Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, Quế Võ, Hà Nội, 20/05/2011
Reuters
Hôm nay, 11/12/2011, hãng tin Kyodo đưa tin là các doanh nghiệp Nhật Bản có nhà máy tại Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc tìm nhân công. Đây là một mối thất vọng đối với cả ngàn công ty đã thiết lập cơ sở tại Việt Nam với hy vọng thừa hưởng được tình trạng lao động rẻ và dồi dào.
Theo thống kê của văn phòng Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản JETRO tại Hà Nội, số lượng công ty Nhật Bản tại Việt Nam là thành viên của họ từ 330 vào năm 2001, đã tăng vọt lên khoảng 1.000 vào tháng 10 năm nay, 2011. Việt Nam đã thu hút các doanh nghiệp ngoại quốc nhờ lương công nhân thấp, trong lúc chí phí lao động ở các nước xung quanh, nhất là tại Trung Quốc, lại gia tăng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lương công nhân đã tăng lên đáng kể tại Việt Nam theo đà phát triển kinh tế nhanh chóng, trong lúc các lao động có tay nghề cao lại sẵn sàng thay đổi nhiệm sở, nếu tìm được chỗ làm có lương cao hơn. Điều này đã tạo ra tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các công ty Nhật Bản.
Theo một công trình khảo sát điều tra của JETRO trên 190 nhà sản xuất Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, khoảng 20% cho biết là họ gặp khó khăn trong việc bảo đảm đủ số lượng công nhân. Sự thiếu hụt lao động đặc biệt nghiêm trọng tại các công ty lớn, vốn cần đến một lực lượng lao động đáng kể để vận hành các nhà máy của họ.
Hãng Kyodo nêu bật một vài thí dụ cụ thể về các khó khăn mà doanh nghiệp Nhật Bản đang phải đối phó, như trường hợp công ty cơ khí Mabuchi Motor Co, tại Đà Nẵng. Hãng này đã xây dựng nhà máy đầu tiên vào năm 2005, và từ đó đến nay, lực lượng lao động của họ đã lên đến khoảng 4.800 người. Thế nhưng hiện nay, mức lương tháng mà họ phải trả cho các công nhân mới tuyển mộ đã tăng lên thành 2 triệu đồng, cao hơn ba lần so với năm 2005.
Công ty sản xuất ống thép Nippon Steel Pipe Việt Nam, hoạt động trong khu công nghiệp Bà Rịa-Vũng Tàu ở miền Nam, cũng đang gặp khó khăn trong việc tuyển mộ và duy trì công nhân tiếp tục làm việc cho mình. Một cán bộ tuyển dụng của công ty này đã công nhận rằng để thuê được người làm, họ đã phải trả lương cao hơn rất nhiều so với mức lương tối thiểu pháp định tại Việt Nam.
Theo ghi nhận của giới lãnh đạo công ty này, lao động Việt Nam hiện nay sẵn sàng bỏ công ty cũ để qua làm ở chỗ khác nếu điều kiện làm việc tốt hơn. Tình trạng này ngày càng phát triển do vấn đề trao đổi thông tin về lương bổng và điều kiện làm việc ngày càng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lương công nhân đã tăng lên đáng kể tại Việt Nam theo đà phát triển kinh tế nhanh chóng, trong lúc các lao động có tay nghề cao lại sẵn sàng thay đổi nhiệm sở, nếu tìm được chỗ làm có lương cao hơn. Điều này đã tạo ra tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các công ty Nhật Bản.
Theo một công trình khảo sát điều tra của JETRO trên 190 nhà sản xuất Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, khoảng 20% cho biết là họ gặp khó khăn trong việc bảo đảm đủ số lượng công nhân. Sự thiếu hụt lao động đặc biệt nghiêm trọng tại các công ty lớn, vốn cần đến một lực lượng lao động đáng kể để vận hành các nhà máy của họ.
Hãng Kyodo nêu bật một vài thí dụ cụ thể về các khó khăn mà doanh nghiệp Nhật Bản đang phải đối phó, như trường hợp công ty cơ khí Mabuchi Motor Co, tại Đà Nẵng. Hãng này đã xây dựng nhà máy đầu tiên vào năm 2005, và từ đó đến nay, lực lượng lao động của họ đã lên đến khoảng 4.800 người. Thế nhưng hiện nay, mức lương tháng mà họ phải trả cho các công nhân mới tuyển mộ đã tăng lên thành 2 triệu đồng, cao hơn ba lần so với năm 2005.
Công ty sản xuất ống thép Nippon Steel Pipe Việt Nam, hoạt động trong khu công nghiệp Bà Rịa-Vũng Tàu ở miền Nam, cũng đang gặp khó khăn trong việc tuyển mộ và duy trì công nhân tiếp tục làm việc cho mình. Một cán bộ tuyển dụng của công ty này đã công nhận rằng để thuê được người làm, họ đã phải trả lương cao hơn rất nhiều so với mức lương tối thiểu pháp định tại Việt Nam.
Theo ghi nhận của giới lãnh đạo công ty này, lao động Việt Nam hiện nay sẵn sàng bỏ công ty cũ để qua làm ở chỗ khác nếu điều kiện làm việc tốt hơn. Tình trạng này ngày càng phát triển do vấn đề trao đổi thông tin về lương bổng và điều kiện làm việc ngày càng dễ dàng hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét