Sau khi Bộ trưởng Đinh La Thăng khoe "đã hai lần đi làm bằng xe bus", một "công dân thủ đô" đã gửi lá thư ngỏ tới các báo điện tử mời Bộ trưởng cùng đi xe bus vào giờ tan tầm. Tuyến xe bus số 19, đi qua chỉ 2 ngã tư khổ, 1 ngã tư tử thần nhưng đã được "7 năm kinh nghiệm đi xe bus" chứng thực rằng phải mất đứt 2h đồng hồ. Một bạn đọc khác còn mời Bộ trưởng ghé qua điểm trung chuyển Cầu Giấy lúc 5h-6h chiều. "Bộ trưởng hãy bắt xe 20, 32, 07... Khi đi thì mang vài nghìn đi xe thôi, đừng mang di động, máy tính xách tay hay tư trang quý giá. Nếu gặp phải móc túi nhớ đừng đánh lại kẻo Bộ trưởng bị đánh hội đồng...".
Ngay sau đó, trên youtoube xuất hiện một đoạn clip nghẹn ngào van nài kẻ cướp trên xe bus. Một nam thanh niên nhà quê, có vẻ nghèo khổ van xin "Các bác các anh cho em xin lại cái bằng lái, ví của em không có tiền". Có lẽ, nếu có tiền, người thanh niên nọ sẽ... mua xe máy chứ không bao giờ phải chịu khổ nhục với xe bus đến như vậy.
Từ lâu, xe bus gần như chỉ dành cho người nghèo, cho học sinh, sinh viên, những người còn chưa làm ra tiền. Khảo sát xã hội học do chính giám đốc Phi Thường của Transerco công bố cũng cho thấy 65% hành khách không đi xe buýt vì lý do chờ lâu; 16% cho rằng do mức độ phục vụ kém; 10% nói phải đi bộ xa, 5% do tệ nạn và 4% do lái xe ẩu.
Người ta có thể chờ chuyến xe bus muộn 40 phút. Người ta có thể chấp nhận bị nhồi với mật độ 200 người/80 ghế (Như thừa nhận của Transerco). Nhưng những người hút chết vì xe chạy ẩu, những thanh niên bị móc sạch, đến cả phương tiện sinh kế, sẽ không có lần thứ hai bước lên xe bus.
2 chuyến đi xe bus kiểu thí điểm với complet, cà vạt, đồng sự đi kèm (chỉ thiếu báo chí tháp tùng) khác với 7 năm trường kỳ xe bus. Gương mẫu đột xuất là một chuyện, trường kỳ khổ sở lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Những chính khác salong quen ngồi phòng máy lạnh, đi xe biển xanh sẽ rất khó thông cảm được cho những công chức, sinh viên nghèo ngày ngày lê mặt ra đường. Hôm làm việc với Hà Nội, Bộ trưởng Thăng tán thành với đề xuất điều chỉnh giờ học, giờ làm việc của học sinh, sinh viên, công nhân viên chức để tránh ùn tắc. Theo đó, giờ làm việc chính thức tại một số cơ quan nhà nước sẽ kiến nghị Chính phủ chuyển giờ làm việc từ 9h sáng đến 6h chiều. Như vậy là từ khi ngồi chiếc ghế nóng, ông đã không ngừng chiến đấu với ùn tắc, nào là "hạn chế xe máy", thu phí xe vào nội thành, và giờ là đổi giờ tham gia giao thông. Đã đành hạn chế giao thông chắc chắn ảnh hưởng phần nào tới dân chúng, chỉ có điều dù là biện pháp gì cũng cần phải tính đến sự phù hợp với thực tế.
Trong thư mời Bộ trưởng đi xe bus, anh "công dân thủ đô" đã viết: Bộ trưởng hãy kiên nhẫn vì chúng ta chắc chắn tắc ở đường Trường Trinh. 7 năm nay ngày nào tôi đi làm về cũng vậy.
Có lẽ cư dân các thành phố lớn giờ đã trở thành những con người kiên nhẫn nhất trên thế giới, và sự kiên nhẫn nhạy cảm đến nổi ngay lập tức tin tưởng vào những phát ngôn, những biện pháp mà họ hy vọng có thể giải tỏa vấn nạn stress giao thông mỗi ngày.
Nhưng nếu thay đổi giờ đi học của trẻ con và giờ đi làm của bố mẹ chúng thì dứt khoát là sẽ bớt ùn tắc. Nhưng cũng có nghĩa trẻ con thành phố dứt khoát phải biết tự mình đi xe bus? Chúng sẽ phải học cách kiên nhẫn chờ nửa giờ đồng hồ? Đứng một chân 2 tiếng mỗi ngày? Thử thách thần kinh với những cú phanh gấp của các bác tài xế quan tài bay? Và đối mặt với những tên móc túi mà Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội CA Hà Nội thừa nhận là bị nhiễm HIV và vô cùng manh động?
Xin Bộ trưởng cần thực tế, và cả kiên nhẫn nữa - trước khi có những quyết sách liên quan để cả triệu con người.
Ngay sau đó, trên youtoube xuất hiện một đoạn clip nghẹn ngào van nài kẻ cướp trên xe bus. Một nam thanh niên nhà quê, có vẻ nghèo khổ van xin "Các bác các anh cho em xin lại cái bằng lái, ví của em không có tiền". Có lẽ, nếu có tiền, người thanh niên nọ sẽ... mua xe máy chứ không bao giờ phải chịu khổ nhục với xe bus đến như vậy.
Từ lâu, xe bus gần như chỉ dành cho người nghèo, cho học sinh, sinh viên, những người còn chưa làm ra tiền. Khảo sát xã hội học do chính giám đốc Phi Thường của Transerco công bố cũng cho thấy 65% hành khách không đi xe buýt vì lý do chờ lâu; 16% cho rằng do mức độ phục vụ kém; 10% nói phải đi bộ xa, 5% do tệ nạn và 4% do lái xe ẩu.
Người ta có thể chờ chuyến xe bus muộn 40 phút. Người ta có thể chấp nhận bị nhồi với mật độ 200 người/80 ghế (Như thừa nhận của Transerco). Nhưng những người hút chết vì xe chạy ẩu, những thanh niên bị móc sạch, đến cả phương tiện sinh kế, sẽ không có lần thứ hai bước lên xe bus.
2 chuyến đi xe bus kiểu thí điểm với complet, cà vạt, đồng sự đi kèm (chỉ thiếu báo chí tháp tùng) khác với 7 năm trường kỳ xe bus. Gương mẫu đột xuất là một chuyện, trường kỳ khổ sở lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Những chính khác salong quen ngồi phòng máy lạnh, đi xe biển xanh sẽ rất khó thông cảm được cho những công chức, sinh viên nghèo ngày ngày lê mặt ra đường. Hôm làm việc với Hà Nội, Bộ trưởng Thăng tán thành với đề xuất điều chỉnh giờ học, giờ làm việc của học sinh, sinh viên, công nhân viên chức để tránh ùn tắc. Theo đó, giờ làm việc chính thức tại một số cơ quan nhà nước sẽ kiến nghị Chính phủ chuyển giờ làm việc từ 9h sáng đến 6h chiều. Như vậy là từ khi ngồi chiếc ghế nóng, ông đã không ngừng chiến đấu với ùn tắc, nào là "hạn chế xe máy", thu phí xe vào nội thành, và giờ là đổi giờ tham gia giao thông. Đã đành hạn chế giao thông chắc chắn ảnh hưởng phần nào tới dân chúng, chỉ có điều dù là biện pháp gì cũng cần phải tính đến sự phù hợp với thực tế.
Trong thư mời Bộ trưởng đi xe bus, anh "công dân thủ đô" đã viết: Bộ trưởng hãy kiên nhẫn vì chúng ta chắc chắn tắc ở đường Trường Trinh. 7 năm nay ngày nào tôi đi làm về cũng vậy.
Có lẽ cư dân các thành phố lớn giờ đã trở thành những con người kiên nhẫn nhất trên thế giới, và sự kiên nhẫn nhạy cảm đến nổi ngay lập tức tin tưởng vào những phát ngôn, những biện pháp mà họ hy vọng có thể giải tỏa vấn nạn stress giao thông mỗi ngày.
Nhưng nếu thay đổi giờ đi học của trẻ con và giờ đi làm của bố mẹ chúng thì dứt khoát là sẽ bớt ùn tắc. Nhưng cũng có nghĩa trẻ con thành phố dứt khoát phải biết tự mình đi xe bus? Chúng sẽ phải học cách kiên nhẫn chờ nửa giờ đồng hồ? Đứng một chân 2 tiếng mỗi ngày? Thử thách thần kinh với những cú phanh gấp của các bác tài xế quan tài bay? Và đối mặt với những tên móc túi mà Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội CA Hà Nội thừa nhận là bị nhiễm HIV và vô cùng manh động?
Xin Bộ trưởng cần thực tế, và cả kiên nhẫn nữa - trước khi có những quyết sách liên quan để cả triệu con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét