Pages

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Đầu năm Quý Tỵ 2013 nhắc lại chuyện bức tượng ÔNG RẮN ở đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh


TS Nguyễn Hồng Kiên
96TRƯỚC HẾT, NHÀ CHÁU MUỐN NHẮC LẠI VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ NÀY.
Để đỡ bị MANG TIẾNG ‘tinh vi’, cậy nghề, chả dẫn sách nọ sử kia cho mất công, nhà cháu xin dẫn Wikipedia cho ló PHỔ THÔNG, ‘bình dân học vụ’  
(Nhà cháu có lần trong trao đổi trên mạng, khi bị MẮNG là “kẻ đặt lợi ích cá nhân lên lòng tự tôn dân tộc, tư tưởng, hành động đi ngược lại truyền thống, lịch sử vẻ vang của đất nước“, đành ‘lộ thân phận’: Được bố-mẹ, ông-bà, đảng-chính phủ… nuôi dạy, cũng lấy được cái bằng tiến sĩ Sử học. Tưởng HỌ ‘nể’ mà chịu nghe, ai dè ĐƯỢC MỘT CÔ CHÁU SINH NĂM 1982 bảo: “Đưa bằng chứng ra đi.
Sao giờ nhiều thằng có học mà suy nghĩ nông nổi thế? Bằng giả hay bằng mua thì cũng cứ mang ra cho mọi người được biết coi”. Chuyện ấy nhà cháu có ghi lại ở đây: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=340678986039716&set=a.152503261523957.33616.100002928529778&type=1&theater)
Wikipedia viết thế này:1Lê Văn Thịnh (chữ Hán: 黎文盛, ? - ?), là người đỗ đầu trong khoa thi đầu tiên của Nho học Việt Nam, được bổ làm quan, dần trải đến chức Thái sư triều Lý. Năm 1084, ông thành công trong việc bàn nghị về việc cương giới với quan nhà Tống, khiến nước này phải trả lại 6 huyện 3 động [Theo "Đại Việt sử lược" (tr. 294)] thuộc châu Quảng Nguyên, cho Đại Việt (nay là Việt Nam). Tuy nhiên đến năm 1096 thì ông bị đày rồi mất, sau khi xảy ra “Vụ án hồ Dâm Đàm” (1095).
Lê Văn Thịnh là người làng Đông Cửu, quê xã Chi Nhị, tổng Đại Lai, huyện Yên Định, lộ Bắc Giang; nay là thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Tháng 2 năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học Tam Trường [Chép đúng "Đại Việt sử ký toàn thư " (bản dịch, quyển I, tr. 290) ], Lê Văn Thịnh dự thi và đã đỗ đầu.
[Đời Lý chỉ mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường. Sang triều Trần, trước năm 1247, chỉ mở khoa thi Thái học sinh và phân định cao thấp (đệ nhất giáp, đệ nhị giáp, đệ tam giáp); đến năm này (1247), mới định lệ thi Tiến sĩ, cứ 7 năm (mở) 1 khoa, và đặt danh tam khôi...
Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" (bản dịch, quyển 2, tr. 19) chép: "Tháng 2 năm Đinh Mùi (1247), mở khoa thi chọn kẻ sĩ. Ban cho Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên, Lê Văn Hưu đỗ Bảng nhãn, Đặng Ma La đỗ Thám hoa...Trước đây, hai khoa Nhâm Thìn (1232) và Kỷ Hợi (1239), chỉ chia làm giáp, ấp, chưa có chọn tam khôi. Đến khoa này mới đặt.
Theo đây, Nguyễn Hiền chính là người đầu tiên nhận danh hiệu Trạng nguyên, còn Lê Văn Thịnh chỉ là người "đỗ đầu" trong khoa thi đầu tiên của Nho học Việt Nam mà thôi. Xem thêm “Những khoa thi trong thời nhà Lý” ].
Ban đầu, ông được vào hầu vua học [Theo "Đại Việt sử ký toàn thư" (bản dịch, quyển I, tr. 290) ], sau trải thăng chức Nội cấp sự, rồi Thị lang bộ binh vào năm Bính Thìn (1076) [ Theo "Đại Việt sử lược" (tr. 166). ].
THÁNG 6 NĂM GIÁP TÝ (1084), ÔNG ĐƯỢC CỬ ĐI ĐẾN TRẠI VĨNH BÌNH (thuộc Cao Bằng ngày nay) ĐỂ BÀN NGHỊ VỀ VIỆC CƯƠNG GIỚI VỚI CHÁNH SỨ NHÀ TỐNG LÀ THÀNH TRẠC.
SAU KHI ĐÃ “PHÂN GIẢI MỌI LẼ” [ Theo "Việt Nam sử lược" tr.109.], NHÀ TỐNG CHẤP THUẬN TRẢ LẠI CHO ĐẠI VIỆT (VIỆT NAM NGÀY NAY) 6 HUYỆN 3 ĐỘNG [Đại Việt sử lược- tr. 294.] THUỘC CHÂU QUẢNG NGUYÊN (nay phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng) MÀ HỌ ĐÃ CHIẾM TRƯỚC ĐÂY, VÀ CHO THÔNG SỨ NHƯ CŨ.
Tiếc của, vì nghe đâu nơi ấy có vàng, người Tống có thơ rằng:
Nhân tham Giao Chỉ tượng
Khướt thất Quảng Nguyên kim
Nghĩa là:Vì tham voi Giao Chỉ 
Bỏ mất vàng Quảng Nguyên [Theo Đại Việt sử lược -tr. 294].
Theo sử liệu, thì trong dịp này, Lê Văn Thịnh còn được vua Tống ban chức Long đồ đãi các chế [Theo Đại Việt sử lược, tr 169], và sau đó được vua Lý Nhân Tông cất lên làm Thái sư vào năm Ất Sửu (1085) [Đại Việt sử lược - tr. 294].
Cống hiến cho nhà Lý thêm 10 năm thì xảy ra “vụ án hồ Dâm Đàm” vào năm Ất Hợi (1095). Sau đó (1096), ông bị đày đi Thao Giang (thuộc Tam Nông, Vĩnh Phú ngày nay).
Lê Văn Thịnh mất năm nào không rõ.
Vụ án hồ Dâm Đàm
Sách Đại Việt sử lược ra đời vào thời Trần [Tính đến nay, Đại Việt sử lược là bộ sử biên niên thuộc hàng sớm nhất Việt Nam ], kể lại vụ án như sau:
“Mùa đông, tháng 11, năm Ất Hợi (1095), nhà vua (Lý Nhân Tông) xem đánh cá ở Diêu Đàm (hay Dâm Đàm, nay là Hồ Tây, Hà Nội). Lúc bấy giờ vua ngự trong một chiếc thuyền nhỏ, thị vệ theo hầu rất ít. Thái sư Lê Văn Thịnh vốn có mưu gian, nhân cơ hội ấy mới dùng ảo thuật làm khói sương nổi thoắt lên bao phủ cả mặt hồ, ban ngày mà tối tăm mù mịt. Một lát, nhà vua nghe tiếng mái chèo sắp đến gần, vua có ý sợ xảy ra tai biến mới lấy cái mác phóng ra. Khói sương theo cái mác mà tan biến đi thì thấy thuyền của Lê Văn Thịnh đã đến gần, với đồ hung khí. Vua sai người bắt giữ Lê Văn Thịnh lại rồi hạ chiếu đem an trí ở miệt Thao Giang. Trước kia, trong nhà Lê văn Thịnh có tên đầy tớ là người Đại lý (tức Vân Nam, Trung Quốc ngày nay), giỏi làm ảo thuật, Lê Văn Thịnh học được phép của nó. Và, đến đây thì làm phản” [Trích trong Đại Việt sử lược, tr. 174.].
Sau đó, sách Đại Việt sử ký toàn thư ra đời vào thời Hậu Lê, kể lại vụ án như sau:
“Mùa xuân, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phản, tha tội chết, an trí ở Thao Giang. Bấy giờ vua (Lý Nhân Tông) ra hồ Dâm Đàm, ngự thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: “Việc nguy rồi!”. Người đánh cá là Mục Thận [ Mục Thận (? - ?) lúc bấy giờ làm nghề chài lưới. Sau Vụ án hồ Dâm Đàm, ông được phong hàm Đô úy và được ban đất ở vùng Dâm Đàm làm thực ấp. Khi ông mất được dân chúng lập đền thờ, và còn được truy tặng là Thái úy, thụy Trung Duệ, tước Võ Lượng công (theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 447).] quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang. Trước đấy Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch [Trích trong Đại Việt sử ký toàn thư (quyển I), tr. 297].
So lại, nội dung vụ án khá giống nhau, tuy nhiên về sau rõ ràng có sự thêm thắt (rất hoang đường) khi cho rằng Lê Văn Thịnh đã “hóa hổ” để mưu sát.
Vụ án trên, lâu nay người ta đã bàn nhiều, có người nói vì ông bị nghị kỵ, nên bị hạ bệ [Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 395.]; có người nói ông là nạn nhân bởi “sự xung đột ý thức hệ giữa Phật giáo (Quốc giáo, mà người đứng đầu là Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông) và Nho giáo (mà đứng đầu là ông) v.v…
Tuy chưa thống nhất được nguyên nhân, nhưng có một điểm chung là Thái sư Lê Văn Thịnh đã bị hàm oan.
2
Đền thờ Lê Văn Thịnh ở làng Bảo Tháp.xã Đông Cứu, (Gia Bình, Bắc Ninh)
Hiện quê hương của Lê Văn Thịnh, có hai khu di tích lập ra để thờ ông (ở Thuận Thành và Gia Bình), và khu lăng mộ của ông cũng đã được trùng tu nhiều lần.
TƯỢNG RẮN “MIỆNG CẮN THÂN, CHÂN XÉ MÌNH”
3
4
5
6
7
8991
Năm 1991, trong một lần dọn dẹp trước cửa đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh (thôn Bảo Tháp, Đông Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh), ông thủ từ Phan Đình Phô tình cờ phát hiện được một bức tượng bằng đá nguyên khối, chôn sâu dưới đất.
Bố cục và hình dáng bức tượng cực kỳ đặc biệt: Một loài động vật bò sát giống rắn, nhưng có chân, miệng đầy răng, trong động thái “MIỆNG CẮN THÂN, CHÂN XÉ MÌNH” .
Chuyện làm xôn xao dư luận một thời. Bấy giờ internet chưa được phổ biến, nhưng chuyện về bức tượng cũng đã gây tốn kém khá nhiều giấy mực, bàn phím-màn hình.
Nhà cháu thì vưỡn coi đó là tượng Rắn, nhưng báo chí có môn bài thì vưỡn viết là “ÔNG RỒNG”:
Câu chuyện phá long mạch và phát hiện tượng rồng đã khiến dư luận ầm ĩ. Nhà ông Đam ở ngay dưới chân ngôi đền, cách nấm đất kỳ bí có 30m, nên ông chứng kiến từ đầu đến đuôi. Mỗi ngày, có hàng ngàn người hiếu kỳ, mê tín kéo đến ngó nghiêng, vái lạy pho tượng. Người ta ném tiền như mưa rơi, phủ kín cả “ông rồng”. Lực lượng công an, dân quân được phân công túc trực ngày đêm canh giữ pho tượng quý.
Các nhà khoa học, chính quyền và nhân dân thảo luận xong, thì quyết định nhấc “ông rồng” lên khỏi lòng đất. Lạ thay, mấy chục thanh niên trai tráng ghé vai, cùng với đòn bẩy, xà beng, mà pho tượng rồng không hề nhúc nhích.Thấy sự lạ, cụ Phô vào đền nhang khói, kính xin Thái sư Lê Văn Thịnh linh thiêng cho phép người dân được rước “ông rồng” lên thờ phượng. Không ngờ, xin phép xong, các trai tráng ghé vai nâng pho tượng thấy nhẹ bẫng. 
Chẳng biết thật giả ra sao, nhưng những câu chuyện hư hư thực thực này đã khiến pho tượng ông rồng “miệng cắn thân, chân xé mình” thêm phần huyền bí.
(Những bí ẩn về “ông rồng” tự cắn xé thân mìnhhttp://vtc.vn/394-319142/phong-su-kham-pha/nhung-bi-an-ve-ong-rong-tu-can-xe-than-minh.htm)
Trước quá trình tôn tạo, một cuộc khai quật nhỏ đã diễn ra. Các nhà khảo cổ phát hiện thêm 2 bộ phận nữa của tượng rồng đá. Một bộ phận là bàn chân rồng nguyên vẹn với móng vuốt sắc nhọn. Các nhà khoa học xác định hai bộ phận này có chất liệu và phong cách tạo tác phù hợp với pho tượng rồng cắn thân trong miếu Xà Thần từ thời Lý. Tuy nhiên, hai bộ phận này chưa khớp với phần thân đứt hai bên pho tượng. 
Có một số luồng ý kiến phân tích ý tưởng nghệ thuật của pho tượng này. Có ý kiến cho rằng, pho tượng biểu thị sự hối hận của vua Lý Nhân tông. Tượng rồng có đôi tai, thì một bên lành, một bên bị bịt kín. Điều này biểu thị việc vua Lý nghe lời xiểm nịnh của gian thần.
Việc rồng tự cắn thân, xé mình thể hiện cho việc đau lòng khi gây ra nỗi oan trái của Lý Nhân tông với người thầy của mình là Lê Văn Thịnh. Rồng tượng trưng cho vua, nên lý giải này không phải không có lý.
Luồng ý kiến khác cho rằng pho tượng chỉ là một lá bùa để cầu mưa thuận gió hòa, giống như tượng rồng đặt dưới giếng ở chùa Phật Tích mà thôi.
Nhưng phần lớn ý kiến vẫn tin rằng, pho tượng đặc biệt, vừa giống rồng, lại vừa giống rắn này là biểu thị cho nỗi oan trái của Thái sư Lê Văn Thịnh, bị triều đình ghép tội “hóa hổ giết vua”. … 
*
Gần 1.000 năm qua, vụ án kỳ lạ trên vẫn thách thức không biết bao nhiêu sử gia. Đã có vô số tác phẩm viết về nghi án này. Cho đến tận cuối thế kỷ 20, kịch gia Tào Mạt nổi tiếng nước nhà vẫn viết tác phẩm “Bài ca giữ nước” kể về chuyện Thái sư Lê Văn Thịnh “hóa hổ giết vua”. Vở kịch nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc, nhưng nó như sự sỉ nhục với người làng Bảo Tháp cũng như 14 ngôi làng quanh vùng thờ ông như Thành Hoàng làng của mình.Người dân ở đây không bao giờ tin Thái sư Lê Văn Thịnh, người con của làng quê, tài năng uyên bác, đức độ tuyệt vời, lại có thể là kẻ giết ông hề già và bán rẻ đất nước bằng cách lót đường đưa giặc vào.
Vậy nên, ngày đó, người dân Bảo Tháp đã cùng các làng thảo đơn gửi lên Sở VHTT Hà Bắc (cũ) để kiện, rồi Bộ VHTT (cũ), yêu cầu ngừng biểu diễn vở kịch này. Dù chính sử ghi chép tội đồ của Thái sư Lê Văn Thịnh, nhưng người dân trong vùng vẫn nhất nhất tin ông vô tội.
Ông đã bị sự ti tiện của đám gian tham hãm hại. Việc ai đó tạc một pho tượng thân rắn, nhưng tư thế và móng vuốt của rồng, tự cắn xé thân mình, rồi chôn xuống đất, nơi là nhà ông ở, rồi là đền thờ ông, đã thể hiện rõ niềm tin vô tội của ông.
Không biết do vô tình hay ý trời, nhưng vào đúng cái thời điểm người dân vác đơn đi kiện cho nỗi oan khiên của ông Thành Hoàng làng, thì pho tượng rồng kỳ lạ đã phát lộ sau 900 năm nằm dưới lòng đất.
Ngay thời điểm đó, Nhà nước đã mở các cuộc hội thảo ghi nhận công lao của Thái sư Lê Văn Thịnh, xóa bỏ hoàn toàn những xuyên tạc về ông trong lịch sử. Và cũng gần như ngay lập tức, đền thờ vị thái sư này được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia.
Nhà cháu cũng không muốn KHOE NGHỀ ở đây về chuyện xác định niên đại, phong cách nghệ thuật của bức tượng.Thôi thì hãy cứ “bình dân học vụ”, theo people – popularity- popular science mà CÔNG NHẬN: Ông Rắn đó chính là Cụ Thái sư Lê Văn Thịnh; pho tượng đó kể về tâm trạng “đầy quằn quại, một sự đau đớn không biết chia sẻ với ai, chỉ có thể tự cào xé thân mình. Người dân trong vùng miêu tả nội dung bức tượng bằng một câu ngắn gọn: “Miệng cắn thân, chân xé mình”.” (http://vtc.vn/394-319142/phong-su-kham-pha/nhung-bi-an-ve-ong-rong-tu-can-xe-than-minh.htm )
Điều đáng nói đến là cách bảo tồn bức tượng:
ĐẦU TIÊN, CÁC CỤ DỰNG MỘT TÒA NHÀ VUÔNG, XUNG QUANH TRỐNG, ĐỂ MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ THỂ QUAN CHIÊM BỨC TƯỢNG.
Cũng nên thôi, đá chôn dưới đất thì thiên niên vạn kỷ. Nhưng xuất lộ lên rồi thì mưa gió, thiên tai và cả nhân tai sẽ nhanh chóng làm hư hỏng.
. Miếu Xà Thần, được dựng lên làm nơi thờ "ÔNG RẮN LÊ VĂN THỊNH".
. Miếu Xà Thần, được dựng lên làm nơi thờ “ÔNG RẮN LÊ VĂN THỊNH”.
Thế rồi ngôi miếu đó được xây tường bao kín, cho THÂM NGHIÊM, Linh thiêng hóa. 
93
ÔNG RẮN mới đầu cũng chỉ ‘trần thân’
94
NHƯNG RỒI CHẢ BIẾT AI ĐÃ CHO PHỦ VẢI ĐỎ LÊN, LẠI CÒN TREO CỜ ĐỎ SAO VÀNG PHÍA ĐẰNG SAU
95
96
97
HỒI MỚI BIẾT CHUYỆN, NHÀ CHÁU BỨC XÚC GHÊ LẮM. Ai lại làm thế chứ ? GIỜ NGHĨ LẠI MỚI ‘PHỤC’!.
DẰN VẶT trong tâm thế “đầy quằn quại, một sự đau đớn không biết chia sẻ với ai, chỉ có thể tự cào xé thân mình”.
VÂNG, CẢ NƯỚC VIỆT NÀY ĐANG GIẰNG XÉ ĐÂU KHÁC THÁI SƯ LÊ VĂN THỊNH.
VẦNG “MIỆNG CẮN THÂN, CHÂN XÉ MÌNH”, biết đâu năm RẮN QUÝ 2013 này sẽ được chứng kiến MỘT CHUYỆN TƯƠNG TỰ. Nhưng trong ý nghĩa tích cực, CHỨ KHÔNG MÙ QUÁNG ‘TRUNG QUÂN’…
—-
Thôi, nhà cháu chả lạm bàn chính trị – chính iem.Càng không muốn link sang vụ Phê và Tự phê đang um xùm.
Chỉ ‘lăn tăn’ chả biết các “quân sư 2-way conditioning hot and cold” có ai lưu í các bác VIP về bức tượng có thể nói là ‘độc nhất vô nhị’ trên thế gian này ?
Hy vọng của nhà cháu khi nhắc lại chuyện này là biết đâu nó đến, và các bác ấy sẽ về đấy thắp vài nén hương.
Biết đâu Cụ Thái sư họ Lê sẽ bày cho vài ‘chiêu’ như Cụ đã “PHÂN GIẢI MỌI LẼ” để buộc NHÀ TỐNG CHẤP THUẬN TRẢ LẠI CHO ĐẠI VIỆT 6 HUYỆN 3 ĐỘNG MÀ HỌ ĐÃ CHIẾM TRƯỚC ĐÂY, để “Sang năm tới Hoàng Sa !”(Note: Ảnh trong bài nhà cháu lấy từ internet. Xin cám ơn !).
Vậy thôi ạ !
© Gốc Sậy 2013

Không có nhận xét nào: