lo lắng vì ngày càng nhiều khách hàng đến rút tiền.
> Ngân hàng chạy loạn lãi suất / Giám đốc chi nhánh DongABank mất chức

Từ 7/9, các ngân hàng bắt đầu thực hiện Chỉ thị 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc chấm dứt huy động vốn vượt trần lãi suất 14% một năm. Tại hội nghị do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội tổ chức sáng nay (15/9), Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (VIB) Hàn Ngọc Vũ cho biết từ đó đến nay, khách hàng đã rút ra gần 1.000 tỷ đồng. Theo ông, trong ngắn hạn nếu tình trạng này vẫn diễn ra, hệ thống ngân hàng có thể sẽ không chịu đựng được.
Tại ngân hàng Phương Nam, trong một tuần đầu tiên chỉ thị của Thống đốc có hiệu lực thi hành, theo ước tính của Phó giám đốc Phan Công Khoa, có khoảng 200 tỷ đồng tháo chạy. Ông Khoa bày tỏ, đây rõ ràng là sức ép lớn đối với các nhà băng không nằm trong “top” lớn trong bối cảnh hiện nay, khi trần lãi suất đồng loạt quy về 14% một năm. Sức ép này nảy sinh, trong bối cảnh tiếp cận nguồn vốn trên thị trường mở (OMO), thị trường liên ngân hàng, tái cấp vốn… của các đơn vị này trước kia thường bị quản lý khá chặt chẽ.
Ngay sau khi đưa lãi suất huy động về 14%, hiện tượng người dân đổ đi rút vốn xảy ra tại một số ngân hàng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Ngay sau khi đưa lãi suất huy động về 14%, hiện tượng người dân đổ đi rút vốn xảy ra tại một số ngân hàng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Thậm chí, chuyện người dân rút tiền còn xảy ra tại ngay cả các ngân hàng lớn, có uy tín. Không công bố số liệu chi tiết, đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thừa nhận lượng vốn “chạy” khỏi nhà băng có quy mô tài sản và mạng lưới lớn nhất nước này cũng lên tới vài trăm tỷ trong tuần vừa rồi.
“Đây gần như là điều chưa có tiền lệ với Agribank”, vị đại diện nói.
Tình trạng người dân rút tiền khỏi ngân hàng cũng diễn ra tại TP HCM. DongABank vừa phải đình chỉ một giám đốc chi nhánh vì huy động lãi suất vượt trần. Nhưng Tổng giám đốc Trần Phương Bình lo lắng vốn sẽ chảy đi nếu ngân hàng nghiêm túc thực hiện trần lãi suất.
“Có thể nhiều người đã quen với lãi suất tiền gửi cao, nay xuống thấp nên họ đã rút bớt tiền ra làm những việc khác, như chứng khoán, mua vàng hay bỏ vào bất động sản”, ông nói. Ông Bình cho biết lượng tiền huy động của DongABank cuối tháng 8 vẫn tăng so với tháng 7 và cuối năm 2010. Nhưng sau khi thực hiện trần lãi suất từ ngày 8/9 thì lượng tiền huy động của ngân hàng giảm 20 tỷ đồng mỗi ngày.
Đại diện một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ có trụ sở tại TP HCM cũng than thở, chỉ trong 1 tuần qua, gần gần 150 tỷ đồng tiền gửi tại nhà băng đã bị rút ra khỏi ngân hàng. “Số tiền này được rút ra để làm gì vẫn chưa rõ”, ông nói.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank Capital) dự báo rủi ro thanh khoản sẽ là một trong ba điều đáng ngại với ngành ngân hàng từ nay đến cuối năm, ngoài rủi ro tín dụng và rủi ro tác nghiệp. Theo ông, kịch bản này khá giống với những gì từng diễn ra năm 2008, khi lãi suất huy động ở mức cao chót vót (tới 18% một năm) bỗng chốc bị ép xuống còn hai phần ba, thậm chí một nửa. Nhiều ngân hàng khi đó phải đi làm chuyện chỉ có thể có ở Việt Nam đó là năn nỉ khách hàng “xí xóa” mức lãi suất cao và chấp nhận mức thấp.
“Các ngân hàng giống như hạt cơm trong chảo rang, cứ bị hất lên hất xuống. Lãi suất huy động đầu năm cao 18% giờ tụt xuống 14%, nguy cơ vốn huy động giảm sút là điều chắc chắn”, ông nói.
Điều các ngân hàng lo hơn cả là tình trạng “xé rào” có thể tái diễn khi một số đơn vị cạnh tranh không lành mạnh. Chủ tịch VIB Hàn Ngọc Vũ cho rằng ở một số thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM hầu hết các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động, nhưng các địa bàn xa khu vực trung tâm, rất có thể vẫn xảy ra tình trạng “lách” lãi suất huy động. Thậm chí, nhiều người vẫn chưa từ bỏ được “thói quen xấu” mặc cả lãi suất với khách hàng. Đây cũng là điều khiến cho nhiều ngân hàng làm đúng quy định đang phải chịu một sức ép lớn về sự lành mạnh, minh bạch và bình đẳng trong nghiệp vụ huy động vốn.
Ông Lê Trí Thông, Phó tổng giám đốc DongA Bank cũng cho rằng, bản thân mỗi nhà băng không ai muốn vi phạm cả. Nhưng trong bối cảnh khó khăn chung, cùng với đó là sự cạnh tranh không lành mạnh của một số đơn vị nên các nhà băng khác dù muốn dù không đã tham gia “lách lãi suất” nhằm giữ chân khách hàng.
Ông Thông cũng nghĩ rằng, nếu tất cả các nhà băng đều thực hiện nghiêm trần lãi suất và tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh thì sẽ tốt hơn cho những người hoạt động trong ngành ngân hàng. Lúc đó, vi phạm đạo đức giảm, mọi hoạt động cũng trở nên minh bạch hơn.
Đại diện một công ty tài chính quy mô lớn ở Hà Nội cũng chia sẻ, một tuần đầu thực hiện chỉ thị, ngân hàng này đã sụt 600 tỷ đồng vốn huy động, chủ yếu từ những khách hàng không truyền thốngsự thất thoát nguồn thanh khoản do người đầu tư đột ngột rút tiền cũng diễn ra. Ông này thông tin, sau một tuần đưa lãi suất gửi về đúng quy định, thanh khoản của đơn vị này đã sụt mất 600 tỷ đồng, chủ yếu từ những khách hàng không truyền thống. Theo nhận định của lãnh đạo này, đang có sự chuyển dịch nhìn thấy rõ trong nguồn vốn, nhưng chuyển dịch đi đâu, các đơn vị hầu như chưa nắm rõ được. Thậm chí, tình trạng mặc cả lãi suất của khách gửi tiền với các đơn vị vẫn diễn ra khá phổ biến.
Lãnh đạo ngân hàng Phương Nam cho rằng rất có thể, ở đâu đó, vẫn còn có điểm huy động với lãi suất trên 14% một năm vì thế mới có hiện tượng khách hàng rút tiền khỏi các ngân hàng nghiêm túc để chuyển sang “ăn” lãi suất cao ở nơi khác.
Bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho rằng, bên cạnh sự sát sao của cơ quan chức năng, ý thức của các ngân hàng mới là nhân tố chính để thị trường đi vào ổn định.
Hiện tại, toàn Hà Nội có tất cả 2.060 điểm giao dịch của các ngân hàng. Trong khi đó, thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cũng đã rất tăng cường lực lượng thanh kiểm tra hoạt động huy động vốn, tín dụng của các đơn vị, nhưng vẫn lực bất tòng tâm. Giám đốc Sương cho rằng, 108 cán bộ không thể bao quát hết, dù có nghìn mắt nghìn tay, dù có tăng lên 1.008 hay 2.008 người đi chăng nữa, cũng không thể kiểm soát xuể mọi hoạt động của các nhà băng nói trên.
Báo cáo hoạt động ngân hàng 8 tháng đầu năm do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội công bố sáng nay cho thấy, trong các tháng 5, 6 và 7 năm nay, nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng Hà Nội liên tục giảm so với năm ngoái.Tính đến hết 31/8, tổng nguồn vốn huy động được của các tổ chức tín dụng tại Hà Nội đạt 820.660 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cuối năm ngoái, trong đó VND chiếm 73,1% và ngoại tệ là 26,9%. Tổng dư nợ tín dụng cũng tăng 11,49% so với cuối năm 2010: dư nợ VND tăng 6,94% và ngoại tệ tăng 21,79%. Trong đó, cho vay lĩnh vực phi sản xuất chiếm 18,33% tổng dư nợ tín dụng trên toàn địa bàn; cho vay bất động sản chiếm 6,65%; vay đầu tư chứng khoán chiếm 0,9%.Cũng trong sáng nay, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội đã thừa nhận, thị trường ngoại tệ bất hợp pháp (thị trường tự do) đã hoạt động trở lại với các giao dịch ngầm. Trong 8 tháng đầu năm, chi nhánh đã ký quyết định xử phạt hành chính 116 triệu đồng với 12 doanh nghiệp vàng bạc vì kinh doanh trái phép ngoại tệ.

Không có nhận xét nào: