Pages

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Bạc Hy Lai và những thay đổi sắp đến ở Trung Quốc

Dan Blumenthal & Lara Crouch

Trong mấy ngày vừa qua, giới truyền thông phương Tây tràn ngập những tin đồn có nguồn từ các trang mạng xã hội truyền thông Trung Quốc, các cơ quan thông tấn do Pháp Luân tài trợ và các nhà phân tích tại Hồng Kông về một mưu toan đảo chính ở Bắc Kinh. Điều duy nhất khiến người ta tin vào những tin đồn này là việc có thể hiện hữu một cuộc đấu tranh quyền lực dẫn đến việc sa thải Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Đây là cuộc loại trừ một quan chức chính phủ lớn nhất kể từ sau vụ Bí thư Đảng Thượng Hải Trần Lương Vũ bị sa thải trong quá trình điều tra tham nhũng vào năm 2006.
Các chuỗi biến cố gần đây đã được thực hiện cho tấn tuồng chính trị thú vị, nhưng ta hãy nhớ rằng chỉ có chín nhân vật ở Trung Quốc biết được những gì thực sự xảy ra. Điều này đúng trong trường hợp của Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân người phó của ông, cũng như tình trạng hiện tại của viên chỉ huy an ninh Chu Vĩnh Khang (một số tin đồn gần đây đã xoay quanh nhân vật này). Căn cứ vào môi trường chính trị không chắc chắn, chín nhân vật ấy chắc sẽ không tuyên bố gì sớm sủa.

Trong khi chúng ta không biết lý do tại sao Bạc và những phần khác của “Trung Nam Hải Học” (Zhongnanhailogy) đã bị loại bỏ, sự cố gần đây tiết lộ một số thông tin hữu ích về vai trò tương ứng của quyền lực và hệ tư tưởng ở Trung Quốc. Và đổi lại, những điều này cho thấy sự thay đổi đang đến với Trung Quốc, dù rằng chúng ta không biết những thay đổi này sẽ như thế nào.
Trước tiên là, sự việc Bạc Hy Lai bị lật đổ là vì vấn đề quyền lực chứ không phải là vì hệ tư tưởng. Từ những lời hoa mỹ của giới lãnh đạo trung ương, đặc biệt là báo cáo của Ôn Gia Bảo về sự cần thiết để tránh một cuộc Cách mạng Văn hóa, người ta sẽ nghĩ rằng sự thất sủng của Bạc chủ yếu có liên quan đến sự theo đuổi hình thức Chủ nghĩa Mao của ông. Thật vậy, đấy chính là một hình ảnh thuận tiện để các nhà lãnh đạo trung ương tô vẽ lên cho khán giả quốc tế thấy rằng họ lật đổ Bo để ngăn chặn Trung Quốc khỏi một “cú rẽ tả khuynh”. Trong khi có thể là phần gốc của sự thật này, “những bài nhạc đỏ ” là một phương tiện để kết thúc cho Bạc. Tương tự như vậy, “Ý thức hệ Đỏ” được gán cho là của Bạc đã cung cấp cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc một cái cớ tốt, giúp loại bỏ được một mối đe dọa đến quyền lực trung ương.
Bạc đã nhắm một vị trí trong Ủy ban Thường vụ để tăng thêm quyền lực của mình. Và theo như giới lãnh đạo, “tội ác” thực sự của ông ta không phải là những gì ông đã làm ở Trùng Khánh mà là ông đã làm như thế nào. Trong việc thực hiện hai chiến dịch “hát nhạc đỏ, diệt bọn đen”của mình, Bạc đã hình thành một trung tâm quyền lực riêng xung quanh mình mà không dựa vào sự lãnh đạo của trung ương. Bạc đã thành hình được căn cứ quyền lực của mình và kết quả là đã phần nào trở thành một cơn náo động trên cả nước (thậm chí một số công dân Trung Quốc còn viết bài hát về ông ta). Quyền lực của ông có được nhờ sự tự thănh tiến chứ không phải từ sự ủng hộ của giới lãnh đạo. Ông là một nhà dân túy chủ nghĩa, nhưng quan trọng hơn, ông là một nhà dân túy hoạt động như bộ mặt của đảng và chứng minh một cách cai trị khác với sự lãnh đạo ở trung ương.
Thứ hai, quyền lực là những gì thúc đẩy nền chính trị Trung Quốc trong thời gian chuyển đổi này. Trung Quốc hiện đang vận hành như một nhà nước mafia với hơn một chục gia đình quyền lực phụ trách. Bạc là một trong số họ. Quy luật của trò chơi là : “Nếu các anh bắt chúng tôi, thì sau này chúng tôi sẽ bắt các anh”. Điều này có thể là một yếu tố góp phần vào sự sụp đổ của Bạc. Người phó của ông bị cáo buộc đã chứng minh chính gia đình Bạc tham nhũng, và Bạc phản ứng bằng cách can thiệp vào cuộc điều tra và cố gắng loại nhân vật một thời quyền lực của mình. Thật không may cho Bạc, cuộc đấu tranh quyền lực của mình với Vương không quan trọng bằng cuộc đấu tranh của Bắc Kinh với chính ông ta. Những dự trù từ lâu của giới lãnh đạo về phong cách chính trị của Bạc kết hợp với sự tổn thương bất ngờ của ông đã làm nên một lý do tuyệt vời để “bắt” ông ta.
Trong khi cậu chuyện của Bạc là về quyền lực, nó không che khuất được thực tế là có một cuộc đấu tranh ý thức hệ đang diễn ra bên trong Trung Quốc. Cuộc đấu tranh là một cuộc tỉ thí của các ý tưởng giữa những nhà cải cách Trung Quốc và bộ phận tư nhân “thực” của Trung Quốc chống lại doanh nghiệp quốc doanh rất mạnh mẽ và các nhà lãnh đạo đảng được hưởng lợi từ đó. Những nhà cải cách và giới tư nhân biết rằng mô hình tăng trưởng của Bắc Kinh sẽ đi đến chỗ kết thúc, trừ khi các cải cách tư bản chủ nghĩa nghiêm túc được thực hiện . Còn phe doanh nghiệp quốc doanh và lãnh đạo đảng biết rằng nếu những cải cách được thực hiện thì đảng sẽ không còn nữa.
Thậm chí còn hơn cả cuộc loại trừ Bạc và sự căng thẳng rõ ràng được tạo ra, sự tồn tại của một cuộc đấu tranh cho tương lai kinh tế của Trung Quốc thể hiện sự thiếu sự đồng thuận tại Trung Quốc cho dù có được một loại trí tuệ dở hơi về “mối Đồng thuận Bắc Kinh”. Mốt trí tuệ này- một trận chiến giữa các mô hình kinh tế do nhà nước lãnh đạo của Bắc Kinh và kinh tế kiểu tự do của Tây phương – là một sáng tạo của phương Tây. Nhưng cuộc chiến thực sự là ở bên trong Trung Quốc – liệu đất nước này sẽ trở thành tư bản hơn, phát triển hơn hoặc sẽ sẩy chân?
Thiếu sự đồng thuận này cho thấy rằng trong khi không thể dự đoán đưọc những gì sẽ xảy ra ở Trung Quốc (rối loạn, sụp đổ, trì trệ), nhưng có một điều trở nên rõ ràng là – Trung Quốc sẽ thay đổi trong thập kỷ tới. Khi mô hình kinh tế ngày càng trở thành vấn đề, các vấn đề nội bộ khác sẽ là điều phải đến, bao gồm cả những chính sách tại hại về dân số, nạn tham nhũng tràn lan ở cấp cao nhất của chính phủ, và giới lãnh đạo chính trị trì trệ.
Khi theo dõi những sự kiện diễn ra, chúng nhắc nhớ chúng ta rằng một trong những lý do giới bên ngoài đang chú ý đến ý tưởng có thể có một cuộc đảo chính ở Trung Quốc rằng quân đội sẽ là tổ chức duy nhất có thể giữ được đất nước. Cuộc khủng hoảng chính trị ở Trung Quốc có thể mở đường cho một Trung Quốc được Quân đội lãnh đạo. Bất kể như thế nào, sự sụp đổ của Bạc cho chúng ta biết rằng quá trình chuyển đổi ở Trung Quốc không êm thắm như nó có vẻ. Cuộc tranh giành quyền lực là có thực khi giới lãnh đạo đảng đang chiến đấu với một quy tắc vàng đảo ngược – ở Trung Quốc, ai tạo nên luật lệ là kẻ nắm được vàng bạc. Trong khi các trường hợp đặc thù của Bạc còn chưa chắc chắn, có hai điều đã trở nên rõ ràng: Các nhà lãnh đạo không còn hoàn toàn mạnh mẽ nữa và cải cách là rất cần thiết. Câu hỏi đặt ra là, liệu Trung Quốc sẽ thực hiện loại thay đổi mà khách quan cần đến hay đất nước này sẽ trở thành một đất nước trì trệ do Quân Đội Nhân dân lãnh đạo ?
Nguồn: Foreign Policy
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ.

Không có nhận xét nào: