Chỉ thị yêu cầu các đơn vị phải ‘quán triệt sâu sắc’ tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với đời sống xã hội, sức khỏe con người và sự phát triển nòi giống.
Theo đó, Đảng yêu cầu các địa phương đưa tiêu chí an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của mình, tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm và nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý vệ sinh ăn uống.
Ban Bí thư yêu cầu các Đảng ủy các cấp xây dựng các chương trình và kế hoạch cụ thể để thực hiện chỉ thị này.
Trong khi đó Cục trưởng Cục vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, ông Nguyễn Công Khẩn, cho BBC biết tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam hiện nay có ‘tiến bộ vượt bậc so với mọi năm’ với tỷ lệ ngộ độc giảm đến 40%.
Ông giải thích những thành tựu như hiện nay có được là nhờ cơ sở hạ tầng vệ sinh an toàn thực phẩm đã tốt hơn.
Bác sỹ Lưu Thành Giữ, phó giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long, cho biết Nghị quyết của tỉnh uỷ Vĩnh Long cũng có đề cập đến vấn đề an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
“Tỉnh ủy chỉ đạo kỹ vấn đề này và ủy ban tỉnh phân công cho các ban ngành chức năng thực hiện,” ông nói, trả lời câu hỏi tại sao đây là vấn đề của chính quyền mà Đảng ủy lại chỉ đạo.
“Tỉnh cũng tăng kinh phí, tăng cường công tác đào tạo cũng như công tác điều tra trong lĩnh vực này,” ông nói thêm.
Đảng cộng sản Việt Nam vẫn thường xuyên ra chỉ thị và nghị quyết tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong rất nhiều lĩnh vực như báo chí, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, giáo dục, y tế…
Nhưng đây là lần đầu tiên Ban bí thư trung ương muốn tăng cường vai trò lãnh đạo trực tiếp của Đảng trong vấn đề vệ sinh ăn uống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét