Pages

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Vì sao Mỹ 'chuyển hướng' sang châu Á?


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta
Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta khẳng định điều chuyển cán cân hạm đội Mỹ ở châu Á - TBD

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói nước này đang có kế hoạch điều chuyển phần lớn các chiến hạm của mình tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020.
Ông Panetta nói tới năm 2020, khoảng 60% hạm đội của Mỹ sẽ được triển khai ở đây, trong một dấu hiệu rõ ràng nhất về chiến lược mới của Mỹ ở châu Á.

Bắc Kinh đã tỏ ra không hài lòng với việc Hoa Kỳ thúc đẩy sự hiện diện của mình ở khu vực.
Ông Bộ trưởng khẳng định với Hội nghị an ninh khu vực ở Singapore rằng bước chuyển hướng này không nhằm ngăn chặn thế lực của Trung Quốc.

Tháng Mười Một năm ngoái, Tổng thống Barack Obama tuyên bố rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương là "ưu tiên hàng đầu" của chính sách an ninh của Mỹ.
Bình luận của ông được xem như là một thách thức đối với Trung Quốc, nước đang phấn đấu trở thành cường quốc chính ở khu vực.
"Đến năm 2020, hải quân sẽ điều chuyển lực lượng của mình từ tỷ lệ khoảng 50-50% của ngày hôm nay giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương sang tỷ lệ 60-40 giữa hai đại dương", ông Panetta nói tại hội nghị Đối thoại thường niên Shangri-La.
"Điều chuyển này sẽ bao gồm sáu tàu sân bay trong khu vực này, đa số các tàu tuần dương của chúng tôi, các tàu khu trục, tàu chiến và tàu ngầm."

"Thật vậy, gia tăng tham gia của Mỹ trong khu vực này sẽ có lợi cho Trung Quốc vì nó nâng cao an ninh và sự thịnh vượng chung của chúng ta cho tương lai"
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta

Ông Panetta nói rằng Mỹ sẽ nhằm mục đích tăng số lượng và quy mô các cuộc diễn tập mà nước này tiến hành cùng với các đồng minh trong khu vực.
Ông nói các vấn đề về ngân sách và cắt giảm sẽ không chặn bước các thay đổi, và nói thêm rằng rằng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã có kinh phí trong kế hoạch ngân sách năm năm để đạt được các mục tiêu của mình.
"Sẽ phải mất nhiều năm để các khái niệm và nhiều công việc mà chúng tôi đang đầu tư được thực hiện đầy đủ," ông nói.
"Nhưng không mắc sai lầm, bước đi một cách chắc chắn, quả quyết và bền vũng, quân lực Hoa Kỳ đang tái cân bằng và mang lại cho khu vực quan trọng này những khả năng được nâng cao, tăng cường."
Trung Quốc có các tranh chấp lãnh thổ lâu dài với các đồng minh của Mỹ, bao gồm Philippines, trên các nhóm đảo ở Biển Đông (hay Biển Nam Trung Hoa).
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh trở nên quả quyết hơn về vấn đề này.
Kích thích

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta
Ông Panetta nói sẽ có đủ kinh phí để điều 60% lực lượng các hạm đội Mỹ tới khu vực vào năm 2020

Sự tăng cường hiện diện của Mỹ trong khu vực do đó có thể khuyến khích các quốc gia khác và làm Bắc Kinh bị kích thích.
Ông Panetta đã phủ nhận bất kỳ căng thẳng nào có thể và nói ông đang chờ đợi thăm viếng Trung Quốc vào cuối năm nay.
"Một số người coi việc nhấn mạnh gia tăng của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như một loại thách thức nào đó đối với Trung Quốc," ông nói.
"Tôi bác bỏ quan điểm đó hoàn toàn. Nỗ lực của chúng tôi đổi mới và tăng cường sự tham gia của mình ở châu Á là hoàn toàn thích ứng với phát triển và tăng trưởng của Trung Quốc.
“Thật vậy, gia tăng tham gia của Mỹ trong khu vực này sẽ có lợi cho Trung Quốc vì nó nâng cao an ninh và sự thịnh vượng chung của chúng ta cho tương lai".
Hồi tháng Giêng, truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng nói sự gia tăng hiện diện của Mỹ trong vùng có thể thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng.
Nhưng nó cũng cảnh báo Mỹ không nên "phô diễn sức mạnh của mình" và nói bất kỳ chủ nghĩa quân phiệt nào của Mỹ cũng có thể "gây nguy hiểm cho hòa bình".
Bộ trưởng Panetta hiện đang trên đường thực hiện một chuyến công du dài chín ngày tại châu Á, trong đó bao gồm các chuyến thăm Việt Nam và Ấn Độ.
Phóng viên của BBC Jonathan Marcus có mặt tại Hội nghị ở Singapore cho biết thêm rằng bên cạnh động thái chuyển hướng chiến lược, Mỹ còn đang cố gắng đưa ra một cơ chế mới điều tiết các xung đột trong khu vực dựa trên các quy tắc.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng không chắc việc tăng cường hiện diện, cùng với tiếp cận mới về cơ chế điều tiết xung đột trên ở Biển Đông và khu vực có thể sẽ được Bắc Kinh hoàn toàn chào đón.

Không có nhận xét nào: