Sáng nay lực lượng công an đã phong tỏa lối vào quanh nghĩa trang nằm ở phía tây thành phố Bắc Kinh, cấm mọi người dân cũng như các nhà báo tiếp cận khu nghĩa trang.
Hàng năm cứ vào ngày kỷ niệm này, gia đình các sinh viên bị quân đội Trung Quốc giết hại trong vụ Thiên An Môn vẫn tới đây tưởng niệm thân nhân dưới sự giám sát rất chặt chẽ của lực lượng an ninh.
Gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua, vụ Thiên An Môn vẫn là đề tài cấm kỵ đối với báo chí chính thức. Tất cả các cuộc thảo luận công khai hay ý đồ tổ chức lễ tưởng niệm dưới mọi hình thức đều bị cấm.
Gần sát đến ngày kỷ niệm năm nay, việc kiểm duyệt ngăn chặn được tiến hành ráo riết hơn, đặc biệt trên các trang mạng.
Hôm nay vào mạng internet ở Trung Quốc, những từ khóa tìm kiếm liên quan đến ngày mùng 4 tháng 6, « Thiên An Môn » hoặc « nến » đều bị chặn.
Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền China Human Rights Defender đóng trụ sở tại Hồng Kông, Bắc Kinh còn tìm mọi cách cô lập, giám sát một số nhà ly khai, bảo vệ nhân quyền ở trong nước.
Luật sư Lưu Hiểu Nguyên, một nhà đấu tranh nhân quyền tại Trung Quốc đã thông báo trên Twitter là blog của ông đã bị đóng ngay sau khi ông đăng hình một ngọn nến cùng với lời kêu gọi mọi người tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn.
Nghệ sĩ phản kháng chế độ nổi tiếng Ngải Vị Vị thì bình luận : « Trong cái đất nước này, mọi tranh giành chỉ xoay quanh chuyện thắp và dập nến ».
Vụ thảm sát Thiên An Môn xảy ra trong đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4 tháng 6 năm 1989 khi hàng nghìn sinh viên học sinh cắm trại trên quảng trường để đấu tranh đòi dân chủ. Chính quyền đã huy động quân đội cùng xe tăng vào giải tán dã man người biểu tình. Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, thì hàng trăm thậm chí hàng nghìn thanh niên đã bị sát hại trong vụ trấn áp này. Không những thế những người tham gia phong trào sau đó còn bị bắt bỏ tù và truy bức cho đến tận bây giờ.
Chính quyền Trung Quốc biện minh cho việc điều động quân đội đàn áp biểu tình là cần thiết để trấn áp cuộc nổi dậy « phản cách mạng ». Bản thân trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc thời kỳ đó cũng bị chia rẽ trong việc ra quyết định đưa quân đội can thiệp.
Hàng năm cứ vào ngày kỷ niệm này, gia đình các sinh viên bị quân đội Trung Quốc giết hại trong vụ Thiên An Môn vẫn tới đây tưởng niệm thân nhân dưới sự giám sát rất chặt chẽ của lực lượng an ninh.
Gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua, vụ Thiên An Môn vẫn là đề tài cấm kỵ đối với báo chí chính thức. Tất cả các cuộc thảo luận công khai hay ý đồ tổ chức lễ tưởng niệm dưới mọi hình thức đều bị cấm.
Gần sát đến ngày kỷ niệm năm nay, việc kiểm duyệt ngăn chặn được tiến hành ráo riết hơn, đặc biệt trên các trang mạng.
Hôm nay vào mạng internet ở Trung Quốc, những từ khóa tìm kiếm liên quan đến ngày mùng 4 tháng 6, « Thiên An Môn » hoặc « nến » đều bị chặn.
Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền China Human Rights Defender đóng trụ sở tại Hồng Kông, Bắc Kinh còn tìm mọi cách cô lập, giám sát một số nhà ly khai, bảo vệ nhân quyền ở trong nước.
Luật sư Lưu Hiểu Nguyên, một nhà đấu tranh nhân quyền tại Trung Quốc đã thông báo trên Twitter là blog của ông đã bị đóng ngay sau khi ông đăng hình một ngọn nến cùng với lời kêu gọi mọi người tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn.
Nghệ sĩ phản kháng chế độ nổi tiếng Ngải Vị Vị thì bình luận : « Trong cái đất nước này, mọi tranh giành chỉ xoay quanh chuyện thắp và dập nến ».
Vụ thảm sát Thiên An Môn xảy ra trong đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4 tháng 6 năm 1989 khi hàng nghìn sinh viên học sinh cắm trại trên quảng trường để đấu tranh đòi dân chủ. Chính quyền đã huy động quân đội cùng xe tăng vào giải tán dã man người biểu tình. Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, thì hàng trăm thậm chí hàng nghìn thanh niên đã bị sát hại trong vụ trấn áp này. Không những thế những người tham gia phong trào sau đó còn bị bắt bỏ tù và truy bức cho đến tận bây giờ.
Chính quyền Trung Quốc biện minh cho việc điều động quân đội đàn áp biểu tình là cần thiết để trấn áp cuộc nổi dậy « phản cách mạng ». Bản thân trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc thời kỳ đó cũng bị chia rẽ trong việc ra quyết định đưa quân đội can thiệp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét