Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa nguyên thủ hai nước, kể từ khi ông Putin quay trở lại điện Kremlin. Ông Obama coi các cải thiện quan hệ với Nga, đạt được dưới thời cựu tổng thống Dmitri Medvedev, là một trong những thành công ngoại giao của mình.
Thế nhưng, trong thời gian qua, các cuộc « khẩu chiến » công khai giữa hai nước về hồ sơ Syria, các phát biểu cứng rắn của ông Putin, cũng như những biến động chính trị tại Matxcơva và Washington có nguy cơ dẫn đến sự đối đầu giữa các nhà lãnh đạo của hai quốc gia vốn cựu thù trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Theo ông Matthew Rojansky, thuộc Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie (Carnegie Endowment for International Peace), được AFP trích dẫn, ông Obama và ông Putin phải cố gắng « hạn chế những đổ vỡ » trong quan hệ song phương, tìm ra cơ sở chung để làm việc với nhau, tránh dẫn đến những căng thẳng không kiểm soát được. Theo chuyên gia này, « điều mà họ có thể làm được, đó là đạt một thỏa thuận nào đó và thiết lập một chiến lược để dự ứng các sự kiện trong trường hợp xẩy ra những điều không muốn ».
Đang trong quá trình vận động tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai, tổng thống Mỹ Obama phải đề phòng các cuộc tấn công từ phía đối thủ thuộc đảng Cộng hòa, ông Mitt Romney. Ừng viên tổng thống này cho rằng Nga là một mối đe dọa địa chính trị đối với Hoa Kỳ, cụ thể là Matxcơva trang bị vũ khí, bảo vệ chế độ giết người ở Damas, ngăn cản các trừng phạt quốc tế đối với Iran và chống lại những nỗ lực của Washington trên nhiều hồ sơ.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn còn hy vọng là Nga sẽ tạo thuận lợi cho việc tìm ra một giải pháp đối với cuộc khủng hoảng Syria, mặc dù đến nay, Matxcơva vẫn chống lại mọi nỗ lực của Liên Hiệp Quốc trong hồ sơ này.
Theo các nhà phân tích, Nga cho rằng đã bị lừa gạt tại Libya vì phương Tây đã bảo đảm với Matxcơva là không tìm cách lật đổ nhà độc tài Mouammar Kadhafi, thế nhưng, cuối cùng lại giúp đỡ phe đối lập Libya làm việc này.
Do vậy, Nga lo ngại tình trạng này tái diễn ở Syria. Nếu Assad bị lật đổ và thay thế bằng một chế độ ít thân thiện hơn, Matxcơva sẽ mất một đồng minh chiến lược trong khu vực, sự hiện diện các căn cứ hải quân của Nga ở Địa Trung Hải bị đe dọa.
Trong khi đó, Hoa Kỳ cố gắng thuyết phục Nga chấp nhận giải pháp thay thế tổng thống Syria Bachar Al Assad và nói rõ rằng mục tiêu của Washington không phải là chống lại các quyền lợi của Matxcơva tại Syria. Ông Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ khẳng định : « Lợi ích của chúng tôi không phải là chấm dứt ảnh hưởng của Nga tại Syria ».
Vẫn theo quan chức này, khi quan hệ Nga-Hoa Kỳ được thúc đẩy và cải thiện dưới thời tổng thống Medvedev, ông Putin lúc đó là thủ tướng cũng đã chấp thuận những yếu tố cơ bản trong hợp tác song phương. Ông Rhodes cho biết thêm là trong các cuộc điện đàm sơ khởi giữa tổng thống Obama và tổng thống Putin, thông điệp mà Washington nhận được là Matxcơva muốn tiếp tục các đồng thuận mà hai bên đã đạt được.
Thế nhưng, tổng thống Putin, người quyết liệt bảo vệ quy chế « siêu cường » của nước Nga, không hề dấu diếm thái độ nghi kỵ, ngờ vực của ông đối với Washington và cáo buộc Hoa Kỳ đứng đằng sau các cuộc biểu tình của phe đối lập tại Matxcơva trong thời gian qua.
Sau khi tái nhậm chức tổng thống Nga, ông Putin đã từ chối tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G8 do ông Obama tổ chức hồi tháng trước tại Camp David, Hoa Kỳ. Mặc dù Washington nói rằng đó không phải là một cử chỉ tẩy chay, thế nhưng, sau đó, ông Putin lại công du Bắc Kinh, Berlin, và Paris.
Trong cuộc gặp với tổng thống Obama vào năm 2009, ông Putin, lúc đó là thủ tướng, đã đưa ra nhiều chỉ trích đối với Washington. Chính vì vậy, các phát biểu qua lại ngày hôm nay của tổng thống Mỹ và tổng thống Nga được giới quan sát rất chú ý, nhất là về hồ sơ Syria.
Thế nhưng, trong thời gian qua, các cuộc « khẩu chiến » công khai giữa hai nước về hồ sơ Syria, các phát biểu cứng rắn của ông Putin, cũng như những biến động chính trị tại Matxcơva và Washington có nguy cơ dẫn đến sự đối đầu giữa các nhà lãnh đạo của hai quốc gia vốn cựu thù trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Theo ông Matthew Rojansky, thuộc Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie (Carnegie Endowment for International Peace), được AFP trích dẫn, ông Obama và ông Putin phải cố gắng « hạn chế những đổ vỡ » trong quan hệ song phương, tìm ra cơ sở chung để làm việc với nhau, tránh dẫn đến những căng thẳng không kiểm soát được. Theo chuyên gia này, « điều mà họ có thể làm được, đó là đạt một thỏa thuận nào đó và thiết lập một chiến lược để dự ứng các sự kiện trong trường hợp xẩy ra những điều không muốn ».
Đang trong quá trình vận động tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai, tổng thống Mỹ Obama phải đề phòng các cuộc tấn công từ phía đối thủ thuộc đảng Cộng hòa, ông Mitt Romney. Ừng viên tổng thống này cho rằng Nga là một mối đe dọa địa chính trị đối với Hoa Kỳ, cụ thể là Matxcơva trang bị vũ khí, bảo vệ chế độ giết người ở Damas, ngăn cản các trừng phạt quốc tế đối với Iran và chống lại những nỗ lực của Washington trên nhiều hồ sơ.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn còn hy vọng là Nga sẽ tạo thuận lợi cho việc tìm ra một giải pháp đối với cuộc khủng hoảng Syria, mặc dù đến nay, Matxcơva vẫn chống lại mọi nỗ lực của Liên Hiệp Quốc trong hồ sơ này.
Theo các nhà phân tích, Nga cho rằng đã bị lừa gạt tại Libya vì phương Tây đã bảo đảm với Matxcơva là không tìm cách lật đổ nhà độc tài Mouammar Kadhafi, thế nhưng, cuối cùng lại giúp đỡ phe đối lập Libya làm việc này.
Do vậy, Nga lo ngại tình trạng này tái diễn ở Syria. Nếu Assad bị lật đổ và thay thế bằng một chế độ ít thân thiện hơn, Matxcơva sẽ mất một đồng minh chiến lược trong khu vực, sự hiện diện các căn cứ hải quân của Nga ở Địa Trung Hải bị đe dọa.
Trong khi đó, Hoa Kỳ cố gắng thuyết phục Nga chấp nhận giải pháp thay thế tổng thống Syria Bachar Al Assad và nói rõ rằng mục tiêu của Washington không phải là chống lại các quyền lợi của Matxcơva tại Syria. Ông Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ khẳng định : « Lợi ích của chúng tôi không phải là chấm dứt ảnh hưởng của Nga tại Syria ».
Vẫn theo quan chức này, khi quan hệ Nga-Hoa Kỳ được thúc đẩy và cải thiện dưới thời tổng thống Medvedev, ông Putin lúc đó là thủ tướng cũng đã chấp thuận những yếu tố cơ bản trong hợp tác song phương. Ông Rhodes cho biết thêm là trong các cuộc điện đàm sơ khởi giữa tổng thống Obama và tổng thống Putin, thông điệp mà Washington nhận được là Matxcơva muốn tiếp tục các đồng thuận mà hai bên đã đạt được.
Thế nhưng, tổng thống Putin, người quyết liệt bảo vệ quy chế « siêu cường » của nước Nga, không hề dấu diếm thái độ nghi kỵ, ngờ vực của ông đối với Washington và cáo buộc Hoa Kỳ đứng đằng sau các cuộc biểu tình của phe đối lập tại Matxcơva trong thời gian qua.
Sau khi tái nhậm chức tổng thống Nga, ông Putin đã từ chối tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G8 do ông Obama tổ chức hồi tháng trước tại Camp David, Hoa Kỳ. Mặc dù Washington nói rằng đó không phải là một cử chỉ tẩy chay, thế nhưng, sau đó, ông Putin lại công du Bắc Kinh, Berlin, và Paris.
Trong cuộc gặp với tổng thống Obama vào năm 2009, ông Putin, lúc đó là thủ tướng, đã đưa ra nhiều chỉ trích đối với Washington. Chính vì vậy, các phát biểu qua lại ngày hôm nay của tổng thống Mỹ và tổng thống Nga được giới quan sát rất chú ý, nhất là về hồ sơ Syria.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét