Vũ Đức Khanh
Để thay đổi hữu hiệu chính sách nhân quyền của Việt Nam, cộng đồng người Mỹ gốc Việt phải mở rộng thông điệp và lời kiến nghị của mình.
Sử dụng hệ thống kiến nghị của Tòa Bạch Ốc, người Mỹ gốc Việt đã đạt được sự chú ý của của chính quyền Obama trong những gì đã được xem là một trong những thành tựu quan trọng nhất của cộng đồng cho đến nay.
Thành tựu này là sự thành công của một bản kiến nghị đưa ra trên hệ thống kiến nghị trực tuyến “Người dân chúng tôi”, do Tòa Bạch Ốc phát triển như một phương tiện mang lại cho các cộng đồng dân tộc thiểu số một tiếng nói mà họ không thể lan truyền qua các phương tiện truyền thông chính thống. Cho đến nay, bản kiến nghị đã nhận được hơn 150.000 chữ ký, kêu gọi chính quyền Obama hãy ngừng việc mở rộng thương mại với Việt Nam trên cái giá phải đánh đổi về nhân quyền.
Thành tựu này là sự thành công của một bản kiến nghị đưa ra trên hệ thống kiến nghị trực tuyến “Người dân chúng tôi”, do Tòa Bạch Ốc phát triển như một phương tiện mang lại cho các cộng đồng dân tộc thiểu số một tiếng nói mà họ không thể lan truyền qua các phương tiện truyền thông chính thống. Cho đến nay, bản kiến nghị đã nhận được hơn 150.000 chữ ký, kêu gọi chính quyền Obama hãy ngừng việc mở rộng thương mại với Việt Nam trên cái giá phải đánh đổi về nhân quyền.
Bản kiến nghị, mặc dù không đạt được mục tiêu cuối cùng, nhưng những người tham gia kiến nghị đã có được nhiều tự hào trong việc hình thành được một cuộc hội kiến với các thành viên chính phủ.
Đạt được dư số lượng chữ ký yêu cầu
Được tạo ra vào ngày 07 tháng 2, bản kiến nghị thu hút được hơn 140.000 chữ ký trong 30 ngày, nhiều hơn số lưọng 25.000 chữ ký tối thiểu mà Tòa Bạch Ốc yêu cầu để được đáp ứng. Tin tức về bản kiến nghị đã nhanh chống lan truyền trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, tràn qua biên giới Mỹ đến các cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hỗ trợ một phần bởi các phương tiện truyền thông mạng xã hội như Facebook và Twitter. Không thể phủ nhận sự thành công của bản kiến nghị, tòa Bạch Ốc đã đích thân tiếp các đoàn đại biểu đến từ cộng đồng người Mỹ gốc Việt để giải quyết mối quan tâm của họ.
Thật không khó để hình dung được vì sao bản kiến nghị được thành công như thế.
Chính phủ Việt Nam đã tích cực đàn áp và vi phạm các quyền con người của công dân mình. Tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp chỉ là những lời hứa hẹn giả dối chứ hiếm khi được phép. Suy nghĩ rằng các nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam sẽ có được được một phiên xử công bằng dưới bàn tay của chính phủ mình là một điều mơ tưởng. Do vậy, quan tâm về những gì đang xảy ra của người Mỹ gốc Việt là đúng đắn.
Hãy tiến lên sau bản Kiến nghị
Đạt được 140.000 chữ ký trong một tháng không phải là điều tầm thưòng, tuy nhiên, tiếng nói của 140.000 người cũng dễ dàng mất đi trong một đại dương cả nhiều triệu người.
Cộng đồng cần nỗ lực để mở rộng chính nghĩa của mình, không chỉ đến người Việt ở Mỹ và các nước, mà còn phải đến một công chúng lớn hơn. Để có thể mang nền cai trị của chính phủ Việt Nam ra ánh sáng sự thật một cách hiệu quả, người Mỹ gốc Việt phải nhìn ra ngoài cộng đồng mình để đến các láng giềng, những cộng đồng có cùng chia xẻ về giá trị, niềm tin, nền dân chủ và nhân quyền. Nói một cách đơn giản, cộng đồng phải mở rộng cơ sở hỗ trợ của mình.
Người Mỹ gốc Việt phải chủ động trong việc giải thích cho những người bạn Hoa Kỳ lý do tại sao việc thay đổi Việt Nam là hệ trọng. Trong những lần thử thách này, tuyên bố rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam thối nát và nguy hại đến người dân, do đó, nước Mỹ phải ngưng việc mở rộng buôn bán với họ” là chưa đủ. Để chính nghĩa của mình thực sự có hiệu quả, phải thu hút sự hỗ trợ của những người khác.
Hãy tạo một mái che lớn rộng hơn
Người Việt ở Hoa Kỳ và nước ngoài đã biểu tình phản đối chính sách nhân quyền của chính phủ Việt Nam, nhưng đến mục tiêu nào ? Chẳng mấy điều đã đạt được ở chính Việt Nam, khi giới lãnh đạo đất nước bằng lòng với việc làm ngơ đi những cuộc biểu tình xảy ra xa bên ngoài biên giới của họ. Thay đổi thật sự cuối cùng sẽ phải đến từ bên trong Việt Nam, nhưng người Mỹ gốc Việt và những người sống ở nước ngoài có thể cung cấp nguồn cảm hứng.
Đảng Cộng sản cai trị bằng việc khẳng định sự thống trị của mình trên người dân. Họ sẽ không thay đổi trừ khi bị buộc phải thay đổi, và không có chính quyền Washington nào sẽ buộc Việt Nam phải thay đổi, trừ khi Tòa Bạch Ốc bị buộc phải hành động. Sức mạnh và điểm yếu hết sức lớn của một nền dân chủ nằm ở chỗ này.
Người Mỹ gốc Việt phải đoàn kết trong việc tạo áp lực lên tòa Bạch Ốc cho sự thay đổi ở Việt Nam, nhưng cộng đồng cũng phải đoàn kết với người bạn Hoa Kỳ của mình. Tiếng nói cô đơn của một cộng đồng đơn độc sẽ khó tạo áp lực để thách thức một chính quyền đại diện cho một quốc gia phải đi đến hành động.
Tất nhiên, điều này không yêu cầu cộng đồng người Mỹ gốc Việt phải giảm nhẹ chính nghĩa của mình nhằm thu hút được hỗ trợ của những cộng đồng khác. Mặt khác, điều này còn thực sự đòi hỏi cộng đồng phải thực hiện các bước chủ động trong việc mở rộng chính nghĩa và thông điệp của mình. Tuy nhiên, điều này sẽ không khó, căn cứ vào các mục tiêu hợp lý của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Mang lại dân chủ và nhân quyền cho những người kém may mắn là một chính nghĩa mà bất cứ ai cũng ủng hộ. Khi chính nghĩa của một số người trở thành chính nghĩa của nhiều người, và chính nghĩa của nhiều người trở thành chính nghĩa của cả một quốc gia, thì Tòa Bạch Ốc không còn có thể lảng tránh vấn đề.
Tất nhiên, kiến nghị và chữ ký chỉ là bước đầu tiên. Người Mỹ gốc Việt đã chứng minh được khả năng nhanh chóng tập hợp đằng sau một chính nghĩa quan trọng nhất đối với mình. Công đồng buộc phải duy trì và xây dựng từ trên thành tích này, để hiện thực hóa thắng lợi các mục tiêu của mình.
Hiện nay vẫn phải chờ xem những gì sẽ xảy ra, tuy nhiên điều quan trọng là cộng đồng không được đầu hàng. Thay đổi sẽ xảy ra, nhưng sẽ không xảy ra ngay hôm nay hoặc ngày mai. Thay đổi ở cường độ này sẽ cần nhiều thế hệ, sẽ đòi hỏi đến lòng cống hiến và kiên trì. Người Mỹ gốc Việt đã làm nổi bật thông điệp của mình. Bây giờ là lúc để mở rộng lời thỉnh cầu của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét