Tại Hà Nội, có khoảng từ 100 người (theo AFP) đến 200 người (theo AP) đã tập hợp bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc, trước khi tuần hành đến khu vực Hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm Thành phố. Ho mang theo những khẩu hiệu như “Đả đảo Trung Quốc !”, “Phản đối Trung Quốc gây hấn Việt Nam”, “Tổ quốc gọi, chúng con có mặt vì bình yên xã tắc sơn hà”… Một số biểu ngữ còn ghi những lời ủng hộ chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của chính quyền như “Ủng hộ Luật biển và hải đảo 2012”, “Hãy ‘hành động’ xứng đáng với tiền thuế của dân”.
Bên cạnh các khẩu hiệu trên còn có biểu ngữ kêu gọi chính quyền ban hành luật biểu tình : “Đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam ủng hộ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất luật biểu tình”
Theo AFP, theo những người tham gia biểu tình tại Hà Nội, lực lượng an ninh hiện diện đông đảo, phong tỏa khu vực Đại sứ quán Trung Quốc, nhưng không bắt giữ một ai. Theo nguồn tin từ các trang blog tại Việt Nam, tham gia cuộc biểu tình tại Hà Nội có nhiều gương mặt điển hình như bà Lê Hiền Đức, giáo sư Ngô Đức Thọ, tiến sĩ Nguyễn Quang A…
Trả lời hãng tin Anh Reuters, một số blogger cho biết lực lượng an ninh đã cảnh báo họ không nên tham dự cuộc biểu tình, nhưng lần này, công an để yên cho người xuống đường tuần hành. Ông Nguyễn Quang A cho biết : “Chúng tôi muốn nâng cao nhận thức của người dân về các hành động sai trái mới đây của Trung Quốc, và chúng tôi đã được dân chúng hai bên đường vỗ tay hoan nghênh”.
Một người 53 tuổi, từng bị bắt ba lần vì tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào năm ngoái, lần này vẫn tiếp tục xuống đường và giải thích với hãng tin Mỹ AP rằng : “Chúng tôi rất tức giận trước việc Trung Quốc cho mời thầu khai thác dầu khí bên trong lãnh thổ của Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi chính phủ phải có hành động.”
Đồng thời với Hà Nội, hàng trăm người cũng xuống đường tại thành phố Hồ Chí Minh để phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc. Những người biểu tình tập hợp ở khu vực phía sau Nhà Thờ Đức Bà, nhưng không thể tiến về Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc, được cảnh sát bảo vệ chặt chẽ. Tham gia phong trào tại Sài Gòn, có ông André Hồ Cương Quyết, luật sư Lê Hiếu Đằng, giáo sư Tương Lai, nhà thơ Đỗ Trung Quân…
Trả lời RFI, nhà thơ Đỗ Trung Quân ghị nhận là dù có những người bị chận trước, không đến được nơi biểu tình, nhưng số người xuống đường lên đến khoảng 500 người:
Thực sự là có va chạm nhưng không thấy hình thức đàn áp lộ liễu như năm trước, mặc dù có một số bạn trẻ đã bị bắt đi và chúng tôi không giải vây được. Anh Lê Hiếu Đằng xông ra trước mũi xe để chặn nhưng anh bị đẩy vào lề, thế là cái xe chạy mất. Và tôi thấy là lực lượng an ninh họ cũng đi theo để giữ trật tự cho không bị kẹt xe.
Một số anh em thì nghe bảo rằng dọc đường cũng bị đi theo, và muốn đưa về đồn chẳng hạn. Tôi cũng có hai người đi theo nhưng tôi cắt đuôi được. Tôi không biết họ đi theo tôi làm gì bởi vì họ biết rằng thái độ của tôi đến đó là đủ. Chẳng lẽ đi theo để bắt tôi ? Bắt tôi vì lý do gì ?
RFI : Thưa anh số người tham gia có đông không, và hình như không mang biểu ngữ gì hết ?
Có lẽ đó là một cái hơi bất ngờ. Từ khoảng 10 giờ trở đi thì khoảng 500 người, còn khẩu hiệu thì chỉ có André Menras, là Hồ Cương Quyết, là có viết một cái bảng, và vài bạn trẻ cũng có vài cái khẩu hiệu in. Có lẽ trong điều kiện những ngày trước thì các bạn cũng có phần hoang mang là không biết nhà nước đàn áp hay bật đèn xanh. Chúng tôi thì chỉ nghĩ là dù đàn áp hay bật đèn xanh gì, thái độ đúng thì mình cứ làm thôi. Tôi đoán chính vì thế mà các bạn không chuẩn bị khẩu hiệu.
Tất nhiên cái này là đoán thôi, nhưng mà khẩu hiệu năm nay ít, với lại tập trung vào khẳng định chủ quyền thôi. Tôi cũng có nói với các anh chị em trẻ là chúng ta tránh khiêu khích một cách không cần thiết. Bởi vì mọi động thái khiêu khích nó sẽ bùng nổ, và họ có cớ đàn áp mạnh hơn. Thậm chí tôi cũng nói với mấy anh em an ninh có biết tôi, bùng nổ hay không là do thái độ các anh. Khi người ta xuống đường biểu tình ủng hộ cho nhà nước, cho chính phủ về Luật Biển, thì đàn áp họ có nghĩa là anh tự giới thiệu anh là ai, thế thôi. Cả hai bên tôi đều nói các anh em nên điềm đạm cố gắng kiểm soát.
Tôi biết là họ sẽ không cho áp sát vào lãnh sự quán Trung Quốc. Cái lãnh sự quán đó là trước đây là đại sứ quán của Đài Loan ở đường Hai Bà Trưng. Họ chặn hai ngã tư, đoàn dừng lại ở ba-ri-e thôi, và hô khẩu hiệu chứ không áp sát được.
RFI: Dạ, nhưng số lượng biểu tình như vậy là quá đông đảo rồi phải không anh ?
Tôi nghĩ là 500 người không phải là nhỏ. Mặc dù có thể không bằng ngày 5 tháng 6 năm ngoái là khoảng vài ngàn người, nhưng mà trong điều kiện hoang mang như thế thì 500 người tôi nghĩ là cũng nhiều.
Anh Tương Lai đi cùng với chúng tôi, anh Lê Hiếu Đằng, anh Cao Lập, Nguyễn Quốc Thái…Anh Huỳnh Tấn Mẫm thì họ chặn từ nhà nên chắc không lên được. Có một số chị em biểu tình năm ngoái, nay bị chặn ở nhà, ví dụ như chị Phương Lan có nick là Mẹ Đốp, nhà văn Nguyễn Viện thì được mời đi uống cà phê từ nhà. Tôi thì bằng phương pháp riêng của mình tôi cũng lên được, nhưng xin phép không tiết lộ vì tôi còn cần phải áp dụng nữa nếu cần. Còn một số gương mặt năm ngoái đều bị chặn ở nhà. Tất nhiên là họ chỉ không cho lên trên khu vực đó thôi, chứ tôi cũng chưa thấy phản hồi là bắt bớ.
Theo một số trang blog, lực lượng an ninh đã ngăn chặn trước một số người có ‘tiền án’ biểu tình, không cho họ đến nơi tập hợp. Bà Bùi Thị Minh Hằng chẳng hạn, đã bị tạm giữ ngay khi rời khách sạn ở Sài Gòn.
Hai cuộc biểu tình hôm nay đã nổ ra vài ngày sau khi Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đã “ngang nhiên” mời quốc tế đấu thầu 9 lô dầu khí nằm ngay trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam, một hành động đã bị Việt Nam cực lực tố cáo.
Trước đó, Quốc hội Việt Nam đã thông qua bộ Luật Biển, chính thức xác định hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Theo AFP, biểu tình là một hoạt động đầy rủi ro tại Việt Nam, nơi mà nhiều người đã bị bắt trong những năm gần đây, sau khi tham gia các cuộc xuống đường. Vào năm ngoái, sau một loạt các hành vi khiêu khích trắng trợn của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam đã nhắm mắt cho biểu tình tại Hà Nội vào mỗi Chủ nhật trong 11 tuần liên tiếp, trước khi quyết định ngăn chặn bằng biện pháp mạnh để trấn an Trung Quốc.
Bên cạnh các khẩu hiệu trên còn có biểu ngữ kêu gọi chính quyền ban hành luật biểu tình : “Đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam ủng hộ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất luật biểu tình”
Theo AFP, theo những người tham gia biểu tình tại Hà Nội, lực lượng an ninh hiện diện đông đảo, phong tỏa khu vực Đại sứ quán Trung Quốc, nhưng không bắt giữ một ai. Theo nguồn tin từ các trang blog tại Việt Nam, tham gia cuộc biểu tình tại Hà Nội có nhiều gương mặt điển hình như bà Lê Hiền Đức, giáo sư Ngô Đức Thọ, tiến sĩ Nguyễn Quang A…
Trả lời hãng tin Anh Reuters, một số blogger cho biết lực lượng an ninh đã cảnh báo họ không nên tham dự cuộc biểu tình, nhưng lần này, công an để yên cho người xuống đường tuần hành. Ông Nguyễn Quang A cho biết : “Chúng tôi muốn nâng cao nhận thức của người dân về các hành động sai trái mới đây của Trung Quốc, và chúng tôi đã được dân chúng hai bên đường vỗ tay hoan nghênh”.
Một người 53 tuổi, từng bị bắt ba lần vì tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào năm ngoái, lần này vẫn tiếp tục xuống đường và giải thích với hãng tin Mỹ AP rằng : “Chúng tôi rất tức giận trước việc Trung Quốc cho mời thầu khai thác dầu khí bên trong lãnh thổ của Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi chính phủ phải có hành động.”
Đồng thời với Hà Nội, hàng trăm người cũng xuống đường tại thành phố Hồ Chí Minh để phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc. Những người biểu tình tập hợp ở khu vực phía sau Nhà Thờ Đức Bà, nhưng không thể tiến về Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc, được cảnh sát bảo vệ chặt chẽ. Tham gia phong trào tại Sài Gòn, có ông André Hồ Cương Quyết, luật sư Lê Hiếu Đằng, giáo sư Tương Lai, nhà thơ Đỗ Trung Quân…
Trả lời RFI, nhà thơ Đỗ Trung Quân ghị nhận là dù có những người bị chận trước, không đến được nơi biểu tình, nhưng số người xuống đường lên đến khoảng 500 người:
Một số anh em thì nghe bảo rằng dọc đường cũng bị đi theo, và muốn đưa về đồn chẳng hạn. Tôi cũng có hai người đi theo nhưng tôi cắt đuôi được. Tôi không biết họ đi theo tôi làm gì bởi vì họ biết rằng thái độ của tôi đến đó là đủ. Chẳng lẽ đi theo để bắt tôi ? Bắt tôi vì lý do gì ?
RFI : Thưa anh số người tham gia có đông không, và hình như không mang biểu ngữ gì hết ?
Có lẽ đó là một cái hơi bất ngờ. Từ khoảng 10 giờ trở đi thì khoảng 500 người, còn khẩu hiệu thì chỉ có André Menras, là Hồ Cương Quyết, là có viết một cái bảng, và vài bạn trẻ cũng có vài cái khẩu hiệu in. Có lẽ trong điều kiện những ngày trước thì các bạn cũng có phần hoang mang là không biết nhà nước đàn áp hay bật đèn xanh. Chúng tôi thì chỉ nghĩ là dù đàn áp hay bật đèn xanh gì, thái độ đúng thì mình cứ làm thôi. Tôi đoán chính vì thế mà các bạn không chuẩn bị khẩu hiệu.
Tất nhiên cái này là đoán thôi, nhưng mà khẩu hiệu năm nay ít, với lại tập trung vào khẳng định chủ quyền thôi. Tôi cũng có nói với các anh chị em trẻ là chúng ta tránh khiêu khích một cách không cần thiết. Bởi vì mọi động thái khiêu khích nó sẽ bùng nổ, và họ có cớ đàn áp mạnh hơn. Thậm chí tôi cũng nói với mấy anh em an ninh có biết tôi, bùng nổ hay không là do thái độ các anh. Khi người ta xuống đường biểu tình ủng hộ cho nhà nước, cho chính phủ về Luật Biển, thì đàn áp họ có nghĩa là anh tự giới thiệu anh là ai, thế thôi. Cả hai bên tôi đều nói các anh em nên điềm đạm cố gắng kiểm soát.
Tôi biết là họ sẽ không cho áp sát vào lãnh sự quán Trung Quốc. Cái lãnh sự quán đó là trước đây là đại sứ quán của Đài Loan ở đường Hai Bà Trưng. Họ chặn hai ngã tư, đoàn dừng lại ở ba-ri-e thôi, và hô khẩu hiệu chứ không áp sát được.
RFI: Dạ, nhưng số lượng biểu tình như vậy là quá đông đảo rồi phải không anh ?
Tôi nghĩ là 500 người không phải là nhỏ. Mặc dù có thể không bằng ngày 5 tháng 6 năm ngoái là khoảng vài ngàn người, nhưng mà trong điều kiện hoang mang như thế thì 500 người tôi nghĩ là cũng nhiều.
Anh Tương Lai đi cùng với chúng tôi, anh Lê Hiếu Đằng, anh Cao Lập, Nguyễn Quốc Thái…Anh Huỳnh Tấn Mẫm thì họ chặn từ nhà nên chắc không lên được. Có một số chị em biểu tình năm ngoái, nay bị chặn ở nhà, ví dụ như chị Phương Lan có nick là Mẹ Đốp, nhà văn Nguyễn Viện thì được mời đi uống cà phê từ nhà. Tôi thì bằng phương pháp riêng của mình tôi cũng lên được, nhưng xin phép không tiết lộ vì tôi còn cần phải áp dụng nữa nếu cần. Còn một số gương mặt năm ngoái đều bị chặn ở nhà. Tất nhiên là họ chỉ không cho lên trên khu vực đó thôi, chứ tôi cũng chưa thấy phản hồi là bắt bớ.
Theo một số trang blog, lực lượng an ninh đã ngăn chặn trước một số người có ‘tiền án’ biểu tình, không cho họ đến nơi tập hợp. Bà Bùi Thị Minh Hằng chẳng hạn, đã bị tạm giữ ngay khi rời khách sạn ở Sài Gòn.
Hai cuộc biểu tình hôm nay đã nổ ra vài ngày sau khi Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đã “ngang nhiên” mời quốc tế đấu thầu 9 lô dầu khí nằm ngay trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam, một hành động đã bị Việt Nam cực lực tố cáo.
Trước đó, Quốc hội Việt Nam đã thông qua bộ Luật Biển, chính thức xác định hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Theo AFP, biểu tình là một hoạt động đầy rủi ro tại Việt Nam, nơi mà nhiều người đã bị bắt trong những năm gần đây, sau khi tham gia các cuộc xuống đường. Vào năm ngoái, sau một loạt các hành vi khiêu khích trắng trợn của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam đã nhắm mắt cho biểu tình tại Hà Nội vào mỗi Chủ nhật trong 11 tuần liên tiếp, trước khi quyết định ngăn chặn bằng biện pháp mạnh để trấn an Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét