Hồng Quý
Theo: vef.vn
Bài đã được xuất bản.: 08/10/2011 06:00 GMT+7
(VEF.VN) – Đưa tay xóa bàn cờ sau khi bị chiếu nước cuối, Thành gọi trả tiền 2 ly cà phê và bao thuốc lá rồi cố vớt vát sĩ diện: “Cược nhỏ quá, không có hứng đánh nên mới thua”. Tuấn cười to: “Nhỏ mà thắng vẫn là thắng nghe. Thời buổi khó khăn, nhỏ là ngon rồi”.
LTS: Năm 2011 được cho là năm khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp từ sau Đổi Mới. Chỉ trong 9 tháng đầu năm, đã có tới hơn 48.000 doanh nghiệp phá sản. Những DN còn “trụ” lại được trong cơn bão khủng hoảng cũng đang gồng mình, gắng sức vượt bão.
Cuộc khủng hoảng kinh tế lần này cũng có thể coi là một hàn thử biểu đo sức khỏe của doanh nghiệp. Những DN linh hoạt, năng động và có nền tảng tốt sẽ vượt lên và nắm lấy cơ hội. Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, báo VietNamNet mở diễn đàn “Doanh nghiệp vượt bão khủng hoảng” để cộng đồng doanh nghiệp cùng chia sẻ những bài học, kinh nghiệm – cả thành công và thất bại – để cùng hướng tới xây dựng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh.
Mọi thông tin, chia sẻ, mời độc giả nhập vào hộp phản hồi phía dưới hoặc email về địa chỉ vef@vietnamnet.vn.
Cụm từ “thời buổi khó khăn” làm câu chuyện giữa 2 người tài xế taxi rỗi việc chợt chùng xuống. Vắng khách tranh thủ làm ván cờ cho khuây khỏa nhưng dường như không khuây khỏa nổi. Những nỗi lo lắng cứ chực trở về.
Tuấn và Thành không hiểu lắm về biến động tỷ giá, lãi suất cao, khan hiếm nguồn vốn, lạm phát, các biến động về thị trường hàng hóa đầu vào. Nhưng đó chính là những gì mà chủ doanh nghiệp nơi họ làm việc đang cùng lúc phải đối mặt. Ván cờ của các nhà lãnh đạo đang vào thế bí.
Những nẻo đường phá sản
Kinh tế khó khăn, lạm phát cao, lãi suất tăng cao và đồng tiền mất giá. Chi phí ngày càng đội lên ở phía đầu vào trong khi ở đầu ra thì sức mua giảm mạnh. Khó khăn bủa vây doanh nghiệp từ mọi hướng. Nhiều “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế” đã hy sinh.
Báo cáo của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, có khoảng 30% số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh đã phá sản, giải thể, đóng cửa, tạm ngừng sản xuất. Theo báo cáo, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất cho vay vượt quá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Đa số doanh nghiệp cho biết họ gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước cả về việc tiếp cận vốn cũng như chi phí vốn.
Vụ phá sản của Siêu thị điện máy Wonder Buy tại TP.HCM vào giữa tháng 6/2011 gióng hồi chuông báo động cả nước. Giải thích lý do phá sản, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Điện máy – Máy tính – Viễn thông Hợp Nhất, đơn vị sở hữu thương hiệu Wonder Buy, cho biết, đã lỗ hơn 52 tỷ đồng chỉ trong một năm hoạt động.
Nhưng theo ông Phan Thanh Hà, Tổng giám đốc Hợp Nhất, Wonder Buy không phải là siêu thị điện máy đầu tiên rơi vào cảnh phá sản tại thị trường TP.HCM, mà trước đó nhiều siêu thị nhỏ lẻ khác đã âm thầm ngừng hoạt động.
Nhưng phá sản không chỉ là những trường hợp đã chính thức tuyên bố như Wonder Buy. Một công ty nhỏ tại Hà Nội vừa trả lại văn phòng trên phố Thái Hà sầm uất ở quận Đống Đa để rút về đặt văn phòng tại nhà riêng của giám đốc ở quận Long Biên, cách xa trung tâm. “Làm thương mại, chủ yếu buôn bán thiết bị máy tính mà giờ rút về đây cũng là việc cực chẳng đã. Khách mấy ai tới đây mua đâu. Chỉ cố giữ để chờ khấm khá hơn thì tái hoạt động, không thì coi như bỏ”, vị giám đốc (không muốn nêu tên) chua chát nói.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bỗng dưng muốn đổi ngành kinh doanh chính để sống tạm qua thời khó khăn. Một công ty xây dựng ở Gò Vấp, TP.HCM ngậm ngùi bỏ nghề chính chuyển sang bán vật liệu xây dựng. Một nhà hàng ăn uống sân vườn diện tích lớn ở Hoàng Mai, Hà Nội, dẹp tiệm để đổi thành bãi gửi xe ôtô. Công ty Chứng khoán Kim Long cũng từng xin ý kiến cổ đông dừng kinh doanh chứng khoán để chuyển sang đầu tư bất động sản và thương mại điện tử. “Đó chẳng qua là doanh nghiệp đã gián tiếp phá sản trong lĩnh vực này để chuyển sang lĩnh vực khác”, anh Lê Đức Trọng, một cổ đông của Kim Long cho biết.
Theo hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, trước những khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp trên cả nước đã phải bó hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh, tạm dừng hoạt động hoặc chuyển đổi, chuyển giao một phần sở hữu để tồn tại, thậm chí một số phải ngừng hoạt động. Điển hình như TP.HCM, Hải Phòng có gần 30% doanh nghiệp đình trệ sản xuất, đứng trước nguy cơ phá sản, Ninh Bình có đến 90% doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, chờ thời.
Chiến lược chống bão
Phá sản, dù đã chính thức hay đang chạm bờ vực, là điều không ai muốn. Hầu hết, từ chính chủ doanh nghiệp cho tới người lao động, Nhà nước và cả khách hàng đều muốn thấy doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Khó khăn của nền kinh tế có thể còn kéo dài. Doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh riêng cho giai đoạn khủng hoảng và sau khủng hoảng có thể phát triển tốt hơn.
Không có bài học nào có thể áp dụng chung cho tất cả. Tuy nhiên, quyết tâm phải sống và nghị lực vượt khó là điều phải có ở bản thân mỗi doanh nghiệp. Cuộc chiến giành sự sống cho doanh nghiệp là thiết yếu, đòi hỏi những chiến lược kinh doanh phù hợp và linh hoạt.
Nhiều DN đã “hy sinh” trong mặt trận kinh tế (ảnh phunu.info)
“Thương trường có lúc khó khăn, luôn luôn khốc liệt. Do vậy, bổn phận của doanh nghiệp là phải luôn có cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp, được điều chỉnh linh hoạt tại từng thời điểm. Nếu quá khó khăn, thậm chí doanh nghiệp phải áp dụng chiến lược tạm co cụm để bảo toàn vốn”, Nguyễn Anh Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM và là giảng viên chính môn Chiến lược kinh doanh tại đây, cho biết.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện đang áp dụng chiến lược bảo toàn vốn bằng cách co cụm, chấp nhận bỏ qua cơ hội mở rộng quy mô sản xuất như vậy. Theo số liệu của Sở Công Thương TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2011, nhiều doanh nghiệp chọn phương án sản xuất cầm chừng. Một số doanh nghiệp tạm đình hoãn, dãn tiến độ thực hiện dự án, hạn chế đầu tư mở rộng quy mô.
Thời điểm khó khăn hiện nay mang lại quá nhiều bất lợi và đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp ở nhiều ngành. Tuy nhiên, theo ông Ngọc, trong giông bão không phải là không có cơ hội và doanh nghiệp phải bình tĩnh nhìn nhận cơ hội để tìm cửa sống cho mình. “Phải tìm mọi cách để giảm áp lực khó khăn. Chẳng hạn, hợp tác với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mình để cùng san sẻ khó khăn và chi phí. Đồng thời, nên hướng tới sự phát triển dài hạn về sau”, ông Ngọc cho biết.
Công ty Thức ăn Gia súc Thành Vinh ở An Khánh, Hà Nội đã chọn giải pháp đó. Công ty đàm phán nhập hàng với thời hạn trả tiền chậm hơn do gần đây khó xoay tiền kịp thời như trước đây. Công ty có thêm những biện pháp hỗ trợ các đại lý bán hàng: cho họ trả tiền hàng chậm hơn và tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, cử nhân viên tham gia tiếp thị địa phương cùng đại lý.
Bên cạnh hợp tác để chia sẻ khó khăn, lúc thị trường khó khăn, ảm đạm và vắng vẻ chính là lúc doanh nghiệp phải tranh thủ rà soát nội bộ. “Rà soát nội bộ, hay còn gọi là tái cấu trúc, cần phải tiến hành trong thời điểm khó khăn. Càng khó khăn càng phải rà soát kỹ để đảm bảo các nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất. Khó khăn không cho phép lãng phí. Rà soát từ nhân lực tới việc sử dụng nguyên vật liệu, chi phí bán hàng”, ông Ngọc cho biết.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đi theo hướng này. Công ty rà soát các khâu, siết lại các hoạt động để tăng năng suất. Công ty hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu. Ngoài ra, Công ty cũng quyết định đẩy nhanh tiến độ đầu tư giai đoạn 2 Khu Liên hiệp Gang thép Hòa Phát ở Hải Dương vì sản xuất thép bằng công nghệ lò cao mang lại tỷ suất lợi nhuận 10% so với 5-6% của việc sản xuất thép bằng lò điện.
Trong khó khăn, doanh nghiệp vẫn cần chú trọng quản lý nguồn lực con người, đặc biệt là quản lý nhân tài. Doanh nghiệp cần thu hút và giữ chân được những nhân tài trong doanh nghiệp vì họ mới là những người giải quyết được các vấn đề phức tạp của thị trường và môi trường tổ chức.
Quan điểm trên của ông Ngọc trùng khớp với ý kiến TS. Lê Đăng Doanh đưa ra gần đây, rằng thời điểm này chính là cơ hội để doanh nghiệp tiến hành cải cách, tái cơ cấu. Cụ thể, doanh nghiệp cần tính toán đến các biện pháp để tiết kiệm tối đa chi phí, nâng cao hiệu quả và vận dụng khoa học kỹ thuật và sáng tạo của con người.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đã linh hoạt điều chỉnh sản phẩm, thị trường phù hợp với điều kiện mới. Khi xem xét tập trung cho các sản phẩm phù hợp với nhu cầu hiện tại, Tập đoàn Kinh Đô nhận thấy, kinh tế khó khăn thì người dân ăn bánh mì nhiều hơn bún phở nên đã đẩy mạnh dòng sản phẩm bánh mì.
Tìm sản phẩm phù hợp rồi, doanh nghiệp còn phải chấp nhận giảm lợi nhuận để thị trường chấp nhận. “Phải điều chỉnh tỉ lệ lãi gộp bằng cách giảm giá bán về sát với giá vốn. Có như vậy, người tiêu dùng mới dễ chấp nhận và doanh nghiệp coi như đã tự kích cầu cho mình. Lúc này, lãi ít đã là chiến thắng”, ông Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM, cho biết.
Siêu thị Co.op Mart liên tục thực hiện chủ trương chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng bằng chính sách giảm giá. Các mặt hàng thực phẩm tươi sống tại đây đề mức giá thấp hơn thị trường từ 10-30%. Co.op Mart cho biết cách làm này đã kích cầu mua sắm, đáp ứng được mong muốn chi tiêu tiết kiệm của số đông người tiêu dùng trong cơn bão giá.
Thực tế cho thấy, trong lúc khó khăn, nếu doanh nghiệp bỏ qua những khoản lợi nhuận nhỏ và không chuyên tâm, cẩn trọng với từng đường đi nước bước thì cũng như trường hợp anh Thành ở trên, thua ván cờ vì cho rằng khoản cược không đủ hấp dẫn.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương công bố tháng 9/2010 cho thấy, hơn 65% trong tổng số 2.543 doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia khảo sát trả lời rằng khủng hoảng toàn cầu tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp.
Trong đó, các doanh nghiệp tại Hà Nội, Nghệ An và TP.HCM chịu tác động mạnh nhất.
Nếu xét theo quy mô, các doanh nghiệp vừa chịu tác động của khủng hoảng nhiều nhất (với tỷ lệ trả lời có là 83,9%), kế đó là doanh nghiệp nhỏ (78,9%) và siêu nhỏ (58%).
Xét theo loại hình doanh nghiệp, các công ty trách nhiệm hữu hạn chịu ảnh hưởng nhiều nhất (82,7%), còn các hộ gia đình chịu ảnh hưởng ít nhất (chỉ 57,8%).
Theo: vef.vn
(TTHN) – Giờ phút này thì tất cả những doanh nghiệp VN (600 ngàn) đều biết rõ là suy thoái đang ăn sâu vào cuộc sống của 90 triệu dân VN. Dĩ nhiên là họ biết rất rõ tài ba quán xuyến nền kinh tế này của 3 Dũng và đồng bọn cánh hẫu, vây cánh của chúng.
Tôi thì tôi sẽ xuống đường kêu gọi CP từ chức và đào thải bọn này qua Trung Quốc cho rãnh mắt, trả lại đất nước Vn cho 90 triệu dân VN có quyền tự do bầu cử, tự do lựa chọn người tài để vận hành đất nước này thật tốt để gở những món nợ kếch xù (tôi nghĩ từ 100 tỉ đến 150 tỉ usd (100% đến 150% GDP)) này.
Ít nhất sau thời gian trả nợ chừng 3 hay 5 năm chúng ta sẽ ngững cao đầu.
Kịch bản thứ hai là để 3 Dũng và DCS cầm quyền thì suốt 7 năm tới từ 2012 đến 2019 là suy thoái và khủng hoãng, lạm phát cao, phát triển thấp, không còn nhiều tiền để xây dựng hạ tầng, tập đoàn, TCTY, DNNN vẫn mượn tiền và tham nhũng mỗi năm 30 tỉ usd, trả nợ 8% trên 150 tỉ usd là 12 tỉ usd/năm tức là 240 ngàn tỉ vnd (2 triệu 7 cho mỗi đầu người VN, già trẻ lớn bé mỗi năm trả tiền lời không).
Nên nhớ doanh nghiệp chỉ đang lo chống chọi đến cuối năm, qua khỏi ải đó thì 6 năm 9 thàng nữa phải chống chọi nữa và họ có Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn văn Bình cùng 3 Dũng lo cho nền kinh tế này để 600 ngàn doanh nghiệp và 90 triệu dân tộc VN được “phồn thịnh”.
Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn
—————————Châu Xuân Nguyễn
Chiến lược trụ bão của doanh nghiệp: Phải sống
Tác giả: Hồng QuýBài đã được xuất bản.: 08/10/2011 06:00 GMT+7
(VEF.VN) – Đưa tay xóa bàn cờ sau khi bị chiếu nước cuối, Thành gọi trả tiền 2 ly cà phê và bao thuốc lá rồi cố vớt vát sĩ diện: “Cược nhỏ quá, không có hứng đánh nên mới thua”. Tuấn cười to: “Nhỏ mà thắng vẫn là thắng nghe. Thời buổi khó khăn, nhỏ là ngon rồi”.
LTS: Năm 2011 được cho là năm khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp từ sau Đổi Mới. Chỉ trong 9 tháng đầu năm, đã có tới hơn 48.000 doanh nghiệp phá sản. Những DN còn “trụ” lại được trong cơn bão khủng hoảng cũng đang gồng mình, gắng sức vượt bão.
Cuộc khủng hoảng kinh tế lần này cũng có thể coi là một hàn thử biểu đo sức khỏe của doanh nghiệp. Những DN linh hoạt, năng động và có nền tảng tốt sẽ vượt lên và nắm lấy cơ hội. Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, báo VietNamNet mở diễn đàn “Doanh nghiệp vượt bão khủng hoảng” để cộng đồng doanh nghiệp cùng chia sẻ những bài học, kinh nghiệm – cả thành công và thất bại – để cùng hướng tới xây dựng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh.
Mọi thông tin, chia sẻ, mời độc giả nhập vào hộp phản hồi phía dưới hoặc email về địa chỉ vef@vietnamnet.vn.
Cụm từ “thời buổi khó khăn” làm câu chuyện giữa 2 người tài xế taxi rỗi việc chợt chùng xuống. Vắng khách tranh thủ làm ván cờ cho khuây khỏa nhưng dường như không khuây khỏa nổi. Những nỗi lo lắng cứ chực trở về.
Tuấn và Thành không hiểu lắm về biến động tỷ giá, lãi suất cao, khan hiếm nguồn vốn, lạm phát, các biến động về thị trường hàng hóa đầu vào. Nhưng đó chính là những gì mà chủ doanh nghiệp nơi họ làm việc đang cùng lúc phải đối mặt. Ván cờ của các nhà lãnh đạo đang vào thế bí.
Những nẻo đường phá sản
Kinh tế khó khăn, lạm phát cao, lãi suất tăng cao và đồng tiền mất giá. Chi phí ngày càng đội lên ở phía đầu vào trong khi ở đầu ra thì sức mua giảm mạnh. Khó khăn bủa vây doanh nghiệp từ mọi hướng. Nhiều “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế” đã hy sinh.
Báo cáo của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, có khoảng 30% số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh đã phá sản, giải thể, đóng cửa, tạm ngừng sản xuất. Theo báo cáo, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất cho vay vượt quá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Đa số doanh nghiệp cho biết họ gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước cả về việc tiếp cận vốn cũng như chi phí vốn.
Vụ phá sản của Siêu thị điện máy Wonder Buy tại TP.HCM vào giữa tháng 6/2011 gióng hồi chuông báo động cả nước. Giải thích lý do phá sản, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Điện máy – Máy tính – Viễn thông Hợp Nhất, đơn vị sở hữu thương hiệu Wonder Buy, cho biết, đã lỗ hơn 52 tỷ đồng chỉ trong một năm hoạt động.
Nhưng theo ông Phan Thanh Hà, Tổng giám đốc Hợp Nhất, Wonder Buy không phải là siêu thị điện máy đầu tiên rơi vào cảnh phá sản tại thị trường TP.HCM, mà trước đó nhiều siêu thị nhỏ lẻ khác đã âm thầm ngừng hoạt động.
Nhưng phá sản không chỉ là những trường hợp đã chính thức tuyên bố như Wonder Buy. Một công ty nhỏ tại Hà Nội vừa trả lại văn phòng trên phố Thái Hà sầm uất ở quận Đống Đa để rút về đặt văn phòng tại nhà riêng của giám đốc ở quận Long Biên, cách xa trung tâm. “Làm thương mại, chủ yếu buôn bán thiết bị máy tính mà giờ rút về đây cũng là việc cực chẳng đã. Khách mấy ai tới đây mua đâu. Chỉ cố giữ để chờ khấm khá hơn thì tái hoạt động, không thì coi như bỏ”, vị giám đốc (không muốn nêu tên) chua chát nói.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bỗng dưng muốn đổi ngành kinh doanh chính để sống tạm qua thời khó khăn. Một công ty xây dựng ở Gò Vấp, TP.HCM ngậm ngùi bỏ nghề chính chuyển sang bán vật liệu xây dựng. Một nhà hàng ăn uống sân vườn diện tích lớn ở Hoàng Mai, Hà Nội, dẹp tiệm để đổi thành bãi gửi xe ôtô. Công ty Chứng khoán Kim Long cũng từng xin ý kiến cổ đông dừng kinh doanh chứng khoán để chuyển sang đầu tư bất động sản và thương mại điện tử. “Đó chẳng qua là doanh nghiệp đã gián tiếp phá sản trong lĩnh vực này để chuyển sang lĩnh vực khác”, anh Lê Đức Trọng, một cổ đông của Kim Long cho biết.
Theo hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, trước những khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp trên cả nước đã phải bó hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh, tạm dừng hoạt động hoặc chuyển đổi, chuyển giao một phần sở hữu để tồn tại, thậm chí một số phải ngừng hoạt động. Điển hình như TP.HCM, Hải Phòng có gần 30% doanh nghiệp đình trệ sản xuất, đứng trước nguy cơ phá sản, Ninh Bình có đến 90% doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, chờ thời.
Chiến lược chống bão
Phá sản, dù đã chính thức hay đang chạm bờ vực, là điều không ai muốn. Hầu hết, từ chính chủ doanh nghiệp cho tới người lao động, Nhà nước và cả khách hàng đều muốn thấy doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Khó khăn của nền kinh tế có thể còn kéo dài. Doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh riêng cho giai đoạn khủng hoảng và sau khủng hoảng có thể phát triển tốt hơn.
Không có bài học nào có thể áp dụng chung cho tất cả. Tuy nhiên, quyết tâm phải sống và nghị lực vượt khó là điều phải có ở bản thân mỗi doanh nghiệp. Cuộc chiến giành sự sống cho doanh nghiệp là thiết yếu, đòi hỏi những chiến lược kinh doanh phù hợp và linh hoạt.
Nhiều DN đã “hy sinh” trong mặt trận kinh tế (ảnh phunu.info)
“Thương trường có lúc khó khăn, luôn luôn khốc liệt. Do vậy, bổn phận của doanh nghiệp là phải luôn có cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp, được điều chỉnh linh hoạt tại từng thời điểm. Nếu quá khó khăn, thậm chí doanh nghiệp phải áp dụng chiến lược tạm co cụm để bảo toàn vốn”, Nguyễn Anh Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM và là giảng viên chính môn Chiến lược kinh doanh tại đây, cho biết.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện đang áp dụng chiến lược bảo toàn vốn bằng cách co cụm, chấp nhận bỏ qua cơ hội mở rộng quy mô sản xuất như vậy. Theo số liệu của Sở Công Thương TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2011, nhiều doanh nghiệp chọn phương án sản xuất cầm chừng. Một số doanh nghiệp tạm đình hoãn, dãn tiến độ thực hiện dự án, hạn chế đầu tư mở rộng quy mô.
Thời điểm khó khăn hiện nay mang lại quá nhiều bất lợi và đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp ở nhiều ngành. Tuy nhiên, theo ông Ngọc, trong giông bão không phải là không có cơ hội và doanh nghiệp phải bình tĩnh nhìn nhận cơ hội để tìm cửa sống cho mình. “Phải tìm mọi cách để giảm áp lực khó khăn. Chẳng hạn, hợp tác với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mình để cùng san sẻ khó khăn và chi phí. Đồng thời, nên hướng tới sự phát triển dài hạn về sau”, ông Ngọc cho biết.
Công ty Thức ăn Gia súc Thành Vinh ở An Khánh, Hà Nội đã chọn giải pháp đó. Công ty đàm phán nhập hàng với thời hạn trả tiền chậm hơn do gần đây khó xoay tiền kịp thời như trước đây. Công ty có thêm những biện pháp hỗ trợ các đại lý bán hàng: cho họ trả tiền hàng chậm hơn và tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, cử nhân viên tham gia tiếp thị địa phương cùng đại lý.
Bên cạnh hợp tác để chia sẻ khó khăn, lúc thị trường khó khăn, ảm đạm và vắng vẻ chính là lúc doanh nghiệp phải tranh thủ rà soát nội bộ. “Rà soát nội bộ, hay còn gọi là tái cấu trúc, cần phải tiến hành trong thời điểm khó khăn. Càng khó khăn càng phải rà soát kỹ để đảm bảo các nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất. Khó khăn không cho phép lãng phí. Rà soát từ nhân lực tới việc sử dụng nguyên vật liệu, chi phí bán hàng”, ông Ngọc cho biết.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đi theo hướng này. Công ty rà soát các khâu, siết lại các hoạt động để tăng năng suất. Công ty hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu. Ngoài ra, Công ty cũng quyết định đẩy nhanh tiến độ đầu tư giai đoạn 2 Khu Liên hiệp Gang thép Hòa Phát ở Hải Dương vì sản xuất thép bằng công nghệ lò cao mang lại tỷ suất lợi nhuận 10% so với 5-6% của việc sản xuất thép bằng lò điện.
Trong khó khăn, doanh nghiệp vẫn cần chú trọng quản lý nguồn lực con người, đặc biệt là quản lý nhân tài. Doanh nghiệp cần thu hút và giữ chân được những nhân tài trong doanh nghiệp vì họ mới là những người giải quyết được các vấn đề phức tạp của thị trường và môi trường tổ chức.
Quan điểm trên của ông Ngọc trùng khớp với ý kiến TS. Lê Đăng Doanh đưa ra gần đây, rằng thời điểm này chính là cơ hội để doanh nghiệp tiến hành cải cách, tái cơ cấu. Cụ thể, doanh nghiệp cần tính toán đến các biện pháp để tiết kiệm tối đa chi phí, nâng cao hiệu quả và vận dụng khoa học kỹ thuật và sáng tạo của con người.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đã linh hoạt điều chỉnh sản phẩm, thị trường phù hợp với điều kiện mới. Khi xem xét tập trung cho các sản phẩm phù hợp với nhu cầu hiện tại, Tập đoàn Kinh Đô nhận thấy, kinh tế khó khăn thì người dân ăn bánh mì nhiều hơn bún phở nên đã đẩy mạnh dòng sản phẩm bánh mì.
Tìm sản phẩm phù hợp rồi, doanh nghiệp còn phải chấp nhận giảm lợi nhuận để thị trường chấp nhận. “Phải điều chỉnh tỉ lệ lãi gộp bằng cách giảm giá bán về sát với giá vốn. Có như vậy, người tiêu dùng mới dễ chấp nhận và doanh nghiệp coi như đã tự kích cầu cho mình. Lúc này, lãi ít đã là chiến thắng”, ông Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM, cho biết.
Siêu thị Co.op Mart liên tục thực hiện chủ trương chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng bằng chính sách giảm giá. Các mặt hàng thực phẩm tươi sống tại đây đề mức giá thấp hơn thị trường từ 10-30%. Co.op Mart cho biết cách làm này đã kích cầu mua sắm, đáp ứng được mong muốn chi tiêu tiết kiệm của số đông người tiêu dùng trong cơn bão giá.
Thực tế cho thấy, trong lúc khó khăn, nếu doanh nghiệp bỏ qua những khoản lợi nhuận nhỏ và không chuyên tâm, cẩn trọng với từng đường đi nước bước thì cũng như trường hợp anh Thành ở trên, thua ván cờ vì cho rằng khoản cược không đủ hấp dẫn.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương công bố tháng 9/2010 cho thấy, hơn 65% trong tổng số 2.543 doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia khảo sát trả lời rằng khủng hoảng toàn cầu tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp.
Trong đó, các doanh nghiệp tại Hà Nội, Nghệ An và TP.HCM chịu tác động mạnh nhất.
Nếu xét theo quy mô, các doanh nghiệp vừa chịu tác động của khủng hoảng nhiều nhất (với tỷ lệ trả lời có là 83,9%), kế đó là doanh nghiệp nhỏ (78,9%) và siêu nhỏ (58%).
Xét theo loại hình doanh nghiệp, các công ty trách nhiệm hữu hạn chịu ảnh hưởng nhiều nhất (82,7%), còn các hộ gia đình chịu ảnh hưởng ít nhất (chỉ 57,8%).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét