Pages

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Máy bay Nhật quây tàu Trung Quốc; Nước cờ của Mỹ khi TQ cấp tập thâu tóm biển Đông

(Phunutoday) – Tuyên bố sẽ triển khai vũ khí trang bị tiên tiến nhất bao quanh Trung Quốc và theo dõi chặt chẽ thái độ, hành động của Trung Quốc trên biển Đông, Mỹ đang khẳng định vai trò ngày càng lớn trong tranh chấp ở khu vực này.

Sau hơn một thập kỷ sa lầy ở Iraq và Afghanistan, chiến lược quân sự của Lầu Năm Góc nghiêng về châu Á-Thái Bình Dương, ứng phó với sức mạnh quân sự liên tục tăng lên của Trung Quốc và sự quyết đoán, tự tin quá mức của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Theo tuyên bố mới đây, bất chấp tình trạng ngân sách quốc phòng Mỹ sẽ giảm, nước này vẫn sẽ triển khai nhiều loại vũ khí thế hệ mới, hiện đại đến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Trung Quốc ở khu vực này.



Theo chiến lược “Tái cân bằng” (lực lượng) của Tổng thống Barack Obama, Mỹ sẽ tập trung 60% lực lượng hải quân tại Thái Bình Dương, bao gồm sáu tàu sân bay, một số lượng lớn tàu khu trục, tàu tuần dương, tàu chiến gần bờ (LCS), tàu ngầm…

Theo thông tin trên tờ Tin tức Quốc phòng Mỹ, năm 2013, Mỹ sẽ triển khai máy bay tuần tra săn ngầm P-8, tên lửa hành trình, tàu ngầm lớp Virginia, tàu tuần duyên và máy bay tấn công liên hợp F-35 ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ứng phó với sức mạnh quân sự liên tục tăng lên của Trung Quốc, tuyên bố Mỹ đang quan tâm rất cao thái độ của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền.

Trong các bước đi cụ thể, Mỹ đã triển khai luân phiên 4 tàu chiến ven biển LCS được thiết kế cho các hoạt động chiến đấu ven biển đến Singapore.

Theo kế hoạch, Mỹ sẽ triển khai P-8A Poseidon tại Thái Bình Dương. Tuy nhiên, để lấp chỗ trống cho tác chiến trước khi đưa P-8A được đánh giá là tiên tiến nhất vào hoạt động của quân đội Mỹ, hiện nay các căn cứ của quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương cũng triển khai rất nhiều máy bay P-3C các loại.

Theo các nguồn tin Philippines gần đây muốn mời máy bay P-3C của quân Mỹ với mục đích giám sát hoạt động của TQ ở đây. Nếu máy bay P-3C của quân Mỹ nhận lời mời của Philippines chính thức đến đóng ở các căn cứ ở Philippines, nó sẽ tác động nghiêm trọng đối với hoạt động tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc ở khu vực biển Đông.

Hồi giữa tháng 5 một tàu ngầm lớp Virginia của hải quân Mỹ đã đến đậu tại vịnh Subic ở Philippines trong thời điểm quan hệ Philippines – Trung Quốc căng thẳng do tranh chấp bãi cạn Scarborough trên biển Đông.

Hồi tháng 4, truyền thông Mỹ cũng gây chấn động khi đưa tin hải quân Mỹ đang phát triển loại tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt, giá tới 3 tỉ USD mỗi chiếc, có khả năng hoạt động ở cả vùng biển sâu và gần bờ. Tàu khu trục lớp Zumwalt có khả năng chở theo máy bay trực thăng, được trang bị ít nhất 80 quả tên lửa, súng điện từ (dùng từ trường để bắn đạn bay gấp vài lần tốc độ âm thanh).

Dự kiến những chiếc tàu khu trục lớp Zumwalt đầu tiên sẽ xuất hiện trên Thái Bình Dương vào năm 2014. Một số chuyên gia quân sự Mỹ khẳng định với chiếc tàu siêu hiện đại này, Mỹ sẽ dễ dàng hạn chế chiến lược hải quân của Trung Quốc.

Ngoài ra, Mỹ cũng đang chú trọng phát triển các loại bom đạn định hướng bằng hồng ngoại và tia laser. Trang Military.com nghiên cứu chiến lược Chiến trận không – biển của Mỹ khẳng định Mỹ đang triển khai vũ khí và lực lượng tại châu Á – Thái Bình Dương để đề phòng trường hợp “xảy ra một cuộc xung đột lớn với Trung Quốc”.

Trong khi Bắc Kinh đang gây ra sự tức giận và phản đối mạnh mẽ từ các nước láng giềng bằng hàng loạt những hoạt động gây hấn làm tình hình thêm căng thẳng thì Mỹ tích cực bắt tay, tăng cường quan hệ với các nước này.

Bằng chứng là vào tháng 11/2012, ngay sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Obama đã chọn Đông Nam Á là địa điểm công du đầu tiên, với điểm đến là Thái Lan, Myanmar và Campuchia. Thêm một khẳng định đối với chính sách hướng về châu Á – Thái Bình Dương của Washington.

Chuyến đi này đã nêu bật chính sách tập trung chuyển hướng của Mỹ tới Châu Á tái khẳng định tuyên bố chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ “chuyển trọng tâm” sang Á châu.

Bên cạnh việc tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, Mỹ cũng tích hơn trong việc hỗ trợ quân sự các nước có mâu thuẫn với Trung Quốc.(Nhiều trực thăng MV-22 Osprey đã có mặt tại Nhật)

Đầu tiên phải kể đến kế hoạch hợp tác quân sự của Mỹ và Philippines. Trên thực tế Mỹ đã giúp Philippines xây dựng quân đội và các lực lượng an ninh suốt nhiều năm liền, cũng như hỗ trợ tài chính để đổi lấy sự hiện diện lớn hơn của Mỹ tại quốc gia này. (Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ xuống bãi biển San Antonio, tỉnh Zambales, Philippines)

Kể từ khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức, Washington đã “rót” cho Manila không dưới 700 triệu USD. Mỹ tuyên bố rằng sự hỗ trợ về mặt quân sự này của Washington là nhằm giúp đỡ Manila phản ứng trước các thảm họa thiên nhiên thường xuyên xảy ra tại Phililppines và tuyệt nhiên không thừa nhận mục đích chính của họ là duy trì vị thế siêu cường của mình trong khu vực.

Vào tháng 11/2012 các nhà lãnh đạo Mỹ và Australia vừa loan báo một thỏa thuận duy trì các lực lượng của Mỹ trên lãnh thổ Australia – quyết định triển khai lực lược thủy quân lục chiến Mỹ mà theo giới phân tích là qui mô nhất ở Australia kể từ Thế chiến II. “Theo thỏa thuận này, một lực lượng từ 200 đến 250 binh sĩ Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ đồn trú tại miền bắc Australia và sẽ luân chuyển sau mỗi 6 tháng và lực lượng sẽ được gia tăng dần cho đến khi đạt đến quân số 2.500 quân nhân”
Những hoạt động trên của Mỹ cho thấy từng bước kế hoạch của nước này đang được triển khai ở đây khiến Trung Quốc đứng ngồi không yên và lo ngại rằng chiến lược “chuyển trọng tâm về châu Á” của Tổng thống Obama là một chiến lược nhằm kiềm chế Trung Quốc. (Cuộc gặp giữa các bộ trưởng quốc phòng ASEAN và người đồng cấp Mỹ Leon Panetta hôm 16/11)

Không có nhận xét nào: