Khoảng chục người biểu tình nằm trước đầu xe cảnh sát, 2 người nằm phía sau xe.
Có thể nói, hình ảnh khoảng chục dân nằm xuống đường ngay trước mũi xe cảnh sát và 2 người nằm phía sau xe (không để lại hình ảnh) đã nhắc nhở mọi người nhớ đến một thanh niên mặc áo trắng đứng cản đường 17 chiếc xe tăng vào ngày 5/6/1989 tại khu vực quảng trường Thiên An Môn, nơi đang có hàng triệu dân đang biểu tình đòi tự do dân chủ sau cái chết của Tổng Bí Thư ĐCSTQ Hồ Diệu Bang. Tăng bẻ lái hướng khác, chàng thanh niên chạy theo đứng ngay đầu tăng, rốt cuộc tăng dừng hẳn, làm thành 17 chiếc nối đuôi nhau. Chàng thanh niên vội vã leo lên tăng như để nói lời thuyết phục “các anh lãnh tiền thuế của dân, không được bắn vào dân“.
Có lẽ lời thuyết phục chưa được thỏa mãn, anh nhẩy xuống, và tăng tiếp tục lăn bánh, anh lại đưa thân ra cản đường. Ngay lúc đó, có 3 người ập tới và dẫn anh đi mất. Hình ảnh chàng thanh niên này đã để lại một ấn tượng sâu đậm cho toàn thế giới. Cho đến hôm nay, thế giới vẫn tìm tòi muốn biết chàng thanh niên này là ai, nhưng vẫn tìm trong vô vọng. Chỉ biết anh là một chiến sĩ dân chủ, một người lính vô danh không cầm vũ khí, hình ảnh người lính vô danh sẽ mờ đi, mờ đi trong ký ức của tất cả mọi người, người lính chỉ mờ đi mà không chết bao giờ, như lời một bản nhạc đã viết (*1). Ước mơ của dân Trung Quốc, sau cuộc thảm sát vài chục ngàn dân tại quảng trường Thiên An Môn, chắc chắn không chấm dứt.Dân Trung Quốc có một ước mơ, dân Việt Nam cũng thế, cũng có cùng chung một ước mơ. Dân Việt đang thực hiện ước mơ của mình cũng bằng đôi tay không, những người lính không cầm vũ khí. Những người lính này hiểu rất rõ, chiến tranh với vũ khí sẽ mang lại nhiều tổn thất nhân mạng, gây thêm hận thù, với những sự hủy diệt không cần thiết. Xây một cây cầu phải mất nhiều năm, làm sụp đổ một cây cầu chỉ trong tíc tắc. Những người lính dân chủ nằm cản 2 đầu xe công an trong phiên tòa xử án 2 thanh niên yêu nước Kha và Uyên vào ngày 16/8/2013 cũng thế, đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong ký ức của mọi dân Việt. Nếu tên công an điều khiển xe lăn bánh, hàng chục người sẽ chết oan ức. Tôi không cho đây là những người lính dân chủ anh hùng. Họ cũng là con người, họ cũng bình thường như bao người khác, cũng biết đau đơn và cũng biết sợ chết, họ cũng không muốn chết để được gọi anh hùng, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận cái chết để thực hiện niềm mơ ước, lý tưởng của họ. Người lính dân chủ LS Nguyễn Bắc Truyển đã từng nói: “Tôi lúc nào cũng sắp sẵn một ba lô quần áo, vật dụng cá nhân, để vào tù bất cứ lúc nào… Chúng tôi chấp nhận trong cuộc chiến này chúng tôi sẵn sàng ngã xuống để cho đồng bào chúng ta hãy có một cơ hội…” Đây là cuộc đấu tranh giữa sự thật chống sự gỉa dối, giữa công lý chống bất công, giữa thiện chống ác, giữa dân chủ chống độc tài, giữa yêu nước chống bọn phản quốc… Cách đây gần 30 năm, kháng chiến quân nhà văn Võ Hoàng, thư ký của tướng Hoàng Cơ Minh, đã từng khẳng định những người lính không cầm vũ khí qua bài thơ nỗi tiếng: “Ngủ Đi Em Mai Sáng Lên Đường” được nhạc sỹ Hoàng Hà phổ nhạc, trong có câu: “người xuống đường giết giặc bằng tay” (*2).
2 tên sĩ quan đại úy công an tịch thu trái phép những Cẩm Nang Nhân Quyền của chị Bùi Thị Minh Hằng.
Trở lại bức ảnh những người lính dân chủ nằm xuống đường cản xe công an, có vài chi tiết lý thú xin được kể ra đây. Ngay tại tòa án Long An, khi công an bắt giữ cô Nga và con cô là bé Tài, áp tải vào trong xe để chở đi. Trong lúc khẩn cấp như thế, cô Nga đã chuyền tay ngay máy ảnh và điện thoại cầm tay cho blogger Bùi Thị Minh Hằng. BTMH và blogger Nguyễn Hoàng Vi đều hô to kêu cứu để mọi người đều nằm xuống cản đường ở đầu xe. Khi BTMH nằm xuống gầm xe, nhìn ra đằng sau trống trơn và nghĩ rằng tên công an có thể gài số de, nên hô to cho mọi người đến yểm trợ nằm ở dưới đuôi xe, có 2 người nằm. Thế là xe công an không tài nào lăn bánh được. Trong lúc BTMH và chị Dương Thị Tân, vợ trước của anh Điếu Cày nằm cản ngay đầu xe, và tay nắm càng xe, một tên công an tiến đến gỡ tay BTMH ra khỏi càng xe. thế là BTMH dùng tay móc ngay vào ống quần tên công an, vải tét cái rẹt, làm ống quần của nó rách lên đến trên đầu gối. Cũng rất may cho tên công an này, không bị lòi “bác hồ” ra, nhưng cũng cảm được sự mắc cở, lủi đâu mất tiêu. Đây phải được xem như một trận đánh lớn, đã đạt một chiến thắng lớn. Nếu qúy vị theo dõi thường xuyên những cuộc đấu tranh của những lính dân chủ này, nó cũng thích thú chẳng khác gì theo dõi những trận đánh bằng vũ khí, với súng, lựu đạn, cà nông, đại bác, xe tăng, máy bay… mà chúng ta từng thấy qua phim ảnh, tài liệu. Qúy vị hãy theo dõi những trận chiến quyết liệt của những lính dân chủ như Anna Huyền Trang, lần từng hạt chuỗi, mỗi hạt chuỗi như một qủa lựu đạn chính nghĩa nổ ngay đồn công an địch, như Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Thảo Chi… bắn những viên đạn Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền trúng ngay vào tim quân địch, như Đặng Bích Phượng (Phương Bích), Lê Hiền Giang, Lê Thị Phương Loan, Đào Trang Loan, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Vũ Hiệp, Lê Dũng, Lã Việt Dũng… đang sử dụng những chiếc máy bay tàng hình (Stealth) dội bom phá nát những chiếc xe tăng 258 của địch quân, đang bao vây những bloggers như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm)…
Trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào, cuộc chiến tranh sử dụng “tay không đánh địch” là một cuộc chiến tranh gian khổ nhất, mất nhiều thì giờ nhất, ít tổn thất nhất, nhưng thành qủa của nó lại vô cùng to lớn. To lớn vì cuộc chiến thắng không bị tổn thất nhiều sinh mạng, tài sản của quốc gia. Đây là cuộc chiến tranh công tâm, chứ không phải công đồn, giống như chúng ta đang đấu trí trên một bàn cờ có 2 phe: quân đỏ và quân vàng, 2 bên dàn trận, quân bên này cố lật quân bên kia trở thành cùng màu với mình, khi bàn cờ hết nước đi, ai nhiều quân nhất sẽ chiến thắng. Phải hiểu, đã là con người, đa số ai cũng yêu thích sự thật, công lý, thiện, tự do, dân chủ, đúng, hay, đẹp…, đó là chính nghĩa. Đa số các quốc gia trên thế giới đều yêu chuộng nền tảng dân chủ, đó là chính nghĩa. Phe nào lấy chính nghĩa để huy động sức mạnh toàn dân, lấy chính nghĩa để tranh thủ với thế giới, lấy chính nghĩa để khuất phục quân địch, chắc chắn sẽ chiến thắng. Đặc biệt, chính nghĩa không đi với họng súng, không đi với nhà tù, không đi với roi điện, không đi với dùi cui, không đi với sự đe dọa, không đi với sức mạnh cơ bắp, không đi với khủng bố.
Ngày 6/9/2013 Mylinhng@aol.com http://freevietnamnow.blogspot.com
Đính kèm: (*1) http://www.youtube.com/watch?v=Bu8XHwLECfc (Người Lính Không Bao Giờ Chết) (*2) http://www.youtube.com/watch?v=saCLgcsP7M8 (Ngủ Đi Em Mai Sáng Lên Đường, thơ Võ Hoàng, Hoàng Hà sáng tác và trình bày)
Trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào, cuộc chiến tranh sử dụng “tay không đánh địch” là một cuộc chiến tranh gian khổ nhất, mất nhiều thì giờ nhất, ít tổn thất nhất, nhưng thành qủa của nó lại vô cùng to lớn. To lớn vì cuộc chiến thắng không bị tổn thất nhiều sinh mạng, tài sản của quốc gia. Đây là cuộc chiến tranh công tâm, chứ không phải công đồn, giống như chúng ta đang đấu trí trên một bàn cờ có 2 phe: quân đỏ và quân vàng, 2 bên dàn trận, quân bên này cố lật quân bên kia trở thành cùng màu với mình, khi bàn cờ hết nước đi, ai nhiều quân nhất sẽ chiến thắng. Phải hiểu, đã là con người, đa số ai cũng yêu thích sự thật, công lý, thiện, tự do, dân chủ, đúng, hay, đẹp…, đó là chính nghĩa. Đa số các quốc gia trên thế giới đều yêu chuộng nền tảng dân chủ, đó là chính nghĩa. Phe nào lấy chính nghĩa để huy động sức mạnh toàn dân, lấy chính nghĩa để tranh thủ với thế giới, lấy chính nghĩa để khuất phục quân địch, chắc chắn sẽ chiến thắng. Đặc biệt, chính nghĩa không đi với họng súng, không đi với nhà tù, không đi với roi điện, không đi với dùi cui, không đi với sự đe dọa, không đi với sức mạnh cơ bắp, không đi với khủng bố.
Ngày 6/9/2013 Mylinhng@aol.com http://freevietnamnow.blogspot.com
Đính kèm: (*1) http://www.youtube.com/watch?v=Bu8XHwLECfc (Người Lính Không Bao Giờ Chết) (*2) http://www.youtube.com/watch?v=saCLgcsP7M8 (Ngủ Đi Em Mai Sáng Lên Đường, thơ Võ Hoàng, Hoàng Hà sáng tác và trình bày)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét