Tôi than thở với người em rể : Đầu niên học nhìn bản liệt kê các khoản tiền cho hai đứa nhỏ đủ chuẩn vào lớp muốn quay mòng mòng, ngược lại chú ấy củng chắc lưỡi cười buồn : Em thì cứ mỗi lần thấy đoàn “xe thùng” kho bạc nhà nước vào sân bay xếp hàng ngoài Parking taxi way (chú ấy làm an ninh sân bay) thì hình như lương tháng vợ chồng em teo bớt lại, giấc mơ căn nhà cấp bốn ra riêng cứ xa dần….đoàn xe chiếc nào chiếc nấy to đùng không biết mỗi lần như vậy là bao nhiêu “tấn” tiền Polymer mới in chuyển về,cứ sợ hôm nào sáng ra đổ 2 lít xăng đưa tờ trăm ngàn họ bảo còn thiếu thì chắc chết ? Đã vậy tối qua vợ em mò mẫm trong latop chỉ cho thấy cái bảng “phong thần” liệt kê số nợ của các công ty đại gia nhà nước nhìn mà hết hồn, gián tiếp làm mình cũng vạ lây, cô ấy “chỉ thị” ngày mai mua bao ok thôi, bắt đầu “cơ cấu” lại để “hoạt động” cho an toàn không có “hoàng tử hay công chúa” gì cả trong lúc này !
Quả thật nhìn danh sách nợ của các “Ngài” mà nghĩ ví dầu có bầy con chúng làm ăn như vậy thì thôi mình leo lên Paking trực thăng đỉnh toà nhà Bitexco Financial Tower (gần 70 tầng Q1 TP/HCM) nhắm mắt sải tay làm trực thăng bay xuống một phát cho rảnh nợ đời .
Các doanh nghiệp nhà nước nợ hơn 1.000.000 tỷ đồng.
(Theo: TTXVN)
Và như “cuốn theo chiều gió” từ cái sảy nó nảy cái ung, tới lượt hệ thống ngân hàng các “xanh khoản” buộc lòng phải phơi bày để bàn dân thiên hạ nhìn vào cũng “xanh” máu mặt luôn .
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết Tính đến ngày 30/4/2012, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 108,6 nghìn tỷ đồng, tăng 28,18 nghìn tỷ đồng (35%) với tốc độ tăng trung bình 8,6%/tháng, cao hơn so với mức tăng bình quân cùng kỳ năm trước., Chính phủ có kế hoạch bán nợ xấu, mua lại các bất động sản “ế” để cứu doanh nghiệp-ngân hàng .
Ông Nguyễn Văn Bình cho biết thêm ngân hàng Nhà nước đã bàn thảo về việc xây dựng đề án lập công ty mua bán nợ xấu ngân hàng, sẽ xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Công ty này dự kiến sẽ có đủ nguồn lực để làm sạch khoảng 100.000 tỷ đồng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên câu hỏi lớn nhất lúc này là: Nguồn tiền “chữa cháy” trước mắt 100.000 tỷ đồng nợ xấu ấy sẽ do ai chi trả ? Và quan trọng hơn hết, tại sao lại đề xuất một khoản tiền lớn đến như vậy để cứu các ngân hàng ?, trong khi các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước cũng đang đứng trước những khó khăn nan giải song những biện pháp hỗ trợ vẫn còn hạn chế nhỏ giọt ?
Nguồn tài chính nghĩ đến trước tiên có lẽ là phát hành trái phiếu và huy động nội lực từ tư nhân nhưng giải pháp trên liệu có khả thi khi thực tế nguồn ngân sách nhà nước đã phải chi rất nhiều để duy trì, điều tiết nền kinh tế đang rất căng thẳng với lạm phát cũng như phục vụ cho đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển quốc gia. Hơn nữa, có ai dám mua trái phiếu của một công ty xử lý nợ trong tình hình hiện nay nếu không có sự bảo lãnh của Nhà nước.
Thế nhưng điều nghịch lý là hơn một thập niên gần đây toàn bộ hệ thống ngân hàng đều kinh doanh có lãi, năm sau lãi nhiều hơn năm trước, giá trị cổ phần,phiếu luôn tăng cao ngất ngưỡng nhưng lãi suất cho vay hiếm khi thấy “ân huệ” tự nguyện với các đối tác công ty xí nghiệp đã từng sống còn với mình,để hôm nay gặp “bão” trái gió trở trời “sổ mũi nhức đầu” lại được nhà nước tận tình “bốc thuốc”.Trong khi các công ty xí nghiệp phải chạy vạy xoay trở tự lực cánh sinh ? – Qui luật kinh doanh, chuyện thành công hay thất bại là thường tình, tư bản thế giới từ ngữ “phá sản” nó xuất hiện bình thường như “khai trương” .
TẠI SAO CỨ PHẢI TÁI CẤU TRÚC CÁC NGÂN HÀNG YẾU KÉM ??
Mới đây liên quan chuyện thời sự nóng hổi này.
(Trích bài phỏng vấn của báo Thanh Niên)Phóng viên:Tại sao lại có chủ trương này (tái cấu trúc Ngân hàng yếu kém) và bao giờ thì các NH phải chấp nhận phá sản nếu hoạt động yếu kém, thưa ông?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Do dân trí, tập quán ở VN chưa cao như ở một số nước. Rất nhiều người dân hiện nay đi gửi tiền nhưng cũng không để ý đó là NH tốt hay xấu. Có khi chỉ vì NH này ở ngay đầu ngõ nhà mình nên mang tiền đến gửi cho thuận tiện. Nên cách làm của chúng tôi là tái cấu trúc từ bên trong để NH lành mạnh lên. Nhưng đến một giai đoạn nào đó, khi nền kinh tế phát triển, mặt bằng pháp luật hoàn thiện hơn, dân trí cao hơn, tiềm lực của hệ thống tài chính mạnh hơn thì cũng phải sẵn sàng cho phá sản những NH yếu kém . (Hết Trích) .
- Ô ! hô ! – Làng nước ơi ! Nghe người quản lý tay hòm chìa khoá tài chính quốc gia nhân dân phát biểu cực kỳ “trí tuệ” – Cái nhiệm vụ chuyên nghiệp của ngài là “bác sĩ đa khoa tài chính” nhân dân giao phó, có trách nhiệm phải thường trực “bắt mạch,chẩn đoán,điều trị” các con bệnh ngân hàng, bảo đảm luôn luôn sức khoẻ đầy đủ thì giờ chúng “ nóng lạnh – ung thư” ngài lại đổ vạ cho dân “… Do dân trí, tập quán ở VN chưa cao như ở một số nước. Rất nhiều người dân hiện nay đi gửi tiền nhưng cũng không để ý đó là NH tốt hay xấu. Có khi chỉ vì NH này ở ngay đầu ngõ nhà mình nên mang tiền đến gửi cho thuận tiện.,”. Cách nói như thế, ngay cả ngài còn chưa đoan chắc ngân hàng nào tốt xấu thì ngài bảo người dân phân biệt là phân biệt cái gì ? Không có trách nhiệm quyền hạn mà nói nó “xấu” nó kiện ra tòa là vu cáo,phá hoại có mà bồi thường thiệt hại vô hình lẫn đi tù mọt gông ! Té ra “…Do dân trí, tập quán ở VN chưa cao như ở một số nước…” nên ngài mới mạnh miệng dạy khôn cho đồng bào, những người trả lương hàng tháng thuê ngài ngồi đó “ nghiên kíu” Cấu trúc giải cứu các ngân hàng sắp phá sản .
Dù trắng đen chưa ngã ngũ nhưng buộc lòng đồng bào nhân dân phải “nghiệm suy” những thông tin mà chính ngài Thống Đốc cũng chưa thấy lên tiếng phản biện hay đính chính,đại loại như sau …
KẾT QUẢ ĐỢT TÁI CẤU TRÚC CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG và THỐNG ĐỐC NGUYỄN VĂN BÌNH .
NH Phương Nam mất 20.000 tỷ và NH Bắc Á mất 5.000 tỷ. Song cả hai không những KHÔNG hề bị thanh tra mà lại được thống đốc Bình rót trực tiếp từ NHNN và thông qua Agribank cùng rót xuống….
Hai ngân hàng thối nát nhất, không những không mất thanh khoản mỗi ngân hàng 10.000 tỷ đồng. mà NH Phương Nam lại thâu tóm xong Samcobanktrị giá 7 tỷ USD và NH Bắc Á thì tiếp tục rút tiền từ nhà nước để đầu tư cho dự án bò sữa của bà Thái Hương và xây dựng nhà thờ “Tổ cha Chủ Tịch Quốc Hội” Nguyễn Sinh Hùng !. Rõ ràng con bài “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng” hiện nay chỉ để phục vụ nhóm lợi ích với những toan tính của chính cá nhân của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống đốc Nguyễn văn Bình . (QuanLamBao) .
“….thu xếp cho cô con gái rượu Nguyễn Thanh Phượng 10.000 tỷ để thâu tóm Ngân hàng Gia Định, Samcobank, Xi măng Châu Thới và Bia Sài gòn… và cũng chính là người chuyển 1.500 tỷ đồng cho thống đốc Nguyễn văn Bình để rót tiếp 5.000 tỷ cho NH Phương Nam qua BVID và nhanh tay ra quyết định cấp tăng trưởng tín dụng 15% cho NH Phương Nam…”
Tại sao lại là NH Phương Nam ? – Sau khi “bầu Kiên” lâm nạn- Phía sau góc khuất của “tái cấu trúc ngân hàng yếu kém” lộ nhiều “thâm cung bí sử” để chúng ta thấy, bằng quyền lực người ta có thể biến cái không thể thành có thể mà không khó lắm, với những quân bài dấu mặt …
Giới ngân hàng sừng sỏ ai cũng biết,Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthermBank) chỉ là một ngân hàng nhỏ xếp cuối trong hệ thống ngân hàng hiện nay có vốn điều lệ khiêm tốn 3.200 tỷ đồng, tổng tài sản khoản 70.000 tỷ, nhưng trong kinh doanh đã mất 20.000 tỷ,thanh khoản rất xấu, báo động cấp 4 có thể phá sản bất cứ lúc nào, tồi tệ tới mức NHNN đã phải bơm tiền “giải cứu” và đưa vào tình trạng giám sát đặc biệt, lại có thể thành công trong “chiến dịch” thôn tính một ngân hàng lớn hơn mình nhiều lần có trị giá tài sản hàng mấy tỷ USD nằm trong nhóm một “ngân hàng khoẻ mạnh” niêm yết tại Sàn CKCP/TP.HCM ! ?? .
Việc giãi cứu,có thể, của nhà nước để tránh đổ vỡ tín dụng là điều cần thiết, trong quang minh chính trực, nhưng đằng sau nó là quyền lực ngầm cố tình lợi dụng “nước đang đục” để vỗ béo cho một hai thân cò “cật ruột” nhà mình
Cuối năm 2011- SouthermBank (NH Phương Nam) đang ngất ngư thoi thóp thì được NHNN dưới danh nghĩa “tái cấu trúc” ưu ái rót 5.000 tỷ như liều thuốc hồi sinh giúp cho ngân hàng này sống lại thanh toán đúng hạn với khách hàng (số vay này có trong báo cáo tài chính 2011 của SouthermBank).
Đầu năm 2012, NHNN lại tiếp tục rót cho SouthermBank 5.000 tỷ để trả nợ chính NHNN (khoản vay trong năm 2011) nhưng lại từ ngân hàng BIVD coi như việc giao dịch này là kinh doanh thông thường của hai ngân hàng SouthermBank và BIVD tất nhiên trong sổ sách của SouthermBank không còn hiển thị số nợ NHNN mà chỉ nợ BIVD. Điều đó có nghĩa NHNNcó thể rút toàn bộ giám sát ra và ung dung đẩy SouthermBank nhảy vọt từ nhóm 4 (nhóm đèn đỏ) lên nhóm 2 đủ chuẩn để được cấp tăng trưởng tín dụng thêm 15% được vay liên ngân hàng . Việc “giải cứu” SouthermBank một cách hoàn hảo như vậy là nhằm biến một con ốc sên thành loài bạch tuột vươn ra những chiếc xúc tu mạnh mẽ nuốt gọn Samcobank, một ngân hàng có tài sản 160.000 tỉ đồng, 10.000 nhân viên, 400 chi nhánh trong nước, Campuchia và Lào, 1 triệu khách hàng và có tới 80% bất động sản cơ sở là thuộc sở hữu riêng .
Rõ ràng vũng lầy đục ngầu “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng” hiện nay giúp cho những “con cò nào” vỗ béo với hàng ngàn tỷ cướp đoạt, lại công khai tắm rữa nó một cách sạch sẽ hoàn hảo như thông tin nói trên từ (QuanLamBao) không thể không làm cho chúng ta phải xót xa suy ngẫm .
Còn năm ngoái khi mà trong Chính Phủ Hàn Quốc Ông ngoại trưởng Yu Myung-hwan quyết định từ chức, công khai gửi lời xin lỗi với nhân dân vì đã có chút ưu tiên tuyển dụng con gái ông cho một vị trí trong Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, thì việc Nguyễn Thanh Phượng con gái Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Việt Nam có những lời cáo buộc như trên không biết ông Thủ Tướng nghĩ sao ??
Hoàng Thanh Trúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét