Pages

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Việt Nam cần ‘giải pháp quyết đoán’



Bà Victoria Kwakwa và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
(Từ phải sang) Bà Victoria Kwakwa và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị ngày 10/12 ở Hà Nội
Ngân hàng Thế giới nói Việt Nam đã “xác định rất rõ” các nguyên nhân gây khó khăn kinh tế, nhưng cần “những giải pháp quyết đoán”.

Bà nói: “Các nguyên nhân kém hiệu quả về cơ cấu chính – doanh nghiệp nhà nước, khu vực ngân hàng và tài chính yếu kém và đầu tư công kém hiệu quả đã được Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chính phủ xác định rất rõ.”
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, phát biểu ở phiên khai mạc Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà Tài trợ cho Việt Nam 2012.

“Hiện tại cần thiết phải có những cam kết chính trị, giải pháp và hành động.”
“Không có những giải pháp quyết đoán, thì chi phí để giải quyết những thách thức này sẽ cao. “
Bà cảnh báo: “Không có giải pháp kiên quyết, Việt Nam cũng có khả năng gặp rủi ro rơi vào bẫy thu nhập trung bình với năng lực cạnh tranh thấp, với khả năng quay trở lại tình hình bất ổn định tái diễn làm nghiêm trọng thêm vấn đề bất bình đẳng trong xã hội.”
Cũng tại hội nghị hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hứa hẹn sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước “cạnh tranh bình đẳng”.
"Không có những giải pháp quyết đoán, thì chi phí để giải quyết những thách thức này sẽ cao."
Bà Victoria Kwakwa
“Đẩy mạnh, đẩy nhanh cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, hoàn thiện thể chế để đặt doanh nghiệp nhà nước hoạt động đầy đủ trong cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, công khai, minh bạch hoạt động như các doanh nghiệp đại chúng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán.”
Ông Dũng cũng nói chính phủ sẽ “tăng cường kiểm tra giám sát các doanh nghiệp nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại”.
‘Lực lượng lao động’
Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam nói có hai vấn đề có thể giúp Việt Nam “thành công khi trở thành quốc gia có thu nhập trung bình”.
Trước hết, Việt Nam “cần xây dựng lực lượng lao động có kỹ năng dịch chuyển từ năng suất thấp, giá trị thấp sang năng suất và giá trị cao hơn”.
Thứ hai, “việc quản lý các nguồn lực đất đai hạn chế của Việt Nam cũng rất quan trọng”.
Bà nhấn mạnh: “Đảm bảo quyền sở hữu đất cho người dân, việc sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp, tăng cường sử dụng đất cho các nhóm dễ tổn thương như phụ nữ, người nghèo và dân tộc thiểu số giúp tăng cường tính minh bạch và bình đẳng cho việc thu hồi và đền bù đất đai của Nhà nước và hạn chế những vấn đề nảy sinh trong quá trình thu hồi đất bắt buộc.”
Được biết sau hội nghị năm nay, cách tổ chức sẽ khác, không còn chủ yếu để phục vụ cho diễn đàn huy động vốn ODA.
Các nhà tài trợ họ muốn có “một diễn đàn đối thoại mở rộng và hợp lý” giữa chính phủ và các đối tác về phát triển của Việt Nam.

Không có nhận xét nào: