Pages

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Doanh nghiệp nhà nước 'vẫn là nòng cốt'




Doanh nghiệp nhà nước đang là gánh nặng tài chính lớn với nhiều nợ xấu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông qua đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để "nâng cao sức cạnh tranh".
Trang web của Bấmchính phủ cho biết kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước "tập trung vào các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để có cơ cấu hợp lý hơn và tập trung vào ngành lĩnh vực then chốt" theo đó "chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính" trước năm 2015.

Việc phê duyệt đề án này cũng nói tới nỗ lực "kiên quyết sắp xếp, cơ cấu lại hoặc giải thể, phá sản những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn theo quy định".
Quyết định này, tuy nhiên, tái khẳng định điều ông Dũng gọi là "doanh nghiệp nhà nước vẫn là nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô".

'Ai lập người đó lo'

Cựu lãnh đạo Vinalines Dương Chí Dũng đã bỏ trốn và hiện đang bị truy nã.
Điểm đáng chú ý là quyết định này qui trách nhiệm cụ thể cho người thành lập ra doanh nghiệp nhà nước.
"Từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trình Thủ tướng Chính phủ;
Từng tổng công ty, doanh nghiệp do Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập trình Bộ, UBND tỉnh, thành phố Đề án tái cơ cấu để phê duyệt trong Quý III năm 2012".
"Đơn vị nào không thực hiện được phải kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân, người chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ".
Thủ tướng Dũng được dẫn lời nói "cổ phần hóa doanh nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn từ năm nay tới 2015 và coi "việc thực hiện tái cơ cấu, phương án sắp xếp, cổ phần hóa đã được phê duyệt là là nhiệm vụ chính trị quan trọng".

"Việc thực hiện tái cơ cấu, phương án sắp xếp, cổ phần hóa đã được phê duyệt là nhiệm vụ chính trị quan trọng"
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Tuy nhiên kinh tế gia Jonathan Pincus từng có bài nhận định rằng sự bùng nổ các tập đoàn " Bấmgiống tư nhân" đã tích lũy được tài sản khổng lồ thông qua ưu đãi về đất đai, tín dụng và các hợp đồng kinh doanh có nghĩa rằng việc tư nhân hóa (hay tại Việt Nam gọi là cổ phần hóa) sẽ nhiều khả năng không tạo ra các kết quả như mong đợi.
Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là chủ đề được bàn thảo nhiều theo sau thất thoát và thua lỗ nhiều tỉ đôla của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Truyền thông trong nước hôm 22/07 cho biết VinalinesBấmlỗ hơn 1.400 tỷ VND sau sáu tháng đầu năm và là khoản lỗ cao gấp 3,5 lần so với mức lỗ trong cả năm 2011.
Hai trong số những doanh nghiệp “đầu tàu” của Vinalines là Công ty Vận tải dầu khí (Falcon) và Vận tải biển Việt Nam (Vosco) cũng lỗ lần lượt 267 và 103 tỷ đồng.
Báo cáo của Bộ giao Thông vận tải nói phân nửa số lỗ "đến từ các doanh nghiệp nhận chuyển giao từ Vinashin" (được thực hiện theo Đề án cơ cấu lại Vinashin của Chính phủ) và nguyên nhân chính dẫn đến thua lỗ, theo Vinalines, là do "thị trường vận tải biển suy yếu" cùng việc phải "giải quyết những khó khăn trong nội bộ".
Một loạt tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước như Petrovietnam, EVN, Vinacomin đã và đang mắc nợ lớn, trong đó có nợ xấu.
Giới quan sát nước ngoài gần đây tỏ ra hoài nghi trước khả năng giải quyết vấn đề qua kế hoạch mua lại Bấmnợ xấu của chính phủ Việt Nam.

Không có nhận xét nào: