Pages

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Kịch tính… 1001 đêm Ba Tư (Iran)

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Một phương án quân sự đã sẵn sàng và tôi cho rằng mọi người hiểu điều đó nghĩa là gì” – Tổng Thống Mỹ Obama trả lời khi được hỏi về những ý định của Mỹ đối với vấn đề Iran trong cuộc hội kiến giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu tại New York hôm 2/3/2012).
Có một chút gì đó giống như cổ tích 1001 đêm xứ Ba Tư (Iran) khi đêm về trong hoàn cung nàng Sheherazade tiếp tục kể cho nhà vua Shahryar câu chuyện cuối cùng của 1001 chuyện, cao trào gây nên là hồi hộp lo lắng không biết kết thúc câu chuyện, nàng Sheherazade có tránh khỏi rơi đầu lúc rạng đông?.
Thì bây giờ cả thế giới cũng hồi hộp lo lắng giống như vậy về xứ sở 1001 đêm Ba Tư (Iran) nhưng trên một bàn cờ chính trị Trung Đông, sau nhiều nước đi, đến giai đoạn cuối, muốn ván cờ tàn cuộc thì người trong cuộc buộc phải dùng nước đi mạo hiểm, hy sinh, thí sĩ, tượng hay xe mà chiếu Tướng (chiếu bí) đối phương, không biết IRAN của 1001 đêm xưa có tránh khỏi chiếu bí với “đạn nổ, bom rơi”?
Tổng Thống Iran: Mahmoud Ahmadinejad
Khi mà ông tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad lẫn Đại giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini, vẫn giữ nguyên lời phát biểu: “Chế độ Do Thái tại Jerusalem phải biến mất khỏi sân khấu thời gian” và ông còn tỏ ra cực đoan hơn nữa khi công khai bài Do Thái với tuyên bố có ý đồ xóa tên nước Israel trên bản đồ thế giới và rằng cái gọi là các lò sát sinh dân Do Thái (holocaust) dưới thời Đức quốc xã, thế chiến II chỉ là một sự tưởng tựơng bịa đặt huyền thoại (myth).
Và dù một mực tuyên bố mục đích nghiên cứu hạt nhân của mình là cho dân dụng hoà bình nhưng Iran dứt khoát không cho cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế IAEA (International Atomic Energy Agency) đặt chân tới “Natanz” và “Parchin” nơi đặt các trung tâm nguyên tử đầu não của Iran. Trong khi Mỹ, Israel và các quốc gia phương Tây đều tin rằng chương trình làm giàu uranium của Iran là nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân.
Các động thái này của Iran đã làm cạn kiệt lòng kiên nhẫn của các giới chức quận sự Israel trông đợi đồng minh Hoa Kỳ cùng LHQ vào một giải pháp “mềm” cấm vận toàn diện Iran để thúc đẩy nước này từ bỏ tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân.
Cuối cùng của đỉnh điểm là mới đây, giới chức lãnh đạo Israel cho biết “sẽ không thông báo trước cho Mỹ nếu họ quyết định tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân của Iran.” Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak đã đưa ra thông điệp trên trong một loạt chuyến thăm của các quan chức cấp cao Mỹ đến Israel trong đó có Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng, Giám đốc Tình báo và các nghị sĩ hàng đầu của Mỹ, những người đã cố gắng thu hẹp khoảng cách tin cậy giữa Israel và Mỹ về việc phải đối phó với tham vọng hạt nhân của Iran như thế nào. Lời cảnh báo của Israel có thể làm giới chức Mỹ lo lắng. Nhưng Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia và Đại sứ quán Israel đều không đưa ra bình luận gì về thông tin trên. Các quốc gia phương Tây và Israel đều tin rằng chương trình làm giàu uranium của Iran là nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân và Israel cho rằng đến thời điểm này một hành động cứng rắn về quân sự là rất cần thiết để ngăn chặn cái mà Israel mô tả là tham vọng sở hữu vũ khí nguyên tử của Iran. Israel đi đến kết luận rằng họ bắt buộc phải tiến hành một cuộc tấn công đơn phương phủ đầu.
Đáp lại – Hãng thông tấn Far ngày 27/11/2011 dẫn lời Tướng Vahidi – Bộ trưởng Quốc phòng Iran nói rằng “Israel sẽ không có cơ hội tồn tại nếu mạo hiểm tấn công quân sự Iran vì các lực lượng vũ trang của Tehran sẽ nã hàng nghìn quả tên lửa vào quốc gia Do Thái”. Ông này còn cảnh báo Mỹ và các đồng minh nên nhận ra khả năng của Iran và đe dọa trong trường hợp xảy ra chiến tranh, quốc gia Hồi giáo này sẽ “dạy cho người Mỹ biết chiến tranh thực sự là thế nào” (??). (DVT.vn)
Vì sao Isreal quyết định tiến vào vào hang cọp?
Amos Yadlin, cựu giám đốc của cơ quan tình báo quân sự Israel, là giám đốc của Viện Nghiên cứu An ninh quốc gia ở Israel.
Theo ông: “…Một số nguồn dư luận khác lại cho rằng một cuộc tấn công vào chương trình hạt nhân của Iran sẽ làm mất ổn định trong khu vực và thế giới Nhưng ngược lại, cẩn trọng và chuyên sâu hơn, một khi Iran hiện thực “vũ khí nguyên tử” có thể dẫn tới hậu quả còn tồi tệ gấp nhiều lần: Khiến cho một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân khác của các nước dầu mỏ giàu tài chính trong khu vực mà không có một tín hiệu đỏ nào kể cả LHQ làm dừng lại, cuộc khủng hoảng hứa hẹn sẽ leo thang, cộng với sự xâm lược bành trướng ảnh hưởng cực đoan của Iran nhất là giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini đầy thế lực của Iran, là một người thuộc phái hồi giáo dòng “Shiite”, chủ trương xuất khẩu hệ phái này ra khắp thế giới Á Rập. Trong khi 90% người Hồi giáo trên thế giới lại theo dòng Sunni, còn lại mới thiểu số những người theo dòng “Shiite.” Mà hai giáo phái này lại đang đối đầu như nước với lữa. Việc Iran muốn sở hửu vũ khí nguyên tử tạo lợi thế để lấp khoảng trống ở Trung Đông nơi Mỹ vừa rút quân (Iraq) sẽ khuyến khích nhiều đại diện đồng minh của Iran liều lĩnh hơn trong hành động như Hezbollal và Syria…. nguy cơ những nguyên liệu hạt nhân sẽ thất thoát hoặc được chuyển giao cho các tổ chức khủng bố quốc tế là rất lớn.
Việc đảm bảo Iran không có chương trình hạt nhân là cách đảm bảo tốt nhất cho sự ổn định lâu dài trong khu vực. Một đất nước Iran không vũ khí hạt nhân sẽ dễ dàng làm yên tâm cho các nước khác trong khu vực hơn nhiều, so với một đất nước Iran có vũ khí hạt nhân…”
Bên cạnh một nhận định khác có tính kỹ thuật xác tín cao của các chuyên gia Nga, Iran từ bây giờ (2/ 1012) sẽ chỉ cần một năm hoặc sớm hơn nữa để chuyển sang làm giàu uranium ở mức 90%, đủ để chế tạo bom hạt nhân. “Iran không cần quá một năm để sản xuất thiết bị nổ hạt nhân, còn sau đó là đầu đạn hạt nhân” (dĩ nhiên là nếu Tehran đưa ra quyết định chính trị đó), nghiên cứu viên, Trưởng Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, Thiếu tướng về hưu Vladimir Dvorkin nhận xét như vậy.
Còn Thượng tướng Viktor Esin, cựu Tham mưu trưởng Bộ đội Tên lửa chiến lược RVSN của Nga cũng đưa ra thời hạn tương tự. Ông nói: “Làm giàu uranium đến mức 20% chưa phải là bước đi cho phép chế tạo thiết bị nổ hạt nhân, chứ chưa nói đến đầu đạn hạt nhân. Nhưng sau khi đã làm giàu được đến mức 20%, thì đoạn đường tiếp theo lên mức làm giàu 90% có thể vượt qua khá nhanh, trong khoảng một năm”.
Một trang tin chuyên về an ninh, quân sự và tình báo của Israel khẳng định Iran chuẩn bị tiến hành thử nghiệm dưới đất 1 thiết bị hạt nhân tương đương lượng nổ 1 kg,T vào năm nay 2012. (AFP)
Liên quan đến Iran, Israel tuyên bố đã phát hiện kho urani của Iran có thể chế tạo 4 quả bom hạt nhân.
“Iran đã xây dựng kho chứa urani nghèo với trữ lượng có thể chế tạo 4 quả bom hạt nhân”, Giám đốc cơ quan tình báo quân sự Israel Aviv Kochavi nói với Hãng tin The Jerusalem Post.Theo đánh giá của tình báo Israel, hiện Iran đang tích trữ 4 tấn urani được làm giàu 3,5% và 100kg urani 20%. Ông Kochavi cho biết, để chế tạo vũ khí hạt nhân thì số uranium này phải làm giàu lên 90%.Trung Đông đã trở thành kho vũ khí lớn nhất thế giới và các phong trào Hồi giáo Jihad quốc tế đang lợi dụng tình hình hỗn loạn tại khu vực Arập để thâm nhập vào Syria, Bán đảo Sinai (Ai Cập) và những nơi khác.
Thêm nữa, trong bản báo cáo mới được công bố vào ngày 8/11, cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế IAEA (International Atomic Energy Agency) cho biết “có thông tin đáng tin cậy” chứng minh Iran có thể đã phát triển vũ khí hạt nhân. “Chúng tôi quan ngại sâu sắc tới mức độ và sự phát triển của chương trình hạt nhân của Iran”, báo cáo có đoạn:“Sau khi đánh giá cẩn thận và tỉ mỉ rất nhiều thông tin đã được thu thập, chúng tôi kết luận rằng những thông tin này là đáng tin cậy. Và nó chỉ ra rằng Iran đã tiến hành những hoạt động giống như một quá trình phát triển các thiết bị nổ sử dụng nguyên liệu hạt nhân”, (trích báo cáo của IAEA)
Trưởng đoàn thanh sát của IAEA Herman Nackaerts phát biểu với báo giới sau khi từ Iran về đến Vienna – Ảnh: AFP
Bản báo cáo như “đổ thêm dầu vào lửa” làm căng thẳng giữa Israel và Iran gia tăng nhanh chóng.
Điều duy nhất có thể chặn đứng được khả năng chiến tranh là sự minh bạch toàn diện của Iran trong vấn đề hạt nhân là họ phải mở cửa tất cả cơ sở hạt nhân cho các phái đoàn thanh sát LHQ để chứng minh rằng, chương trình hạt nhân của họ chỉ là dân dụng hoà bình không hề mang lại bất kỳ hiểm họa nào đối với an ninh khu vực. Trong thực tế, việc nhượng bộ như vậy gần như Tehran không bao giờ đồng ý (vì vậy một câu hỏi từ lâu mà truyền thông quốc tế đặt ra là: Tại Sao??). và hỏi cũng có nghĩa là trã lời với nhiều chứng cứ đủ để biện minh cho giới quân sự Ireal vì sao họ “nạp đạn vào nòng súng”!.
Iran đang sở hữu tên lửa Sajjil có tầm bắn tới 2.500 km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân,Thêm nữa, những tên lửa như Ghadr-110 cũng có thể mang đầu đạn nặng tới 750 kg, nghĩa là chúng hoàn toàn có thể được vũ trang bởi đầu đạn hạt nhân nếu Iran làm chủ được công nghệ vũ khí nguyên tử này.
Israel ngày (2/2/2012) tuyên bố đã phát hiện kho urani của Iran có thể chế tạo 4 quả bom hạt nhân.
Tổng thống Iran khánh thành một cơ sở hạt nhân làm giàu uranium.
CÁC NHÀ MÁY “HẠT NHÂN” CỦA IRAN
Căn cứ quân sự Parchin, nơi bị IAEA nghi ngờ đang sản xuất vũ khí hạt nhân, chụp từ trên cao.
Một sơ đồ cho thấy sự phân bố của các cơ sở hạt nhân chính tại Iran, với mật độ tập trung khá dày ở phía tây nam nước này. Điểm màu đỏ là các lò phản ứng phục vụ nghiên cứu, điểm màu vàng là các mỏ uranium, còn lại là các cơ sở hạt nhân. Đồ họa: 1155/New Scientist Global Security.
Toàn cảnh nhà máy tách nước nặng ở Arak, phía tây của Iran. Nước nặng còn được dùng để sản xuất plutonium dùng trong bom hạt nhân. Viện Khoa học và An ninh Quốc tế của Mỹ phát hiện ra sự tồn tại của nhà máy này vào tháng 12/2002. Ảnh: Rferl
Một phần của nhà máy điện hạt nhân Bushehr, ở thành phố cùng tên thuộc vùng tây nam Iran và giáp vịnh Ba Tư. Chi phí xây dựng nhà máy có hai lò phản ứng nước cao áp này ước tính khoảng 1 tỷ USẢnh:Globalsecurity
Bức không ảnh cho thấy toàn bộ nhà máy khai thác uranium ở Gachin, tây nam Iran. Tháng 12/2010, Iran tuyên bố nước này đã đưa quặng uranium lần đầu tiên tới một nhà máy để sẵn sàng quá trình làm giàu uranium..
Một góc nhà máy chuyển hóa uranium Isfahan gồm: khí hexafluoride dùng trong các máy nén khí ly tâm, uranium oxide dùng trong các phản ứng nhiên liệu, và metal. Metal là chất dùng làm lõi của các quả bom hạt nhân. Ảnh: AP
Nhà máy làm giàu uranium Natanz chính là tâm điểm trong tranh cãi giữa Iran và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về chương trình hạt nhân của nước này. Liên Hiệp Quốc tỏ ra quan ngại vì công nghệ được sử dụng cho việc sản xuất nhiên liệu cho điện hạt nhân có thể được sử dụng để làm giàu uranium tới một mức lớn hơn nhiều, đủ để chế tạo vũ khí hạt nhân Ảnh: AP
Ngoài các cơ sở hạt nhân công khai, Iran còn có những địa điểm được cho là bí mật.Tổ hợp Parchi này là một trung tâm đạn dược hàng đầu của Iran dành cho việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại tên lửa, chất nổ có sức công phá cao., theo những thông tin rò rỉ từ bản báo cáo của IAEA, Parchin cũng được sử dụng để thử các loại vũ khí hạt nhân. Ảnh: Abc News, Google
Cơ sở làm giàu uranium Fordo. Cơ sở này đang được xây dựng ở một địa điểm cách thành phố Qom khoảng 30 km về phía bắc, và được cho là nằm trong một quả núi từng là bãi thử tên lửa của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran. Cũng theo IAEA, cơ sở này sẽ bắt đầu làm giàu uranium vào năm 2011, với khoảng 3.000 máy ly tâm. Ảnh: GeoEye
IRAN và ISRAEL TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG và KHÔNG QUÂN.
Trong cuộc chiến Israel và Iran trước mắt có thể đối diện, các nhà nghiên cứu quân sự cho rằng còn quá sớm để đề cập đến lực lượng bộ binh mà chủ yếu quan tâm đến không quân và hệ thống phòng không của cả Iran và Irael.
(LL / Phòng Không và Không Quân Iran)
Bộ trưởng Quốc phòng Iran, tướng Ahmad Vahidi. (Ảnh: Reuters)
Không quân Iran vào giai đoạn Dưới sự trị vì của vương triều Shas, Mỹ đã viện trợ và bán cho Iran 160 máy bay F-16, 79 máy bay F-14A Tomcat, 32 máy bay F-4D Phantom, 177 máy bay F-4E, 16 máy bay trinh sát điện tử RF-4E Phantom II, 140 máy bay F-5E và 28 máy bay F-5F hai chỗ ngồi.
Sau khi bị cấm vận từ năm 1979 cùng với cuộc chiến tranh Iran – Iraq, Iran đã dần cạn kiệt nguồn phụ tùng thay thế cho những máy bay này, do đó, số máy bay phương Tây còn phục vụ hiện nay trong quân đội Iran không còn nhiều (chỉ còn khoảng 25 chiếc F-14A và hơn 100 máy bay F-4; F-5 còn đang hoạt động).
Dù vậy, Iran cũng đã đạt được thành tựu khi không chỉ sản xuất được phụ tùng thay thế mà còn có khả năng tự nâng cấp những loại máy bay này. Tiêu biểu Iran đã sản xuất được máy bay Saeqeh, biến thể nâng cấp của máy bay F-5A và Azarakhsh là loại máy bay tự sản xuất hoàn toàn dựa trên máy bay F-5E của Mỹ.
Sau năm 1979, Iran cũng đã mua khá nhiều máy bay từ các nước khối XHCN như máy bay tiêm kích J-7M của Trung Quốc, Mig-29, Su-24MK của Nga và máy bay vận tải Il-76TD.
Một nguồn cung cấp máy bay cho Iran không thể không kể đến là những chiếc máy bay do phi công Iraq đào tẩu khi Mỹ tấn công Iraq trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất gồm các loại như Mirage-F1 (ít nhất một phi đội), Su-24MK (Fencer-D), Mig-29, Su-22M, Su-25, Mig-24 và Il-76.
Trong số các máy bay này, những chiếc Mirage F1 và Su-24MK vẫn còn đang phục vụ bình thường trong lực lượng Không quân Iran.
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc tự phát triển các loại máy bay chiến đấu mới, Iran cũng đang nỗ lực tìm nguồn cung cấp các chiến đấu cơ hiện đại. Trong số các loại máy bay nước này quan tâm có thể kể đến máy bay chiến đấu đa nhiệm Su-30 của Nga, J-10 hay JF-17 Thunder của Trung Quốc. Tuy nhiên, dưới áp lực của Mỹ và phương Tây, hiện Iran chưa ký được một hợp đồng nào để mua những loại máy bay này.
Iran tự nhận là nước đầu tiên chế tạo tên lửa đánh chặn tên lửa không đối không.

Tên lửa có thiết kế giống S-300 của Nga.

Tên lửa phòng không 2K12 Kub (SA-6) của Iran.

Dù sở hữu số lượng máy bay khá lớn, nhưng hầu hết những loại máy bay này đã lỗi thời khi so sánh với máy bay F/A-18 của Mỹ hay F-15, F-16 của Israel, do đó nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu quan trọng của Iran vẫn phải dựa nhiều vào lực lượng phòng không.
Tương tự không quân, lực lượng phòng không Iran cũng sở hữu nhiều loại vũ khí khác nhau của cả phương Tây và Nga.
Ngoài các hệ thống tên lửa phòng không cũ như S-200, 2K12 Kub, S-125 (Nga), MIM-23 Hawk,
SM-1 (Mỹ), mới đây Iran cũng đã mua 29 hệ thống phòng không tầm ngắn Tor của Nga. Đây là hệ thống phòng không cơ động, có khả năng phản ứng nhanh và có thể đối phó với các tên lửa hành trình.
Ngoài ra, quân đội Iran cũng được trang bị nhiều loại tên lửa tầm nhiệt vác vai hiện đại như SA-16/18 Igla, RBS-70 của Thụy Điển.
Bên cạnh tên lửa phòng không, Iran cũng được trang bị mạng lưới pháo phòng không tầm thấp dày đặc, trong đó có cả những hệ thống hiện đại điều khiển bằng máy tính, dẫn bắn bằng radar và thiết bị ngắm quang điện tử như Skyguard do Thụy Sĩ sản xuất.
Ngoài ra, công nghệ quốc phòng của Iran cũng làm chủ, sản xuất được nhiều loại tên lửa phòng không hiện đại khác.
Đáng kể nhất là tên lửa biến thể S-300 (Iran tuyên bố tự sản xuất sau khi hợp đồng mua bán với Nga bị đổ bể, có thể có sự hỗ trợ kỹ thuật và linh kiện từ Nga hoặc Belarus), tên lửa Messad (là biến thể nâng cấp của tên lửa MIM-23 Hawk của Mỹ với radar và thiết bị điều khiển mới, có độ chính xác và tầm bắn vượt xa nguyên bản.
Lực lượng tên lửa đối đất là “nắm đấm” đáng gờm của Iran đối với các quốc gia có ý định tấn công nước này, đặc biệt là Israel.
Từ những tên lửa Scud mua ban đầu của Nga và một phần nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc, Triều Tiên, Iran đã tự chế tạo được rất nhiều loại tên lửa đạn đạo nguy hiểm. Bước đầu, Iran đã thành công trong việc chế tạo các tên lửa đạn đạo tầm ngắn hoạt động bằng nhiên liệu lỏng như Shahab-1 (tầm bắn 350 km, dựa trên tên lửa Scud-B), Shahab-2 (tầm bắn 750 km, dựa trên Scud-C) Sau đó, Iran ngày càng tiến bộ khi đã thành công trong việc chế tạo các tên lửa tầm trung có tầm bắn từ 2.000 – 3.000 km, có khả năng vươn tới Israel và toàn bộ các căn cứ quân sự của Mỹ tại vùng Vịnh.
Đặc biệt, các tên lửa mới này (như Shahab-3 tầm bắn từ 1.200 – 2.000 km; Ghadr-110 tầm bắn 2.500 – 3.000 km, Sajjil-2 tầm bắn 2.000 – 2.500 km) đều sử dụng nhiên liệu rắn, do đó thời gian triển khai phóng sẽ nhanh hơn và đối phương có ít thời gian chống trả hơn.
Thêm nữa, những tên lửa Sajjil có tầm bắn 2500 km và tên lữa Ghadr-110 có thể mang đầu đạn nặng tới 750 kg, nghĩa là chúng hoàn toàn có thể được vũ trang bởi đầu đạn hạt nhân nếu Iran làm chủ được công nghệ chế tạo vũ khí nguyên tử này.
Tên lửa đạn đạo Fajr-3 MIRV hiện đại nhất của Iran hiện nay. Đây là loại hỏa tiễn đẩy bằng nhiên liệu lỏng, có khả năng tấn công đa mục tiêu do nước này phát triển và trình làng năm 2006. Iran không tiết lộ tầm bắn của Fajr-3 và chỉ cho biết, nó có thể tàng hình trước radar. Ảnh: Wikipedia.
Tên lửa đất đối hạm Kowsar tầm trung do Iran chế tạo. Giới chức Iran khẳng định, nó có thể qua mặt hệ thống gây nhiễu điện tử của đối phương để đi đến mục tiêu chính xác. Ảnh: FARS.
Tên lửa phòng không vác vai Misagh 2 do Iran tự thiết kế, có tầm bắn 5km, trần bay tác chiến 5 km và mang đầu đạn nặng 1,42 kg. Thiết bị phóng của nó có trọng lượng 12,74 kg. Bộ Quốc phòng Iran bắt đầu cho chế tạo hàng loạt loại tên lửa cơ động nhưng lợi hại này từ tháng 2/2006. Ảnh: FARS.
Tên lửa hành trình đất đối hạm SSN4 Ra’ad có tầm bắn 350 km. Tehran tuyên bố hỏa tiễn mang đầu đạn 500 kg này có thể tấn công bất cứ loại chiến hạm hạng nặng nào tại vùng Vịnh, biển Oman và phía bắc Ấn Độ Dương. Ngoài ra nó có khả năng bay tầm thấp để tránh radar. Ảnh: IRIB.
Tên lửa tự hành đất đối không TOR-M1 do Nga chế tạo có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Nga đã bán cho Iran 29 đơn vị vũ khí loại này, một động thái khiến Mỹ kịch liệt phản đối. TOR-M1 được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quân sự và dân sự, chống lại tên lửa hành trình, bom thông minh, máy bay chiến đấu và máy bay do thám không người lái của đối phương. Ảnh: Rian.
Phạm vi hoạt động của các tên lửa Iran. (Đồ họa: Mcclatchydc)
Nếu Iran có tên lửa tầm xa 800 dặm (1,300 km), thì đây là khu vực mà họ có thể nhắm đến các mục tiêu có các căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở một số quốc gia trong khu vực.
Máy bay ném bom Su-24 mua của Nga từ những năm 1990
Máy bay Azarakhs (sấm sét) của Iran chế tạo dựa trên F-5E của Mỹ
Máy bay tiêm kích Mig-29 nhập về từ Nga đã được Iran nâng cấp và trang bị thêm vũ khí hiện đại. Ảnh: Shiachat.
F4 phantom của Iran

Máy bay F-14A Tomcat Iran

Máy bay F5 và F14A Iran

Máy bay F14 A Iran

Máy bay F16 Iran

Máy bay F16A Iran

Phi công và máy bay F14 Iran

Chiếc máy bay cảnh báo sớm (AEW) Il-76 Adnan này là do các phi công Iraq “biếu không” cho Iran trong chiến tranh Mỹ và Iraq.
Trực thăng chiến đấu Cobra của Iran đang phóng tên lửa

Iran tuyên bố sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo thông minh.
Tên lửa DF-31 là một biến thể của tên lửa đạn đạo Liên Xô, được phát triển từ những năm 1960 và đã liên tục gặp phải các vấn đề kỹ thuật. Ở Trung Quốc, đã xảy ra ít nhất 6 vụ nổ tên lửa loại này.
Pháo 23 mm 8 nòng Meshbar có tốc độ bắn tới 4.000 phát/phút có thể được sử dụng như một vũ khí chống lại các loại bom và tên lửa hành trình
Những chiếc tàu cao tốc này có thể đạt tốc độ tới 150 km/h. Cùng với tên lửa chống hạm, nó sẽ là mối đe dọa chết người với các tàu chiến tại vùng biển nông thuộc vịnh Persian
Tên lửa đất đối đất Fateh-110 có tầm bắn 300 km với tốc độ tới 1.200 m/s nên gần như không thể đánh chặn.
Cơ sở hạt nhân đầu não ở Natanz được bảo vệ bằng pháo phòng không. (Ảnh: AP)

Bản đồ bố trí các hệ thống radar cảnh báo dọc không phận biên gới của Iran

Thủ tướng Benjamin Netanyahu và ông Ehud Barak: Chỉ bằng quân sự mới triệt tiêu được hiểm họa hạt nhân Iran!
KHÔNG QUÂN IRAEL
Trung tướng Eshel Tư lệnh Không quân Israel.
Không quân Israel được coi là mạnh nhất trong khu vực Trung Đông,với đội ngũ phi công lão luyện kinh nghiệm qua từng cuộc chinh chiến, có thể nói họ là bậc thầy trong không chiến trên bầu trời khu vực với thế hệ máy bay đa năng đời mới, bao gồm 170 máy bay chiến đấu (US F-15 và F-16), 270 máy bay tấn công mặt đất (A-4, F-4) (100 máy bay F-16D, F-16I của Mỹ và hàng trăm loại Kfir của chính nước này) và 80 máy bay trực thăng (Cobra, Apache).
Một bài báo trên tờ The New York Times cho biết Mỹ đã vũ trang cho Israel phòng trường hợp chế độ này quyết định tấn công Iran.
Máy bay F-15 Eagle của Không quân Israel

F 15 tiêm kích Irael

Máy bay F16 đa năng không quân Irael

Tiêm kích F16 không quân Irael

F-16 Mỹ sản xuất loại máy bay chiến đấu chủ yếu của không quân Israel

Không quân Israel trình diễn hai trong số những loại phi cơ hiện đại nhất thế giới hiện nay, là F-16l

Các máy bay chiến đấu F-15.I của Israel. Ảnh: Militaryphotos

Không quân Israel hiện đại hơn Iran rất nhiều

F16 A cường kích Irael

F-16D Không Quân Irael

Không quân Israel, máy bay tiêm kích F-15E Strike Eagle do Mỹ chế tạo.

F15 Eagle của Không quân Israel

Máy bay tiêm kích không chiến F15

Irael có khoảng 125 máy bay F-15.I và F-16.I

Không quân Israel đã sẵn sàng tấn công các cơ sở hạt nhân Iran

Các máy bay chiến đấu của Israel phải bay một chặng đường dài để tới được Iran

Israel cũng đầu tư nghiên cứu và phát triển một số loại máy bay không người lái phục vụ mục đích quân sự. Từ trái qua phải là các máy bay không người lái IAI Heron, IAI Eitan, IAI Harpy, IAI Harop, Elbit Hermes 450 và Elbit Skylark. Ảnh: Robostuff, Xnir, Aviantionweek, Defenseindustrydaily, Type

Máy bay tiếp nhiên liệu trên không của Irael

Bom xuyên phá tầng ngầm BLU-109 trên phi cơ F-15E

Bom BLU-109 có thể khoan sâu tới 6 m bê tông trước khi phát nổ

Một loại bom chuyện dùng phá boongke. Ảnh: AFP

Bom xuyên phá MOP nặng 13,6 tấn – (Ảnh: USAF)

Bom MOP (thế hệ bom xuyên phá mới nhất) dài 6m, chứa 2,5 tấn thuốc nổ, có thể xuyên qua lớp bê tông cốt thép dày 60m trước khi phát nổ.
Ngày 15.11, không quân Mỹ đã được bổ sung thêm một loại bom mới nặng tới 15 tấn, được thiết kế để xuyên phá các mục tiêu nằm sâu dưới lòng đất.
Người phát ngôn lực lượng Không quân Mỹ Jack Miller cho biết, lực lượng này đã bắt đầu trang bị loại bom “xuyên phá hầm ngầm” (MOP).
Bom MOP dài 6m, chứa 2,5 tấn thuốc nổ, có thể xuyên qua lớp bê tông cốt thép dày 60m trước khi phát nổ. Thông tin về siêu bom MOP được đưa ra trong bối cảnh có nhiều đồn đoán xung quanh các kế hoạch quân sự của Mỹ và Israel nhằm vào các căn cứ hạt nhân bí mật của Iran. (theo USAF).
Israel có thể tấn công Iran như thế nào?
Nếu Israel tấn công các cơ sở hạt nhân Iran, đó sẽ là cuộc không kích vôcùngphứctạp với sự tham gia của hàng chục máy bay có khả năng thâm nhập hệ thống phòng không Iran và tấn công hàng loạt mục tiêu cùng lúc.”Đó sẽ là cuộc tấn công phức tạp chưa từng có từ trước tới nay” – ông Charles Wald, tướng Không quân Mỹ về hưu, người chỉ huy chiến dịch liên minh không quân lật đổ Taliban tại Afghanistan nói.
Trước đó, cuộc tấn công của Israel vào lò phản ứng hạt nhân Osiraq ở Iraq năm 1981 và Syria năm 2007 là những chiến dịch đơn giản hơn nhiều, khi Israel chỉ tấn công một mục tiêu đơn lẻ trên mặt đất.
Người Iran đã rút ra nhiều bài học từ hai vụ tấn công nói trên của Israel. Các cơ sở hạt nhân Iran được bố trí phân tán khắp đất nước, trong đó một số cơ sở được thiết kế và bảo vệ nghiêm ngặt để chịu đựng được các vụ đánh bom – Colin Kahl, cựu quan chức Lầu Năm Góc phụ trách chính sách về Trung Đông nói. Phi công sẽ phải đối mặt với mạng lưới radar và tên lửa phòng không được thiết kế để bảo vệ không phận Iran.
Các nhà phân tích Trung Đông cho hay rất khó đoán trước một cách chính xác Israel sẽ tấn công như thế nào. “Người Israel cực kỳ sáng tạo. Không ai biết chính xác họ sẽ làm gì” – ông Kahl nói.
Dưới đây là một số thách thức mà Israel có thể phải đối mặt nếu tiến hành tấn công.
Tiếp nhiên liệu

Với phạm vi hoạt động tối đa của các loại máy bay tiêm kích F-15 và F-16, tùy thuộc vào quãng đường, vận tốc và tải trọng, Tướng Wald cho rằng Israel sẽ phải tiếp nhiên liệu trên không hoặc hạ cánh ở đâu đó. Hiện chưa biết liệu có nước nào được phép hay Israel sẽ thiết lập một cơ sở tiếp nhiên liệu bí mật trong sa mạc hay không.
Bản thân việc tiếp nhiên liệu trên không cũng có hàng loạt thách thức riêng. Không quân Israel hạn chế về khả năng tiếp nhiên liệu, nên nếu triển khai 1 trong 4 máy bay tiếp dầu KC-130, Israel sẽ phải bố trí máy bay chiến đấu để bảo vệ, càng làm căng thẳng nguồn tiềm lực – nhà phân tích quốc phòng Scott Johnson nói. Hiện Israel có khoảng 350 máy bay tiêm kích F-15 và F-16.
Bay qua Iraq là tuyến đường ngắn nhất đối với phi công Israel. Kể từ khi Mỹ rút quân, Iraq không đủ sức bảo vệ không phận, khiến Israel có khả năng bay tới Iran trong khi vẫn duy trì được yếu tố bất ngờ.
Máy bay Israel có thể thâm nhập hệ thống phòngkhôngIran,nhưngIsraelcầntriển khai thêm máy bay để phá sóng radar hoặc bằng cách nào đó vô hiệu hóa radar và hệ thống tên lửa của Iran.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Iran không có hệ thống tên lửa đời mới nhất. Năm 2010, Nga hủy bỏ kế hoạch bán cho Iran tên lửa đất đối không S-300 hiện đại có khả năng nâng cấp đáng kể hệ thống phòng thủ Iran.
Bom
Israel sở hữu bom khủng có khả năng công phá boongke, nhưng giới phân tích cho rằng họ cần các loại vũ khí tinh vi hơn để đánh bại một số cơ sở hạt nhân được bảo vệ kỹ càng.
Israel có bom siêu mạnh công phá boongke GBU-28, có khả năng nổ tung những mục tiêu kiên cố. Trong một số báo cáo mới đây, Trung tâm chính sách lưỡng đảng cho biết Mỹ sẽ cung cấp cho Israel thêm bom thông minh GBU-31.
Các nhà phân tích cho rằng thời gian tấn công rất quan trọng, bởi nếu cuộc chiến kéo dài sẽ vấp phải sự phản đối của Mỹ và châm ngòi cho cuộc xung đột rộng hơn.
“Có thể họ chỉ tiến hành một cuộc tấn công” – Anthony Cordesman, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế nói.
Các chuyên gia cũng cho rằng Mỹ cần chuẩn bị đối phó với cuộc tấn công trả đũa của Iran. Iran có tên lửa tầm trung đủ sức vươn tới Israel. Ngoài ra, còn có nhiều phương án khác mà Iran có thể đáp trả. Hải quân Iran có khả năng cản trở các tàu chở dầu ở eo biển Hormuz, làm gián đoạn nguồn cung dầu thế giới. Bên cạnh đó, Iran còn có thể sử dụng lực lượng Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon để tấn công Israel. (Theo USA Today)
Khả năng Israel tấn công Iran là rất cao
Những ngày này, liên tiếp xuất hiện các thông tin liên quan đến ý định của giới chức Israel tấn công Iran nhằm ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Tehran.
Giới quan sát nhận định rằng khả năng Israel phát động cuộc chiến chống Iran đang tăng cao và Tel Aviv có ý định phát động chiến dịch không kích các cơ sở hạt nhân của Iran một cách thực sự.
Hiện có nhiều yếu tố cho thấy Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dường như đã quyết định tấn công Iran, bất chấp sự phản đối của nhiều chỉ huy quân đội. Ông Netanyahu cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak có thể đã thuyết phục được Ngoại trưởng Avigdor Lieberman – thành viên đảng Israel Beytenou theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa, ủng hộ tiến hành chiến tranh.
Trong khi đó, phương Tây có vẻ như đang ủng hộ ý định tấn công của Israel. Một năm trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Tổng thống Barack Obama có thể không có ý định đẩy nước Mỹ vào một cuộc xung đột thứ tư kéo dài 10 năm nữa. Tuy nhiên, có thể ông Obama đã bảo đảm với Israel rằng Mỹ sẽ ủng hộ nước này. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Nikolas Sarkozy đã khẳng định rằng Pháp sẽ “không khoanh tay đứng nhìn” nếu an ninh của Israel bị đe dọa. Một đồng minh khác là Anh cũng đang chuẩn bị hỗ trợ trên biển cho chiến dịch không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Bên cạnh đó, Italia cũng hợp tác với Israel nghiên cứu vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí mới.
Về phần mình, Israel đã tiến hành thử tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với sự hỗ trợ của NATO, đặc biệt là loại tên lửa Jericho 3 có tầm bắn 8.000 km và tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm. Những năm 1990, Đức đã cung cấp cho Israel 3 tàu ngầm Dolphin trang bị hệ thống vận hành và tác chiến hiện đại. Ba chiếc tàu này đã được điều chỉnh để có thể phóng tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân tầm xa như Popeye Turbo có tầm bắn 1.500 km. Mỹ đã cung cấp cho Ixraen hơn 300 máy bay chiến đấu F-16, F-15 và cam kết sẽ cung cấp thêm ít nhất 75 máy bay chiến đấu F-35 thế hệ 5 để giúp Israel có thể sớm thành lập 3 phi đoàn F-35 với vai trò là lực lượng xung kích chiến lược của không quân nước này. Nhiều cuộc diễn tập tiếp dầu trên không, vốn cần thiết trong trường hợp tấn công Iran đã diễn ra trong tuần đầu tháng 11-2011 giữa không quân Israel và NATO. Máy bay chiến đấu của Israel, Italia, Đức và Hà Lan cũng đã tập phối hợp tác chiến đường dài tại căn cứ không quân Decimomannu của Italia trong khuôn khổ cuộc tập trận Vega 2011.
Cuộc không kích Iran được cho là sẽ diễn ra trong những ngày tới. Thủ tướng Netanyahu chỉ đợi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) công bố bản báo cáo về chương trình hạt nhân của Iran. Báo cáo này có thể sẽ khẳng định tính chất quân sự của chương trình hạt nhân Iran và đó sẽ là cái cớ cho chiến dịch quân sự của Israel. Hơn nữa, lẽ phải có thể sẽ thuộc về phía các nước phát động tấn công Iran bởi với tư cách là thành viên Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT), Iran sẽ bị cáo buộc vi phạm hiệp ước này nếu có bằng chứng cho thấy họ sản xuất vũ khí hạt nhân.
Để thuyết phục phương Tây ủng hộ hành động quân sự chống Iran, Thủ tướng Netanyahu có thể phải nhờ tới sự hỗ trợ của Arập Xêút. Các biện pháp trừng phạt nói trên sẽ có lợi trước hết cho Arập Xêút. Chiến dịch không kích, ngoài việc gây bất ổn trong vùng, có thể sẽ đưa Arập Xêút lên ngôi thủ lĩnh Hồi giáo ở vùng Vịnh. Nước này trước đây cũng đã từng thường xuyên khích lệ Mỹ tấn công Iran để trở thành đồng minh tốt nhất của Israel về phương diện ngoại giao. Nếu không có tên lửa xuyên lục địa, Iran không thể trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ hay Pháp. Đó sẽ là yếu tố có sức thuyệt phục cao với Mỹ. Nếu thành công, trục Israel-Arập Xêút có thể sẽ là xương sống trong chiến dịch không kích Iran.
Các nét đứt mô phỏng 3 lộ trình mà máy bay Israel có thể thực hiện để tới Iran.
Nhưng điều người ta biết chắc chắn là do tầm xa, các máy bay Israel sẽ phải được tiếp nhiên liệu trên đường đi.
Douglas Barrie, một quan chức cấp cao về hàng không quân sự tại Viện nghiên cứu chính sách quốc tế (IISS) ở London, cho hay việc tiếp nhiên liệu trên không sẽ là rất quan trọng.
“Máy bay Israel không chỉ phải vào và ra khỏi không phận Iran, chúng cần có đủ nhiên liệu để tấn công các mục tiêu và họ cần nhiên liệu để chuẩn bị cho những điều bất ngờ có thể phát sinh trong sứ mệnh”, ông Barrie nói.
Việc lấy nhiên liệu lần đầu có thể diễn ra trên Địa Trung Hải hoặc thậm chí trong không phận Israel.
Israel được tin là có khoảng từ 8-10 máy bay tiếp dầu loại lớn dựa trên thiết kế của dòng máy bay thương mại Boeing 707, nhưng các chuyên gia tin rằng khả năng tiếp nhiên liệu sẽ là một trong những nhân tố hạn chế trong quy mô của bất kỳ một chiến dịch nào.
Mục tiêu nào cần tấn công?
Các vấn đề như khoảng cách, bản chất của một số mục tiêu và sự sẵn có của các máy bay tiếp nhiên liệu sẽ quyết định bản chất và quy mô bất kỳ một chiến dịch nào của Israel.
Ông Barrie cho rằng “các nhà hoạch định của Israel sẽ phải tính đến địa điểm họ có thể gây thiệt hại nhiều nhất. Họ sẽ phải đặt đâu hỏi đâu là những địa điểm quan trọng nhất trong chương trình hạt nhân của Iran. Rõ ràng, việc tấn công các địa điểm làm giàu uranium rất có ý nghĩa nhìn từ quan điểm quân sự”, ông nói thêm.
Vì vậy, các địa điểm làm giàu uranium tại Natanz, phía nam Iran, và Fordo, gần thành phố thánh địa Qom, gần như chắc chắn sẽ là ưu tiên trong danh sách mục tiêu tấn công.
Nhà máy sản xuất nước nặng và lò phản ứng nước nặng đang được xây dựng tại Arak ở phía tây, cũng như cơ sở biến đổi urani tại Isfahan cũng có thể là mục tiêu.
Không rõ là liệu Israel có đủ khả năng tấn công một loạt các mục tiêu khác có liên hệ tới chương trình tên lửa và thử nghiệm thuốc nổ của Iran hay không.
Nhưng danh sách mục tiêu đã làm nảy sinh một loạt các vấn đề. Cơ sở làm giàu tại Natanz nằm dưới lòng đất và nhà máy mới tại Fordo được xây dựng sâu bên trong một ngọn núi.
Liệu Israel có thể phá hủy các mục tiêu trong lòng đất?
Đối với một cuộc tấn công như thế này, ông Barrie cho rằng cần phải có thông tin tình báo tốt. “Bạn cần biết về khía cạnh địa lý và địa chất của mục tiêu tấn công, cũng như thông tin chi tiết về việc thiết kế và xây dựng các căn phòng bê tông kiên cố trong lòng đất”.
“Người Mỹ và Israel đã giám sát rất chặt chẽ các địa điểm này”, ông Barrie quả quyết.
Đển đến được các mục tiêu trong lòng đất, cần có các loại đạn được đặc biệt. Các cơ sở sâu trong lòng đất không phải chỉ có ở Trung Đông. Có một cuộc đua giữa những người đào hầm và các nhà thiết kế vũ khí và đó là lĩnh vực mà Mỹ có kinh nghiệm.
Vũ khí chính trong kho của Israel là bom GBU-28 do Mỹ cung cấp. Đây là vũ khí laser dẫn đường nặng 2,27 tấn với đầu đạn có khả năng xâm nhập đặc biệt.
Robert Hewson, tổng biên tập tạp chí IHS Jane’s, cho hay: “GBU-28 là vũ khí xâm nhập lớn nhất được sử dụng cho một máy bay chiến thuật và kể từ khi được Mỹ sử dụng lần đầu tiên năm 1991, nó đã được cải tiến với các đầu đạn tốt hơn và khả năng dẫn đường chính xác hơn”.
“Tuy nhiên, việc Israel sử dụng vũ khí này có thể gặp trở ngại bởi vài yếu tố hoạt động. F-15I – loại máy bay duy nhất có thể chở loại bom này – chỉ có thể mang được một quả bom, vì thế một lực lượng tấn công quy mô là cần thiết – yêu cầu máy bay tiếp dầu và các thiết bị hỗ trợ khác, những thứ mà Israel không có với số lượng lớn.
Mục tiêu có thể bị tấn công từ phạm vi tương đối gần, đồng nghĩa với việc bất kỳ lực lượng tấn công nào cũng phải tìm đường ra và vào vùng không phận được canh gác cẩn mật”, ông Hewson nói.
Ngoài ra, ông Hewson cho rằng “dữ liệu tấn công rất chính xác là cần thiết để một vũ khí như GBU-28 đạt hiệu quả nhất”.
Bom “phá boong-ke” của Israel:
- Bom do các máy bay F-15I của Israel vận chuyển, mỗi chiếc máy bay chỉ chở được một quả, điều đó có nghĩa là cần một lực lượng tấn công lớn cho nhiều nỗ lực nhằm vào các mục tiêu khác nhau.
- Bom được thả gần như xuống thẳng mục tiêu, được dẫn đường bởi laser.
- Bom phá boong-ke có thể xâm nhập tới 6m bê tông hoặc 30,5m đất trước khi phá huỷ một đầu đạn nặng 2 tấn.
Israel có các thiết bị quân sự khác?
Cho tới nay thế giới mới chỉ thảo luận về các nhân tố được biết tới trong khả năng của Israel, chủ yếu là máy bay và đạn dược do Mỹ cung cấp. Nhưng bản thân Israel cũng có một ngành điện tử và công nghệ hàng không vũ trụ tiên tiến và nước này có thể sản xuất được xác hệ thống thích hợp cho một cuộc tấn công chống lại Iran.
Chuyên gia Douglas Barrie từ Viện nghiên cứu chính sách quốc tế (IISS) cho rằng có nhiều điều về khả năng của Israel, đặc biệt là công nghệ tự chế của nước này, mà thế giới không biết.
“Máy bay do thám Eitan hay Heron tầm xa của Israel có thể được sử dụng để thu thập sự đánh giá thiệt hại gây ra do bất kỳ cuộc tấn công nào, nhưng có thể cũng được sử dụng để trợ giúp các hệ thống đánh lừa phòng không”, ông Barrie nói thêm.
Một cuộc tấn công của Israel liệu có thành công?
Hầu hết các chuyên gia đều đồng tình rằng Israel có thể tấn công nhiều mục tiêu tại Iran và gây thiệt hại lớn cho chương trình hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, chúng sẽ ít thiệt hại hơn so với một cuộc tấn công tổng lực của Mỹ sử dụng tất cả các nguồn lực theo sự bố trí của Washington.
Chuyên gia Barrie cho rằng chỉ một số ít các nước trên thế giới có thể thực hiện một chiến dịch gây thiệt hại như vậy. Nhưng ông ấn mạnh: “Thậm chí nếu thành công, nó cũng chỉ làm trì hoãn chương trình hạt nhân của Iran”.
Robert Hewson, tổng biên tập của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, cũng có chung nhận định.
“Israel không có lực lượng lớn và sẽ không có được sự tự do để phá huỷ tổ hợp hạt nhân của Iran. Bất kỳ một cuộc tấn công nào của Israel có thể chỉ gây thiệt hại và thậm chí không thể làm chậm nỗ lực của Iran” ông Hewson nói. “Hệ quả của một cuộc tấn công như vậy có thể thảm khốc và lan ra toàn cầu”.
Quan điểm đó giờ đây cũng được đồng minh quan trọng nhất của Israel ủng hộ.
Chỉ vài ngày trước, Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey, nói rằng một cuộc tấn công của Israel có thể là không thận trọng.
Ông Dempsey nói một cuộc tấn công như vậy “có thể gây mất ổn định và không đạt được các mục tiêu lâu dài”.
Tuy nhiên, lý giải của Israel rất khác. Biết rõ tất cả các hạn chế của mình, liệu Isrel có phát động một chiến dịch như vậy bằng bất cứ giá nào?
Theo BBC
Từ phía Anh có những thông tin hiếu chiến hơn. Quân đội Anh đang hoạch định một chiến dịch quân sự chống Iran. Anh cho rằng, Mỹ có thể yêu cầu cho sử dụng căn cứ Diego Garcia của Anh ở Ấn Độ Dương để tấn công bằng tên lửa vào Iran. Tờ Guardian (Anh) cho hay, Tổng thống Mỹ Barack Obama không muốn đưa Mỹ vào bất kỳ một cuộc xung đột quân sự nào cho đến cuộc bầu cử tháng 11.2012, nhưng báo cáo của IAEA ngày 8.11.2011 vừa rồi đã có thể “thay đổi luật chơi” và làm cho cuộc tấn công Iran trở nên có khả năng hơn.
Hãng Associated Press đưa tin, IAEA sẽ công bố báo cáo về việc các nhà khoa học mô hình hóa các đầu đạn hạt nhân.
Israel tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với Iran và Syria.
Trong một động thái phát đi tín hiệu cứng rắn với Iran, Phó Thủ tướng Israel Moshe Yaalon tuyên bố không quân nước này đã tăng cường khả năng chiến đấu và sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh với Iran.
Phát biểu ngày 10/5 tại một hội nghị về không quân, Phó Thủ tướng Yaalon khẳng định không quân Israel đã có khả năng tiếp liệu và tầm bay tốt hơn, cũng như đã “cải thiện vượt bậc về độ chính xác trong hoạt động hậu cần và tình báo”. Ông Yaalon nhấn mạnh những tiến bộ này có thể phục vụ cho cuộc chiến chống quân đội thông thường của Syria cũng như cuộc chiến với Iran.
Hiện Israel coi Iran là mối đe dọa chính vì chương trình hạt nhân, các tên lửa của Tehran cũng như việc giới lãnh đạo Tehran tuyên bố có ý định “xóa sổ” Nhà nước Do Thái trên bản đồ thế giới nó gần giống với một lời tuyên chiến.
Không kích Iran
Đối với một đất nước có tiềm lực quân sự mạnh và quá rộng lớn như Iran (diện tích đến 1,6 triệu km2, gấp gần 80 lần Israel), việc tấn công tổng lực, không kích phá hủy hoàn toàn các cơ sở quân sự của Iran chắc chắn là điều không tưởng. Chính vì thế, nếu lựa chọn phương án không kích, Israel chỉ có thể chọn những mục tiêu giá trị nhất: các cơ sở hạt nhân có khả năng làm giàu uran và chế tạo đầu đạn nguyên tử.
Tuy nhiên, việc không kích Iran lại không hề đơn giản như điều Israel đã từng làm với Syria.
Thứ nhất, về địa hình, Syria giáp biên giới phía Bắc với Israel, việc bay qua đường biên giới, chế áp phòng không Syria và tấn công mục tiêu cần thiết ở khoảng cách chỉ vài trăm km là điều đơn giản. Tuy nhiên, đối với Iran, Israel sẽ phải “mượn” không phận của rất nhiều nước, thậm chí bắt buộc phải tiếp dầu trên không tại không phận những nước Arab này, vốn sẵn có quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” đối với nhà nước Do Thái.
Thêm nữa, khoảng cách từ Israel tới các cơ sở quân sự Iran là quá lớn đối với các máy bay mang bom: Từ Hadera (Haifa, Israel) tới nhà máy làm giàu uranium tại Natanz, đường bay thẳng dài tới 1.400 km, thậm chí tới căn cứ Esfahal, khoảng cách này lên tới 1.538 km.
Các con đường có thể tấn công Iran của Israel đều có cự ly từ 1.500 km – 2.400 km và vi phạm không phận nhiều nước Arab
Trên thực tế, Israel khó có thể bay thẳng tới Iran do các lý do ngoại giao. Để tấn công Iran, Israel chỉ có thể tấn công với ba đường:
Thứ nhất, từ Haifa, bay men theo bờ biển của Lebanon, sau đó bay bám theo biên giới Syria, mượn không phận Thổ Nhĩ Kỳ và tấn công các căn cứ phía Bắc của Iran như thủ đô Tehran, cơ sở làm giàu uranium bí mật tại Qom ở khoảng cách trên 2.000 km. Tuy nhiên, những diễn biến mới gần đây trong quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến kịch bản này bất khả thi.
Bản đồ các căn cứ không quân và bố trí máy bay của Israel
Con đường thứ hai, máy bay từ cảng Tel Aviv, bay qua không phận Palestin, Jordan, một phần Iraq, Israel có thể dễ dàng tấn công cơ sở hạt nhân Arak và nhà máy làm giàu urani Natanz.
Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất vì Iran đã làm giàu urani lên tới mức 20% ở nhà máy này, một bước tiến rất quan trọng để sau đó làm giàu urani tới 90% phục vụ vũ khí hạt nhân (urani trong nhiên liệu lò phản ứng nước nhẹ chỉ cần làm giàu đến mức 3-4% còn để làm nhiên liệu lò phản ứng hạt nhân nước nặng thì không cần thiết phải làm giàu). Đây cũng là con đường ngắn nhất vì hầu hết các chặng là bay thẳng với khoảng cách đến Natanz dưới 1.500 km.
Tuy vậy, để bay qua được con đường này, Israel cũng phải giải quyết nhiều vấn đề. Thỏa ước hòa bình mong manh của Israel với Jordan, Arab Saudi sẽ khó có thể tồn tại được nếu máy bay chiến đấu Israel bay qua không phận của các nước này, nhất là trong bối cảnh Mỹ, đồng minh có tiếng nói của Arab Saudi tuyên bố không giúp đỡ Israel nếu nhà nước Do Thái đơn phương thực hiện cuộc tấn công.
Con đường thứ ba cho phép máy bay Israel bay xuống biển Đỏ, sau đó lần lượt bay qua không phận Arab Saudi, Iraq và cuối cùng là tấn công nhà máy điện hạt nhân Busher nằm trên bờ vịnh Persian. Khó khăn của Israel khi sử dụng con đường này cũng tương tự như sử dụng con đường thứ hai.
Với khoảng cách xa như vậy, chắc chắn Israel sẽ sử dụng các máy bay F-15I (biến thể dành riêng cho Israel) của máy bay tấn công F-15E Strike Eagle có tầm bay xa nhất trong số các máy bay chiến đấu của nước này.
Tuy nhiên, nếu F-15I mang đầy đủ vũ khí (bom khoan hầm, tên lửa không đối không Python) thực hiện chuyến bay dài 1.500 km sẽ phải thực hiện tiếp dầu trên không, nhiều khả năng ở bầu trời Iraq, khi nước này còn nằm trong sự chiếm đóng của Mỹ.
Ngoài ra, để hộ tống F-15I phải cần tới các tiêm kích F-16 tuy không quá hiện đại nhưng rất đông đảo của Israel.
Để tấn công những cơ sở hạt nhân nằm sâu dưới lòng đất của Iran (ví dụ nhà máy làm giàu uranium tại Natanz nằm sâu 8 m dưới đất và bọc trong lớp bê tông cốt thép dày 2,5 m), Israel bắt buộc phải sử dụng những loại bom khoan hầm hạng nặng như loại bom nặng gần hai tấn GBU-28 sử dụng đầu khoan BLU-113 có khả năng khoan sâu 6 m bê tông hoặc 30 m đất.
Thế nhưng, dù Israel có khả năng đàm phán để bay qua không phận các nước Arab, mang được bom khoan hầm đến Iran, vượt qua lực lượng không quân và tên lửa nước này thì việc ném được bom vào các cơ sở hạt nhân Iran vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Bản đồ bố trí các hệ thống radar cảnh báo của Iran
Iran có rất nhiều hệ thống radar cảnh báo đặt dọc bờ biển vịnh Persian, biên giới với Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có loại radar Ghadir nội địa có khả năng phát hiện mục tiêu xa tới 1.000 km.
Thậm chí, năm 2010, thiếu tướng Amir-Hamid Arjangi, chỉ huy căn cứ không quân Khatamolanbia còn khẳng định nước này đang sản xuất loại radar mới có tầm phát hiện mục tiêu xa tới 3.000 km, nghĩa là có thể phát hiện được các máy bay Israel khi chúng vừa cất cánh.
Tầm bảo vệ của các loại tên lửa SA-5, Hawk và Hồng Kỳ – 2 của Iran

Sơ đồ bố trí hệ thống phòng không tại cơ sở hạt nhân Esfahan

Tại nhà máy điện hạt nhân Busher

Tại cơ sở làm giàu uranium Natanz

Tại lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak
Về vũ khí, Iran sở hữu loại tên lửa phòng không tầm xa SA-5 Gammon có tầm bắn tới 250 km. Dù cho Mỹ và Israel đã quá quen với loại tên lửa này và dễ dàng chế áp (như cách phương Tây đã làm khi tấn công Libya và Iraq) nhưng với năng lực quốc phòng và khả năng cải tiến vũ khí của Iran thì đây cũng là loại tên lửa rất đáng gờm.
Một mũi nhọn phòng không khác của Iran chính là loại tên lửa tầm xa có ngoại hình giống với S-300 mà nước này đã công bố đã tự sản xuất được. Nếu như loại tên lửa này là thật thì mối nguy đối với các máy bay của Israel còn tăng lên gấp bội.
Thêm nữa, với các dàn tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M1, có khả năng phát hiện các mục tiêu với tiết diện phản xạ radar tới 0,1 m2, Iran còn có thể bắn hạ các tên lửa diệt radar hay bom lượn của Israel trước khi chúng kịp chạm đất.
Cũng không thể không kể đến các hệ thống pháo phòng không – tên lửa tầm ngắn dày đặc của Iran xung quanh các cơ sở hạt nhân. Tại những địa điểm này, trận địa phòng không dày đặc, nhiều tầng được xây dựng với nhiều loại vũ khí như pháo phòng không 100 mm Iran tự sản xuất theo pháo KS-19 của Nga có tầm bắn tới 21 km; hệ thống phòng không Skyguard với pháo 35 mm bắn bằng radar tầm bắn 4 km, pháo 23 mm – 2,5 km và súng máy 12,7 mm sẽ trám nốt chỗ trống còn lại. Cùng với các loại tên lửa tầm nhiệt khác như RBS-70, ngay cả việc máy bay hay tên lửa hành trình bay cực thấp cũng khó có thể lọt qua.
Đặc biệt, Iran còn phát triển thêm hệ thống pháo phòng không 23 mm Meshbar gồm 8 nòng pháo, có thể đạt tốc độ bắn tới 4.000 phát/phút, điều khiển bằng hệ thống ngắm quang điện tử và radar, hoàn toàn có thể đóng vai trò như hệ thống C-RAM (Counter Rocket, Artillery, Mortar – Vũ khí đánh chặn đạn rocket, pháo và cối) của Mỹ. theo nguồn tin, các chuyên gia tên lửa của Triều Tiên cũng tới Iran để giúp đỡ nước này kích hoạt 6 quả tên lửa sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Đây có thể là kết quả của hợp đồng bí mật mua tên lửa tầm xa DF-31A trị giá 11 tỷ USD đã được Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ký với Trung Quốc. Có tất cả 11 tên lửa DF-31A, với tầm bắn tới 7.000 km được chuyển giao theo hợp đồng này.
Theo nguồn tin, Trung Quốc thiết kế tên lửa và đào tạo chuyên gia cho Iran.
Khi nỗ lực vận hành tên lửa này của Iran bị bất lợi và có mâu thuẫn với cộng đồng thế giới quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi, Trung Quốc tuyên bố không có khả năng hỗ trợ quốc gia Hồi giáo này, bởi các chuyên gia Trung Quốc bị ràng buộc hạn chế ngoại giao quân sự với Tehran.
Tuy nhiên, nguồn tin cho biết, vào tháng 2/2011, một đoàn chuyên gia Triều Tiên tới Iran trong vai khách du lịch, đã cung cấp cho Iran các thiết bị phần cứng cần thiết cũng như công nghệ lắp ráp và đào tạo (trị giá 7 tỷ USD).
Ngoài ra, Triều Tiên và IRGC cũng đã đồng ý thiết lập một cơ sở chung để mở rộng hoạt động hỗ trợ lẫn nhau. Một phần của hợp đồng này có chi phí khoảng 3 tỷ USD.
Theo nguồn tin, các chuyên gia Triều Tiên đã đồng ý có mặt tại Iran và kích hoạt các tên lửa DF-31 trong trường hợp xảy ra chiến sự.
Chính vì những lý do trên, một nguồn tin của Israel đã dự đoán muốn phá hủy được các cơ sở hạt nhân của Iran, ít nhất Israel phải trả giá bằng 1/3 lực lượng không quân của mình.
Với một dân tộc coi trọng sinh mạng binh lính như Israel, chắc chắn đây không phải là một giải pháp được ưa thích.
Tấn công bằng tên lửa
Đây có thể coi là phương án tấn công đơn giản nhất và ít thiệt hại nhất nếu Israel chọn tấn công phủ đầu. Để vươn tới các cơ sở hạt nhân nằm sâu trong nội địa Iran, Israel có trong tay khoảng 30 tên lửa đạn đạo Jericho-III tầm bắn 6.500 km hoặc các tên lửa hành trình Popeye Turbo phóng từ tàu ngầm Dolphin.
Tên lửa Jericho-III của Israel có thể dễ dàng vươn tới các cơ sở hạt nhân của Iran
Tuy vậy, trên thực tế nếu sử dụng đầu đạn thuốc nổ thông thường, số tên lửa trên khó có thể đánh gục ngay tiềm lực hạt nhân của Iran do hầu hết các cơ sở hạt nhân nước này đều nằm sâu trong các boongke bê tông kiên cố.
Thậm chí, Israel có thể chịu thiệt hại nặng nề khi Iran trả đũa bằng các loại tên lửa có tầm bắn trên 2.000 km của nước này như Shahab-3, Sajjin. Với diện tích và dân số hạn chế, nếu để điều này xảy ra, Israel sẽ có thể bị thiệt hại đến mức không thể khôi phục được.
Nếu sử dụng đầu đạn hạt nhân (thông tin không chính thống dự đoán Israel có trong tay khoảng 200 đầu đạn hạt nhân), Israel chưa thể xóa sổ ngay toàn bộ lực lượng vũ trang Iran, hơn thế, lúc đó Israel sẽ mất đi hoàn toàn sự ủng hộ của cộng đồng thế giới, ngay cả với các đồng minh khi đơn phương tấn công một quốc gia khác bằng vũ khí hạt nhân.
Iran cũng có thể đáp trả bằng tên lửa Shahab-3, dù sẽ khó khăn hơn vì phải vượt qua các hệ thống Arrow của Israel
Tựu chung, Israel gần như không thể tấn công phủ đầu đánh gục tiềm lực hạt nhân của Iran mà không có Mỹ và phương Tây giúp sức trong điều kiện hiện nay. Với khoảng cách địa lý xa và tiềm lực quân sự không hề yếu, Iran quá dễ xoay sở khi đứng vào vai trò phòng thủ và Israel quá khó khăn trong vai trò tấn công.
Chính vì thế, lựa chọn tốt nhất của Israel bây giờ một mặt là dùng lực lượng tình báo hiệu quả cao, ngấm ngầm phá hoại, làm suy yếu khả năng hạt nhân của Iran (ám sát, thả virus tương tự như vụ virus Stuxnet phá hoại các máy tính điều khiển trong cơ sở hạt nhân), một mặt vận động được Mỹ và đồng minh phương Tây tiến hành hợp sức cùng tấn công hoặc chí ít tiếp tục đặt gánh nặng trừng phạt lên Tehran.
Tuy nhiên mọi sự thay đổi về chiến thuật hay chiến lược vẫn còn tuỳ thuộc rất nhiều vào ngũ giác đài và trong chuyến đi Mỹ hội ý tới đây giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Tổng thống Obama tiếp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại New York. Hôm 2/3/2012.
“Một phương án quân sự đã sẵn sàng và tôi cho rằng mọi người hiểu điều đó nghĩa là gì” – ông Obama trả lời khi được hỏi về những ý định của Mỹ đối với vấn đề Iran”

Máy báy ném bom chiến lược Mỹ tới Qatar để đối phó với Iran
Theo kết quả trưng cầu ý kiến tiến hành vào tháng 11.2011, 50% người Mỹ cho rằng, Mỹ cần mở chiến dịch quân sự chống Iran để buộc nước này chấm dứt chương trình hạt nhân.
Báo chí Iran hôm qua đưa tin Mỹ đã triển khai phi đội máy bay ném bom chiến lược đến căn cứ không quân tại Qatar ở vịnh Péc-xích “nhằm đối phó với Iran”.
Oanh tạc cơ tàng hình B-1B không quân Mỹ

Thay cho B52, Tàng hình B-1B rất thích nghi để oanh tạc xoá sổ các cơ sở hạt nhân trên mặt đất của Iran.
Các phương tiện thông tin đại chúng của Iran dẫn nguồn tin trong các cơ quan quyền lực cho biết Mỹ đã triển khai phi đội máy bay ném bom chiến lược B-1B tại căn cứ không quân Al-Ubaid. Theo những bức ảnh mà các cơ quan báo chí cung cấp thì tại căn cứ không quân tại Qatar bố trí ở vịnh Ba-tư nhằm đối phó với Iran, người ta đếm được có 6 chiếc máy bay ném bom chiến lược.
Theo như những bức ảnh mà báo chí Iran đăng tải, còn có nhiều loại máy bay quân sự khác, trong số đó có rất nhiều máy bay vận tải quân sự S-17, S-130, máy bay tiếp nhiên liệu RC-135 và RC-10, các máy bay trinh sát của hải quân P-3 “Orion” và máy bay phát hiện ra đa từ xa E-8.
Báo chí Iran cũng dẫn lời các chuyên gia địa phương khẳng định rằng Teheran có thể tiêu diệt được căn cứ không quân này bằng tên lửa của mình ngay những giờ đầu tiên sau khi Mỹ bắt đầu tấn công.
Liên quan đến Iran, Israel tuyên bố đã phát hiện kho urani của Iran có thể chế tạo 4 quả bom hạt nhân.
“Iran đã xây dựng kho chứa urani nghèo với trữ lượng có thể chế tạo 4 quả bom hạt nhân”, Giám đốc cơ quan tình báo quân sự Israel Aviv Kochavi nói với Hãng tin The Jerusalem Post.
Theo đánh giá của tình báo Israel, hiện Iran đang tích trữ 4 tấn urani được làm giàu 3,5% và 100kg urani 20%. Ông Kochavi cho biết, để chế tạo vũ khí hạt nhân thì số uranium này phải làm giàu lên 90%.
Trung Đông đã trở thành kho vũ khí lớn nhất thế giới và các phong trào Hồi giáo Jihad quốc tế đang lợi dụng tình hình hỗn loạn tại khu vực Arập để thâm nhập vào Syria, Bán đảo Sinai (Ai Cập) và những nơi khác.
Mỹ và đồng minh triển khai quân tới vịnh Ba Tư.
Israel tin tưởng hệ thống Arrow cản đường tên lửa của Iran. Ảnh: AFP
Hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow do ngành không gian vũ trụ của Israel phối hợp với công ty Boeing của Mỹ phát triển và được biên chế cho Không quân Israel từ đầu thập niên 1990. Hiện Israel có hai khẩu đội Arrow triển khai ở phía Bắc và phía Nam lãnh thổ, khẩu đội thứ ba cũng đang lắp ráp gần Tel Aviv.
Quân đội Israel lên kế hoạch ứng phó với các cuộc pháo kích trả đũa không chỉ từ Iran mà còn từ nhóm Hezbollah ở Lebanon, các nhóm vũ trang ở Gaza và có thể là cả Syria. Trong đó, ông Rubin đánh giá mức độ nguy hiểm của rocket phóng từ Syria cao hơn cả do Syria gần Irael hơn là từ Iran.
Chiến tranh dù với danh nghĩa nào cũng là điều bất hạnh cho nhân loại. Tuy nhiên lại có định nghĩa cho rằng: “Chiến tranh là Giết một số ít người này để bảo vệ một số người khác đông hơn” Không biết có phải vì vậy hay không mà ông Tổng Thống Iran Mahmoud Ahmadinejad lẫn Đại giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini, cứ nuôi một khác khác vọng sở hửu vũ khí hạt nhân cho bằng được để không lẽ (như lời các ông ấy đã nói) xóa sổ quốc gia Do Thái (Irael) Thiên Chúa Giáo ở Trung Đông trên bản đồ thế giới? Để bảo vệ cộng đồng Hồi Giáo đông hơn trong vùng ? Nhưng Israel lại là một lãnh thổ nhỏ bé nhất đang như “tứ bề thọ địch” trong khu vực và cũng chưa là một sự đe doạ cho bất cư quốc gia nào ngoài sự xung đột chính trị với các nhóm cực đoan sắc tộc Hezbollah và Hamas của Palestine.
Nói gì thì nói, thế giới đang lên án các loại vũ khí có sức huỷ diệt hàng loạt, như vũ khí hạt nhân và mọi quốc gia đều có quyền bình đẳng tồn tại như nhau thì cái cách phát ngôn và quan điểm cực đoan cũng như theo đuổi một khác vọng ngược với chiều hướng “tất cả vì Hoà Bình” của thế giới của hai ông Mahmoud Ahmadinejad lẫn Đại giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini, thì chắc công luận không cho rằng đó là quan điểm và xu thế văn minh thời đại của nhân dân Iran xứ Ba Tư 1001 đêm huyền dịu. Và nếu “đạn nổ,bom rơi” thì cái lỗi không hẳn ở người Do Thái, một dân tộc suýt bị diệt chủng trong quá khứ!.

Không có nhận xét nào: