Pages

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Việt Cộng Bạo Ác Hơn Trung Cộng

Tác giả : Vi Anh
So sánh hành động Việt Cộng trù dập Blogger Huỳnh Thục Vy bằng tiền phạt rất lớ và thời hạn nộp rất ngắn với hành động TC truy thu thuế để trù dập nghệ sĩ Ngải Vị Vị , VC tỏ ra bạo ác hơn TC nhiều.
Một, Việt Cộng bạo ác hơn vì đã áp dụng trò bá đạo này trước và thường hơn TC. Việt Cộng đã sữ dụng trò đánh vào túi tiền của những nhà dân chủ Việt Nam lâu rồi. Một là luật sư Lê Trần Luật, một luật sư dũng cảm dám nhận biện hộ cho giáo dân Thái Hà chống lại nhà cầm quyền CS đã cướp đất của giáo xứ Thái Hà ở Hà nội. VC đã xét văn phòng, tịch thu máy móc, và ra lịnh truy thu thuê một cách tùy tiện và phi pháp đối với Lê Trần Luật.

Hai là đối với blogger Điếu Cày yêu nước anh dũng đi biểu tình với sinh viên và viết blog chống TC xâm lấn biển đảo của đất nước VN. CS Hà nội bày đặt chuyện và đặt điều truy thu thuế cho mươn nhà dể bỏ từ Ông. CS Hà nội còn “cực kỳ” bạo ác hơn, khi Điều Cày mãn hạn tù mà CS không thả, tiếp tục giam cấm cố. Có tin của vợ Ông, dường như Ông bị CS ám hại “mất tay”. Ba là bây giờ CS phạt hành chánh Blogger Hùynh thục Vy một tiền vạ rất lớn 270 triệu.
Hình thức VC làm có khác nhau cái thì truy thu thuế, cái thì phạt hành chánh, nhưng “ ý đồ” của VC vẫn là một; đó đánh vào túi tiền rất khiêm tốn của những người đấu tranh, dể phạy vất vả lo đóng hay nếu không có tiền đóng thỉ bỏ tù để bịt miệng cá nhân nhà đấu tranh và khủng bố tinh thần, đe dọa, gây sợ hãi cho toàn thể dân chúng Việt Nam. Đó là một lọai khủng bố do, của, vì Đảng Nhà Nước CSVN
Hai, VC bạo ác hơn TC ở chỗ VC qui số tiền truy thu và phạt vạ rất cao và thời gian phải nộp rất gấp. Số tiền phạt 270 triệu $VN là quá lớn và cao đối với việc làm và với con người Hùynh thục Vy là một thanh nữ mới 26 tuổi. Số tiền đó một người lao động ở VN trung bình phải làm việc cả chục năm, không ăn, không mặc gì cả gì cũng không có đủ số tiền như thế.
Càng bạo ác hơn, VC buộc Hùynh thục Vy phải nộp trong 10 ngày. Gia đình và Hùynh thục Vy có bán nhà ra đường mà ở, bán cũng không kịp.Cả nhà Cô có chạy nợ vắt giò lên cổ cũng không kịp, không đủ. Người dân VN chánh trực có muốn gởi tiền giúp Hùynh thục Vy như người dân Trung Hoa giúp Ngải Vị Vị cũng làm không kịp.
Ba, CS bạo ác với Ngải Vị Vị và Hùynh Thục Vi như vậy vì CS sợ dân viết blog chánh trị, nhứt la trong thời kỳ người dân trong Thế Giới Á rập sữ dụng những trang mạng xã hội phát động, huy dộng những cuộc biểu tình lật đổ những chế độ độc tài ở Bắc Phi va Trung Đông.
Gần đây những nhà đấu tranh chống chế độ dộc tài phát huy sáng kiến sử dụng tối đa các blog, các trang mạng xã hội như Facebook để tranh đấu. Ở TC hầu hết những cuộc người dân biểu tình, nổi dậy chống bất công, áp bức, đốt xe cảng sát, bao đồn công an, bắt cán bộ làm con tin, hàng năm hơn 70,000 vụ đều có sư giúp đỡ của các blogger phát động, huy động, loan thông tin, nghi luận.
Ở trong chế độ VC, bloggers chánh trị làm sáng tỏ vấn đề nhậy cảm và di ứng mà CS Hà nội muốn ém nhẹm như Bắc Kinh xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như chuyện Trung Quốc được vào khai thác bauxite ở Cao Nguyên VN. Nhà báo và nhiều người yêu nước dùng blog để phổ biến vấn đề dị ứng và nhậy cảm đối với tương quan TC-VC.
Hầu hết các đài phát thanh có chương trình tiếng Việt, BBC của Anh, RFI của Pháp, RFA và VOA của Mỹ, Uy Ban Bảo vệ Ký giả đều lên án các vụ CS Hà nội trấn áp nhà báo, blogger của VN.
Việc CS bắt giữ những người viết blog chánh trị đem nhốt trong tù CS trở thành một vấn đề quốc tế, “quốc tung”, mất măt CS đến nổi CS Hà nội cũng ngán, phải thả hai nhà báo Đoan Trang và blogger Người Buôn Gió để Tổng Bí Thư Nông đức Mạnh đi công du Úc.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak cũng bày tỏ mối quan ngại trước hành động của Đảng Nhà Nước CS đàn áp báo chí và hạn chế quyền tự do ngôn luận, thời gian gần đây. Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo CPJ, ông Bob Dietz đã lên án CSVN là “một trong những nước vi phạm quyền tự do thông tin internet trầm trọng nhất trên thế giới”. Tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch từ New York, lên tiếng kêu gọi CS Hà nội hủy bỏ hết các tội danh quy chụp cho ba nhà báo mạng điện tử. Theo HRW, những vụ bắt bớ mới nhất này cho thấy Hà Nội cố gắng dập tắt những tiếng nói chỉ trích.
Số người có Internet và sử dụng Internet ngày càng tăng, số bloggers tăng nhanh nhứt. Blog trên phương diện khoa học, kỹ thuật và công năng chỉ là những trang nhựt ký trên mạng Internet. Nhưng những người yêu nước, thương dân VN biết sử dụng đã trở thành súng thần công, trọng pháo nã pháo đài độc tài CS.
Một hình thức dân báo ra đời, hấp dẫn, nhiều người trong chế dộ CS lén xem nhiều hơn “báo đài” của CS. Ở VN thời CS Hà nội có 702 cơ quan báo chí, 813 ấn phẩm, 67 đài phát thanh truyền hình, một hãng thông tấn quốc gia, một đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 10 báo điện tử, 130 trang tin điện tử, và hơn 15.000 nhà báo đều do Đảng Nhà Nước cấp thẻ. Nhưng không có một tờ báo của tư nhân.
Nhưng người dân coi đó là cơ quan truyền truyền cho CS, rất ít người coi. Trái lại dân báo thông tin, nghị luận, nhanh và thực rất nhiều người xem dù là xem lén. Nhiều tổ chức theo dõi báo chí toàn cầu như Phóng Viên Không Biên Giới bản doanh ở Pháp và Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo CPJ ở New York và người Việt ở Bắc, ở Nam, ở Trung và ở hải ngoại nhận thấy càng ngày càng có nhiều những người Việt, nhà báo, trí thức, đấu tranh, trẻ già, suốt từ Bắc chí Nam viết blog chính trị va blog chánh trị tràn ra hải ngoại VN.
Người viễt ai mà không thích những blog họp tình, hợp lý như thế này đây. Như bài «Tản mạn cho đảo xa» do Trung Bảo “viết lách” trên số xuân báo Du Lịch, về các cuộc biểu tình của giới trẻ phản đối Trung Quốc xâm chiếm đảo Hoàng Sa, Trường Sa : «Nếu có “kẻ xấu” nào đó “kích động” người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những “kẻ xấu” này. Ngược lại, khi “người tốt” tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng “người tốt” này cần phải được xem lại…”

Không có nhận xét nào: