Pages

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Những đồng tiền trần trên bàn tay Phật


anh 1Năm ngoái, một ngôi chùa nổi tiếng Hà Nội thu về 6 tỷ đồng tiền lẻ, nêm cứng vào thành bao tải, chất đầy trong kho, phải nhờ cả bộ máy một ngân hàng kiểm, đếm suốt mấy tuần mới xong

Năm 2011, lễ phát ấn đền Trần đã chứng kiến một cảnh tượng hỗn loạn chưa từng thấy khi biển hàng vạn người áo quần nhàu nát, mặt mũi bơ phờ phá hàng quán xông vào đền, ép nhau đến cong rào sắt, đánh bật hàng rào cảnh sát cơ động để “xin” bằng được một lá ấn. Người ta thấy những nam thanh bò trên mái nhà, đu mình trên cây, dẫm đạp lên vai những nữ tú khác để “mua ấn”. Còn các nữ tú, người này ngất xỉu vì bị chen lấn, người khác cũng vén váy leo rào miệng không ngớt gào thét, cuối cùng cũng chỉ để giành bằng được một tờ giấy được gọi là ấn.

Căng thẳng. Khốc liệt. Thảm hại. Kinh hoàng…
Đêm đó, ở đền Trần, không còn là chuyện “xin ấn”, hay “mua ấn” nữa, mà là “cướp ấn”, “buôn ấn”, để thỏa cơn khát “cầu danh”. Không khó để nhận ra đằng sau cảnh hỗn loạn kinh hoàng kia, rằng một phong tục tốt đẹp bắt đầu từ thời các vua Trần giờ đã bị con cháu dung tục hóa, cho và vì cơn khát “cầu danh”.
Năm nay, rằm tháng riêng chưa tới, nhưng hai chữ “thảm hại” đã lặp lại nguyên si ở hầu hết các lễ hội.
Đó là kính thưa các loại sư giả bủa vây đền Bà Chúa Kho, vốn đã ngập ngụa trong những món đồ lễ “nhà lầu xe hơi” vô cùng dung tục. Nghiệp đoàn ăn xin nằm ngồi la liệt trước cửa đền ông Hoàng Bảy- Lào Cai. Tay, chân, đầu gối, thậm chí bụng, ngực các pho la hán chùa Bái Đính- Ninh Bình bóng nhãy thứ “nước trần” gọi tục là “mồ hôi” từ bàn tay du khách. Thịt thú rừng tràn lan ngay dưới chân Nam thiên đệ nhất động, bất chấp các cam kết và lệnh cấm. Và cảnh chặt chém, tràn lan nơi cửa phật, từ tiền gửi chiếc xe máy 50 ngàn ở Phủ Tây Hồ cho đến bát phở 200 ngàn bên hông chợ Viềng. Và “điểm nhấn” quen thuộc: tiền lẻ, ngập tràn mọi chốn cửa thiêng.
Tiền lẻ xuất hiện ở hầu hết trong số 7.966 lễ hội. Trên ban thờ, gốc cây, gềnh đá, dưới suối, cặp trong…nách các vị la hán, và trên bàn tay đức Phật. Người ta nhét bằng được tiền lẻ nơi chốn linh thiêng, có lẽ không ngoài mục đích gì hơn là “Xin bằng được, cầu bằng chết” bổng lộc, ân sủng của thần linh, của giời phật. Nói mua bán bổng lộc, hay hối lộ thánh thần, vì thế, cũng chẳng có gì sai cả.
Còn nhớ, vào đêm khai ấn đền Trần xuân Nhâm Thìn khách hành hương đã “hối lộ” cuồng tìn đến mức thi nhau ném tiền lẻ rào rào vào kiệu, những mong có được lộc thánh.
Với câu chuyện những câu tiền lẻ đang ngập tràn lễ hội, không vô cớ khi có người cho rằng đền Bà Chúa Kho giờ thuần túy chỉ là nơi là dân làm ăn cõi trần vay mượn cõi âm. Còn chuyện phát ấn đền trần, thành nơi mua quan bán tước.
Không biết thánh thần có nhận được “tiền lẻ” hay không, chỉ biết Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, hồi đầu năm “tiết lộ” rằng một ngôi chùa nổi tiếng Hà Nội sau Tết năm ngoái thu về 6 tỷ đồng tiền lẻ, nêm cứng vào thành bao tải, chất đầy trong kho và phải nhờ cả bộ máy ngân hàng Agribank chi nhánh Hoài Đức (Hà Nội) kiểm, đếm suốt mấy tuần mới xong.
Báo Tuổi trẻ, có lần trích báo cáo của Bộ VH-TT&DL nêu rõ: “Nhiều nơi lập nhiều bàn thờ, đặt hòm công đức và đĩa để tiền giọt dầu khiến du khách đặt nhiều tiền lẻ lộn xộn ở mọi nơi mọi chỗ, đặc biệt là giắt tiền giọt dầu tùy tiện vào tay tượng Phật, thậm chí có nơi người nhà chùa còn dán cả tiền vào đĩa để mồi du khách đặt tiền”.
Hình như, thánh thần chỉ nhìn thấy hai chữ “vụ lợi”. Và câu của các cụ luôn luôn đúng: “Cái gì mua được bằng tiền thì đều rẻ cả”.

Không có nhận xét nào: