Từ năm 2010 trở về trước trong Bộ Công An Việt Nam có một bộ phận An Ninh Tôn Giáo có ký hiệu PA38. Vì dư luận lên án nhiều, nhất là lần Thiền Sư Thích Nhất Hạnh lên tiếng công khai đòi loại bỏ an tinh tôn giáo (ANTG) ra khỏi bộ máy công an. Chính quyền Việt Nam che mắt bằng cách đổi tên PA38 ANTG thành PA88 tức Cục an ninh xã hội (CAXH) do thiếu tướng Lê Đình Luyện làm cục trưởng. Ông Lê Đình Luyện được điều động từ Cục an tinh Tây Bắc chuyển về sau chiến công đàn áp người Hơ Mông tại Mường Nhé. Một thành tích đẫm máu mà đến giờ cơ quan an ninh Việt Nam vẫn cho đó để tự hào khi so sánh với vụ Tân Cương của Trung Quốc.
Thiếu tướng Lê Đình Luyện là một Phật Tử có pháp danh là Đức Tâm. Là một Phật Tử đương nhiên thiếu tướng Lê Đình Luyện rất hăng hái, nhiệt thành chăm sóc Phật Giáo Việt Nam. Việc theo tôn giáo nào là quyền tự do của mọi người, người viết bài này không có ý định phân biệt, chia rẽ Tôn Giáo. Ở một chế độ theo chủ nghĩa vô thần như Việt Nam phải có bộ phận ANTG là điều tất yếu, chỉ có điều oái ăm là người cục trưởng của nó lại là một Phật Tử chính thống thì thật khôi hài và chuyện công bằng giữa các tôn giáo là điều không thể không băn khoăn.
Phụ trách vấn đề tôn giáo của công an thành phố Hà Nội (TPHN) là đại tá Bạch Thành Định cũng là một Phật Tử. Nhiều cán bộ, chiến sĩ PA38 ANTG trước kia và PA88 ngày nay đều rất thành tâm sùng kính Phật Giáo, họ tổ chức đi lễ bái chùa chăm chỉ. Đó là một điều may mắn khi GHPG Việt Nam có nhiều quan chức an ninh là Phật Tử. Giá như những Phật Tử này thấm nhuần đạo lý nhà Phật là Từ Bi, Hỉ Xả, có lẽ những câu chuyện đau thương của tôn giáo khác đã không tốn nhiều giấy mực cũng như máu và nước mắt.
Giới thiệu những cán bộ ANTG các cấp, cán bộ Đảng và chính quyền TPHN là những Phật Tử là một điều bất đắc dĩ, bởi nó có thể ảnh hưởng đến quyền tự do tôn giáo của mỗi cá nhân, cho dù cá nhân ấy giữ chức vụ, cương vị gì đi nữa. Nhưng trong bối cảnh Giáo Xứ Thái Hà trên địa bàn Hà Nội chịu đau thương, mất mát từ nhiều năm qua bởi sự bất công do quan chức chính quyền Hà Nội, nên rất cần tìm hiểu nghiêm túc mọi ngóc ngách sâu xa từ lịch sử, nguồn gốc sở hữu đất, sự hình thành giáo xứ, lý lịch và quan điểm của những người liên quan (nhất là những người có chức quyền, có ảnh hưởng). Tìm hiểu các bộ máy, ban ngành, đoàn thể chính quyền có trách nhiệm, thẩm quyền liên quan là điều cần thiết. Để đi đến đánh giá tổng quan một cách khách quan khi cân nhắc nhiều góc nhìn.
Nếu thiếu tướng cục trưởng PA88 bộ Công An có vốn liếng từ vụ đàn áp tại Mường Nhé, thì đại tá, phó giám đốc an ninh TPHN lại có bề dày kinh nghiệm trấn áp đám đông suốt từ năm 2007 đến nay. Chỉ đạo công an tấn công giáo dân Thái Hà tối 31/8/2008 bằng hơi cay và dui cui, giầy đinh.
Những nạn nhân của đại tá, tiến sĩ Bạch Thành Định là bà già và trẻ em. Phải chăng đề tài bảo vệ luận án của vị tiến sĩ Từ Bi là tấn công những người dân lành như thế này bằng bạo lực.?
Chưa hết, đại tá Bạch Thành Định còn là tác giả của vụ trấn áp những người biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 21/8/2011 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đại tá Bạch Thành Định, lực lượng an ninh TPHN giả dạng thường dân dùng vũ lực cưỡng chế những người biểu tình yêu nước về đồn công an Mỹ Đình. Vu cho những người này tội xâm hại trật tự công cộng để xử phạt hành chính và phạt tù giam. Đồng tác giả trong vụ trấn áp biểu tình này còn có các chuyên gia an ninh của Cục PA67 (chống khủng bố), Cục PA88 (An Ninh Xã Hội), Cục PA69 (trinh sát ngoại tuyến)… phối hợp với các lực lượng công an Hà Nội cùng tiến hành.
Những biện pháp mà Lê Văn Luyện, Bạch Thành Định thường dùng để trấn áp đám đông là những trò rẻ tiền, xưa cũ. Thế nhưng được viết thành sách và được các giảng viên giảng dạy ở trường Đại Học An Ninh (ký hiệu T31) say sưa truyền lại cho học viên. Một trong những trò đó là cài người vào đám đông, giả làm giáo dân, giả làm người biểu tình..rồi những tên giả mạo này cố tình tạo ra những hành động gây rối để làm lý do cho lực lượng công an trấn áp bắt giữ giáo dân, người biểu tình.
Hai nữ nhân viên an ninh thuộc CA quận Hoàn Kiếm giả dạng người biểu tình yêu nước, trong những chiếc túi này có những khẩu hiệu tiêu cực dùng trương ra cho lực lượng công an TPHN có lý do trấn áp những người biểu tình.
Khái quát giới thiệu về con người lãnh đạo cơ quan an ninh tôn giáo, về những quan điểm, hành xử (thủ đoạn) của họ. Chúng ta mới thấy sự lựa chọn cán bộ an ninh lãnh đạo ANTG là sự lựa chọn có cân nhắc kỹ càng, có những đánh giá tiêu chí, phẩm chất, thành tích nhất định. Qua sự lựa chọn đội ngũ nhân lực này, có thể đánh giá quan điểm của chính quyền Việt Nam ngày nay với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là có thiện chí hay không.?
Câu trả lời dành cho bạn đọc.
Những hy vọng về sự thật, hòa bình, công lý cho người Công Giáo trở nên xa hơn dưới quan điểm của nhà cầm quyền
Đó là điều dễ hiểu vì sao càng ngày càng có nhiều những cuộc áp bức tại các giáo xứ như Đồng Chiêm, Loan Lý, Cồn Dầu, Thái Hà, Tòa Khâm Sứ, Cầu Rầm, Con Cuông ….
Tadeo Minh Viễn
Còn tiếp…
Nguồn: VRNs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét