GFP đã dựa trên 40 chỉ số khác nhau để đánh giá sức mạnh, tiềm lực quân sự của các nước trên thế giới
Theo số liệu được công bố vào trung tuần tháng 2/2013 này, GFP đã dựa trên 40 chỉ số khác nhau để đánh giá sức mạnh, tiềm lực quân sự của các nước trên thế giới, từ đó đưa ra số điểm về sức mạnh của mỗi quốc gia. Theo xếp hạng của GFP – Tổ chức xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu vừa được công bố vào trung tuần tháng 2/2013 này, sức mạnh quân sự Việt Nam đứng thứ 25 thế giới.
GFP đã dựa trên 40 chỉ số khác nhau để đánh giá sức mạnh, tiềm lực quân sự của các nước trên thế giới, từ đó đưa ra số điểm về sức mạnh của mỗi quốc gia.
GFP cho biết, thuật toán để xếp hạng của họ đã được tính toán khá kỹ trong đó có tính đến cả các yếu tố ví dụ như một quốc gia có số lượng vũ khí ít hơn nhưng sử dụng công nghệ cao có khả năng đối đầu với lượng vũ khí, nhân lực lớn hơn nhiều từ phía đối phương. Thêm vào đó, GFP cũng tính điểm thưởng – điểm trừ cho một số chỉ số khác nhau để đánh giá năng lực thực sự nhất.
Trong bảng xếp hạng gồm 68 nước do GFP đưa ra lần này, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng sau Indonesia (xếp thứ 15) và Thái Lan (xếp thứ 20) và đứng trước Philippines (xếp thứ 31) và Malaysia (xếp thứ 33). So với Indonesia và Thái Lan, số xe tăng, xe bọc thép và pháo tự hành của Việt Nam nhiều hơn, nhưng Việt Nam chưa có tàu ngầm nào, trong khi đó Indonesia có 2 chiếc đang sử dụng.
Hơn nữa, về mặt tài chính, ngân sách quốc phòng của Việt Nam (2,487 tỉ USD) ít hơn hẳn Indonesdia (5,22 tỉ USD) và Thái Lan (5,114 tỉ USD).
Cộng hoà Séc giúp Việt Nam nâng cấp Rada P-18 do Nga sản xuất từ việc tín hiệu thông thường lên kĩ thuật số. Ảnh: radartutorial.eu
Cách đây không lâu trên tờ The Straits Times của (Singapore) có đăng một số bài phân tích của tác giả Robert Karniol, một nhà báo quân sự nói về việc mua sắm vũ khí gần đây của Việt Nam.
Bài viết nhận định, Sau hơn 2 thập kỉ chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, với nền kinh tế phát triển, Việt Nam liên tiếp sắm sửa các loại vũ khí mới. Đầu tiên là Không quân: Việt Nam mua một loạt máy bay tiêm kích hiện đại Su-27, Su-30MK2 theo đó.
Từ hợp đồng đầu tiên mua 6 chiếc ký năm 1995 đến nay Việt Nam có ít nhất là khoảng 40 Su-27, còn Su-30MK2 theo hợp đồng với Nga, Việt Nam đã nhận được 4 chiếc đầu tiên năm 2003, 1 hợp đồng trị giá khoảng 1 tỉ USD kí tháng 2/2010 mua 12 Su-30MK2 và một hợp đồng khác là 8 chiếc Su-30MK2 năm 2009 hãng tin Nga Interfax cho biết.
Ngoài ra Việt Nam còn mua 6 tàu ngầm Kilo 636 của Nga giao chiếc đầu tiên năm 2014, 6 máy bay thủy phi cơ DHC-6 Series 400 từ Công ty Viking Air của Canada. Trang bị đi kèm còn có các radar kiểm soát biển đa chế độ EL/M 2022(V)3 từ Công ty Elta Electronics của Israel, với thời hạn giao hàng bắt đầu trong vòng từ 12 đến 18 tháng.
Các máy bay tuần tiễu biển này sẽ cùng các tàu ngầm tạo cho Hải quân Việt Nam trở thành lực lượng có khả năng tác chiến không gian 3 chiều (trên không, trên mặt nước và dưới mặt nước). Ngoài ra còn rất nhiều loại vũ khí khác. Chỉ trong vòng 5-6 năm trở lại đây, Việt Nam đã trở thành khách hàng mua vũ khí lớn nhất ở Đông Nam Á.
Theo ghi nhận của chuyên gia quốc phòng Robert Karniol trên nhật báo Singapore The Straits Times ra ngày 26/9/2011 thì bên cạnh nguồn cung cấp vũ khí chủ yếu từ Nga thì hiện nay Việt Nam đang có ý định mua thêm nhiều loại vũ khí quân sự nữa mà Cộng hoà Séc và Ấn Độ đang là đích ngắm mà Việt Nam đang hướng tới.
Năm 2010, Việt Nam đã tiếp nhận 3 dàn radar Vera thụ động tinh vi của Séc. Không những vậy, Cộng hòa Séc còn giúp Việt Nam nâng cấp một loạt hệ thống radar P-18 do Nga chế tạo, từ việc sử dụng tín hiệu thông thường, lên thành sử dụng đường truyền kỹ thuật số.
Hệ thống radar Vera thay thế 3 dàn radar thụ động Kolchuga của Ukraina mà Việt Nam đã bỏ ý định mua sau khi 3 dàn ra da đặt mua trước đó không phát huy được hiệu quả như ý muốn.
Theo chuyên gia Karniol, Việt Nam đang đàm phán để mua 12 máy bay vận tải tầm ngắn Let L-410 của Cộng hòa Séc. Loại máy bay này chủ yếu sẽ được dùng để tiếp viện lương thực, thực phẩm cho quân đội cũng như người dân ở những vùng hải đảo hay biên giới xa xôi mà các phương tiện khó có thể tiếp cận được.
Ngoài việc tìm mua vũ khí từ Séc, Việt Nam cũng chú ý đến nguồn cung cấp từ Ấn Độ. Theo tờ The Asian Age, số ra ngày 20/09 vừa qua, Tập đoàn Liên doanh Ấn – Nga BrahMos Aerospace chuẩn bị bán cho Việt Nam loại tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do tập đoàn này chế tạo.
Đây là loại hỏa tiễn được đánh giá là loại bay nhanh nhất thế giới hiện nay, có thể được phóng đi từ tàu ngầm, tàu chiến, phi cơ hay từ dàn phóng di động trên đất liền.
Brahmos có thể được coi là vũ khí chống hạm rất hữu hiệu, vì có thể mang theo đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn gần 300km, tốc độ gấp 3 lần âm thanh.
Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần.
Trong cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (ngày 4/6/2012), Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, Việt Nam có nhu cầu mua vũ khí của Mỹ và mong nước này bỏ cấm vận vũ khí sát thương.
“Chúng tôi mong muốn Mỹ sẽ sớm bỏ lệnh cấm vận mua bán vũ khí sát thương vì mục đích bình thường hoá hoàn toàn quan hệ hai nước, vì lợi ích chung của hai nước.
Nếu được dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, chúng tôi có nhu cầu mua một số lại vũ khí trang thiết bị trước hết để sửa chữa, bảo quản, nâng cấp các loại vũ khí chúng tôi thu được trong chiến tranh” – Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nêu rõ.
VN đứng thứ 25 thế giới về sức mạnh quân sự (ĐV/24h). – xem thêm tại globalfirepower.com
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét