Tiền quốc tế vào đầu tư giảm 28%, lạm phát 2011 sẽ ít nhất 24%
HANOI (VietBao) -- Kinh tế Việt Nam bi quan hơn, theo các lời báo nguy từ các báo nhà nước.
Tạp chí Kinh tế và Dự báo – thuộc cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư VN — nói rằng VN mấp mé bên vòng xoáy lạm phát, và các công ty quốc doanh thua lỗ liên tục.
Trong khi đó, tư bản quốc tế e dè hơn khi vaò VN: bản tin RFI hôm Thứ Hai 3-10-2011 nói, mức cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam (FDI) đã giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, 2010.
Và tờ báo chuyên ngành kinh tế VnEconomy ghi lời tiên đoán lạm phát từ Tiến Sĩ Phạm Đỗ Chí, nguyên là chuyên viên cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), quả quyết, lạc quan nhất là 24%. Nghĩa là, tiền tệ Việt Nam lạc quan lắm cũng sẽ bốc hơn 1/4 trị giá.
Đặc biệt, tạp chí Kinh tế và Dự báo nhìn nhận rằng kinh tế VN đang bị lèo lái theo quyền lợi của thiểu số, bản tin nói rõ ngay ở nhan đề …Nhóm lợi ích không ủng hộ đổi mới!
Tạp chí này viết:
Nguy cơ vòng xoáy lạm phát – đình trệ đã bắt đầu xuất hiện sau 5 năm lạm phát và lãi suất cao, sức khỏe nền kinh tế và doanh nghiệp bị suy giảm.
Một số chuyên gia kinh tế tham dự Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2011, triển vọng năm 2012 và các giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển KT – XH 2011 – 2015 tại TP Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tới thực tế này và cho rằng, phải chấp nhận trả giá để kéo lạm phát xuống một con số và ổn định vĩ mô.
Bên cạnh lạm phát bất ổn, chưa giảm và rất khó chống đỡ thì tốc độ tăng trưởng tiếp tục giảm và khó phục hồi. Khu vực kinh tế chủ đạo dự kiến lỗ lớn trong năm 2011. Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể lỗ gần 11.700 tỷ, Petrolimex 1.200 tỷ, Vinashin 3.092 tỷ… Những mất cân đối của nền kinh tế diễn biến phức tạp. Thâm hụt thương mại năm 2011 sẽ vào khoảng 12 tỷ USD, thâm hụt ngân sách khó có thể dưới 5%…(hết trích)
Con số thua lỗ 11.700 tỷ đồng của Tập đoàn Điện lực VN là tương đương: 561.6 triệu đôla Mỹ.
Petrolimex lỗ 1.200 tỷ là tương đương: 57.6 triệu đôla Mỹ.
Vinashin lỗ 3.092 tỷ là tương đương: 148.5 triệu đôla Mỹ.
Nghĩa là quốc doanh liên tục thua lỗ.
Trong tình hình đó, nhiều tư bản quốc tế lo bỏ chạy, theo tin RFI. Bản tin này nói, Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến tháng Chín vừa qua, mức cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam (FDI) đã giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, 2010. Theo giới phân tích, lạm phát trong nước và vấn đề tỷ giá đồng tiền Việt Nam là nguyên nhân làm cho các nhà đầu tư quốc tế dè dặt. Về trị giá tuyệt đối, trong 9 tháng đầu năm nay, tổng số cam kết đầu tư vào Việt Nam đạt mức 9,9 tỷ đô la, chỉ bằng 72% so với 9 tháng đầu năm 2010. (hết trích)
Cũng hôm Thứ Hai, báo VEF.vn cho biết, theo tin từ cuộc giao ban tháng 9 của Bộ Công Thương sáng 3/10, hầu hết các doanh nghiệp đều kêu rất khó khăn cho sản xuất kinh doanh quí IV.
Bản tin ghi lời Đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, số nợ của EVN ngày càng tăng. Đến nay, EVN đã nợ PVN trên 10.000 tỷ đồng trong khi tháng trước mới nợ trên 8.000 tỷ đồng. Nếu EVN thanh toán nợ không dứt điểm thì gây tác hại rất lớn tới PVN, ảnh hưởng tới cổ phần của các DN trong tập đoàn.
Con số 10.000 tỷ đồøng tương đương 480 triệu đôla. Và con số 8.000 tỷ đồng tương đương 384 triệu đôla.
Không chỉ ngành điện lực, ngành dệt may cũng thê thảm. Báo VEF nói, Không bị vướng nợ như ngành dầu khí, song, ngành dệt may vừa qua đã chứng kiến nhiều DN nhỏ phá sản, thua lỗ.
Ông Nguyễn Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may, cho biết, mức độ trầm trọng đặc biệt diễn ra đối với những DN vừa và nhỏ trong ngành vì hiện, nhóm này đã bị thiếu đơn hàng cho tháng 10, tháng 11…
“…Năm nay, dệt may phấn đấu đạt 13,2-13,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, nhưng dấu hiệu sụt giảm đã xuất hiện từ tháng 9 ( ước đạt 1,4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong khi tháng 8 là 1,6 tỷ USD). Thị trường xuất khẩu trầm hơn, các đơn hàng bị chậm lại.
Ông Trường lo lắng, thị trường quý IV của dệt may sẽ thấp hơn các quý trước và sự ì ạch này có thể sẽ kéo dài sang tháng 1-2/2012.
Tạp chí Kinh tế và Dự báo – thuộc cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư VN — nói rằng VN mấp mé bên vòng xoáy lạm phát, và các công ty quốc doanh thua lỗ liên tục.
Trong khi đó, tư bản quốc tế e dè hơn khi vaò VN: bản tin RFI hôm Thứ Hai 3-10-2011 nói, mức cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam (FDI) đã giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, 2010.
Và tờ báo chuyên ngành kinh tế VnEconomy ghi lời tiên đoán lạm phát từ Tiến Sĩ Phạm Đỗ Chí, nguyên là chuyên viên cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), quả quyết, lạc quan nhất là 24%. Nghĩa là, tiền tệ Việt Nam lạc quan lắm cũng sẽ bốc hơn 1/4 trị giá.
Đặc biệt, tạp chí Kinh tế và Dự báo nhìn nhận rằng kinh tế VN đang bị lèo lái theo quyền lợi của thiểu số, bản tin nói rõ ngay ở nhan đề …Nhóm lợi ích không ủng hộ đổi mới!
Tạp chí này viết:
Nguy cơ vòng xoáy lạm phát – đình trệ đã bắt đầu xuất hiện sau 5 năm lạm phát và lãi suất cao, sức khỏe nền kinh tế và doanh nghiệp bị suy giảm.
Một số chuyên gia kinh tế tham dự Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2011, triển vọng năm 2012 và các giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển KT – XH 2011 – 2015 tại TP Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tới thực tế này và cho rằng, phải chấp nhận trả giá để kéo lạm phát xuống một con số và ổn định vĩ mô.
Bên cạnh lạm phát bất ổn, chưa giảm và rất khó chống đỡ thì tốc độ tăng trưởng tiếp tục giảm và khó phục hồi. Khu vực kinh tế chủ đạo dự kiến lỗ lớn trong năm 2011. Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể lỗ gần 11.700 tỷ, Petrolimex 1.200 tỷ, Vinashin 3.092 tỷ… Những mất cân đối của nền kinh tế diễn biến phức tạp. Thâm hụt thương mại năm 2011 sẽ vào khoảng 12 tỷ USD, thâm hụt ngân sách khó có thể dưới 5%…(hết trích)
Con số thua lỗ 11.700 tỷ đồng của Tập đoàn Điện lực VN là tương đương: 561.6 triệu đôla Mỹ.
Petrolimex lỗ 1.200 tỷ là tương đương: 57.6 triệu đôla Mỹ.
Vinashin lỗ 3.092 tỷ là tương đương: 148.5 triệu đôla Mỹ.
Nghĩa là quốc doanh liên tục thua lỗ.
Trong tình hình đó, nhiều tư bản quốc tế lo bỏ chạy, theo tin RFI. Bản tin này nói, Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến tháng Chín vừa qua, mức cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam (FDI) đã giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, 2010. Theo giới phân tích, lạm phát trong nước và vấn đề tỷ giá đồng tiền Việt Nam là nguyên nhân làm cho các nhà đầu tư quốc tế dè dặt. Về trị giá tuyệt đối, trong 9 tháng đầu năm nay, tổng số cam kết đầu tư vào Việt Nam đạt mức 9,9 tỷ đô la, chỉ bằng 72% so với 9 tháng đầu năm 2010. (hết trích)
Cũng hôm Thứ Hai, báo VEF.vn cho biết, theo tin từ cuộc giao ban tháng 9 của Bộ Công Thương sáng 3/10, hầu hết các doanh nghiệp đều kêu rất khó khăn cho sản xuất kinh doanh quí IV.
Bản tin ghi lời Đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, số nợ của EVN ngày càng tăng. Đến nay, EVN đã nợ PVN trên 10.000 tỷ đồng trong khi tháng trước mới nợ trên 8.000 tỷ đồng. Nếu EVN thanh toán nợ không dứt điểm thì gây tác hại rất lớn tới PVN, ảnh hưởng tới cổ phần của các DN trong tập đoàn.
Con số 10.000 tỷ đồøng tương đương 480 triệu đôla. Và con số 8.000 tỷ đồng tương đương 384 triệu đôla.
Không chỉ ngành điện lực, ngành dệt may cũng thê thảm. Báo VEF nói, Không bị vướng nợ như ngành dầu khí, song, ngành dệt may vừa qua đã chứng kiến nhiều DN nhỏ phá sản, thua lỗ.
Ông Nguyễn Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may, cho biết, mức độ trầm trọng đặc biệt diễn ra đối với những DN vừa và nhỏ trong ngành vì hiện, nhóm này đã bị thiếu đơn hàng cho tháng 10, tháng 11…
“…Năm nay, dệt may phấn đấu đạt 13,2-13,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, nhưng dấu hiệu sụt giảm đã xuất hiện từ tháng 9 ( ước đạt 1,4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong khi tháng 8 là 1,6 tỷ USD). Thị trường xuất khẩu trầm hơn, các đơn hàng bị chậm lại.
Ông Trường lo lắng, thị trường quý IV của dệt may sẽ thấp hơn các quý trước và sự ì ạch này có thể sẽ kéo dài sang tháng 1-2/2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét