Sau khi 71 nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước gửi THƯ NGỎ đến Quốc hội, Chính phủ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đã được đăng tải và bàn luận rộng rãi trên mạng internet và được nhiều cơ quan thông tấn quốc tế loan tải, thực hiện các bài phỏng vấn, Anh Ba Sàm TTX Vỉa hè có bình luận như sau:
Đây là một văn bản có nhiều điểm đặc biệt, khác hẳn so với các “thư ngỏ”, “kiến nghị” trước đây, bởi vì văn bản này:
1- Quy tụ được nhân sĩ, trí thức trong, ngoài nước, có những khác biệt về “cương vị”, về cách thể hiện thái độ, thậm chí có thể cả nhiều vấn đề về đường hướng phát triển đất nước.
2- Mạnh dạn thể hiện quan điểm đối với những vấn đề thuộc về quyền tự do dân chủ của người dân.
3- “Mạnh dạn” vậy, nhưng lại có cả những nhân vật lâu nay thường kín đáo thể hiện quan điểm chính trị, đặc biệt có cả người, có lẽ là duy nhất còn lại, là nhân chứng, thậm chí tham gia ít nhiều vào bức Công hàm Phạm Văn Đồng.
4- Báo hiệu một bước tiến khó lường trong phương thức đóng góp, tranh đấu.
Những ai am hiểu tình hình chắc thừa biết mục tiêu của những người chủ trương bức thư ngỏ đâu phải là sự trả lời công khai, chính thức của lãnh đạo chính quyền, đảng. Nhưng những người lãnh đạo nếu không “soi” kỹ bức thư, chỉ dựa vào ý kiến “tham mưu”, để nhìn ra mấy điểm nêu ở trên, mà chỉ thấy lời lẽ nhẹ nhàng trong đó do phải dung hòa nhiều thành phần, quan điểm khác nhau, thì e rằng sẽ không lường trước được ảnh hưởng của nó. (lời bình tại đây).
Từ 4 điểm khác biệt so với các thư ngỏ, kiến nghị trước đây, rút ra 4 ý nghĩa, ngoài những mục tiêu rõ ràng nêu trong nội dung thư ngỏ:
1- Một bước gắn kết hơn nữa không chỉ nhân sĩ, trí thức mà cả mọi người dân khác nhau về hoàn cảnh, quan điểm, trong lúc vẫn bị nhiều ngăn cách, chia rẽ trong suốt mấy chục năm qua.
2- Cảnh báo mối nguy khi quyền lực chính trị không được hậu thuẫn của giới tinh hoa, sẽ mất sự ủng hộ trong dân chúng rất nhanh.
3- Giọng văn nhẹ nhàng, giữa bối cảnh sôi bỏng, đầy bức xúc, có thể không vừa lòng đại chúng, nhưng lại rất cần thiết cho nhiều giới chức trong bộ máy quyền lực đã dần thay đổi cách nhìn, thái độ trước tình hình nguy cấp ngày càng rõ. Mối ác cảm với những ý kiến trái chiều, thường bị thổi phồng, lợi dụng, sẽ giảm bớt.
4- Chứng tỏ thêm cho những ai còn e ngại, lo sợ phải lên tiếng rằng: bằng phương pháp ôn hòa, kiên nhẫn, khéo léo, đúng pháp luật thì không thể có giới hạn nào cho quyền tự do ngôn luận, biểu đạt ý kiến, dù cho có động chạm tới những chủ đề khó nói nhất. (lời bình tại đây).
Nguồn: TTX Vỉa hè Ba Sàm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét