Cuộc “cách mạng ả rập” hay “mùa xuân ả rập” có lẽ sẽ hữu ích trong việc tìm kiếm một phương pháp tranh đấu nhằm giải thể chế độ csvn.Chế độ này sẽ phản ứng ra sao nếu có nổi dậy của dân chúng Việt Nam.?
Ba hình ảnh đã thấy qua ba nước Tunisie,Ai Cập và Libye. ở Tunisie nhà lãnh đạo đã đào tẩu ‘bỏ của chạy lấy người. Ở Ai Cập,nhà lãnh đạo nhượng bộ,từ chức,ở lại nước và bị đem ra xét xử. Ở Libye,nhà lãnh đạo chiến đấu cho tới chết. Điều ghi nhận là ở cả ba nước này,dù gọi là dưới chế độ độc tài,dân chúng có một mức sống cao hơn các nước khác ở Phi Châu,cao nhất là ở Libye vì được trợ cấp nhiều mặt. Ngoài ra, trữ lượng ngoại tệ của Nhà Nước ở nước ngoài cao như Libye có trữ lượng trên 150 tỉ Mỹ kim ở nước ngoài,và khi bỏ chạy khỏi Tripoli, Kadhafi đã để lại ở ngân khố trung ương một khối ngoại tệ lên đến 27 tỉ Mỹ Kim. Ở Ai Cập và Tunisie không thấy nói đến trữ lượng ngoại tệ của nhà nước,chỉ thấy nói đến tài sản của các nhà lãnh đạo.
Ngược lại,ở Ai Cập và Tunisie,có một hệ thống quyền lực chánh trị hiện hữu, việc chuyển quyền tương đối không gặp khó khăn,việc điều hành quốc vụ được tiếp tục bình thường. Ở Libye là một khoảng trống quyền lực, chánh quyền vẫn chưa có và ngay cả sau khi thành lập cũng chỉ là sự phân phối theo thăng bằng quyền lực giữa những phe tham dự nổi dậy,khả năng điều hành quốc sự hầu như không có. Những tin tức sau cùng cho thấy cuộc chiến đấu chống Kadhafi của CNT có sự hiện diện của các ‘chí nguyện quân’ nước Qatar và Soudan, ngoài ra có những tin nói đến sự hiện diện của những toán đoặc nhiệm nhằm liên lạc giữa các đơn vị dưới đất với không lực của OTAN. Đây là những kỹ thuật liên lạc cao, không chắc gì những người Libye thuộc lực lượng CNT làm nổi!
Một trường hợp khác đáng được lưu ý là Syrie với mức độ đàn áp tàn bạo hơn là ở Libye và khác hẳn với Libye,sự đàn áp này rõ ràng nhắm vào các người nổi dậy không vũ trang. Trong khi đó, CNT là một lực lượng có vũ trang. Đã không có được một quyết nghị trừng phạt Syrie của LHQ vì sự phủ quyết của Nga và Trung Hoa.
Trong trường hợp VN,nếu có cuộc nổi dậy và bị đàn áp, khó có thể có một quyết nghị trừng phạt của LHQ vì sự phủ quyết của Nga và Trung Hoa, nhất là Trung Hoa vì VN là cửa ngõ của Hoa Nam. Khó có việc phong toả trữ lượng của VN ở nước ngoài vì Nhà Nước VN không có tiền, chỉ có giai cấp lãnh đạo có tài sản và các tài sản tẩu tán ra nước ngoài không chắc chỉ mang tên những người lãnh đạo mà có thể dưới nhiều hình thức khác nhau (tên thân nhân,hình thức cổ phần trong công ty tư nhân,trái phiếu,bất động sản..).Hệ thống quản trị do đảng cộng sản VN khống chế,khi chế độ cộng sản sụp đổ, hệ thống quản trị sụp đổ theo, chế độ chuyên đoán (autocratie) có cơ may trở thành chế độ ‘cầm nhầm’ như trường hợp xảy ra cho Liên Sô. Những người tranh đấu cho tự do dân chủ tại VN có nghĩ đến một lực lượng để điều hành quốc sự? Và cuộc tranh đấu sẽ diễn ra dưới hình thức nào.? Xuống đường như ở Tunisie và Ai Cập? Tranh đấu quân sự như trường hợp Libye?
Cho đến nay,các cuộc phản đối ở VN vẫn chưa đạt tới một mức độ rộng lớn và thiếu phối hợp. Những người phản đối xuất thân từ ‘con dòng cháu giống’ trong chế độ cộng sản,mang tính cách cá nhân nhiều hơn là tổ chức. Có vẻ những cuộc tranh đấu này giúp chế độ ‘xả xú-bắp’ các bất mãn của dân chúng nhiều hơn là chống chế độ, các cuộc biểu tình đòi chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ở trong nước có lẽ cũng trong chiều hướng này bởi vì nhà cầm quyền Hà Nội không có một cương quyết nào trong việc đòi lại những vùng đảo này,đó là chưa kể việc nhà cầm quyền Hà Nội đã thoả thuận với Trung Hoa về việc phân chia lại biên giới và vùng biển Bắc Bộ!
Đây chỉ là những suy nghĩ thô thiển.
Nhữ Đình Hùng
27.10.2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét