Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Reuters)
Về châu Á, thông tín viên nhật báo Le Figaro tại Bắc Kinh có bài viết mang tựa đề « Chuyến công du nước Mỹ của nhân vật số một trong tương lai của Trung Quốc ». Báo Le Figaro cho rằng, chuyến đi này sẽ được Bắc Kinh lẫn Washington quan sát kỹ lưỡng.
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người được xem là mùa thu năm tới sẽ lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, bắt đầu chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào ngày mai 14/02/2012. Chuyến đi « trình diện » này là một phần không thể thiếu của quá trình chuyển tiếp, cũng như ông Hồ Cẩm Đào đã thực hiện tương tự vào năm 2002.
Washington nhân dịp này sẽ tìm hiểu thêm về tân Chủ tịch tương lai của Trung Quốc trong thập kỷ tới, còn Bắc Kinh sẽ quan sát kỹ hơn người thay thế Hồ Cẩm Đào, và như vậy ông Tập Cận Bình sẽ không có quyền phạm sai sót.
Sự kiện quan trọng nhất là cuộc hội đàm với ông Barack Obama vào thứ Ba 14/2 tại Nhà Trắng. Sau đó ông Tập Cận Bình sẽ đi Iowa và Los Angeles. Một nhà ngoại giao nhận định, những lời nói và thái độ của ông Tập Cận Bình sẽ là những chỉ báo cho vị trí một nguyên thủ quốc gia, cũng như ý hướng chuyển động nhiều hơn trong môi trường quốc tế. Người ta cho rằng ông « quốc tế hóa » hơn ông Hồ Cẩm Đào, do khác biệt thế hệ cũng như về giáo dục.
Tại Muscatine, một thành phố nhỏ thuộc tiểu bang Iowa, ông Tập Cận Bình sẽ đi thăm lại những người quen cũ nơi ông từng trú ngụ năm 1985. Theo Le Figaro, cử chỉ này là nhằm thu hút cử tri Mỹ, vốn lo ngại trước mối đe dọa mất việc làm và sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc. Thành phố Los Angeles cũng sẽ tiếp đón một « fan » của Hollywood : một tài liệu của WikiLeaks cho biết ông Tập Cận Bình đã thổ lộ với đại sứ Mỹ năm 2007, là ông rất mê các phim về Đệ nhị Thế chiến, đặc biệt là phim « Giải cứu binh nhì Ryan ». Ông cũng gởi con gái đến học ở Havard dưới một cái tên khác.
Cho dù được xem là một chuyến viếng thăm thân thiện, nhưng chuyến đi này lại diễn ra trong một bối cảnh nhạy cảm. Việc Bắc Kinh mới đây đã sử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ dự thảo nghị quyết về Syria đã bị Washington thẳng thừng lên án. Năm nay cũng là năm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, các ứng cử viên đều chịu áp lực phải đòi hỏi Bắc Kinh nhượng bộ trong lãnh vực thương mại cũng như tỉ giá đồng nhân dân tệ. Mới hôm thứ Sáu tuần rồi, Hoa Kỳ cũng đã chỉ trích về con số thâm hụt kỷ lục trong thương mại với Trung Quốc năm 2011, chiếm đến phân nửa tổng số thâm hụt của Mỹ. Con số này sẽ gây áp lực lên chính quyền Obama.
Các chủ đề gai góc khác nữa là vấn đề Tây Tạng, với các vụ tự thiêu liên tục của các nhà sư. Hay là hồ sơ Iran, Bắc Triều Tiên, và sự quay lại châu Á một cách « ồn ào » của Mỹ. Nhà Trắng đã cho biết là sẽ không tránh né vấn đề nhân quyền. Còn Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải tuần rồi đã nhận định là có « một sự thiếu hụt niềm tin giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ». Theo Le Figaro, ông Tập Cận Bình sẽ không có nhượng bộ gì đáng kể đối với Mỹ, trong giai đoạn chuyển giao quyền lực tế nhị này.
Tờ báo cho rằng, sự chú ý càng tăng cao vì người ta biết rất ít về quan điểm chính trị của nhân vật được xem là đại diện cho thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc. Năm nay 58 tuổi, ông Tập Cận Bình là con của nhà cách mạng lão thành Tập Trọng Huân. Tốt nghiệp kỹ sư hóa ở đại học Thanh Hoa, theo như tiểu sử chính thức, thì sau đó ông đã nhận được bằng tiến sĩ về lý luận Mác-Lênin. Trong thời kỳ cách mạng văn hóa, ông được đưa về nông thôn Thiểm Tây, sinh quán của ông. Tập Cận Bình đã hai lần lấy vợ, người vợ hiện nay là bà Bành Lệ Viện, một ca sĩ nổi tiếng.
Ông Tập Cận Bình được mô tả là một con người không có sức quyến rũ đặc biệt, nhưng thực dụng và thận trọng. Quá trình tiến thân của ông không có gì nổi bật, nhưng cũng không sai sót. Ông là cán bộ thân cận với quân đội nhất so với các lãnh đạo khác cùng thế hệ, đây là một ưu thế đáng kể. Tập Cận Bình cũng tỏ ra cởi mở với những cải cách có mức độ.
Le Figaro đặt câu hỏi, liệu ông Tập Cận Bình vẫn duy trì các chính sách chính trị song hành với nền kinh tế thị trường như lâu nay, hay sẽ dám mạo hiểm trên con đường cải cách và sáng tạo ? Đó là điều mà người Mỹ sẽ cố gắng « giải mã ». Nhưng có một điều chắc chắn là, ông Tập Cận Bình sẽ tránh những phát biểu như trong chuyến đi Mehico hồi năm 2009, khi đó ông tố cáo « những người ngoại quốc bụng no nê » không ngớt đả kích Trung Quốc.
Đánh Iran : Một kịch bản chia rẽ Hoa Kỳ và Israel
Về thời sự quốc tế, phụ trang địa chính trị của Le Monde dành cho chủ đề « Đánh hay không đánh Iran ? ». Trong hồ sơ : « Nguyên tử Iran, cuộc chiến tranh cân não », Le Monde nhận định, Israel đang tỏ ra mất kiên nhẫn trước mối đe dọa hạt nhân từ Iran. Nhưng Hoa Kỳ không muốn có một sự can thiệp quân sự trong năm 2012, sẽ làm sụt giảm hy vọng tái đắc cử của ông Obama, và vẫn còn hy vọng vào việc làm Teheran lùi bước.
Tờ báo nhắc lại sự kiện vào tối 06/06/1981, khi đại sứ Mỹ tại Israel Samuel Lewis đang chuẩn bị đi ăn tiệc, thì bất ngờ nhận được cú điện thoại của Thủ tướng Israel cho biết không quân Israel đã phá hủy lò phản ứng nguyên tử gần Bagdad cách đó một tiếng đồng hồ. Người ta tự hỏi liệu vị đại sứ trẻ Daniel Shapiro của Mỹ tại Israel năm nay có lâm vào tình cảnh tương tự hay không.
Việc tấn công quân sự vào Iran sẽ là một cơn ác mộng cho Tổng thống Barack Obama trước thời điểm kỳ bầu cử ngày 6/11 tới, và giá dầu tăng cao đang làm giảm cơ hội thuyết phục người dân Mỹ về triển vọng thúc đẩy kinh tế.
Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ đã yêu cầu Israel không dùng đến giải pháp quân sự trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, vì vẫn còn thời gian. Nhưng các nhà lãnh đạo Israel nhận định rằng, cần phải quyết định trong vòng sáu tháng tới, trước khi quá trễ, có nghĩa rằng trước kỳ bầu cử Mỹ. Nếu không, thì sẽ rất khó không kích khi mùa đông đến, và nếu đợi đến mùa hè 2013 thì Iran sẽ có thêm một năm để tích trữ uranium đã được làm giàu, tại các địa điểm công sự vô cùng chắc chắn. Hơn nữa, phía Israel cho rằng Iran đã bước qua « ranh giới đỏ » để tiến đến mức độ không thể đảo ngược của chương trình nguyên tử. Bộ trưởng Quốc phòng Israel cảnh báo : « Dời lại về sau, có nghĩa là quá trễ ».
Theo quan sát của một số chuyên gia, thì lịch sử cho thấy không có quốc gia nào từ bỏ chương trình hạt nhân quân sự, một khi đạt đến trình độ như Iran hiện nay, trừ phi có một sự thay đổi chế độ.
Tuy nhiên người ta cũng nhận định, thật ra Israel cũng muốn chính Hoa Kỳ sẽ tấn công Iran, để không bị cô lập trước quốc tế, đồng thời cũng sẽ hiệu quả hơn.
Trong một bài viết khác mang tựa đề « Nỗ lực chống lại Damas cũng nhắm vào Teheran », Le Monde nhận xét, các hoạt động ngoại giao nhằm đối phó với sự tàn bạo của chế độ Syria cũng song hành với ý hướng làm cho Iran mất đi một đồng minh.
Tờ báo cho rằng, phía sau các nỗ lực của phương Tây cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Ả Rập để chấm dứt bạo lực đẫm máu ở Syria, còn là các toan tính về mặt địa chính trị. Phương Tây hy vọng Iran sẽ bị yếu đi khi mất đồng minh là chế độ Assad, thì Teheran sẽ phải khuất phục trước áp lực quốc tế về chương trình nguyên tử.
Về mặt xã hội, nhật báo công giáo La Croix dự báo « Đợt lạnh có thể làm tăng tỉ lệ tử vong của những người yếu sức ». Tờ báo nhắc lại, hồi năm 1985, thời tiết lạnh giá tại Pháp đã gây thêm 9.000 trường hợp tử vong, và vào mùa đông 2009, thêm 6.000 người thiệt mạng.
Cho dù con số người chết rét chính thức trong đợt giá rét năm 1985 chỉ là 57 người, nhưng một công trình nghiên cứu sau đó cho biết chỉ trong hai tháng lạnh giá này, đã có thêm 9.000 người chết. Cơ quan y tế ghi nhận tỉ lệ tử vong vì nhồi máu cơ tim tăng 17%, tai biến mạch máu não tăng 54%, còn viêm phổi tăng đến 208%. Bộ Y tế Pháp nhận định, thời tiết giá rét sát hại nhiều người hơi là nóng bức.
Trang nhất các báo Pháp
Thời sự chính trị nước Pháp được nhật báo cánh hữu Le Figaro đưa lên trang nhất với hàng tựa « Tổng thống Sarkozy sẽ tuyên bố ra tranh cử trong tuần này ». Trong bài xã luận, tờ báo cho rằng đây là « Một cuộc chiến trực diện », khi ông Sarkozy không ngại đối đầu với các chủ trương cổ điển của phe tả, ông quan niệm rằng nước Pháp phải thay đổi, trước thử thách lớn lao của quá trình toàn cầu hóa. Ngược lại, tờ báo cộng sản L’Humanité chơi chữ « Sarkozy : Ứng viên đến tận cùng », cho rằng quan điểm của Tổng thống Pháp hầu như không khác gì với phe cực hữu.
Trên lãnh vực xã hội, nhật báo công giáo La Croix chạy tựa « Đợt lạnh sẽ để lại những vết tích ». Tờ báo cho rằng chính quyền Pháp đã đối phó khá tốt với đợt lạnh dữ dội vừa qua, nhưng hậu quả của nó lên sức khỏe là về lâu về dài. Tờ báo kinh tế Les Echos chú ý đến « Tác động thực sự của thuế trị giá gia tăng vì lợi ích xã hội lên các doanh nghiệp ».
Nhìn ra thế giới, đề cập đến sự kiện hàng chục ngàn người dân Hy Lạp xuống đường hôm qua, Libération nhận định dân chúng nước này không còn chấp nhận bị các đối tác châu Âu gây áp lực.
Washington nhân dịp này sẽ tìm hiểu thêm về tân Chủ tịch tương lai của Trung Quốc trong thập kỷ tới, còn Bắc Kinh sẽ quan sát kỹ hơn người thay thế Hồ Cẩm Đào, và như vậy ông Tập Cận Bình sẽ không có quyền phạm sai sót.
Sự kiện quan trọng nhất là cuộc hội đàm với ông Barack Obama vào thứ Ba 14/2 tại Nhà Trắng. Sau đó ông Tập Cận Bình sẽ đi Iowa và Los Angeles. Một nhà ngoại giao nhận định, những lời nói và thái độ của ông Tập Cận Bình sẽ là những chỉ báo cho vị trí một nguyên thủ quốc gia, cũng như ý hướng chuyển động nhiều hơn trong môi trường quốc tế. Người ta cho rằng ông « quốc tế hóa » hơn ông Hồ Cẩm Đào, do khác biệt thế hệ cũng như về giáo dục.
Tại Muscatine, một thành phố nhỏ thuộc tiểu bang Iowa, ông Tập Cận Bình sẽ đi thăm lại những người quen cũ nơi ông từng trú ngụ năm 1985. Theo Le Figaro, cử chỉ này là nhằm thu hút cử tri Mỹ, vốn lo ngại trước mối đe dọa mất việc làm và sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc. Thành phố Los Angeles cũng sẽ tiếp đón một « fan » của Hollywood : một tài liệu của WikiLeaks cho biết ông Tập Cận Bình đã thổ lộ với đại sứ Mỹ năm 2007, là ông rất mê các phim về Đệ nhị Thế chiến, đặc biệt là phim « Giải cứu binh nhì Ryan ». Ông cũng gởi con gái đến học ở Havard dưới một cái tên khác.
Cho dù được xem là một chuyến viếng thăm thân thiện, nhưng chuyến đi này lại diễn ra trong một bối cảnh nhạy cảm. Việc Bắc Kinh mới đây đã sử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ dự thảo nghị quyết về Syria đã bị Washington thẳng thừng lên án. Năm nay cũng là năm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, các ứng cử viên đều chịu áp lực phải đòi hỏi Bắc Kinh nhượng bộ trong lãnh vực thương mại cũng như tỉ giá đồng nhân dân tệ. Mới hôm thứ Sáu tuần rồi, Hoa Kỳ cũng đã chỉ trích về con số thâm hụt kỷ lục trong thương mại với Trung Quốc năm 2011, chiếm đến phân nửa tổng số thâm hụt của Mỹ. Con số này sẽ gây áp lực lên chính quyền Obama.
Các chủ đề gai góc khác nữa là vấn đề Tây Tạng, với các vụ tự thiêu liên tục của các nhà sư. Hay là hồ sơ Iran, Bắc Triều Tiên, và sự quay lại châu Á một cách « ồn ào » của Mỹ. Nhà Trắng đã cho biết là sẽ không tránh né vấn đề nhân quyền. Còn Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải tuần rồi đã nhận định là có « một sự thiếu hụt niềm tin giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ». Theo Le Figaro, ông Tập Cận Bình sẽ không có nhượng bộ gì đáng kể đối với Mỹ, trong giai đoạn chuyển giao quyền lực tế nhị này.
Tờ báo cho rằng, sự chú ý càng tăng cao vì người ta biết rất ít về quan điểm chính trị của nhân vật được xem là đại diện cho thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc. Năm nay 58 tuổi, ông Tập Cận Bình là con của nhà cách mạng lão thành Tập Trọng Huân. Tốt nghiệp kỹ sư hóa ở đại học Thanh Hoa, theo như tiểu sử chính thức, thì sau đó ông đã nhận được bằng tiến sĩ về lý luận Mác-Lênin. Trong thời kỳ cách mạng văn hóa, ông được đưa về nông thôn Thiểm Tây, sinh quán của ông. Tập Cận Bình đã hai lần lấy vợ, người vợ hiện nay là bà Bành Lệ Viện, một ca sĩ nổi tiếng.
Ông Tập Cận Bình được mô tả là một con người không có sức quyến rũ đặc biệt, nhưng thực dụng và thận trọng. Quá trình tiến thân của ông không có gì nổi bật, nhưng cũng không sai sót. Ông là cán bộ thân cận với quân đội nhất so với các lãnh đạo khác cùng thế hệ, đây là một ưu thế đáng kể. Tập Cận Bình cũng tỏ ra cởi mở với những cải cách có mức độ.
Le Figaro đặt câu hỏi, liệu ông Tập Cận Bình vẫn duy trì các chính sách chính trị song hành với nền kinh tế thị trường như lâu nay, hay sẽ dám mạo hiểm trên con đường cải cách và sáng tạo ? Đó là điều mà người Mỹ sẽ cố gắng « giải mã ». Nhưng có một điều chắc chắn là, ông Tập Cận Bình sẽ tránh những phát biểu như trong chuyến đi Mehico hồi năm 2009, khi đó ông tố cáo « những người ngoại quốc bụng no nê » không ngớt đả kích Trung Quốc.
Đánh Iran : Một kịch bản chia rẽ Hoa Kỳ và Israel
Về thời sự quốc tế, phụ trang địa chính trị của Le Monde dành cho chủ đề « Đánh hay không đánh Iran ? ». Trong hồ sơ : « Nguyên tử Iran, cuộc chiến tranh cân não », Le Monde nhận định, Israel đang tỏ ra mất kiên nhẫn trước mối đe dọa hạt nhân từ Iran. Nhưng Hoa Kỳ không muốn có một sự can thiệp quân sự trong năm 2012, sẽ làm sụt giảm hy vọng tái đắc cử của ông Obama, và vẫn còn hy vọng vào việc làm Teheran lùi bước.
Tờ báo nhắc lại sự kiện vào tối 06/06/1981, khi đại sứ Mỹ tại Israel Samuel Lewis đang chuẩn bị đi ăn tiệc, thì bất ngờ nhận được cú điện thoại của Thủ tướng Israel cho biết không quân Israel đã phá hủy lò phản ứng nguyên tử gần Bagdad cách đó một tiếng đồng hồ. Người ta tự hỏi liệu vị đại sứ trẻ Daniel Shapiro của Mỹ tại Israel năm nay có lâm vào tình cảnh tương tự hay không.
Việc tấn công quân sự vào Iran sẽ là một cơn ác mộng cho Tổng thống Barack Obama trước thời điểm kỳ bầu cử ngày 6/11 tới, và giá dầu tăng cao đang làm giảm cơ hội thuyết phục người dân Mỹ về triển vọng thúc đẩy kinh tế.
Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ đã yêu cầu Israel không dùng đến giải pháp quân sự trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, vì vẫn còn thời gian. Nhưng các nhà lãnh đạo Israel nhận định rằng, cần phải quyết định trong vòng sáu tháng tới, trước khi quá trễ, có nghĩa rằng trước kỳ bầu cử Mỹ. Nếu không, thì sẽ rất khó không kích khi mùa đông đến, và nếu đợi đến mùa hè 2013 thì Iran sẽ có thêm một năm để tích trữ uranium đã được làm giàu, tại các địa điểm công sự vô cùng chắc chắn. Hơn nữa, phía Israel cho rằng Iran đã bước qua « ranh giới đỏ » để tiến đến mức độ không thể đảo ngược của chương trình nguyên tử. Bộ trưởng Quốc phòng Israel cảnh báo : « Dời lại về sau, có nghĩa là quá trễ ».
Theo quan sát của một số chuyên gia, thì lịch sử cho thấy không có quốc gia nào từ bỏ chương trình hạt nhân quân sự, một khi đạt đến trình độ như Iran hiện nay, trừ phi có một sự thay đổi chế độ.
Tuy nhiên người ta cũng nhận định, thật ra Israel cũng muốn chính Hoa Kỳ sẽ tấn công Iran, để không bị cô lập trước quốc tế, đồng thời cũng sẽ hiệu quả hơn.
Trong một bài viết khác mang tựa đề « Nỗ lực chống lại Damas cũng nhắm vào Teheran », Le Monde nhận xét, các hoạt động ngoại giao nhằm đối phó với sự tàn bạo của chế độ Syria cũng song hành với ý hướng làm cho Iran mất đi một đồng minh.
Tờ báo cho rằng, phía sau các nỗ lực của phương Tây cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Ả Rập để chấm dứt bạo lực đẫm máu ở Syria, còn là các toan tính về mặt địa chính trị. Phương Tây hy vọng Iran sẽ bị yếu đi khi mất đồng minh là chế độ Assad, thì Teheran sẽ phải khuất phục trước áp lực quốc tế về chương trình nguyên tử.
Về mặt xã hội, nhật báo công giáo La Croix dự báo « Đợt lạnh có thể làm tăng tỉ lệ tử vong của những người yếu sức ». Tờ báo nhắc lại, hồi năm 1985, thời tiết lạnh giá tại Pháp đã gây thêm 9.000 trường hợp tử vong, và vào mùa đông 2009, thêm 6.000 người thiệt mạng.
Cho dù con số người chết rét chính thức trong đợt giá rét năm 1985 chỉ là 57 người, nhưng một công trình nghiên cứu sau đó cho biết chỉ trong hai tháng lạnh giá này, đã có thêm 9.000 người chết. Cơ quan y tế ghi nhận tỉ lệ tử vong vì nhồi máu cơ tim tăng 17%, tai biến mạch máu não tăng 54%, còn viêm phổi tăng đến 208%. Bộ Y tế Pháp nhận định, thời tiết giá rét sát hại nhiều người hơi là nóng bức.
Trang nhất các báo Pháp
Thời sự chính trị nước Pháp được nhật báo cánh hữu Le Figaro đưa lên trang nhất với hàng tựa « Tổng thống Sarkozy sẽ tuyên bố ra tranh cử trong tuần này ». Trong bài xã luận, tờ báo cho rằng đây là « Một cuộc chiến trực diện », khi ông Sarkozy không ngại đối đầu với các chủ trương cổ điển của phe tả, ông quan niệm rằng nước Pháp phải thay đổi, trước thử thách lớn lao của quá trình toàn cầu hóa. Ngược lại, tờ báo cộng sản L’Humanité chơi chữ « Sarkozy : Ứng viên đến tận cùng », cho rằng quan điểm của Tổng thống Pháp hầu như không khác gì với phe cực hữu.
Trên lãnh vực xã hội, nhật báo công giáo La Croix chạy tựa « Đợt lạnh sẽ để lại những vết tích ». Tờ báo cho rằng chính quyền Pháp đã đối phó khá tốt với đợt lạnh dữ dội vừa qua, nhưng hậu quả của nó lên sức khỏe là về lâu về dài. Tờ báo kinh tế Les Echos chú ý đến « Tác động thực sự của thuế trị giá gia tăng vì lợi ích xã hội lên các doanh nghiệp ».
Nhìn ra thế giới, đề cập đến sự kiện hàng chục ngàn người dân Hy Lạp xuống đường hôm qua, Libération nhận định dân chúng nước này không còn chấp nhận bị các đối tác châu Âu gây áp lực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét