Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
"Tổng thống Obama và tôi sẽ thảo luận các phương án thắt chặt quan hệ đối tác giữa hai nước trong tinh thần bảo vệ hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải tại Biển Đông , quyền lợi và quan tâm chung của nhiều nước trong và ngoài khu vực". Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã trả lời như trên câu hỏi của hãng tin Bloomberg về mục tiêu chuyến công du Mỹ với trọng điểm là cuộc hội kiến tại Nhà Trắng vào hôm nay 25/07/2013.
Không hẹn mà các bài nhận định của giới phân tích quốc tế cũng như thông điệp của giới nhân sĩ trí thức, blogger tại Việt Nam nhân chuyến công du Hoa Kỳ của chủ tịch Trương Tấn Sang có cùng một nhận định : phải bắt tay với Mỹ để thoát gọng kềm Trung Quốc.
David Brown, nguyên là nhà ngoại giao từng phục vụ tại Việt Nam phân tích rằng Hà Nội đang tìm cách thoát mối đe dọa từ Trung Quốc. Sự kiện ông Trương Tấn Sang, sau từ Trung Quốc trở về, đã cấp tốc sang Mỹ là dấu hiệu Hà Nội « đã bị chấn động vì những gì mà Tập Cận Bình đã nói riêng với ông Sang » tại Bắc Kinh hồi tháng 6 vừa qua.
Chuyên gia Úc Carl Thayer nhận định lãnh đạo Việt Nam sang Mỹ để thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị về Hội nhập Quốc tế chủ yếu là Quan hệ đối tác xuyên Thái bình dương TPP, không có Trung Quốc.
Trong khi đó, giới nhân sĩ, chuyên gia, blogger Việt Nam kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam, mà đặc biệt là ông Trương Tấn Sang hãy « nắm lấy thời cơ chứng tỏ bản lãnh » đưa đất nước ra khỏi bàn tay của « chủ nghĩa Đại Hán ».
Trong bức tâm thư công bố trên mạng Bauxitvn, các nhân sĩ nhấn mạnh hiệp ước thương mại đối tác xuyên Thái Bình dương TPP do Hoa Kỳ đề xướng, là giải pháp quan trọng giúp Việt Nam « tháo gỡ » gọng kềm Trung Quốc và giải quyết những khó khăn kinh tế hiện nay song song với cởi mở chính trị.
Liệu Hà Nội cần phải nắm bắt thời cơ như thế nào để bảo vệ quyền lợi của dân và đất nước ? RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.
« Hà Nội đang đi tìm điểm tựa ở Washington để may ra đối trọng lại phần nào với Trung Quốc Nếu chính phía Việt Nam đề nghị gặp tổng thống Obama thì đây là một bước tiến có thể gọi là tích cực của Hà Nội nhằm tạo một môi trường mới trong việc bang giao với Bắc Kinh, tương tự như Miến Điện đã đi tìm điểm tựa ở Washington để từ bỏ cái quá khứ lệ thuộc ».
Lưu Tường Quang / Tú Anh (RFI)
Không hẹn mà các bài nhận định của giới phân tích quốc tế cũng như thông điệp của giới nhân sĩ trí thức, blogger tại Việt Nam nhân chuyến công du Hoa Kỳ của chủ tịch Trương Tấn Sang có cùng một nhận định : phải bắt tay với Mỹ để thoát gọng kềm Trung Quốc.
David Brown, nguyên là nhà ngoại giao từng phục vụ tại Việt Nam phân tích rằng Hà Nội đang tìm cách thoát mối đe dọa từ Trung Quốc. Sự kiện ông Trương Tấn Sang, sau từ Trung Quốc trở về, đã cấp tốc sang Mỹ là dấu hiệu Hà Nội « đã bị chấn động vì những gì mà Tập Cận Bình đã nói riêng với ông Sang » tại Bắc Kinh hồi tháng 6 vừa qua.
Chuyên gia Úc Carl Thayer nhận định lãnh đạo Việt Nam sang Mỹ để thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị về Hội nhập Quốc tế chủ yếu là Quan hệ đối tác xuyên Thái bình dương TPP, không có Trung Quốc.
Trong khi đó, giới nhân sĩ, chuyên gia, blogger Việt Nam kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam, mà đặc biệt là ông Trương Tấn Sang hãy « nắm lấy thời cơ chứng tỏ bản lãnh » đưa đất nước ra khỏi bàn tay của « chủ nghĩa Đại Hán ».
Trong bức tâm thư công bố trên mạng Bauxitvn, các nhân sĩ nhấn mạnh hiệp ước thương mại đối tác xuyên Thái Bình dương TPP do Hoa Kỳ đề xướng, là giải pháp quan trọng giúp Việt Nam « tháo gỡ » gọng kềm Trung Quốc và giải quyết những khó khăn kinh tế hiện nay song song với cởi mở chính trị.
Liệu Hà Nội cần phải nắm bắt thời cơ như thế nào để bảo vệ quyền lợi của dân và đất nước ? RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.
« Hà Nội đang đi tìm điểm tựa ở Washington để may ra đối trọng lại phần nào với Trung Quốc Nếu chính phía Việt Nam đề nghị gặp tổng thống Obama thì đây là một bước tiến có thể gọi là tích cực của Hà Nội nhằm tạo một môi trường mới trong việc bang giao với Bắc Kinh, tương tự như Miến Điện đã đi tìm điểm tựa ở Washington để từ bỏ cái quá khứ lệ thuộc ».
Lưu Tường Quang / Tú Anh (RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét