Pages

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Hễ chính phủ nào mà có hại cho dân chúng thì dân chúng phải…

Hoàng Diệu (danlambao) - Dân oan Trung Quốc không còn sợ gì nữa, họ đã làm như ông Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Hễ chính phủ nào mà có hại cho dân chúng thì dân chúng phải đập đổ chính phủ ấy đi và gây nên chính phủ khác.” *. Dân oan Việt Nam còn chờ gì nữa, hãy đoàn kết lại để đòi lại công lý và tự do mà ĐCSVN đã tước đoạt hơn nửa thế kỷ nay!
Dưới đây là bài dịch từ bài báo của BRIAN SPEGELE trên tờ The Wall Street Journal (China's Wukan Takes First Step Toward A New Democratic Local Government)
*
Làng Wukan của Trung Quốc đi bước đầu tiên trong việc thành lập một chính quyền dân chủ tại địa phương


Dân làng ở miền nam Trung Quốc, những người nổi dậy chống lại lãnh đạo địa phương đã tiến một bước đầu tiên hướng tới việc thành lập một chính quyền dân chủ mới tại địa phương, vào ngày thứ tư (01-02-2012 người dịch chú thích), với tiềm năng có những tác động rộng lớn cho tương lai của nền dân chủ cơ sở ở Trung Quốc cũng như của đất nước tới quá trình chuyển giao quyền lực trung ương trong thời gian tới.
Hôm thứ Tư, dân làng Wukan phía nam Trung Quốc đã tổ chức đợt bầu cử tự do vòng đầu của hai đợt bỏ phiếu để người dân địa phương lựa chọn các nhà lãnh đạo mới vào ngày 01 tháng 3. Sự kiện bỏ phiếu này rất khác thường: thông thường, khi các chính phủ địa phương ở Trung Quốc tổ chức bầu cử, quá trình này nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của đảng Cộng sản, và nhiều nhà phê bình nói rằng luật năm 1998 cho phép chúng đã không mang lại hy vọng trong cải cách chính trị rộng lớn hơn cho họ.
Nay, câu hỏi là liệu cuộc bầu cử ở Wukan sẽ châm ngòi cho dân chủ hóa hơn tại các nơi khác ở Trung Quốc, và chính phủ có thể nhân nhượng đến mức nào.

Bầu cử tại Wukan sẽ là tia lửa làm bốc cháy cánh đồng?

Ông Wang Cailiang, một luật sư nổi tiếng bảo vệ nhân quyền luật Bắc Kinh đã tuyên bố: ‘Đây chỉ là một sự khởi đầu”. Mặc dù khả năng sáng tạo của người Trung Quốc là không phong phú, nhưng khả năng sao chép của họ lại rất mạnh mẽ, và sẽ có nhiều địa phương sẽ nghiên cứu vấn đề này. Đây là một sự kiện quan trọng trong qui trình của dân chủ hóa '.
Wukan - một ngôi làng đánh cá, có khoảng 12.000 người ở miền nam tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc - đã dựng các phòng bỏ phiếu bằng gỗ bên trong một trường học, truyền thông nhà nước đã tường thuật rằng có 35 giáo viên giúp người dân làng có thể là mù chữ. Kết quả cuộc bầu cử được dự kiến ​​sẽ được công bố vào tối thứ Tư.
Một thanh niên dân làng cho biết: "Đây là bước tiến lớn”. Bàn về cái chết của Ông Xue Jinbo, người lãnh đạo cuộc phản kháng trong khi bị giam cầm vào tháng mười hai, người thanh niên dân làng cho biết: ‘Bác Xue đã không hy sinh oan uổng. Chúng tôi sẽ không để cho ông ta chết oan uổng’.
Các cuộc biểu tình Wukan được phát động bởi các dân làng giận dữ cáo buộc các quan chức đảng viên địa phương thu hồi và bán đất của họ. Sự việc này đã thu hút sự chú ý rộng rãi trong một đất nước mà việc thu hồi trái phép đất nông nghiệp để xây dựng ngôi các biệt thự sang trọng, trung tâm thương mại và sân golf đã trở thành một nguồn gốc chính của bất mãn xã hội.
Trong khi các cuộc biểu tình tương tự thường dẫn đến vụ đàn áp, các cuộc biểu tình ở Wukan đã kết thúc một cách ôn hòa sau khi có sự can thiệp của Bí thư Đảng của tỉnh Quảng Đông, Wang Yang, một người có xu hướng cải cách đã gửi một tướng lĩnh cấp cao để đàm phán với các vị lãnh đạo trong nhóm biểu tình. Một số nhà phân tích nói, đây là sự tương phản với cuộc biểu tình năm 2005 tại làng Taishi ở Quảng Đông, lúc đó đã bị nghiền nát bởi cảnh sát và chính quyền địa phương. Trường hợp đó được xem như là một đòn giáng vào nỗ lực dân chủ hoá tại địa phương.
Số phận của Wukan giờ được xem như là trắc nghiệm thiện chí của Bắc Kinh trong việc đối phó các thiếu sót của các cơ quan chính quyền địa phương ở Trung Quốc, bao gồm cả tham nhũng tràn lan, thông đồng giữa các quan chức địa phương và các nhà phát triển bất động sản, và việc thiếu trách nhiệm của các quan chức địa phương trong việc giải trình và bồi thường hợp pháp cho các nạn nhân của nạn lạm quyền của chính quyền.
"Đó là một sự thay đổi mô hình", theo ông Liu Yawei, một chuyên gia về nền tảng dân chủ và giám đốc của Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Carter ở Atlanta. "Tôi nghĩ các quan chức, dẫn đầu bởi Wang Yang, cuối cùng đã đi đến kết luận rằng trong nền kinh tế thị trường có những nhóm có lợi ích bị vi phạm”.
Số phận của làng Wukan cũng có thể được gắn liền với số phận của Wang Yang, người được xem là có xu hướng cải cách và ủng hộ các quy định của pháp luật, và cũng là người luôn nhấn mạnh đến hạnh phúc và chất lượng của cuộc sống trong thời gian ông làm lãnh đạo tỉnh Quảng Đông. Có thể là người có ý tưởng thông thoáng và tự do nhất trong giới lãnh đạo trung quốc, ông Wang là một ứng cử viên trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất trong quá trình trình chuyển đổi lãnh đạo bắt đầu vào cuối năm nay.
Những nỗ lực cải cách chính trị và luật pháp ở Trung Quốc đã phần lớn bị đình trệ trong những năm gần đây, vì phát triển kinh tế được đặt ưu tiên, và sự lo lắng đã gia tăng trong vài phe nhóm chính trị rằng cội rễ của qui trình dân chủ một ngày nào đó sẽ có thể thách thức sự bám chặt quyền lực của đảng Cộng sản.


Cuộc bầu cử hôm thứ Tư là bước đầu tiên trong một quá trình nhiều giai đoạn để cuối cùng sẽ chỉ định một ủy ban làng, mà sẽ làm việc với Bí thư đảng ủy địa phương Lin Zuluan, là cựu lãnh đạo cuộc biểu tình của làng, người được bổ nhiệm vào vị trí này vào tháng Giêng. Ông thay thế Xue Chang, một cựu chủ tịch của làng trong khoảng 40 năm, người mà dân làng cho biết đã ra lệnh chiếm đoạt đất của dân làng để bán cho các nhà phát triển bất động sản. Ông Xue bị truy đuổi ra khỏi thị trấn khi cuộc biểu tình đã trở nên ngày càng bạo lực trong tháng mười hai vừa qua.
Các nhà phân tích cho biết, vòng bầu cử hôm thứ tư sẽ lựa chọn 11 người trong một ủy ban giám sát bầu cử sẽ diển ra vào ngày 01 tháng ba để xác định ai sẽ ngồi trong ủy ban điều hành của làng. Ủy ban bầu cử xử lý các ứng cử viên - bao gồm cả những người có khả năng nhưng không phải lả đảng viên của Đảng Cộng sản - sẽ là một tiêu chí cho biết tỉnh Quảng Đông có thực sự hoàn toàn ủng hộ xu hướng dân chủ hóa tại địa phuơng dưới sự lãnh đạo của ông Wang.
'Điều này là để đảm bảo sự công bằng trong cuộc bầu cử ủy ban làng', ông Lin đã được trích dẫn của cơ quan nhà nước tin Tân Hoa Xã cho biết. Ông đã từ chối một yêu cầu cho một cuộc phỏng vấn tuần này.
Cuộc biểu tình trong Wukan bắt đầu vào tháng Chín và sau đó bùng nổ sau cái chết của ông Xue, người lãnh đạo cuộc biểu tình, trong khi bị công an tạm giữ. Một cách nhanh chóng, người biểu tình đã đuổi công an ra khỏi làng, và thay phiên nhau bảo vệ các rào chắn để ngăn chặn bọn công an tái đột nhập. Những người biểu tình đã treo biểu ngữ trên các đường lộ chính của thành phố kêu gọi phải có một chính phủ trong sạch. Lãnh đạo biểu tình khẳng định tại thời điểm họ không chống lại đảng Cộng sản và kêu gọi các nhà lãnh đạo của Bắc Kinh tham gia để giúp đỡ họ trong các tranh chấp của họ với các quan chức địa phương.


BRIAN SPEGELE
Chuyển ngữ:

Không có nhận xét nào: